Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Kịch bản thoại

Chú thích:
GĐ: Giám đốc
TP: Trưởng phòng
Đoạn 1:
Ấn Độ
Thư ký nghe điện thoại :
- Alo…đúng rồi…sao…cái gì…họ bồi thường cho chúng ta rồi à…được rồi để tôi

thông báo cho Sếp.


Thư ký gọi cho GĐ:Alo, Sếp ơi nhà cung cấp cafe của chúng ta đã hủy hợp đồng với cty
mình rồi, họ có bồi thường nhưng sắp tới chúng ta cần 1 lượng cafe lớn để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng trong 3 tháng tới. Nên chúng ta cần tìm một đối tác mới nhanh
chóng để cung cấp hàng kịp thời cho khách hàng
GĐ: Vậy cô đi tìm hiểu cho tôi một số công ty để cung cấp hàng cho chúng ta rồi báo
cho tôi để anh xem qua.
Thư ký: Dạ để em sẽ tìm xem cty nào phù hợp với chúng ta rồi sẽ báo cho sếp sau
GĐ: Được rồi (cúp máy)
(Thư ký gặp sếp)
Tk: Em đã tìm được thông tin của một số công ty mới để cung cấp cf cho chúng ta. Đây
là thông tin của một số công ty đó.
(đưa tài liệu qua)
TK: Theo như em tìm hiểu qua trong các công ty đó thì công ty Master coffee là công ty
có uy tín nhất và sản phẩm của họ cũng đáp ứng được tất cả các yêu cầu về chất lượng
sản phẩm của chúng ta. Tuy nhiên thì mức giá của họ cao hơn khá nhiều so với đối tác
cũ của chúng ta.
GĐ: Vậy cô trao đổi với bên họ và sắp xếp cho tôi 1 buổi gặp mặt với họ để bàn bạc kỹ
hơn về hợp đồng với họ.
TK: Vâng thưa sếp
Việt Nam
TK: thưa giám đốc, em vừa nhận được 1 đơn hàng từ công ty Adam coffee đến từ Ấn
Độ. Họ muốn mua cf Arabica của chúng ta với số lượng là 300 tấn.
GĐ: Cô đã đưa cho họ xem qua về sản phẩm của chúng ta và một số điều khoản trong
hợp đồng của chúng ta chưa?
TK: Em đã trao đổi qua với họ về thông tin của cf Arabica và một số điiều khoản trong
hợp đồng của chúng ta. Nhưng họ thấy mức giá của chúng ta khá cao nên họ muốn gặp
mặt chúng ta để bàn bạc kỹ hơn về hợp đồng ạ.
GĐ: Được, cô đồng ý với họ và sắp xếp lịch cho tôi. Bây giờ cô thông báo cho mọi
người, lát nữa chúng ta sẽ họp để bàn về chiến lược kinh doanh khi gặp khách hàng.
TK: Dạ vâng ạ.
Ấn Độ
TK: Dạ thưa sếp, họ đã đồng ý gặp mặt chúng ta để đàm phán về lô hàng rồi ạ
GĐ: Được, vậy cô thông báo với mọi người chúng ta sẽ họp trong vòng 15p nữa bàn về
chiến lược để mua cf với giá tốt nhất.
TK: Dạ vâng sếp

Đoạn 2: Họp bên Ấn Độ:


GĐ: Chúng ta bắt đầu buổi họp ngày hôm nay nhé. Như mọi người đã biết thì công ty
Master coffee là doanh nghiệp khá lâu năm trên thị trường, họ kinh doanh về các loại cf
có chất lượng cao, và lần này chúng ta cần nhập khẩu 500 tấn cf của họ để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng trong thời gian tới. Buổi họp ngày hôm nay tôi muốn mọi người đưa
ra chiến lược để có thể mua lô hàng này với giá tốt nhất.
GĐ: Chuyến đi lần này tôi mong muốn sẽ mua lô hàng này với giá là 14000 USD cho 1
tấn CF, mọi người thấy thế nào với mức giá này?
TP: Theo như e tìm hiểu thì mức giá của cà phê Arabica trên thị trường dao động từ
khoảng 13000USD đến 15000USD cho 1 tấn. Nên chúng ta có thể đặt mục tiêu là có thể
mua với giá thấp nhất là 13000USD và giá tối đa chúng ta có thể chấp nhận được là
15000USD. Mọi người thấy thế nào?
TK: Tôi cũng cảm thấy mức giá này khá là hợp lý.
GĐ: Vậy chúng ta sẽ đặt mục tiêu cho lô hàng lần này là 13000USD và mức giá tối đa
chúng ta có thể chấp nhận mua là 15000USD. Vậy chúng ta sẽ dùng cách nào để có thể
đạt được mức giá này?
TP: Đầu tiên thì chúng ta phải đưa ra mức giá thấp hơn mục tiêu của chúng ta để cho họ
có thể nâng giá lên vì chắc chắn họ sẽ không thể nào đồng ý ngay lần đầu chúng ta đề
nghị mức giá sản phẩm được.
TK: Chúng ta có thể bắt đầu với giá khởi điểm là 12000 USD cho 1 tấn
GD: Mức giá đó có thể dùng để thăm dò họ. Vậy mọi người có thể đưa ra một số chiến
lược nào để có thể ép mức giá của họ xuống không?
TP: Đầu tiên, chúng ta có thể tấn công vào chất lượng sản phẩm của họ để có thể ép
mức giá xuống.
TK: Tôi thấy cách này không khả thi cho lắm, vì họ là một công ty rất có uy tín trong
việc kinh doanh cf chất lượng cao, nên họ sẽ rất tự tin về chất lượng sản phẩm của mình
và chúng ta không thể nào ép giá họ xuống bằng chất lượng sản phẩm được. Tôi thấy
chúng ta có thể lấy lý do là chúng ta có rủi ro khá cao khi nhập sản phẩm của họ vì đây
là lần đầu chúng ta mua cf của họ về để kinh doanh và không biết phản ứng của khách
hàng khi dùng sản phẩm của họ như thế nào, mọi người thấy sao?
GD: Tôi thấy cách này khá ổn. Ta có thể nói thêm về lợi ích khi họ kinh doanh với
chúng ta như là giúp họ mở rộng thị trường sang Ấn Độ. Vậy nếu họ vẫn nhất quyết
không giảm giá cho chúng ta thì sao?
TP: Nếu vậy thì chúng ta có thể tăng số lượng đặt hàng, còn nếu họ vẫn không đồng ý
thì chúng ta sẽ đưa ra đối thủ cạnh tranh với Master coffee để tăng sức ép cho họ.
GD: còn về thanh toán L/C họ muốn chúng ta phải sử dụng L/C trả ngay. Mn thấy sao?
TP: dùng L/C trả ngay thì khá bất lợi cho chúng ta. Chúng ta sẽ yêu cầu họ cho chúng ta
sử dụng phương thức thanh toán trả chậm 30 ngày để chúng ta có tgian chuẩn bị thanh
toán. Và chúng ta có thể thanh toán trước cho họ một phần giá trị hợp đồng.
GD: Tôi đồng ý với ý kiến của TP đưa ra. Vậy còn về điều kiện giao hàng thì như thế
nào?
TK: e nghĩ chúng ta nên chọn điều kiện giao hàng CIP hoặc CIF để đảm bảo an toàn cho
hàng hóa khi vận chuyển.
TP: e cũng đồng ý với ý kiến của TK.
GD: vậy được rồi. TP và TK có ý kiến khác về lần đàm phán này nữa không?
TP+TK: dạ không
GD: vâỵ TK, e đã tìm hiểu về đối tác chúng ta gặp lần này chưa.
TK: Theo như tìm hiểu thì bên phía đối tác có 3 thành viên gồm 1 giám đốc, 1 trưởng
phòng kinh doanh và 1 thư ký. Và giám đốc sẽ là người đại diện đưa ra quyết định cuối
cùng bên phía công ty đó thưa sếp. Đây là tài liệu về 3 thành viên đoàn đám phán mà
chúng ta sẽ gặp.
GD: Vậy được rồi. Còn ai có ý kiến khác không? Nếu không còn ý kiến gì thì chúng ta
tạm dừng cuộc họp tại đây. Hai người về chuẩn bị thật kỹ cho chuyến đi VN sắp tới của
chúng ta
Thư kí, TP: Vâng đã rõ thưa sếp

Đoạn 3: Giám đốc triệu tập cuộc họp ( tại Việt Nam)
GĐ: Cty chúng ta vừa nhận được 1 đơn hàng lớn, tuần sau đối tác sẽ bay sang VN đàm
phám với chúng ta. Đó là cty Adam coffee, chuỗi cửa hàng cung ứng cf khá lớn bên Ấn
Độ. Trong buổi họp ngày hôm nay thì tôi muốn chúng ta bàn về chiến lược kinh doanh
để có thể bán cho họ với mức giá cao nhất có thể. Đầu tiên tôi muốn bàn về giá cả cho lô
hàng này. Mức giá mà tôi mong muốn là 14000USD cho 1 tấn. Thì theo mn giá này đã
phù hợp cho lô hàng 500 tấn này hay chưa và mức giá thấp nhất mà chúng ta có thể đưa
cho họ là bao nhiêu?
TP: Theo quan điểm của tôi thì đây là khách hàng mới nên chúng ta phải đặt một mức
giá cao hơn là 15000USD 1 tấn. Và khi họ trở thành khách hàng thân thiết thì chúng ta
có thể giảm giá cho họ. Mn thấy sao?
TK: Em đồng ý với quan điểm của TP. Nếu chúng ta cho mức giá thấp quá thì khi họ trở
thành khách hàng thân thiết rồi sẽ rất là khó để tăng giá lên trừ khi là chúng ta bán cho
họ một sản phẩm khác.
GD: Oke, vậy mức giá mục tiêu của chúng ta sẽ là 15000USD cho 1 tấn. Còn mức giá
thấp nhất chúng ta có thể bán cho khách hàng là 13000USD, mn thấy sao?
TK: Em thấy mức giá này khá là hợp lý. Vì đây là lần đầu tiên họ mua hàng của chúng
ta nên chúng ta có thể đưa mức giá ưu đãi, hơn nữa nhân cơ hội này chúng ta chũng có
cơ hội mở rộng thị trường sang Ấn Độ, đây là một thị trường rất tiềm năng với dân số là
1,4 tỷ người. Sếp thấy sao ạ?
GĐ: Vậy được rồi, chúng ta sẽ chốt mức giá mục tiêu của chúng ta là 15000USD và giá
thấp nhất chúng ta có thể bán là 12000USD trên 1 tấn cf. Vậy mn có thể đưa ra một số
chiến lược để đàm phán giá với đối tác không?
TP: Tôi thấy chúng ta có thể đưa ra mức giá cao hơn để họ ép giá chúng ta xuống. Theo
tôi nghĩ là mình sẽ đưa ra mức giá 18000USD cho 1 tấn.
TK: Theo em thì cách này cũng rất tốt nhưng mức giá này quá cao so với thị trường.
TP: Công ty chúng ta là cty lâu năm có uy tín và chất lượng hàng đầu, hơn nữa chúng ta
là sự lựa chọn tốt nhất của họ nên theo tôi mức giá khởi điểm đưa ra như thế là khá hợp
lý rồi.
GD: Vậy chúng ta sẽ đưa giá khởi điểm cho họ là 18000USD và sẽ giảm giá cho họ từ
từ theo yêu cầu của họ. Cần để ý một điều là ko cần đồng ý quá nhanh khi mà họ yêu
cầu chúng ta giảm giá, vì đồng ý quá nhanh thì có thể khiến họ có cảm giác giá của họ
yêu cầu vẫn quá cao. Mặc khác, Ấn Độ cũng là thị trường mới nếu thành công cuộc đàm
phán lần này chúng ta có thể mở rộng quy mô thị trường sản phẩm của công ty chúng ta.
Vậy nếu mà họ vẫn khăng khăng đòi mức giá quá thấp thì theo mn thì chúng ta nên làm
như thế nào?
TK: Nếu vậy thì chúng ta có thể yêu cầu họ nhiều hơn về số lượng đặt hàng lên, điều
kiện thanh toán thì mình phải sử dụng L/C trả ngay hoặc họ dùng L/C trả chậm cũng
được nhưng chỉ được trong khoảng thời gian 20 ngày, hay chúng ta có thể mua bảo hiểm
cho họ và tăng giá sản phẩm lên.
TP: Tôi thấy ý tưởng của TK đưa ra khá là hay. Tôi cũng đề xuất thêm là chúng ta có thể
tạo sự khan hiếm cho sản phẩm bằng cách đưa ra việc có nhiều khách hàng cũng muốn
đặt hàng bên chúng ta, có sự cạnh tranh từ doanh nghiệp khác thì họ sẽ đồng ý nhượng
bộ chúng ta.
GD: Những ý tưởng này khá là hay. Bên cạnh đó nếu họ đưa ra mức giá cao như mong
muốn thì chúng ta sẽ chốt và chuyển sang điều khoản khác ngay lập tức để họ không có
cơ hội suy nghĩ tới mức giá thấp hơn. TK em đã tìm hiểu thì bên phía đối tác sẽ có
những ai tới chưa?
TK: Theo như tìm hiểu thì bên phía đối tác sẽ gồm có 2 thành viên của công ty Adam
coffee đi đàm phán bao gồm 1 giám đốc và 1 thư ký. Và giám đốc là trưởng đoàn đàm
phán lần này và cũng là người đưa ra quyết định cuối cùng bên phía cty đó. Đây là một
sô thông tin về thành viên trong đoàn đàm phán lần này.
GD: ok e. TP và TK có đề nghị nào cho cuộc đàm phán lầm này nữa không?
TP+TK: Dạ ko
GD: vậy trong cuộc đàm phán lần này thì thư kí sẽ đóng vai trò là người quan sát, em sẽ
theo dõi cuộc đàm phán, lắng nghe, ghi chép và phán đoán ý của đối tác, TP sẽ đưa ra
những điều kiện cao hơn so với thực tế còn tôi sẽ đưa ra phương án giải quyết tốt hơn để
cho đối tác có thể dễ dàng chấp nhận hơn những yêu cầu mà tôi đưa ra. M ọi người có ý
kiến khác nữa không?
TP + Thư ký: không ạ
GĐ: Được rồi vậy cuộc họp sẽ kết thúc ở đây. Mọi người hãy chuẩn bị tốt từ khâu đón
tiếp đối tác của chúng ta cho đến các điều khoản mà chúng ta đã bàn bạc.
TP + Thư ký: Vâng thưa sếp

Đoạn 4 + 5: ĐÃ QUAY XONG

Đoạn 6: Vào phòng đàm phán


Gd( VN) Chào anh chị. Tôi xin tự giới thiệu tôi là T giám đốc điều hành cty Master
coffee đồng thời cũng là trưởng đoàn đàm phán ngày hôm này, đây là danh thiếp của tôi.
Tôi xin giới thiệu thành viên trong đoàn đàm phán của công ty chúng tôi. Đây là D thư
kí của tôi còn người đón quý cty đến đây là anh T trường phòng kinh doanh của cty
Gd( Ấn độ): Xin chào. Tôi xin được giới thiệu tôi là Adam Tín giám đốc chuỗi cung
ứng của chuỗi cửa hàng AdamCoffe, tôi là trưởng đoàn đàm phán lần này và cũng là
người có thẩm quyền đưa ra quyết định về hợp đồng. Đây là Q thư ký của tôi. Rất hân
hạnh được làm việc với quý công ty. Hy vọng việc hợp tác hôm nay của chúng ta có thể
diễn ra suôn sẻ.
Thư ký Ấn Độ: Qua việc trao đổi email từ trước thì chúng tôi đã trao đổi với quý công
ty về các thông số kỹ thuật của sản phẩm, giá cả, đóng gói, phương thức thanh toán,
điều kiện giao hàng và thời gian giao hàng. Chúng ta đã trao đổi nhưng hai bên chỉ mới
nhất trí về việc đóng gói hàng hóa và phương thức vận tải. Hôm nay chúng tôi đến đây
muốn trực tiếp đàm phán về những điều khoản mà chúng ta vẫn chưa nhất trí được.
Chúng tôi muốn bàn bạc lại về chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, điều kiện
giao hàng và thời gian giao hàng. Để cho cuộc đàm phán thuận lợi hơn thì chúng tôi
mong muốn bên phía công ty có thể trình bày cho chúng biết rõ hơn về sản phẩm cà phê
Arabica mà chúng ta sẽ giao dịch không?
Gd VN: Chắc chắn rồi, sau đây mời ngài và cô đây xem qua tài liệu mà chúng tôi đã
chuẩn bị và tôi sẽ là người đại diện trình bày toàn bộ các điều khoản mà công ty chúng
tôi muốn đề xuất với quý công ty đây (thư kí đưa tài liệu, chiếu PPT và trình bày).
Trước mặt mọi người là toàn bộ thông tin sản phẩm mà 2 bên chúng ta sẽ giao dịch xin
mời mọi người có thể vừa xem hồ sơ và đồng thời có thể hướng lên màn hình chiếu này
tôi sẽ trình bày chi tiết các điều khoản đã liệt kê.
(bắt đầu trình bày PPT)
(Trình bày xong phần chất lượng)
GD Ấn độ: Để đảm bảo về chất lượng sản phẩm như cô trình bày. Cô có thể cho tôi xem
quy trình thu hoạch và đóng gói cf được không?
Gd VN: Tiếp tục trình bày...
TP VN: Để khẳng định chất lượng tôi đã đặc biệt chuẩn bị sẵn sản phẩm đã pha từ hạt cà
phê Arabica loại đặc biệt, xin mời ngài dùng thử (có người bưng ly cà phê từ ngoài
mang vào). Cty chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng được đặt lên hàng đầu, các đối tác
của chúng tôi đã từng hợp tác bao gồm các quốc gia như: Mỹ, Nhật bản, Hàn
Quốc,...nơi có những khắc khe về chất lượng sp nhưng phía công ty chúng tôi cũng đã
đáp ứng tốt các tiêu chuẩn họ đặt ra
GD ấn độ (nếm thử cà phê quay sang nhìn và gật đầu với thư kí): Bên chúng tôi muốn
đặt hàng dùng thử là 300 tấn để xem mức độ phù hợp với thị trường ở chúng tôi như thế
nào, quý công ty có thể đưa ra mức giá là bao nhiêu?
TP: Với đơn hàng 300 tấn thì phía chúng tôi sẽ cung cấp với đơn giá là 18000
USD/MTs thưa quý công ty.
GĐ Ấn Độ: Tôi thấy mức giá cà phê của quý công ty đưa ra khá là cao so với thị trường,
chất lượng cf tốt nhưng chưa chắc đã hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đây là lần
đầu tiên chúng tôi nhập sản phẩm của quý công ty về bán nên cũng chưa biết cà phê của
quý công ty có hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường Ấn Độ chúng tôi
không. Với giá mà quý công ty đưa ra là quá cao nên sẽ có rủi ro rất lớn cho chúng tôi.
Quý công ty có thể cho tôi biết tại sao lại định giá thành cao như vậy không?
TP: Thứ nhất, công ty của chúng tôi là công ty hàng đầu về xuất khẩu cà phê và đã từng
hợp tác với rất nhiều nước có những tiêu chuẩn khắt khe về hàng nhập khẩu, do đó chất
lượng cà phê chúng tôi mang lại hoàn toàn có thể đảm bảo và phù hợp với mức giá mà
chúng tôi đã đề xuất. Thứ hai, cà phê Arabica sau khi thu hoạch phải được lên men, làm
sạch và sau đó mới sấy khô nên chi phí để sản xuất 1 lô hàng cf mang đi xuất khẩu là
không hề nhỏ. Nên chúng tôi đã định ra mức giá 18000USD.
GDAD: Chúng tôi hiểu những điều anh vừa nói nhưng nếu chúng tôi mua với giá này
thì chúng tôi sẽ không có lợi nhuận nào cả. Theo giá thị trường mà chúng tôi tìm hiểu
được thì giá thành của loại cf này cao nhất cũng chỉ 15000USD thôi. Chúng tôi cũng đã
tìm hiểu thì có rất nhiều công ty bán cà phê Arabica cũng rất chất lượng, hơn nữa giá
thành sản phẩm còn thấp hơn quý công ty. Chúng tôi nhận thấy là giá của quý công ty
khá là cao so với mặt bằng chung. Vì vậy chúng tôi muốn quý công ty sẽ bán cho chúng
tôi với mức giá là 12000USD cho 1 tấn. Không biết là quý công ty nghĩ sao về mức giá
này?
GDVN: Với mức giá đó thì rất là khó cho chúng tôi. Anh cũng biết bây giờ kinh tế đang
rất là khó khăn, nếu chúng tôi đồng ý với mức giá đó thì phía công ty chúng tôi gần như
không có lợi nhuận. Hiện tại thì tôi cũng rất mong hai công ty cũng có thể hợp tác lâu
dài với nhau nên công ty chúng tôi đưa ra mức giá hữu nghị cho quý công ty là
15000USD cho 1 tấn cf.
GDAD: Giá này vẫn khá cao so với mong muốn của chúng tôi. Hơn nữa chúng tôi được
biết thuế xuất khẩu cf của VN là 0% nên quý công ty không phải chịu khoản thuế này.
Như thế này đi, chúng tôi sẽ đặt 500 tấn nếu mức giá mà quý công ty đưa ra là
14000USD.
GDVN: Mức giá này` hơi thấp so với mức giá mà chúng tôi mong đợi, tuy nhiên tôi
mong muốn qua lần hợp tác đầu tiên này chúng ta sẽ còn tiếp tục hợp tác trong tương lai
nên chúng tôi có thể đồng ý bán cho quý công ty với mức giá là 14000USD.
TKAD: Tiếp theo về phương thức thanh toán thì chúng tôi muốn thanh toán bằng
phương thức thanh toán L/C trả sau và chúng tôi sẽ thanh toán sau 30 ngày kể từ ngày
giao hàng.
TPVN: 30 ngày là quá lâu. Thanh toán bằng phương thức L/C trả chậm này khá bất lợi
với chúng tôi, hơn nữa chúng ta còn là lần đầu tiên hợp tác, chúng tôi không thể đảm
bảo được quyền lợi của mình nếu như bên bạn từ chối thanh toán và nhận hàng nên rủi
ro của chúng tôi khá là cao.
GDVN: Chúng tôi sẽ chấp nhận Sử dụng L/C trả chậm tối đa là 20 ngày, và quý công ty
cũng phải trả trước cho chúng tôi 30% giá trị đơn hàng, phần còn lại sẽ được thanh toán
sau khi phía quý công ty nhận đủ số lượng hàng hoá.
(Bên Ấn Độ bàn bạc)
GDAD: chúng tôi đồng ý với điều kiện bên bạn đưa ra. Chúng tôi sẽ thanh toán trước
30% giá trị hợp đồng theo hình thức thanh toán L/C trả chậm 20 ngày.
TKAD: Về điều kiện giao hàng thì chúng tôi muốn quý công ty sẽ giao hàng cho chúng
tôi theo điều kiện giao hàng là CIP theo Incoterm 2020 và mua bảo hiểm cho chúng tôi
với mức bảo hiểm cao nhất là bảo hiểm loại A. bên cạnh đó thì chúng tôi muốn quý
công ty sẽ giao hàng cho chúng tôi trong vòng 30 ngày kể từ ngày kí hợp đồng. Quý
công ty thấy như thế nào?
(bên VN bàn bạc)
GDVN: Nếu quý công ty muốn chúng tôi giao hàng theo điều kiện CIP và giao hàng cho
quý công ty trong 30 ngày thì chúng tôi sẽ phải tăng giá của đơn hàng này lên 5%. Vì
chúng tôi muốn giao sớm thì cần phải thuê thêm nhân lực để đẩy nhanh tiến độ giao
hàng cho anh.
GDAD: Tăng lên 5% là quá nhiều. Chúng tôi mong muốn quý công ty chỉ tăng 2% thôi.
Quý công ty nghĩ sao?
GDVN: 3%. Đây là mức thấp nhất chúng tôi có thể đưa ra rồi. Mong anh có thể hiểu cho
chúng tôi.
(Bên Ấn Độ bàn bạc)
GDAD: Chúng tôi đồng ý với điều kiện mà quý công ty đưa ra.
TKVN: dạ vâng, không biết là quý công ty có còn vấn đề nào thắc mắc trong hợp đồng
nữa hay không.
GDAD: Tất cả những vướng mắc đều đã được giải quyết, chúng tôi rất mong đợi lần
hợp tác này với bên quý công ty.
Thư ký VN: Vậy chúng ta đã thoả thuận xong. Trước khi có bản hợp đồng chính thức.
Tôi xin phép trình bày lại các điều khoản 1 lần nữa. Công ty Adam sẽ mua 500 tấn cà
phê Arabica với giá 14420 USD/MTs. Tổng giá trị của đơn hàng này 7.210.000 USD.
Công ty Master coffee sẽ giao hàng bằng đường biển với điều kiện CIF theo Incoterms
2020 từ càng Cát Lái,VN đến cảng Mumbai của Ấn Độ. Công ty Master coffee sẽ mua
bảo hiểm hàng hóa cho công ty Adam với mức cao nhất là bảo hiểm loại A. Công ty
Adam sẽ thanh toán cho công ty Master coffee trước 30% giá trị đơn hàng và sẽ thanh
toán phần còn lại với phương thức L/C 20 ngày sau khi nhận toàn bộ lô hàng. Hàng sẽ
được giao 1 lần đầy đủ số lượng trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng. Quý
công ty còn vướng mắc gì với hợp đồng này nữa không?
GĐ Ấn Độ: chúng tôi đồng ý với những thỏa thuận trên.
GĐ VN: Vậy thư kí của chúng tôi cũng đã soạn xong các điều khoản mà chúng ta đã
thoả thuận, mời quý công ty đợi ít phút nữa sẽ có người mang hợp đồng chính thức đến
đây để chúng ta có thể tiến hành kí kết.
TP: Trong lúc chờ đợi cho phép tôi hỏi thăm giao lưu văn hoá với ngài đc ko?
GĐ ấn độ: vâng tôi luôn sẵn sàng
TP: Sau đợt công tác này ngài có dự định ở lại VN khám phá văn hoá nơi này không?
Đích thân tôi sẽ làm hướng dẫn viên cho ngài
Gd Ấn Độ: Quao đc vậy thì tôi cũng muốn ở lại xem thế nào? Liệu có phiền a không?
TP: Tất nhiên là không rồi. Ở VN có nhiều khu nghỉ dưỡng đạt chuẩn 5* cạnh các bãi
biển nổi tiếng, khi nào có dịp a cùng gd sang đây du lịch tôi sẽ giúp mn đặt ks.
GD Ấn Độ: Wao thế thì quá tuyệt vời, vợ và con tôi rất thích biển. Tôi cũng đang đau
đầu vì không biết sẽ dẫn cháu đi đâu vào kỳ nghỉ hè năm nay sẵn đây tôi cảm ơn lời mời
đến VN nhé, tôi sẽ thêm nó vào kế hoạch nghỉ dưỡng của gia đình
(Có tiếng gõ cửa, có người mang hợp đồng đi vào đặt lên bàn)
GD VN: Đây là bản hợp đồng chính thức, ở đây gồm 2 bản xin mời quý cty xem lại có
đúng như các điều khoản chúng ta đã thoả thuận không, nếu không có gì thay đổi thì
chúng ta có thể bắt đầu tiến hành kí kết ngay bây giờ.
(Bên B lật xem hợp đồng)
GD Ấn độ: Mọi thứ đã ok rồi ( Kí tên )
GD VN: Chúc cho 2 cty hợp tác vui vẻ. Tôi có 1 món quà nhỏ gửi tặng quý cty tiện thể,
tôi muốn mời quý cty tối nay đến bữa tiệc mừng hoàn thành hợp đồng thứ 200 trong
năm nay của cty nhé, nhờ quý công ty mà cty chúng tôi đạt đc mục tiêu đặt ra trong 2
quý đầu năm sớm hơn dự kiến. Thank you!
GĐ Ấn độ: Tôi rất vinh dự, chúng tôi xin nhận lời mời và sẽ đến bữa tiệc để chung vui
cùng quý công ty. Mong rằng cả 2 công ty sẽ hợp tác lâu dài và cùng phát triển…
(Bắt tay chụp hình)
Giai đoạn rút kinh nghiệm

You might also like