Nhóm 6 - Báo Cáo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


----- 🙵 🕮🙵 -----

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY


CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

Nhóm 6

Nguyễn Quỳnh Trang

Nguyễn Hà Trang

Trần Thị Thu Trang

Nguyễn Thị Thu Uyên

Từ Bảo Vy

Mai Thanh Tuấn

GVHD: Nguyễn Quang Minh Nhi

Đà nẵng, ngày 14 tháng 11 năm 2021


Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Mục lục
I. Giới thiệu công ty. 6
II. Phân tích tổng quan tình hình tài chính 7
III. Phân tích các tỷ số tài chính 7
1. Nhóm tỷ số khả năng thanh toán 7
a) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 7
b) Hệ số khả năng thanh toán nhanh 8
c) Hệ số khả năng thanh toán tức thời 9
2. Nhóm tỷ số cơ cấu tài chính 9
a) Hệ số nợ tổng quát 9
b) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 10
c) Hệ số nợ nhân VCSH 10
d) Hệ số nợ dài hạn trên VCSH 11
3. Nhóm tỷ số nguồn lực kinh doanh 11
a) Số vòng quay vốn lưu động 11
b) Số vòng quay khoản phải thu 12
c) Số vòng quay hàng tồn kho 13
d) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 13
e) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 14
4. Nhóm tỷ số sinh lời (Khả năng sinh lời) 14
a) ROA 14
b) ROE 15
c) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 16
5. Nhóm tỷ số đo lường giá trị thị trường 16
a) Thu nhập thuần tính cho một cổ phần (EPS) 16
b) Tỷ số giá thu nhập (P/E) 17
IV. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành 17
V. Nhận xét các tỷ số tài chính 19

Page 2
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

VI. Kết luận tình hình tài chính 20


TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
PHỤ LỤC 21

Page 3
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC THÀNH VIÊN

Tên thành viên Phân công nhiệm vụ cụ thể Đánh giá chung Nhóm tự
xếp loại (%)

1. Nguyễn Thị Thu Uyên - Trình bày đặc điểm ngành nghề, vị thế công ty, - Có tham gia tích cực vào
đối thủ cạnh tranh trực tiếp. các hoạt động của nhóm.

- Phân tích các tỷ số tài chính. - Hoàn thành phần công


việc được giao đúng thời 96,75%
hạn.

- Chủ động làm việc, hỏi về


tiến độ công việc.

2. Trần Thị Thu Trang -Trình bày đặc điểm ngành nghề, vị thế công ty, - Tham gia các hoạt động
đối thủ cạnh tranh trực tiếp. nhóm tốt.

- Phân tích các tỷ số tài chính. - Luôn đưa ra các ý kiến


của mình. 96,75%

- Chủ động kiểm tra tiến


độ, xúc tiến công việc của
cá nhân và của cả nhóm.

3. Nguyễn Quỳnh Trang - So sánh trung bình ngành hoặc các đối thủ cạnh - Hoàn thành đúng hạn 96,75%
tranh trực tiếp. nhiệm vụ được giao.

- Tham gia các hoạt động,

Page 4
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

- Nhận xét về các tỷ số tài chính. công việc công việc của
nhóm nhiệt tình.

- Tích cực đóng góp cho


các ý tưởng hoạt động của
nhóm.

4. Nguyễn Hà Trang - Đề xuất các lí do cho các xu hướng thay đổi của - Có tham gia tích cực các
các tỷ số tài chính qua các năm. hoạt động của nhóm.

- Kết luận tình hình tài chính công ty. - Khi được phân công
96,25%
nhiệm vụ thì bị trễ.

- Luôn đưa ra các ý kiến


để nhóm thảo luận.

5. Mai Thanh Tuấn - Tính tỷ lệ tăng trưởng cổ tức bình quân của - Tham gia hoạt động tốt.
công ty trong 5 năm qua.
- Luôn chủ động trong
- Thu nhập giá đóng cửa cổ phiếu công ty đó công việc và đạt hiệu quả
trong năm 2020. cao. 98%

- Luôn ý tưởng mới, hay,


sáng tạo đóng góp cho
nhóm.

6. Từ Bảo Vy - So sánh trung bình ngành hoặc các đối thủ cạnh - Kết nối được các thành 100%
tranh trực tiếp. viên trong nhóm, tạo nhiều
(Nhóm trưởng)
cơ hội để gắn kết tình cảm

Page 5
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

- Nhận xét về các tỷ số tài chính. các thành viên trong nhóm.

- Phân công nhiệm vụ cụ


thể cho các thành viên.

- Có hạn và lịch trình cụ


thể cho nhóm.

- Còn quyết định dựa theo


cảm xúc nhiều, khá cầu
toàn và cũng hay ôm đồm
công việc song quyết định
vẫn dựa vào lơi ích của cả
nhóm.

Page 6
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

I. Giới thiệu công ty.

❖ Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)


❖ Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Dairy Products Joint Stock Company.
❖ Tên viết tắt: VNM
❖ Thành lập: Ngày 20 tháng 8 năm 1976 
❖ Vị thế:
Công ty Cổ phần Vinamilk (VNM) là một trong những doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh sữa lớn hàng đầu hàng Việt Nam, liên tục giữ vững vị trí là
thương hiệu sữa số 1 và được người tiêu dùng trong nước tin dùng, đứng thứ 8
trong top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu năm 2021. 
Không chỉ đạt thứ hạng cao ở ngành sữa, theo báo cáo của Brand Finance,
Vinamilk đã chinh phục 2 bảng xếp hạng là Top 5 thương hiệu thực phẩm mạnh
nhất toàn cầu và nằm trong top 30 của 100 thương hiệu thực phẩm giá trị nhất toàn
cầu với vị trí thứ 27, tăng mạnh 9 bậc so với năm 2020. 
❖ Loại hình: Công ty cổ phần
❖ Vốn điều lệ: 24.382.309.830.000 đồng
❖ Trụ sở chính: 10 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
❖ Nhân viên chủ chốt: Mai Nguyễn Phong Châu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Mai
Kiều Liên - Tổng Giám đốc.
❖ Đối thủ cạnh tranh: Công ty Vinamilk hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh
tương đối cao từ các thương hiệu trong nước và nước ngoài như: Công ty Cổ phần
Sữa Hà Nội, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, TH True Milk, Nesle,

Page 7
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Abbott, Mead Jonson,.. Tương lai thị trường sữa sẽ tiếp tục mở rộng và mức độ
cạnh tranh càng tăng cao. 

II. Phân tích tổng quan tình hình tài chính

Chỉ
2016 2017 2018 2019 2020
tiêu/năm

Tổng tài sản 28.123.204.334.794 34.317.285.376.581 39.415.110.695.231 43.016.376.910.393


32.509.573.337.670

% thay đổi
so với năm - 15,59% 5,56% 14,85% 9,13%
trước

Tổng nợ
6.329.270.261.772 9.213.216.736.722 9.012.218.300.249 12.870.779.480.737 12.911.012.291.043
phải trả

% thay đổi
so với năm - 45,57% - 2,18% 42,81% 0,31%
trước

Doanh thu
43.809.126.381.210 47.458.779.619.504 46.893.210.033.874 51.531.992.143.718
thuần 50.771.510.534.450

% thay đổi
so với năm - 8,33% - 1,19% 8,27% 1,49%
trước

Giá vốn
22.522.706.121.326 24.244.098.117.020 23.675.568.949.025 25.736.367.936.729 26.120.319.280.754
hàng bán

% thay đổi
so với năm - 7,64% - 2,35% 8,70% 1,49%
trước

Lợi nhuận
9.245.370.494.638 10.545.161.872.454 9.841.109.826.048 10.085.159.996.024 10.728.728.148.728
sau thuế

% thay đổi
so với năm - 14,06% - 6,93% 2,76% 6,38%
trước

Page 8
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Nhận xét: Sau khi phân tích tổng quan, nhóm kết luận tốc độ tăng trưởng của Vinamilk
liên tục sụt giảm trong những năm gần đây. Tỷ lệ nợ so với tổng tài sản nhìn chung không
cao do đó Vinamilk có tình hình tài chính rất lành mạnh. Và để làm rõ những nhận định
trên, sau đây nhóm sẽ phân tích các tỷ số tài chính để đưa ra cái nhìn khách quan hơn.

III. Phân tích các tỷ số tài chính


1. Nhóm tỷ số khả năng thanh toán
a) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Tổngtài sản lưu động
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời


30,000,000,000,000 3.000
25,000,000,000,000 2.500
20,000,000,000,000 2.000
15,000,000,000,000 1.500
10,000,000,000,000 1.000
5,000,000,000,000 0.500
- 0.000
2016 2017 2018 2019 2020
Tổng tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Nhận xét: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Vinamilk trong 5 năm qua có nhiều
biến động. Cụ thể từ năm 2016 - 2018, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đạt
mức trên 2 điều này cho ta thấy công ty vừa đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2019,
hệ số này có xu hướng giảm. Nguyên nhân có thể là khả năng tiêu thụ hàng tồn kho trong
những năm sau chưa kịp thời và thu nợ khách hàng chậm. Mặc dù chỉ số này dưới 2

Page 9
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

nhưng nhìn chung công ty vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong
khoảng thời gian ngắn.

b) Hệ số khả năng thanh toán nhanh


Tổngtài sản lưu động−hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Hệ số thanh
2,198 1,707 1,551 1,239 1,555
toán nhanh

% thay đổi so
- - 22,33% - 9,14% - 20,12% 25,50%
với năm trước

Nhận xét: Qua số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy rõ khả năng thanh toán nhanh của
công ty giảm liên tục trong 4 năm (2016-2019). Năm 2016-2017, khả năng thanh toán
nhanh của Vinamilk giảm 22,33% so với năm 2016. Đến năm 2018-2019, chỉ số này lại
tiếp tục giảm (tương ứng tỷ lệ giảm 9,14% và 20,12%). Tuy nhiên, năm 2020, hệ số thanh
toán nhanh tăng nhanh (tăng 25,50% so với năm 2019) khiến cho rủi ro thanh toán giảm
và khả năng thanh toán được cải thiện. Nguyên nhân có thể là khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn và các khoản tương đương tiền giảm, mặc dù tổng tài sản lưu động tăng lên nhưng
không đủ bù đắp cho sự suy giảm của 2 khoản mục trên, trong khi đó mức độ tăng nợ
ngắn hạn lại quá nhanh làm cho khả năng thanh toán nhanh qua các năm giảm mạnh.
Nhìn chung, hệ số thanh toán nhanh của Vinamilk trong cả 5 năm đều lớn hơn 1 cho thấy
nếu chủ nợ đòi tiền thì doanh nghiệp có đủ khả năng sử dụng thanh khoản của mình để
chi trả dù loại bỏ hàng tồn kho.

c) Hệ số khả năng thanh toán tức thời


Tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn

Page 10
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Hệ số khả năng
0,078  0,080  0,112  0,074  0,036 
thanh toán tức thời

% thay đổi so với


- 3,21% 28,31% 50,89% 51,6%
năm trước

Nhận xét: Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng giảm qua các năm. Cao
nhất vào năm 2018 là 0,112 và đạt mức thấp vào năm 2020 là 0,036. Nhìn vào số liệu, ta
có thể nhận thấy rõ khả năng thanh toán tức thời vào năm 2020 của công ty giảm mạnh so
với năm 2019 (giảm 51,6%). Nhìn chung, khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng
hay giảm chủ yếu phụ thuộc nhiều vào sự quyết định duy trì khoản mục tiền và tương
đương tiền hoặc đầu tư ngắn hạn. 

2. Nhóm tỷ số cơ cấu tài chính


a) Hệ số nợ tổng quát
Hệ số nợ tổng quát cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng
các khoản nợ là bao nhiêu.
Tổng nợ
Hệ số nợ tổng quát =
Tổngtài sản

Chỉ
2016 2017 2018 2019 2020
tiêu/Năm
Hệ số nợ
tổng quát 0,225 0,283 0,263 0,327 0,300

% thay đổi
so với năm - 25,78% 7,06% 24,33% 8,26%
trước

Nhận xét: Hệ số này cho biết trong 100 đồng tài sản của công ty thì có bao nhiêu đồng
được huy động từ nợ. Nhìn vào bảng số liệu thống kê, ta thấy hệ số nợ từ năm 2016-2020
biến động nhẹ. Cao nhất vào năm 2019 là 32,7% và thấp nhất vào năm 2016 với 22,5%.
Điều này cho thấy công ty không sử dụng nhiều nợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Page 11
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

của mình nên gánh nặng về nợ không lớn. Tuy nhiên hệ số này không cao khiến việc sử
dụng “đòn bẩy tài chính” của công ty bị hạn chế cũng như việc công ty không tiết kiệm
được một khoản tiền từ lợi ích “tấm lá chắn thuế” mang lại.
b) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ hở hữu cho biết mức độ rủi ro liên quan đến cách thức thiết
lập và vận hành cấu trúc vốn của công ty.
Tổng nợ
Hệ số nợ trên VCSH =
Vốnchủ sở hữu

Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Hệ số nợ trên VCSH  0,290 0,395 0,356 0,485 0,429

Nhận xét: Hệ số nợ trên VCSH từ 2016-2020 đều dưới 1 chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ
thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ làm doanh nghiệp ít gặp rủi ro hơn.
Nguyên nhân có thể là doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi
ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.

c) Hệ số nợ nhân VCSH
Hệ số nợ nhân VCSH thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và VCSH.
Tổng tài sản
Hệ số nợ nhân VCSH =
Vốnchủ sở hữu

Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Hệ số nợ nhân VCSH 1,290 1,395 1,356 1,485 1,429

Nhận xét: Trong 5 năm ta thấy hệ số nợ nhân VCSH khá cao thể hiện khả năng tự chủ về
tài chính của doanh nghiệp.

Page 12
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

d) Hệ số nợ dài hạn trên VCSH


Hệ số nợ dài hạn trên VCSH thể hiện mức nợ độ sử dụng dài hạn nhiều hay ít.
Nợ dài hạn
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH =
Vốnchủ sở hữu

Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Hệ số nợ dài hạn trên VCSH 0,004 0,004 0,000 0,000 0,000

Nhận xét: Qua dữ liệu ta thấy trong 5 năm, hệ số nợ dài hạn trên VCSH rất nhỏ, điều này
cho thấy doanh nghiệp ít gặp rủi ro về mặt tài chính và có khả năng tự chủ cao. Có thể
thấy năm 2019 và 2020 hệ số này bằng 0 có nghĩa Vinamilk hầu như không gặp rủi ro về
tài chính, tự chủ cao

3. Nhóm tỷ số nguồn lực kinh doanh


Giả định: doanh thu bán chịu bằng 100% doanh thu thuần.
a) Số vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn lưu động =
Vốnlưu động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Số vòng quay vốn lưu động 4,014  4,423  4,838  6,172  5,733 

Nhận xét: Từ số liệu trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động của các năm có xu hướng
tăng. Cụ thể, năm 2016-2018, sống vòng quay vốn lưu động tăng nhẹ, đạt mức 6,172
vòng vào năm 2019 và đến năm 2020 giảm xuống còn 5,733 vòng. Điều này cho thấy vào
năm 2020 công ty đang gặp vấn đề trong khâu kinh doanh và các sản phẩm không đạt
được yêu cầu dẫn đến khả năng thu hồi vốn chậm so với năm 2019.

Page 13
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

b) Số vòng quay khoản phải thu


Doanh thu bán chịu
Số vòng quay khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân

Số vòng quay khoản phải thu


60,000,000,000,000 18,000
16,000
50,000,000,000,000
14,000
40,000,000,000,000 12,000
10,000
30,000,000,000,000
8,000
20,000,000,000,000 6,000
4,000
10,000,000,000,000
2,000
- -
2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu bán chịu Các khoản phải thu bình quân Số vòng quay khoản phải thu

Nhận xét: Năm 2016, số vòng quay khoản phải thu đạt 16,564 vòng. Đến năm 2017-
2018, số vòng quay khoản phải thu tiếp tục giảm và đạt mức 10,983 vòng tại năm 2018.
Nguyên nhân của hiện tượng giảm xuống của số vòng quay khoản phải thu có thể là do sự
gia tăng khoản phải thu khi mà hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn, công ty chưa có chính
sách tín dụng hợp lý, quản lý công tác thu hồi nợ chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng vốn bị
chiếm dụng nhiều và làm gia tăng các khoản nợ đến hạn, quá hạn. Đến năm 2019-2020,
do thực hiện các chính sách tín dụng và áp dụng hiệu quả các công tác quản lý thu hồi nợ
đã làm cho số vòng quay khoản phải thu tăng 12,483 vòng. Nhìn chung, trong 5 năm qua,
chỉ số này vẫn giữ ở mức ổn định.
c) Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bìnhquân trong kỳ

Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Số vòng quay
5,954  6,425  5,934  6,122  6,755 
hàng tồn kho

Page 14
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Thời gian quay


vòng HTK 61,307 56,807 61,509 59,625 54,030
(ngày)

Nhận xét: Thời gian quay vòng hàng tồn kho của Vinamilk từ 2016-2020 chỉ dao động từ
54 đến 62 ngày, cho thấy hàng tồn kho chỉ lưu đọng trong 2 tháng, sau 2 tháng sẽ nhập
hàng mới về. Thời gian quay vòng hàng tồn kho như vậy là rất hợp lý đối với một công ty
chuyên SX&KD sữa. Đồng thời, số vòng quay hàng tồn kho trong 5 năm qua cũng khá
cao. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng
quá lâu trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít gặp rủi ro hơn - nếu nhìn
trong báo cáo tài chính ta thấy khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Từ
2016-2020 số vòng quay hàng tồn kho đủ lớn không quá cao hay quá thấp nên đảm bảo
mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu. Nguyên nhân có thể là do công ty liên tục đưa
các nhà máy sản xuất mới vào hoạt động khiến cho nhu cầu về hàng tồn kho gia tăng và
công ty dự trữ hợp lý hàng tồn kho.
d) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Doanhthu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Giá trị TSCĐ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ


60,000,000,000,000 9,000
8,000
50,000,000,000,000
7,000
40,000,000,000,000 6,000
5,000
30,000,000,000,000
4,000
20,000,000,000,000 3,000
2,000
10,000,000,000,000
1,000
- -
2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu thuần trong kỳ Giá trị TSCĐ


Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Page 15
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của
Vinamilk tương đối cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định khá tốt. Từ năm 2016
đến 2019 hiệu suất này có xu hướng giảm đi. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm về
hiệu quả sử dụng TSCĐ có thể là do công ty tăng đầu tư vào các nhà máy mới, mức tăng
đầu tư tài sản cố định gia tăng tuy nhiên do nhà máy mới đi vào hoạt động nên công suất
hoạt động chưa ở mức tối đa. Tuy nhiên, từ 2019 đến 2020 có xu hướng tăng lên nhẹ, cao
nhất ở năm 2016 (7,31).
e) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng giá trị tài sản

Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Hiệu suất sử
dụng tổng tài 1,619  1,565  1,403  1,377  1,250 
sản

Doanh thu
43.809.126.381. 47.458.779.619.5 46.893.210.003. 50.771.510.534. 51.531.992.143.7
thuần trong
210  04  874  450  18 
kỳ
Tổng giá trị 27.065.876.119. 30.316.388.841.2 33.413.429.357. 36.866.198.035. 41.215.743.802.8
tài sản 210,5  32,0  125,5  906,0  12,0 

Nhận xét: Hiệu suất sử dụng tài sản thể hiện rằng một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn
vị doanh thu thuần. Như vậy, từ số liệu thống kê, ta thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản
qua các năm của công ty đang có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy việc sử dụng tài
sản của Vinamilk chưa đạt được hiệu quả như mong muốn mặc dù thu nhập ròng và tổng
tài sản cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân có thể là mức đầu tư vào tài
sản ngắn hạn và dài hạn của công ty chưa hiệu quả, chính sách bán hàng của doanh
nghiệp chưa hợp lí khiến cho doanh thu chưa có sự vượt trội.
4. Nhóm tỷ số sinh lời (Khả năng sinh lời)
a) ROA
ROA là chỉ số đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty

Page 16
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Lợi nhuận sau thuế


ROA =
Giá trị tài sản bình quântrong kỳ

Hiệu suất sử dụng tổng TS


60,000,000,000,000 2,000
50,000,000,000,000
1,500
40,000,000,000,000
30,000,000,000,000 1,000
20,000,000,000,000
500
10,000,000,000,000
- -
2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu thuần trong kỳ Tổng giá trị TS


Hiệu suất sử dụng tổng TS

Nhận xét: Nhìn chung trong 5 năm qua, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty trung
bình đạt mức 30,34%, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 0,3034 đồng lợi nhuận sau thuế.
Cụ thể, năm 2016-2017, lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản đều tăng làm ROA tăng, điều
này cho thấy doanh nghiệp có hiệu quả về đầu tư. Từ 2017-2018, lợi nhuận sau thuế giảm
làm ROA giảm. Đồng thời từ 2018-2020, mặc dù lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản đều
tăng nhưng ROA có xu hướng giảm dần cho thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề về việc
sử dụng tài sản làm cho tài sản không phát huy được hết tác dụng.
b) ROE
ROE là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận
Lợi nhận sau thuế
ROE =
VCSH bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 2019 2020

ROE 43,87% 46,77% 40,39% 38,90% 37,88%

Page 17
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Nhận xét: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể,
năm 2017, ROE tăng (tăng 2,9% so với năm 2016) thể hiện doanh nghiệp sử dụng hiệu
quả đồng vốn của cổ đông. ROE có xu hướng giảm liên tục qua các năm 2018, 2019,
2020 cho thấy công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả có thể là vì doanh nghiệp đang gặp vấn
đề trong cơ cấu tài chính, tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu chưa phù hợp với năng lực
hoạt động.
c) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm
trong doanh thu.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần

Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 2019 2020


Tỷ suất lợi
nhuận trên 21,10% 22,22% 20,93% 19,86% 20,82%
doanh thu

Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy từ 2016-2017, tỷ suất tăng hơn 1% thể hiện doanh
nghiệp kinh doanh có lãi. Từ 2017-2019, tỷ suất có xu hướng giảm dần thể hiện doanh
nghiệp đang kinh doanh không hiệu quả. Nhưng từ 2019-2020 thì tỷ suất tăng gần 1% cho
thấy doanh nghiệp đang dần kinh doanh có hiệu quả và thu được lời. Nguyên nhân có thể
là gia tăng về quy mô dẫn đến công ty thương lượng tăng các khoản chiết khấu từ nhà
cung cấp, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, kiểm soát tốt hơn và tiết kiệm chi phí, lượng
khách hàng trung thành nhiều cho phép công ty tăng giá một số sản phẩm.
5. Nhóm tỷ số đo lường giá trị thị trường
a) Thu nhập thuần tính cho một cổ phần (EPS)
Lợi nhuậnròng
Thu nhập thuần tính cho một cổ phần (EPS) =
Số cổ phần

Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Page 18
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Thu nhập
thuần tính cho
6.370  7.266  5.636  5.791  5.134 
một cổ phần
(EPS)
9.245.370.494.63 10.545.161.872.4 9.814.109.826.04 10.085.159.996.0 10.728.728.148.
Lợi nhuận ròng
8 54 8 24 728
Số cổ phần (cổ
1.451.453.429 1.451.278.520 1.741.411.583 1.741.377.694 2.089.645.346
phần)
Nhận xét: Năm 2016, EPS của công ty Vinamilk ở mức 6.370, tức là để được 1 đồng lợi
nhuận từ cổ phiếu NĐT đang phải trả cho nó 6.370 đồng. Kể từ năm 2017, EPS của
Vinamilk có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm này là do
Vinamilk đã có những chiến lược kinh doanh hiệu quả mang lại hiệu quả cao làm cho
doanh thu bán hàng của công ty tăng và do sự suy giảm của lợi nhuận sau thuế.  
b) Tỷ số giá thu nhập (P/E)
Giá của một cổ phần
Tỷ số giá thu nhập (P/E) =
EPS

Chỉ tiêu/Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Tỷ số giá thu nhập 19,718 28,709 21,293 20,116 21,191

Giá của một cổ phần  125.600  208.600  120.000  116.500  108.800 

EPS 6.370  7.266  5.636  5.791  5.134 

Nhận xét: Nhìn chung, chỉ số giá trên thu nhập P/E của Vinamilk biến động đều trong 5
năm. Điều này chứng tỏ Công ty có sự linh hoạt về các chính sách điều chỉnh giá cả phù
hợp với sự biến động của thị trường. Năm 2017, giá cổ phiếu tăng cao nhất làm chỉ số P/E
tăng mạnh (45,6% so với năm 2016). Nguyên nhân có thể là công ty có sự linh hoạt về
các chính sách điều chỉnh giá cả phù hợp với sự biến động của thị trường.

IV. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành

Page 19
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Vinamilk Hà Nội Milk


Chỉ tiêu
2018 2019 2018 2019
50.771.510.534.45
Doanh thu thuần 46.893.210.033.874 182.960.808.083 168.078.525.543
0
25.736.367.936.72
Giá vốn hàng bán 23.675.568.949.025 176.130.830.257 154.646.751.262
9
25.035.142.597.72
Lợi nhuận gộp bán hàng 23.217.641.084.849 6.829.997.826 13.431.774.281
1
12.422.237.224.19
CP bán hàng 11.705.280.893.448 34.861.781.542 25.982.646.294
9
10.085.159.996.02
Lợi nhuận sau thuế 9.814.109.826.048 (47.585.851.995) (24.999.796.616)
4
Hệ số khả năng thanh toán hiện
2,054 1,541 1,075 1,007
thời
Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,551 1,239 0,553 0,506
Hệ số nợ tổng quát 26,3% 32,7% 70,2% 73,3%
Hệ số nợ trên VCSH 0,356 0,485 2,356 2,735
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH 0 0 0,104 0,085
Số vòng quay VLĐ 4,838 6,172 4,086 13,508
Số vòng quay HTK 5,934 6,122 1,155 1,003
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5,410 5,817 2,175 1,909
Hiệu suất sử dụng tổng TS 1,366 1,288 0,401 0,404
ROS 20,93% 19,86% -26,1% -14,9%
ROA 29,37% 27,36% -10,5% -5,8%

Page 20
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

ROE 40,39% 38,9% -29,7% -20,2%


EPS 5.636 5.791 (2.380) (1.250)
P/E 21.293 20.116 (114) (360)

Page 21
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

V. Nhận xét các tỷ số tài chính


Qua kết quả so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, ta có thể nhận định rằng Công ty
Cổ phần Vinamilk là doanh nghiệp có các chỉ số tài chính khá tốt và tương đối ổn định thể
hiện rõ thông qua các con số biết nói như các chỉ số hoạt động, các chỉ số đo lường giá trị
thị trường, đặc biệt khả năng sinh lời từ doanh thu, lợi nhuận trên tài sản hay lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu. Không những vậy, các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận ròng của
Vinamilk tăng trưởng nhiều và cao hơn hẳn so với Hà Nội Milk cho thấy hoạt động sản
xuất & kinh doanh của công ty Vinamilk rất tốt.

Từ bảng số liệu, có thể nhận thấy rõ khả năng thanh toán của Vinamilk đang ở mức ổn
định và cao gấp 1,5 lần so với Hà Nội Milk. Mặc dù năm 2019, hệ số này có giảm đáng kể
(giảm 24,97% so với năm 2018) nhưng về tổng thể các hệ số thanh toán của công ty vẫn
luôn ở trong mức ổn định so với thị trường, đảm bảo khả năng thanh toán tốt các khoản nợ
ngắn hạn. Bên cạnh đó, Vinamilk có chiến lược sử dụng vốn tự có của mình rất là tốt trong
các hoạt động kinh doanh của mình hơn là vốn vay so với các công ty còn lại. Bức tranh tài
chính của công ty rất tốt và có ít rủi ro về thanh toán nợ. Tuy nhiên, các hệ số nợ này không
cao cũng là một hạn chế đối với Vinamilk.

Tiếp theo, ta thấy tình hình tài chính của Hà Nội Milk đang gặp khó khăn, các chỉ số
tài chính cũng đang nằm ở mức báo động. Đặc biệt, số vòng quay vốn lưu động của Hà
Nội Milk luôn cao hơn so với Vinamilk - đạt 4,068 vào năm 2018 và năm 2019 tăng gấp 3
lần so với năm 2018 (13,058). Về cơ bản đó là điều tốt, nhưng số vòng quay cao là vì
doanh nghiệp nợ quá nhiều làm cho hệ số nợ luôn cao, dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng
thanh toán. 

Bên cạnh đó, chỉ số ROS (Return on sales) của công ty đạt con số rất ấn tượng. Mặc
dù năm 2019, chỉ số ROS của Vinamilk có giảm nhẹ nhưng vẫn giữ vị thế tốt trên thị
trường sữa so với  đối thủ còn lại là Hà Nội Milk. Chứng tỏ Vinamilk đã từng bước chiếm
lĩnh thị phần sữa trong nước cũng như gia tăng lòng tin của người tiêu dùng đối với  các
sản phẩm của công ty.

Page 22
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

So với doanh nghiệp Hà Nội Milk, có thể nói Vinamilk là một doanh nghiệp đã sử dụng
rất tốt các tài sản của mình trong việc đem lại lợi nhuận cho công ty. Bằng chứng là năm
2018-2019, chỉ số ROA (Return on assets) của công ty đều ở mức trên 25%. Trong khi đó,
Hà Nội Milk vẫn chưa biết cách khai thác hết công suất máy móc thiết bị cũng như các loại
tài sản khác để tạo ra doanh thu.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn ROE (Return on equity) của Vinamilk rất là cao so với doanh
nghiệp cùng ngành. Năm 2018 đạt mức 40,39%, điều này cho thấy khả năng sinh lợi của
Vinamilk là rất tốt, có xu hướng tăng trưởng bền vững và cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư hơn.
Tuy năm 2019, chỉ số này có giảm nhẹ nhưng vẫn giữ mức tương đối cao so với Hà Nội
Milk.

Ngoài ra, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) của công ty đạt mức 5.636 vào năm 2018
và 5.791 tại năm 2019. Trong khi đó EPS của Hà Nội Milk có xu hướng giảm mạnh làm
cho tỷ số P/E của Hà Nội Milk tụt dốc không phanh trên sàn chứng khoán. Mặc dù trong
năm 2019, Vinamilk cũng phần nào bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng nhìn chung
chỉ số EPS cũng như P/E của công ty vẫn giữ mức độ ổn định trên thị trường chứng khoán
so với Hà Nội Milk.

VI. Kết luận tình hình tài chính


Qua những phân tích trên ta có thể đánh chung giá tình hình tài chính của công ty Cổ
phần Vinamilk như sau:
Trong 5 năm trở lại đây, các số liệu có thể thấy được công ty Vinamilk có tình hình tài
chính tốt, an toàn và trên đà phát triển. Doanh nghiệp có thể nói vượt trội ở mọi mặt các
tỷ số liên quan đến doanh thu, khả năng thanh toán. Tình hình tài chính lành mạnh, nợ
vay thấp.
Năm 2020, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 các tỷ số của Vinamilk có
phần ảnh hưởng, giá cổ phiếu trên thị trường của công ty Vinamilk có xu hướng giảm.

Page 23
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Trên những quan điểm mang tính chất thận trọng, đối với cổ phiếu Vinamilk các nhà
đầu tư hay khách hàng nên xem xét mua và đầu tư ngắn hạn hay trung hạn.
Tuy nhiên với những thế mạnh (doanh nghiệp đứng đầu trong thị phần sữa,..) và các
chiến lược kinh doanh mới (như tung ra sản phẩm mới, mở rộng quy mô sản xuất, mở
rộng trang trại...) công ty Vinamilk có triển vọng phát triển trong thời gian dài.

Page 24
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://cafef.vn/

https://vn.investing.com/

https://www.vinamilk.com.vn/

https://www.cophieu68.vn/

Giáo trình Fundamentals of Corporate Finace

PHỤ LỤC
Báo cáo tài chính Vinamilk năm 2016

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2016/
VNM_16CN_BCTC_MKT.pdf

Báo cáo tài chính Vinamilk năm 2017

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2017/
VNM_17CN_BCTC_MKT.pdf

Báo cáo tài chính Vinamilk năm 2018

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2018/
VNM_18CN_BCTC_MKT.pdf

Báo cáo tài chính Vinamilk năm 2019

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2019/
VNM_19CN_BCTC_MKT.pdf

Báo cáo tài chính Vinamilk năm 2020

Page 25
Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2020/
VNM_20CN_BCTC_MKT.pdf

Page 26

You might also like