Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ I KHỐI 11


ĐỀ 1:
Câu 1. Kim loại nào sau đây bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội?
A. Pb.
B. Cu
C. Al
D. Zn
Câu 2. Chọn sơ đồ đúng để điều chế HNO3 Trong Công nghiệp
A. NH3→NO→NO2→ HNO3
B. N2→ NO→ NO2→HNO3
C. N2→ NO→ N2O5→ HNO3
D. NH3→NO→ N2O5→HNO3
Câu 3. Nhiệt phân AgNO3 thì thu được sản phẩm là:
A. Ag, NO2, O2
B. Ag2O, NO2, O2
C. Ag2O, NO2
D. Ag2O, O2
Câu 4. Điểm giống nhau giữa Photpho đỏ và photpho trắng là:
A. Đều có cấu trúc mạng tinh thể và cấu trúc polime
B. Tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường
C. Tác dụng với kim loại hoạt động tạo photphua
D. Khó nóng chảy và khó bay hơi
Câu 5. Trong phản ứng của photpho với (1) Ca, (2) O 2, (3) Cl 2, (4) KClO 3. Những phản ứng trong
đó photpho thể hiện tính khử là:
A. (1), (2), (4) B. (1), (3) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3)
Câu 6. Khi cho H3PO4 tác dụng với NaOH tỉ lệ số mol 1:2. Muối thu được là
A. H3PO4 + NaOH→ NaH2PO4 +H2O
B. H3PO4 +3NaOH→ Na3PO4 +3H2O
C. H3PO4 + 2NaOH→ Na2HPO4 +2H2O
D. H3PO4 +2NaOH→ Na3PO4 +3H2O
Câu 7. Cho 150 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H 3PO4 0,5M. Sau phản ứng,
trong dung dịch chứa các muối:
A. KH2PO4 và K2HPO4.B. KH2PO4 và K3PO4.
C. K2HPO4 và K3PO4. D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4
Câu 8. Phân bón nào sau đây có hàm lượng nitơ cao nhất
A. NH4Cl B. NH4NO3 C. (NH4)2SO4 D. (NH2)2CO
Câu 9. Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một phần hóa
nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là:
A. CO2 và NO2.
B. CO2 và NO.
C. CO và NO2.
D. CO và NO
Câu 10. 10 g hỗn hợp Cu và Al khi tác dụng với dung dịch HNO3 rất đặc sinh ra 4,48l (đktc).
Thànhphần % của Cu trong hỗn hợp là
A. 64 B. 50 C. 40 D. 30
Câu 11. Nung 67,2g hỗn hợp Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 sau pư thu được 4,48 lit khí oxi (đktc). Chất rắn sau
khi nung có khối lượng là:
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

A. 64g B. 24g C. 34g D. 46g


Câu 12. Cho các phát biểu sau, số phát biểu sai khi nói về axit nitric
(1) Axit nitric là 1 axit mạnh
(2 Axit nitric tan vô hạn trong nước
(3) Axit nitric có tính oxi hóa mạnh
(4) Axit nitric có thể hòa tan tất cả mọi kim loại
(5) Axit nitric là chất điện li mạnh
Số các phát biểu sai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Chất nào sau đây không phải dạng thủ hình của cacbon?
A. than chì B. thạch anh C. kim cương D. cacbon vô định hình
Câu 14. Cacbon có oxi hoá +2, +4, -4 do đó trong các phản ứng C vừa thể hiện tính oxi oxi hoá, vừa thể
hiện tính khử. Trong các phản ứng sau đây, Phản ứng nào C thể hiện tính khử?
(1) C + O2  CO2. (3) 3C + Fe2O3  2Fe + 3CO.
(2) C + 2H2  CH4 (4) 2C + Ca  CaC2
A. Phản ứng 1,2.
B. Phản ứng 3,4.
C. Phản ứng 2,3
D. Phản ứng 1,3.
Câu 15. Tính chất hoá học của CO
A. Tính khử.
B. Tính phi kim.
C. Tính oxi hoá.
D. Tính khử hoặc tính oxi hoá.
Câu 16. CO2 phản ứng được với
A. NaOH.
B. KCl.
C. NaHCO3.
D. ZnO.
Câu 17. Axit cacbonic là axit
A. 1 nấc.
B. 2 nấc.
C. 3 nấc.
D. 4 nấc.
Câu 18. Chọn đáp án sai
A. Kim cương được dùng làm đồ trang sức.
B. Than Chì được dùng làm điện cực.
C. Than cốc dùng làm chất khử trong luyện kim.
D. Than gỗ được dùng làm chất độn cao su.
Câu 19. Nhận biết Na3PO4 người ta dùng
A. AgNO3.
B. KCl.
C. NaOH.
D. KNO3.
Câu 20. Cho rất từ từ 1 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2 mol NaOH cho đến khi vừa hết khí CO 2 thì
trong dung dịch chứa chất nào
A. Na2CO3.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

B. Na2CO3, NaOH dư.


C. NaHCO3.
D. NaHCO3, Na2CO3.
Câu 21. Cho các phản ứng sau: 1) Al + CO 2, 2) NaHCO3 + NaOH, 3) C+ CO2, 4) Na2CO3 + HCl. Số
phản ứng xảy ra
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 22. Cho các phát biểu sau: 1) CO là oxit trung tính, 2) CO 2 là oxit axit, 3) NaHCO3 là muối trung
hoà, 4) CO là chất khử mạnh, 5) Than gỗ được dùng để chế tạo thuốc nổ đen.số phát biểu đúng
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23. Hiện tượng gì xảy ra khi dẫn khí CO qua CuO nung nóng đỏ
A. Chất rắn màu đen chuyển dần sang màu đỏ đồng.
B. Chất rắn màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch.
C. Chất rắn màu đỏ chuyển dần sang màu xanh.
D. Màu của chất rắn không thay đổi.
Câu 24. Cho 1,568 lít CO2 (đkc) hấp thụ hết vào dung dịch có hòa tan 3,36 gam NaOH. Muối thu được
có khối lượng là:
A. 6,188g.
B. 8,616g.
C. 6,811g.
D. 7,112g.
Câu 25. Nhận định nào trong các câu sau là sai?
A. Hợp chất của cacbon là hợp chất hữu cơ.
B. Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.
C. Trong phân tử hợp chất hữu cơ đều có chứa nguyên tố cacbon, có thể có hiđro và một số
nguyên tố khác.
D. Khi bị đốt, chất hữu cơ thường cháy, sinh ra khí cacbonic.
Câu 26. Hợp chất hữu cơ được chia thành:
A. Hai loại: hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon.
B. Ba loại: hidrocacbon no, không no và thơm.
C. Nhiều loại: ancol, anđehit, axit.
D. Hai loại: có oxi và không có oxi.
Câu 27. Phân tích định tính nguyên tố nhằm xác định:
A. Xác định các nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ.
B. Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
C. Xác định công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.
D. Xác định tỉ lệ khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
Câu 28. Tỉ lệ (tối giản) số nguyên tử C, H, O trong phân tử C2H4O2 lần lượt là:
A. 1: 2: 1.
B. 2: 4: 2.
C. 1: 2: 2.
D. 2: 4: 1.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

Câu 29. Cấu tạo hoá học là


A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
C. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Câu 30. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là:
A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết ion.
C. liên kết cho- nhận.
D. liên kết đơn.
Câu 31. Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?
A. CH3OH, C2H5OH.
B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3OH, CH3OCH3.
D. CH3CH2OH, C3H6(OH)2.
Câu 32. Đồng phân là những chất:
A. Có cùng CTPT nhưng có CTCT khác nhau.
B. Có tính chất hóa học giống nhau.
C. Có khối lượng phân tử bằng nhau.
D. Có cùng thành phần nguyên tố.
Câu 33. Liên kết hóa học thường gặp nhất trong phân tử các hợp chất hữu cơ là
A. liên kết ion.
B. liên kết π
C. liên kết cộng hóa trị.
D. liên kết ba.
Câu 34. Cho các chất sau:
(1) CH3-CH2-CH3; (2) CH2=CH2; (3) CH≡CH; (4) CH2=CH-CH3; (5) CH3-CH3
Những chất nào là đồng đẳng của CH4?
A. (1); (5)
B. (2); (4)
C. (1); (4)
D. (1); (2)
Câu 35. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam X thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Phần trăm khối
lượng của nguyên tố cacbon trong phân tử X là
A. 60,00.
B. 13,33.
C. 26,67.
D. 40,33.
Câu 36. Chất hữu cơ A có tỉ khối hơi so với H2 là 44. Khối lượng mol của A là
A. 88.
B. 44.
C. 22.
D. 176.
Câu 37. Cho các nhận định sau:
(a) Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ không nhất thiết phải có cacbon
(b) Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên
tố trong phân tử.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

(c) Liên kết đơn gồm một liên kết  và một liên kết .
(d) Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là thường xảy ra rất nhanh
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 38. Etilen có công thức cấu tạo như sau: CH2 = CH2. Số liên kết σ trong phân tử etilen là
A. 5.
B. 4.
C. 6.
D. 3.
.
Câu 39. Cho các nhận định sau:
(1) Mục đích của phân tích định tính là xác định nguyên tố nào có trong thành phần phân tử
hợp chất hữu cơ.
(2) Mục đích của phân tích định tính là xác định khối lượng của các nguyên tố có trong thành
phần phân tử hợp chất hữu cơ.
(3) Mục đích của phân tích định tính là xác định sự có mặt của nguyên tố oxi trong thành phần
phân tử hợp chất hữu cơ.
(4) Mục đích của phân tích định tính là xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 40. Tìm công thức phân tử của 1 hợp chất hữu cơ (A) biết A chứa 40%C; 6,67%H; 53,33%O và
M=60đvC.
A. CH2O B. C2H4O2 C. C5H9O D. C4H8O2
ĐỀ 2
Câu 1. Khi đun nóng HNO3 đặc với lưu huỳnh thí HNO3 đã đóng vai trò là:
A. Chất khử
B. Chất oxi hóa
C. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
D. Không là chất khử cũng không là chất oxi hóa
Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ
A. NaNO2 và H2SO4 đặc.
B. NaNO3 và H2SO4 đặc.
C. NH3 và O2.
D. NaNO3 và HCl đặc.
Câu 3. Cho Fe (III) oxit tác dụng với axit nitric thì sản phẩm thu được là:
A. Fe(NO3)3, NO, H2O
B. Fe(NO3)3, NO2, H2O
C. Fe(NO3)3, N2
D. Fe(NO3)3, H2O
Câu 4. Trong công nghiệp, photpho được điều chế từ:
A. Ca3(PO4)2; SiO2; C B. H3PO4; Mg
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

C. Ca3(PO4)2; C D. P2O5; C
Câu 5. Ở điều kiện thường, photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ là do:
A. độ âm điện của photpho lớn hơn của nitơ.
B. ái lực electron của photpho lớn hơn của nitơ.
C. liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ.
D. tính phi kim của nguyên tử photpho mạnh hơn của nitơ.
Câu 6. Câu trả lời nào dưới đây không đúng khi nói về axit photphoric?
A. axit photphoric có tính oxi hóa rất mạnh
B. axit photphoric là axit ba nấc
C. axit photphoric là axit có độ mạnh trung bình
D. axit photphoric làm quỳ tím chuyển đỏ
Câu 7. Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H 3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch chứa
các muối:
A. Na3PO4. B. NaH2PO4 và Na3PO4.
C. NaH2PO4. D. Na2HPO4 và Na3PO4.
Câu 8. Tiêu chuẩn đánh giá phân đạm loại tốt là tiêu chuẩn nào
A. Hàm lượng % nitơ có trong đạm
B. Hàm lượng % phân đạm có trong tạp chất
C. khả năng bị chảy rửa trong không khí
D. có phản ứng nhanh với nước nên có tác dụng nhanh với cây trồng
Câu 9. Axit nitric đặc, nguội có thể phản ứng được đồng thời với các chất nào sau đây?
A. Fe, Al(OH)3, NaOH
B. Al, Na2CO3, Zn(OH)2
C. NaCl, CO2, NaHCO3
D. Cu, FeO, CaCO3
Câu 10. Cho m gam Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng thu được 8,96 lít khí
NO(đkc,sản phẩm khử duy nhất).Giá trị của m là:
A. 39 B. 60 C. 70 D. 78
Câu 11. Đem nung một khối lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, làm nguội, rồi cân thấy khối
lượng giảm 0,54g. Vậy khối lượng muối Cu(NO3) đã bị nhiệt phân là:
A. 0,5g. B. 0,49g. C. 9,4g D. 0,94g
Câu 12. Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng khi nói về axit nitric
(1) Axit nitric là chất lỏng, bốc khói mạnh trong không khí
(2) Axit nitric tan tốt trong nước
(3) HNO3 kém bền, tự phân hủy tạo ra NO2 tan trong axit
(4) Axit nitric vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Số các phát biểu đúng là
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Nguyên tố C có các dạng thù hình là:
A. Kim cương, than chì, cacbon vô định hình
B. Kim cương, than chì, Flueren, cacbon vô định hình
C. Kim cương, than chì, than đá
D. Than đá, than mỡ, than gỗ, than hoa,.
Câu 14. Tính chất hoá học của cacbon
A. Tính khử.
B. Tính phi kim.
C. Tính oxi hoá.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

D. Tính khử hoặc tính oxi hoá.


Câu 15. Cho các chất sau: O2, CO2, ZnO, Al, Mg, Na2O. Cacbon monooxit phản ứng được mấy chất
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 16. Cho các chất sau: Na2CO3, NaHCO3, Mg, Al, C. cacbon đioxit phản ứng mấy chất
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 17. Chọn phát biểu đúng
A. Muối cacbonat của kim loại kiềm không tan trong nước.
B. Muối cacbonat của amoni không tan trong nước.
C. Đa số các muối hiđrocacbonat dễ tan trong nước.
D. Muối cacbonat của kim loại khác tan trong nước.
Câu 18. Chọn đáp án đúng
A. Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan.
B. Than Chì được dùng làm thuốc pháo.
C. Than cốc dùng làm điện cực.
D. Than gỗ được dùng làm chất độn cao su.
Câu 19. Cho các phản ứng sau: 1) C + CO 2, 2) NaHCO3 + HCl, 3) Mg + CO 2, 4) Na2CO3 + NaOH. Số
phản ứng xảy ra
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20. Nhận biết Cu(NO3)2 ta dùng
A. KCl.
B. NaCl.
C. NaOH.
D. BaCl2.
Câu 21. Cho dung dịch chứa 0,3 mol KOH tác dụng với 0,3 mol CO 2. Dung dịch sau phản ứng gồm các
chất
A. KOH, K2CO3.
B. KHCO3.
C. K2CO3.
D. KHCO3, K2CO3.
Câu 22. Cho các phát biểu sau: 1) CO2 là oxit axit, 2) NaHCO3 là muối trung hoà, 3) CO là chất khử
mạnh, 4) Than gỗ được dùng để chế tạo thuốc nổ đen.số phát biểu sai
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23. Khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính:
A. CO2.
B. CO.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

C. SO2.
D. NO2.
Câu 24. Thổi 0,5 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,4 mol Ca(OH) 2 sau sản phẩm ứng thu được a gam
kết tủa. Giá trị của a là
A. 30gam.
B. 20gam.
C. 10gam.
D. 16,2gam.
Câu 25. Chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ?
A. (NH4)2CO3.
B. CH2O.
C. CCl4.
D. (NH2)2CO.
Câu 26. Tính chất vật lý chung của các chất hữu cơ là:
A. có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, kém tan hoặc không tan trong nước.
B. có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, kém tan hoặc không tan trong nước.
C. có nhiệt độ nóng chảy thấp và nhiệt độ sôi cao, tan tốt trong nước.
D. có nhiệt độ nóng chảy cao và nhiệt độ sôi thấp, tan tốt trong nước.
Câu 27. Trong phân tích định tính, không thể xác định được sự có mặt của nguyên tố:
A. Oxi.
B. Hidro.
C. Cacbon.
D. Nito.
Câu 28. Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ A là CH2O. Biết trong A có chứa 2 nguyên tử
oxi. Công thức phân tử của A là:
A. C2H4O2.
B. CH2O.
C. C3H6O3.
D. C4H8O4.
Câu 29. Thuyết cấu tạo hóa học gồm mấy luận điểm chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 30. Thành phần phân tử của hai chất kế tiếp nhau trong cùng một dãy đồng đẳng khác nhau một
nguyên tử cacbon và:
A. 2 nguyên tử H.
B. 4 nguyên tử H.
C. 3 nguyên tử H.
D. 1 nguyên tử H.
Câu 31. CH3COOH là đồng phân của chất nào sau đây?
A. CH3-CHO.
B. HCOOCH3
C. CH≡CH.
D. CH3-CH2-OH.
Câu 32. Liên kêt ba gồm có
A. 3 liên kết σ và 1 liên kết π
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

B. 1 liên kết σ và 3 liên kết π


C. 1 liên kết σ và 2 liên kết π
D. 2 liên kết σ và 1 liên kết π
Câu 33. Cho các chất sau:
(1) CH3-CH2-CH3; (2) CH2=CH2; (3) CH≡CH; (4) CH2=CH-CH3; (5) CH≡C-CH2-CH3
Những chất nào là đồng đẳng của CH≡C-CH3?
A. (3); (5)
B. (2); (4)
C. (1); (4)
D. (3); (4)
Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam X thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Phần trăm khối
lượng của nguyên tố cacbon trong phân tử X là
A. 60,00.
B. 13,33.
C. 26,67.
D. 40,33.
Câu 35. Chất hữu cơ A có tỉ khối hơi so với H2 là 44. Khối lượng mol của A là
A. 88.
B. 44.
C. 22.
D. 176.
Câu 36. Cho các nhận định sau:
(a) Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ gồm có C, H và các nguyên tố khác.
(b) Công thức phân tử là công thức chỉ biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố
trong phân tử.
(c) Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon trong hợp chất hữu cơ gồm một liên kết  và một
liên kết .
(d) Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là thường xảy ra rất nhanh
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 37. Cho các nhận định sau:
(1) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.
(2) Các chất khác nhau có cùng khối lượng phân tử được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.
(3) Các hợp chất hữu cơ thường rất bền với nhiệt.
(4) Đa số các hợp chất hữu cơ thường rất khó tan trong các dung môi hữu cơ.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 38. Tìm công thức đơn giản nhất của 1 hợp chất hữu cơ (A) biết A chứa 40%C; 6,67%H; 53,33%O
A. CH2O B. C2H4O C. C5H9O D. C4H8O2
Câu 39. Đốt cháy 6 g hợp chất hữu cơ A người ta thu được 8,8gCO 2 và 3,6 gH2O. Tìm công thức đơn
giản nhất của A
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

A. CH2O B. C2H4O C. C5H9O D. C4H8O2


Câu 40. Tìm công thức phân tử của 1 hợp chất hữu cơ (A) biết A chứa 54,55 %C; 9,09%H; 36,36%O và
Tỷ khối hơi của A so với H2 là 44.
A. CH2O B. C2H4O C. C5H9O D. C4H8O2
ĐỀ 3
Câu 1. Có thể dùng bình đựng HNO3 đặc, nguội bằng kim loại nào?
A. Đồng, bạc
B. Đồng, chì.
C. Sắt, nhôm.
D. Đồng, kẽm.
Câu 2. Nguyên liệu được dung để Sản xuất Axit nitric trong công nghiệp là:
A. NaNO2 và H2SO4 đặc.
B. NaNO3 và H2SO4 đặc.
C. NH3 và O2.
D. NaNO3 và HCl đặc.
Câu 3. Nhiệt phân KNO3 thì thu được sản phẩm là:
A. KNO2, NO2, O2
B. K, NO2, O2
C. K2O, NO2
D. KNO2, O2
Câu 4. Hai khoáng vật chính của photpho là:
A. Apatit và photphorit. B. Photphorit và cacnalit
C. Apatit và đolomit. D. Photphorit và đolomit.
Câu 5. Tìm phương trình hóa học viết sai.
A. 2P + 3Ca → Ca3P2
B. 4P + 5O2(dư) → 2P2O5
C. PCl3 + 3H2O → H3PO4+ HCl
D. P2O3+ 3H2O → 2H 3PO4
Câu 6. Muối photphat nào sau đây tan được nhiều trong nước?
A. Ca3(PO4)2 B. Zn3(PO4)2 C. (NH4)3PO4 D. Mg3(PO4)2
Câu 7. Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với 100 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, trong dung
dịch chứa các muối:
A. K2HPO4. B. KH2PO4 và K3PO4.
C. K2HPO4 và K3PO4. D. KH2PO4, K2HPO4
Câu 8. Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào
A. P B. P2O5 C. H3PO4 D. PO43-
Câu 9. Trong phương trình phản ứng đồng tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng (giả thiết chỉ tạo ra
nitơ mono oxit) tổng hệ số trong phương trình hóa học bằng:
A. 9.
B. 10.
C. 18.
D. 20
Câu 10. Khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính:
A. CO2.
B. CO.
C. SO2.
D. NO2.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

Câu 11. Cho 1,92g Cu (M =64) hòa tan hết trong V lit dung dịch HNO3 0,1M loãng. Giá trị của V là:
A. 0,07 lit B. 0,75 lit C. 0,8 lit D. 0,79 lit
Câu 12. Nhiệt phân hoàn toàn 9,4g một muối nitrat kim loại hóa trị 2 thu được 4g chất rắn oxit. Công
thức phân tử của muối đã dùng là:
A. Fe(NO3)3 B. Cu(NO3)2 C. KNO3 D. Tất cả đều sai
Câu 13. Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng khi nói về Photpho
(1) liên kết trong phân tử photpho bền hơn trong phân tử nitơ.
(2) Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong nước
(3) Trong công nghiệp để điều chế P người ta dùng quặng photphorit, cát và than cốc
(4) Photpho vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Số các phát biểu đúng là
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14. Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon nhưng lại có nhiều tính chất
khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, … là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Kim cương là kim loại còn than chì là phi kim.
B. Chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau.
C. Chúng có cấu tạo mạng tinh thể khác nhau.
D. Kim cương cứng còn than chì mềm
Câu 15. Cho các phản ứng sau: C + O2 → CO2, C + 2CuO → 2Cu + CO2, 3C + 4Al →Al4C3, C + H2O
→ CO + H2. Có mấy phản ứng cacbon đóng vai trò là chất oxi hoá.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 16. Cho các chất sau: O2, CO2, ZnO, Al, Mg, Na2O, Fe2O3. CO phản ứng được mấy chất
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 17. Cho các chất sau: Na2CO3, NaHCO3, Mg, Al, C. cacbon đioxit phản ứng mấy chất
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 18. X là một chất khí không màu, độc. X cháy trong không khí tạo sản phẩm là chất khí làm đục
nước vôi trong. X là:
A. CO.
B. CO2.
C. Cl2.
D. H2.
Câu 19. NaHCO3 phản ứng được với
A. HCl.
B. CO2.
C. KCl.
D. Na2SO4.
Câu 20. Nhận biết NaHCO3 ta dùng
A. H2O.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

B. HCl.
C. NaOH.
D. KCl.
Câu 21. Cho dung dịch chứa 0,3 mol KOH tác dụng với 0,2 mol CO 2. Dung dịch sau phản ứng gồm các
chất
A. KOH, K2CO3.
B. KHCO3.
C. K2CO3.
D. KHCO3, K2CO3.
Câu 22. Cho các phát biểu sau: 1) CO2 là oxit axit, 2) NaHCO3 là muối trung hoà, 3) CO là chất khử
mạnh, 4) Than gỗ được dùng để chế tạo thuốc nổ đen.số phát biểu sai
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23. X là một chất khí không màu, độc. X cháy trong không khí tạo sản phẩm là chất khí làm đục
nước vôi trong. X là:
A. CO.
B. CO2.
C. Cl2.
D. H2.
Câu 24. Cho các phát biểu sau: 1) NaHCO 3 có tính bazo, 2) Cacbon đioxit là một oxit axit, 3) Na 2CO3
có tính axit, 4) NaHCO3 dùng làm thuốc giảm đau. số phát biểu đúng
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 25. Nồng độ mol/lit của 50 ml dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng để hấp thụ hết 6,72 lít khí CO 2 ở
đktc là:
A. 6M.
B. 0,006M.
C. 0,1344M.
D. 12M.
Câu 26. Các hợp chất hữu cơ có đặc điểm chung là:
A. Có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.
B. Tan nhiều trong nước.
C. Phản ứng của hợp chất hữu cơ thường xảy ra nhanh.
D. Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết ion.
Câu 27. Trong các chất sau, chất nào là chất hữu cơ:
A. CH4.
B. Al4C3.
C. CaCO3.
D. HCN.
Câu 28. Trong phân tích định tính, để xác định nguyên tố cacbon có mặt hay không, ta thường:
A. Oxi hóa hoàn toàn hợp chất hữu cơ, rồi hấp thụ vào nước vôi trong Ca(OH)2.
B. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ, rồi sử dụng quỳ tím.
C. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ, rồi hấp thụ vào nước.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

D. oxi hóa hoàn toàn hợp chất hữu cơ, rồi sử dụng phenolphthalein
Câu 29. Một hydrocacbon (A) có tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố cacbon và hidro bằng
3:4. Công thức đơn giản nhất của A là:
A. C3H4.
B. C2H3.
C. C9H12.
D. C4H6.
Câu 30. Công thức cấu tao là công thức:
A. biển diễn thứ tự và cách thức liên kết (LK đơn, LK bội) của các nguyên tử trong phân tử.
B. biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
C. biểu thị số lượng nguyên tử của nỗi nguyên tố trong phân tử.
D. biểu thị số lượng nguyên tử của nỗi nguyên tố và thứ tự liên kết của các nguyên tử trong
phân tử.
Câu 31. Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay
nhiều nhóm –CH2- được gọi là hiện tượng:
A. Đồng đẳng.
B. Đồng phân.
C. Đồng vị.
D. Đồng khối.
Câu 32. HCOOCH3 là đồng phân của chất nào sau đây?
A. CH3-CHO.
B. CH3COOH
C. CH≡CH.
D. CH3-CH2-OH.
Câu 33. Etilen có công thức cấu tạo như sau: CH2 = CH2. Số liên kết đôi trong phân tử etilen là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 34. Các chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
1) CH2C(CH3)CHCH2 2) CH2CH-CHC≡CH
3) CH2 CHCH2CH=CH2 4) CH2=CHCHCHCH3
A. 1, 3, 4.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 2, 3.
D. 2, 3, 4.
Câu 35. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam X thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Phần trăm khối
lượng của nguyên tố oxi trong phân tử X là
A. 60,00.
B. 13,33.
C. 26,67.
D. 40,33.
Câu 36. Chất hữu cơ A có tỉ khối hơi so với không khí là 2. Khối lượng mol của A là
A. 58.
B. 60.
C. 88.
D. 32.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ SỐ I Tổ Hóa V2T

Câu 37. Cho các nhận định sau:


(1) Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng
tuần hoàn.
(2) Công thức cấu tạo là công thức chỉ biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố
trong phân tử.
(3) Liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon trong hợp chất hữu cơ gồm hai liên kết  và một liên
kết .
(4) Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là thường xảy ra rất chậm, nhưng
hoàn toàn.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 38. Cho các nhận định sau:
A. Mục đích của phân tích định lượng là xác định thành phần phần trăm về khối lượng các
nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ.
B. Mục đích của phân tích định lượng là xác định thể tích của các nguyên tố có trong thành
phần phân tử hợp chất hữu cơ.
C. Mục đích của phân tích định lượng là xác định sự có mặt của nguyên tố oxi trong thành
phần phân tử hợp chất hữu cơ.
D. Mục đích của phân tích định lượng là xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định sai?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 39. Đốt cháy 8,8 g hợp chất hữu cơ A người ta thu được 8,96 lít khí CO2 và 7,2 gH2O. Tìm công
thức đơn giản nhất của A
A. CH2O B. C2H4O C. C5H9O D. C4H8O2
Câu 40. Đốt cháy 8,8 g hợp chất hữu cơ A người ta thu được 8,96 lít khí CO 2 và 7,2 gH2O. Tìm công
thức phân tử của A, biết khi hóa hơi 26,4 g chất A thì thu được thể tích bằng thể tích của 9,6g
O2
A. CH2O B. C4H8O2 C. C5H9O D. C4H8O2

You might also like