Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

THUYẾT TRÌNH TƯ TƯỞNG HCM

 Dẫn dắt vấn đề :


- Đại đoàn kết toàn dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống
cực kì quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy ngàn năm
đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đoàn kết trở thành một động lực to
lớn, một triết lý nhân sinh và hành động để dân tộc ta vượt qua bao biến
cố. Chính vì lẽ đó, với nhãn quan chính trị sắc bén, vớt tinh thần nhân
văn cao cả, suốt cả cuộc đời, chủ tịch HCM đã không ngừng xây dựng,
hoàn thiện một hệ thống quan điểm về đại đoàn kết dân tộc, tích cực
truyền bá tư tưởng đoàn kết trong toàn Đảng, các cấp chính quyền, tầng
lớp nhân dân và cho kể cả đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc. (hình ảnh
minh họa)
- Hôm nay, nhóm chúng mình xin cùng thầy và các bạn đi tìm hiểu về chủ
đề “Tư tưởng HCM về đại đoàn kết toàn dân tộc”, để giúp chúng ta hiểu
rõ về quan điểm của Người cũng như hiểu tường tận hơn tầm quan trọng
của “đại đoàn kết dân tộc”, tại sao lại nói đây là nhân tố quyết định đưa
chúng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
- Và trước khi bước vào tìm hiểu thì mời mọi người cùng xem qua 1 đoạn
video ngắn nhé.
- “Chiếu clip”. (0:00 - 1:16) https://www.youtube.com/watch?
v=euqtheBsAYo
- Sau khi xem xong đoạn clip chúng ta sẽ cùng đi đến tìm hiểu
I. Vị trí, vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc :
a) Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng VN :
* Nhiệm vụ của Đảng :
- Vào ngày 3/3/1951, tại hội nghị thống nhất Việt Minh – Liên Việt, Đảng
Lao động Việt Nam chính thức ra mắt quốc dân, công khai lãnh đạo cuộc
kháng chiến, kiến quốc. (dòng chú thích để dưới tấm hình)

- Chủ tịch HCM phát biểu kết thúc buổi lễ và bài tỏ quan điểm, mục đích
của Đảng lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ “ Đoàn kết toàn
dân, phụng sự Tổ quốc”.
- Đối với Người mục tiêu đoàn kết toàn dân tộc phải là mục tiêu lâu dài,
xuyên suốt trong tiến trình cách mạng. Đảng phải coi đây là nhiệm vụ
hàng đầu gắn liền trong tất cả các lĩnh vực từ đường lối, chủ trương,
chính sách cho đến cả hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, cho đến ngày
nay chúng ta vẫn nhìn thấy hình ảnh 2 từ “Đoàn kết” xuất hiện xuyên
suốt ở đầu câu khẩu hiệu qua các kỳ đại hội Đảng.

“đoàn kết - dân chủ - kỷ cương - đổi mới” ở đại hội lần thứ XII
“hay “đoàn kết - dân chủ - kỷ cương - sáng tạo - phát triển” ở đại hội lần
thứ XIII”
* Nhiệm vụ của dân tộc :
- Đại đoàn kết là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc
bởi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần
chúng. Để quần chúng đoàn kết, Đảng cộng sản phải có sứ mệnh thức
tỉnh, tập hợp, giác ngộ, hướng dẫn quần chúng, biến nhu cầu khách quan
thành đòi hỏi tự giác và hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết.
Quần chúng có đoàn kết thì mới có thể giành được thắng lợi trong cuộc
đấu tranh đòi quyền lợi cho mình.
- Trong cuộc đời của mình, Người đã rất nhiều lần nhắc đến “đoàn kết”,
“đại đoàn kết”, tuy nhiên chỉ 1 lần duy nhất Người đưa ra định nghĩa về
khái niệm “đại đoàn kết”. “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại
đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các
tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết”. (tách
câu này ra ghi to câu này lên).
 b) Ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.
- - Đoàn kết là chiến lược cách mạng, là chính sách quốc gia, mang tính
sống còn của dân tộc, quyết định sự thành bại của cách mạng Việt Nam.
Thực tiễn qua hàng nghìn năm lịch sử cũng đã chứng minh dân ta đoàn
kết thì đất nước độc lập, tự do, dân ta không đoàn kết thì đất nước ta bị
xâm lấn. Như bài học to lớn về đại đoàn kết toàn dân tộc làm nên thắng
lợi của cuộc cách mạng tháng Tám 1945.
- “Chiếu clip”. (0:00 - 1:48)
- https://www.youtube.com/watch?v=te1CA1_ZdQE
- Qua đó cho thấy được “đoàn kết là sức mạnh”, “đoàn kết là một lực
lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn”, “đoàn kết là then
chốt của thành công”. Và cho dù có là thời kỳ, giai đoạn nào đi chăng
nữa, có đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau thì chủ trương
đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn luôn luôn đúng đắn và không một thế lực
nào có thể chia cắt nghĩa đồng bào.
- Có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của khối đại đoàn kết dân
tộc, là hiện thân của tình ruột thịt Bắc – Nam. Người đúc kết vấn đề đoàn
kết bằng 13 chữ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành
công, đại thành công” (cái hình ở dưới có chữ rồi ) tại Đại hội đại biểu
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II (25-4-1961) đã trở thành chân lý
của hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau.
IV. Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc :
a) Mặt trận dân tộc thống nhất :
- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, dân tộc chỉ trở thành lực lượng to
lớn, có sức mạnh vô địch khi được tập hợp lại, tổ chức thành một khối vững
chắc. Do đó, khi tìm thấy con đường cứu nước, chủ tịch HCM đã đưa quần
chúng vào những tổ chức yêu nước phù hợp cho từng : ngành nghề (Hội Ái
hữu), giới tính (Hội Phụ nữ), lứa tuổi (Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội
Phụ lão cứu quốc), tôn giáo (Hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước),
….vv (sử dụng hình ảnh minh họa)
- Và trong đó bao trùm nhất là “Mặt trận dân tộc thống nhất”
- Tùy theo từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, cương
lĩnh và điều lệ, Mặt trận dân tộc thống nhất có những nét khác nhau, tên gọi
khác nhau : Hội Phản đế đồng minh (1930), Mặt trận Dân chủ (1936), Mặt
trận Dân chủ phản đế (1939), Mặt trận Việt Minh (1941), Hội Liên Việt
(1946), Mặt trận Liên Việt (1951), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam (1960), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955,1976). (sử dụng sơ đồ
thời gian)
- Mục tiêu to lớn : Song tất cả chỉ có một mục đích duy nhất là một tổ chức
chính trị xã hội rộng lớn, cùng phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc, Thống
nhất của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.
b) Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất :
Gồm có 3 nguyên tắc :
Nguyên tắc 1 (nguyên tắc cốt lõi) : Xây dựng trên nền tảng liên minh công -
nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên
minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Công - nông là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi của cải cho xã hội, lại bị
áp bức, bóc lột nặng nề hơn hết nên họ có chí khí cách mạng bền bỉ hơn mọi
tầng lớp khác.
- Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là 1 thành viên vừa là lực lượng lãnh đạo
Mặt trận dân tộc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thể hiện ở khả năng nắm
bắt thực tiễn, phát hiện quy luật vận động của lịch sử, để đề ra đường lối,
phương pháp cách mạng phù hợp.
Nguyên tắc 2 : Hoạt đông theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ
- Mặt trận là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, bao gồm nhiều giai cấp, tầng
lớp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc với nhiều lợi ích khác nhau, thậm chí đối
lập nhau.
- Hiệp thương dân chủ : mọi vấn đề phải được đem ra để tất cả các thành
viên cùng bàn bạc để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ
hình thức.
- Phải làm cho các thành viên trong Mặt trận thấm nhuần tư tưởng, đặt lợi
ích chung lên trên hết, trước hết. Những lợi ích riêng chính đáng phù hợp
với lợi ích chung của đất nước phải được tôn trọng. Những lợi ích riêng
không phù hợp sẽ dần dần được giải quyết cùng với tiến trình chung của
cách mạng thông qua lợi ích chung.
Nguyên tắc 3 : Đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân
ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Trước tiên là bàn bạc, hiệp thương dân chủ để thu hẹp những nhân tố khác
biệt, cục bộ. Sau đó là hướng đến lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái
khác biệt. Chủ tịch HCM cũng nêu rõ quan điểm “Đoàn kết phải gắn bó với
đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết”.
- “Đặt 1 câu hỏi cho lớp”.

You might also like