Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI GIỮA KỲ
HỌC PHẦN KINH TẾ LƯỢNG

Đề tài: Ảnh hưởng của độ tuổi và giáo dục tới hành vi


ngoại tình. Vai trò điều tiết của giới tính

Nhóm 6
Lớp: KTE309(2.2/2021).9
GVHD: TS. Chu Thị Mai Phương

Danh sách thành viên nhóm:


Họ và tên MSV
Vũ Đức Bình 1911110059
Đặng Thanh Hoàn 1912210066
Lê Thanh Mạnh 1911110262
Nguyễn Thị Thúy Nga 1913310089
Nguyễn Thị Yến Nhi 1913310095

Tháng 6, 2021
MỤC LỤC
Tóm tắt ................................................................................................................................ 1
1. Giới thiệu ........................................................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................... 3
2.1. Tuổi .......................................................................................................................... 3
2.2. Giáo dục ................................................................................................................... 4
2.3. Vai trò điều tiết của giới tính .................................................................................. 5
2.4. Các yếu tố khác ....................................................................................................... 5
3. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................ 7
3.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................................. 7
3.2. Mô hình lý thuyết .................................................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 8
4.1. Thu thập dữ liệu ...................................................................................................... 8
4.2. Các biến số............................................................................................................... 8
4.3. Phương pháp ước lượng ........................................................................................ 11
4.4. Phương pháp kiểm định ........................................................................................ 11
5. Kết quả nghiên cứu....................................................................................................... 12
5.1. Thống kê mô tả ...................................................................................................... 12
5.2. Kết quả ước lượng ................................................................................................. 16
6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 20
7. Kết luận và khuyến nghị .............................................................................................. 21
7.1. Kết luận .................................................................................................................. 21
7.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu, khắc phục ........................................................... 22
Dữ liệu....................................................................................................................... 22
Hướng tiếp cận ......................................................................................................... 22
Mô hình ..................................................................................................................... 22
Bối cảnh .................................................................................................................... 23
8. Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 23
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 1. Mô tả các biến được xây dựng từ kết quả khảo sát ............................................ 9
Bảng 2. Liên hệ các biến trong mô hình lý thuyết với mô hình thực nghiệm .............. 10
Bảng 3. Thống kê mô tả mẫu dữ liệu theo mức độ hạnh phúc và tình trạng có con .... 12
Bảng 4. Thống kê mô tả các biến .................................................................................... 14
Bảng 5. Ma trận tương quan giữa các biến ..................................................................... 16
Bảng 6. Kết quả ước lượng và kiểm định ....................................................................... 19
Bảng 7. Kết quả ước lượng mô hình cuối cùng .............................................................. 20

Hình 1. Phân bố tần số theo nhóm tuổi và giới tính ....................................................... 12


Hình 2. Phân bố tần số theo số năm kết hôn và tình trạng có con ................................. 12
Hình 3. Phân bố tần số theo mức độ sùng giáo và giới tính .......................................... 13
Hình 4. Phân bố tần số theo nghề nghiệp ........................................................................ 13
Hình 5. Tương quan giữa các biến .................................................................................. 15
Hình 6. Đồ thị phần dư và giá trị kỳ vọng ...................................................................... 17
Hình 7. Đồ thị phần dư và giá trị kỳ vọng dựa vào phân phối chuẩn............................ 17
Hình 8. Đồ thị biểu diễn căn số phần dư chuẩn và giá trị kỳ vọng ............................... 17
Hình 9. Đồ thị biểu diễn phần dư chuẩn và Leverage .................................................... 17
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Họ và tên Mã sinh viên Mức độ hoàn thành công việc


Vũ Đức Bình 1911110059 90%
Đặng Thanh Hoàn 1912210066 100%
Lê Thanh Mạnh 1911110262 92%
Nguyễn Thị Thúy Nga 1913310089 90%
Nguyễn Thị Yến Nhi 1913310095 90%
Ảnh hưởng của độ tuổi và giáo dục tới hành vi ngoại tình. Vai trò
điều tiết của giới tính

Ngày gửi: 27/6/2021 Đặng Thanh Hoàn1, Lê Thanh Mạnh, Vũ Đức Bình2, Nguyễn
Ngày chấp nhận: Thị Thúy Nga, Nguyễn Thị Yến Nhi3
1
Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngoại thương, Việt
Nam
2
Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại thương,
Việt Nam
3
Khoa Tài chính – Ngân hàng, Đại học Ngoại thương, Việt
Nam

Tóm tắt
Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm tác giả tập trung vào tìm hiểu mối quan
hệ ảnh hưởng của độ tuổi, giáo dục và vai trò điều tiết của giới tính đến hành vi ngoại
tình. Kế thừa mô hình được xây dựng trên lý thuyết ích lợi của Fair (1978), kết hợp với
kết luận từ các nghiên cứu đi trước, một mô hình hồi quy đa biến được xây dựng và ước
lượng, sử dụng bộ dữ liệu thu thập bởi Psychology Today (1969). Kết quả nghiên cứu
chỉ ra, độ tuổi không có ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình, trong khi đó, tương tác giữa
giới tính và giáo dục có ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình. Giáo dục, nhìn chung, làm
giảm hành vi ngoại tình, mức giảm này mạnh hơn ở nam giới. Cụ thể: Số năm đi học
tăng thêm 1 làm giảm 3.108 lần (với nam) và giảm 0.144 lần (với nữ). Ngoài ra, chúng
tôi còn đạt được nhiều phát hiện khác liên quan đến mức độ ảnh hưởng của số năm kết
hôn, mức độ hạnh phúc trong hôn nhân và lịch sử ngoại tình đến tần suất ngoại tình
của một cá nhân. Bài nghiên cứu còn nhiều hạn chế, song nhóm nghiên cứu kỳ vọng bài
có đóng góp tích cực vào tình hình các nghiên cứu chung cùng chủ đề này.

Từ khóa: ngoại tình, bội tín, tuổi, giáo dục, giới tính, điều tiết, tương tác, quan hệ ngoài
hôn nhân, hồi quy đa biến

1. Giới thiệu
Sự bội tín được được nghĩa là hành vi vi phạm hợp đồng giả định hoặc được
tuyên bố về độc quyền tình cảm hoặc tình dục (Weeks G, Gambescia N, Jenkins R.,
2004). Hành động tình cảm, tình dục bí mật giữa một trong hai đối tác trong quan hệ
hôn nhân với một đối tác thứ ba, được biết đến là ngoại tình trong Tiếng Việt hoặc
extramarital affairs (đôi khi là adultery) trong Tiếng Anh – một trường hợp điển hình
về sự vi phạm nói trên, thường dẫn tới sự hoài nghi, mất niềm tin, thậm chí là đe dọa
đổ vỡ hôn nhân (Fife ST, Weeks GR, Gambescia N., 2008).
Tại hầu hết các quốc gia ủng hộ quan điểm hôn nhân một vợ một chồng, cá
nhân có hành vi ngoại tình không chỉ chịu nhiều chỉ trích từ xã hội mà còn chịu sự xử
lý nghiêm khắc từ luật pháp. Tại Mỹ, tùy theo từng bang, ngoại tình có thể dẫn đến mức

1
phạt tiền từ 10 đến 500 USD, cao nhất lên tới 10 000 USD (bang Wisconsin). Ngoài ra,
những kẻ không chung thủy còn có thể đối diện với mức phạt tù không dưới 1 năm (tại
các bang New York, Maryland, Florida, Alabama, Illinois) hoặc cao nhất lên đến 5 năm
(bang Oklahoma). Ở Phillipines, mức phạt tù đối với hành vi lừa dối bạn đời (ngoại
tình) có sự khác biệt giữa phụ nữ (tối đa 6 năm) và đàn ông (cao nhất 4 năm 6 tháng).
Tại Indonesia, theo quy định của đạo Hồi, tôn giáo chính tại đây, người phản bội bạn
đời sẽ ngồi bóc lịch 9 tháng nếu bị phát hiện (Thy, 2020). Tại Việt Nam, theo điều 182
Bộ Luật Hình sự 2015, người phạm tội ngoại tình sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không
giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nghiêm trọng hơn thì bị phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Các chủ đề liên quan đến hành vi ngoại tình, quan hệ ngoài hôn nhân cũng nhận
được nhiều sự chú ý từ giới học thuật. Mặc dù hậu quả của hành vi ngoại tình là nghiêm
trọng, trong các báo cáo của Kinsey về hành vi tình dục (1948, 1953), có tỷ lệ cao (33%
nam giới và 20% nữ giới) thừa nhận có mối quan hệ ngoài hôn nhân. Các nghiên cứu
tương tự được thực hiện tại Cộng hòa Czech bởi Weiss và Zverina (2001) chỉ ra tỷ lệ
66% nam giới đã lập gia đình có quan hệ bất chính với người khác giới không phải vợ
mình (64% năm 1993 và 63% năm 1998). Với phụ nữ, tỷ lệ này là 46%. Kết quả là,
trong giai đoạn từ 1960 đến 2007, mặc dù tỷ lệ li hôn do ngoại tình ở cả nam và nữ tuy
có giảm, song, ngoại tình vẫn chiếm tỷ lệ từ 3,3 đến 5,2% trong số các nguyên nhân
quan trọng hàng đầu dẫn tới ly hôn, bên cạnh nguyên nhân lớn nhất là sự khác biệt về
tính cách, quan điểm và mối quan tâm (chiếm từ 25% đến 65%) (Irena Loudova, 2013).
Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi
trường (iSEE) được công bố trong tọa đàm ngày 25/6/2015 tại Hà Nội về “các giá trị
cốt lõi và thách thức của các loại hình gia đình đương đại Việt Nam”, iSEE nhận thấy
ngoại tình đang là một trong 3 vấn đề lớn nhất của gia đình Việt ((iSEE), 2015). Trên
thế giới, tỷ lệ ngoại tình trong hôn nhân của mười quốc gia cao nhất trải dài từ 36 đến
51% (McCarthy, 2016).
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình cũng được nhiều nhà nghiên cứu
xem xét, tập trung làm rõ khả năng và mức độ tác động. Nhiều nghiên cứu đã đi đến
thống nhất về khả năng tác động lên hành vi ngoại tình của một số yếu tố như tuổi, mức
độ hạnh phúc, mức độ sùng giáo (Fair, 1978) (Arezoo Haseli, 2019) (Bruce Elmslie,
2008), song, những mâu thuẫn trong các kết luận về ảnh hưởng của một số biến như
giáo dục, giới tính vẫn tồn tại (Fair, 1978) (Buss, David M., 1994). Đáng chú ý, mặc dù
yếu tố độ tuổi được nhiều tác giả khẳng định có quan hệ giải thích cho hành vi ngoại
tình, bản chất mối quan hệ này vẫn chưa được làm rõ. Ngoài ra, ảnh hưởng tương tác
giữa giới tính và giáo dục lên hành vi ngoại tình cũng chưa được xem xét, trong khi sự
khác biệt giữa giáo dục phân theo giới tính đã được chứng minh (Abhijit Vinayak
Banerjee, 2019).
Đứng trước thực trạng đó, trong phạm vi bài nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ
tập trung vào: (1) kiểm tra khả năng ảnh hưởng của độ tuổi, giáo dục và tương tác giữa
giới tính và giáo dục đến hành vi ngoại tình của người vợ/chồng trong mối quan hệ hôn

2
nhân được thừa nhận chính thức và (2) ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó.
Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
- Mô tả, phân tích tình hình các nghiên cứu có liên quan đến hành vi ngoại
tình hoặc không chung thủy trong hôn nhân;
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ngoại
tình, trong đó chú trọng tới yếu tố về độ tuổi, giáo dục và tương tác giữa
giới tính và giáo dục;
- Thông qua kết quả đo lường kết luận về ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố kỳ vọng đến hành vi ngoại tình, từ đó đưa ra các đề xuất
phù hợp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tuổi
Tuổi đã được phát hiện và chứng minh là một trong những nhân tố dự báo về
tình dục (Kimuna, S. R., & Djamba, Y. K, 2005) và ngoại tình (Wiederman, 1997) qua
phần lớn các nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác nhau như Bangladesh (Yahan, 2017),
Mexico (Julie Pulerwitz, 2001), Nigeria (Kola Oyediran, 2003), Zambia (Kimuna, S.
R., & Djamba, Y. K, 2005) và Hong Kong (C.Simon Fan, 2004)… Tuy nhiên, cách thức
tuổi tác động lên quyết định ngoại tình vẫn chưa thực sự được thống nhất, chủ yếu xoay
quanh tính chất tuyến tính hay phi tuyến tính của mối quan hệ này.
Trên nền tảng lý thuyết ích lợi, nghiên cứu “So, what did you do last night? –
The economics of Infidelity” (Bruce Elmslie, 2008) tập trung vào sự khác biệt trong
hành vi lừa dối bạn đời giữa nam và nữ. Các kiến thức về sinh học tiến hóa được khai
thác và kết hợp nhuần nhuyễn giúp phát triển lý thuyết và xác định mối quan hệ kỳ vọng
giữa nhân tố hành vi và quyết định ngoại tình. Chẳng hạn, phụ nữ cần các mối quan hệ
ngoài hôn nhân để cải thiện gen cho con cháu của mình, do đó, họ có thể ngoại tình nếu
họ có “giống tốt” (nguyên bản: fertile). Với nam giới, họ có thể tiếp tục các mối quan
hệ ngoài hôn nhân suốt cuộc đời. Do đó, hạn chế về thể lực và sức khỏe (được đo lường
bằng độ tuổi) được kỳ vọng có mối quan hệ hình chữ U ngược với hành vi ngoại tình.
Kết quả, mối quan hệ giữa tuổi, mức độ hạnh phúc trong hôn nhân đối với hành vi ngoại
tình tiếp tục được củng cố. Quan hệ giữa tuổi và vấn đề ngoại tình được chứng minh là
quan hệ phi tuyến tính (Bruce Elmslie, 2008). Cụ thể hơn, trong Nonparametric: Theory
and Practice (Qi Li, 2007), tác giả khẳng định quan hệ giữa tuổi tác và số lần ngoại tình
là không tuyến tính, trong đó có tác động mạnh với độ tuổi trẻ hơn và có xu hướng giảm
với người trên mức 40 tuổi.
Cùng trên nền tảng lý thuyết ích lợi nhưng nghiên cứu “A Theory of
Extramarital Affairs” (Fair, 1978) tiếp cận biến tuổi trong quan hệ tuyến tính của mô
hình tối ưu hóa ích lợi trong điều kiện ràng buộc ngân sách. Với giả định con người yêu
thích sự đa dạng, tác giả ngầm giải thích rằng: khoảng thời gian đầu tiên khi mới cưới
(tương ứng với độ tuổi thấp), ích lợi có được từ bạn đời là cao nhất, do đó, một cá nhân
ít có khả năng ngoại tình hơn. Tỷ lệ ngoại tình sẽ tăng lên khi ích lợi đạt được bên bạn
đời giảm dần và tuổi tăng lên. Kết quả ước lượng từ mô hình thực nghiệm ở phần sau

3
của bài nghiên cứu không ủng hộ cho mối quan hệ tuyến tính giữa tuổi và số lần ngoại
tình này, song cũng không khẳng định khả năng tồn tại của một quan hệ phi tuyến như
nghiên cứu đề cập ở trên (Fair, 1978).
Do đó, để khẳng định lại mối quan hệ giữa tuổi và hành vi ngoại tình, trên cơ
sở kiến thức sinh học về tuổi (Buss, David M., 1994) và kết luận từ các nghiên cứu kể
trên, chúng tôi đề xuất giả thuyết:
H1: Tuổi có quan hệ phi tuyến tính với hành vi ngoại tình.
2.2. Giáo dục
Giáo dục, bằng cách này hay cách khác, có ảnh hưởng tích cực đến con người
trên cả phạm vi cá nhân và toàn xã hội (Abhijit Vinayak Banerjee, 2019). Giáo dục
không chỉ trực tiếp giúp một cá nhân nâng cao khả năng tư duy, đào sâu kiến thức, rèn
luyện kỹ năng (Wal, 2018) mà còn là động lực thúc đẩy hành vi tích cực, hợp đạo đức
của con người và giảm thiểu hành vi sai trái (trong đó có ngoại tình) (Kanka Mallick,
1998). Vì lẽ đó, mặc dù không nhiều nghiên cứu được thực hiện về hành vi quan hệ bất
chính ngoài hôn nhân nhưng trong hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện, yếu tố
giáo dục đều được đưa vào đánh giá và đo lường.
Khi được xem xét trong mối quan hệ với hành vi không chung thủy trong hôn
nhân, yếu tố giáo dục có thể được lượng hóa và thể hiện dưới biến số năm đi học (Fair,
1978), hoặc trình độ học vấn (Fair, 1978) (Kuroki, 2012) (Kola Oyediran, 2003). Tuy
nhiên, dù các mô hình được ước lượng với loại biến số giáo dục nào, các nghiên cứu
vẫn chưa đi đến một liên hệ nhất quán giữa giáo dục và ngoại tình (Kola Oyediran,
2003) (Arezoo Haseli, 2019).
Năm 1978, trong nghiên cứu “A Theory of Extramarital”, Fair kỳ vọng giáo
dục sẽ tác động đến lương và từ đó ảnh hưởng lên số lượng hàng hóa được tiêu dùng
bởi cả cá nhân ngoại tình và tình nhân của họ. Khi số lượng hàng hóa được tiêu dùng
tăng lên trong phạm vi nhất định, tổng ích lợi sẽ tăng lên, thúc đẩy hành vi ngoại tình
của con người. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm từ mô hình Tobit của tác giả chỉ ra điều
ngược lại: Giáo dục không ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình của một cá nhân, bên cạnh
các yếu tố như giới tính, nghề nghiệp hay số con (Fair, 1978). Các kết luận tương tự
cũng được chỉ ra trong các nghiên cứu của “Wealth and extramarital sex among men
in Zambia” (Kimuna, S. R., & Djamba, Y. K, 2005), “Extramarital Affairs, Marital
Satisfaction and Divorce: Evidence from Hong Kong” (C. Simon Fan, 2004),…
Kết luận trên trái ngược với các kết luận được rút ra trong Redbook (Buss,
David M., 1994), “Extrarelational Sex Among Mexican Men and Their Partners’ Risk
of HIV and Other Sexually Transmitted Diseases” (Julie Pulerwitz, 2001), “Prevalence
of and Factors Associated with extramarital sex among Nigerian men” (Kola Oyediran,
2003) và “Your cheatin’ heart: joint production, joint consumption and the likelihood
of extramarital sex” (Brooks, 2012)… về giáo dục, đặc biệt là giáo dục trình độ cao,
rằng giáo dục có ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình.

4
Sự mâu thuẫn giữa kết luận về khả năng ảnh hưởng của giáo dục lên quyết định
ngoại tình từ các nghiên cứu đã tạo ra một lỗ hổng nghiên cứu cần được giải quyết. Bản
thân nhóm tác giả, dựa trên cơ sở nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của giáo dục đến
hành vi con người (Kanka Mallick, 1998), đề xuất giả thuyết:
H2: Giáo dục có ảnh hưởng âm lên hành vi ngoại tình.
2.3. Vai trò điều tiết của giới tính
Giới tính là một yếu tố thuộc nhóm nhân khẩu học và xuất hiện trong các nghiên
cứu về hành vi ngoại tình trong vai trò biến kiểm soát như “Religiousness and Infidelity:
Attendance, but not Faith and Prayer, Predict Marital Fidelity” (David C. Atkins,
2008), “A Theory of Extramarital Affairs” (Fair, 1978), “Extramarital Affairs, Marital
Satisfaction and Divorce: Evidence from Hong Kong” (C. Simon Fan, 2004),
“Opposite-sex coworkers and marital infidelity” (Kuroki, 2012)… nhằm đo lường sự
khác biệt trong hành vi ngoại tình giữa nam và nữ, hoặc trong cơ sở lý thuyết về sinh
học (rằng: nam và nữ hành xử không giống nhau đối với hành vi ngoại tình) nhằm xây
dựng mô hình nghiên cứu (Bruce Elmslie, 2008). Tuy vậy, các nghiên cứu trong chủ đề
này hầu như chưa tập trung vào khả năng tương tác giữa các yếu tố ảnh hưởng (mà chỉ
hướng tới đo lường ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố với kết quả đầu ra), bất kể
những gợi ý từ bằng chứng nghiên cứu và thống kê.
Với kỳ vọng sẽ lấp đầy phần nào khoảng trống nghiên cứu đó, trên cơ sở kết
luận và thực trạng mối quan hệ giữa giới tính và giáo dục (tỉ lệ nhập học theo giới tính
có sự chênh lệch lớn) được chỉ ra trong “The impact of gender inequality on income in
Africa and the Middle East” (Mina Baliamoune–Lutz, 2014), chúng tôi đề xuất giả
thuyết:
H3: Tồn tại tương tác giữa giới tính và giáo dục ảnh hưởng lên hành vi ngoại
tình trong hôn nhân.
2.4. Các yếu tố khác
Bên cạnh tuổi, giáo dục và giới tính, các nghiên cứu về chủ đề ngoại tình cũng
tập trung vào nhiều yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến hành vi không chung thủy
trong hôn nhân. Các yếu tố đã được khẳng định có quan hệ tác động đến hành vi ngoại
tình chủ yếu được phân loại thuộc 3 nhóm với phạm vi ảnh hưởng khác nhau: các biến
về nhân khẩu học (bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, mức độ sùng giáo…) ảnh
hưởng đến việc tham gia ngoại tình (Mbago MC, 2010) (Burdette AM, 2007), các biến
ảnh hưởng hành vi (mật độ dân số, giới tính, bối cảnh xã hội, tương tác liên nhân…)
ảnh hưởng hỗn hợp và các biến khác (địa vị xã hội, sự không thỏa mãn…) ảnh hưởng
đến cường độ hành vi ngoại tình (Burdette AM, 2007).
Tổng hợp kết quả các nghiên cứu đối với một số biến phổ biến cho thấy, mức
độ hạnh phúc của hôn nhân, tuổi, số năm kết hôn và mức độ sùng giáo được chứng minh
có ý nghĩa giải thích về hành vi ngoại tình (Fair, 1978). Tuy vậy, thực trạng kết quả các
nghiên cứu cũng chỉ ra những lỗ hổng và kết luận chưa thực sự được ủng hộ: liệu rằng
mối quan hệ giữa tuổi và hành vi ngoại tình là tuyến tính hay phi tuyến, giáo dục có ảnh

5
hưởng đến hành vi ngoại tình (Bruce Elmslie, 2008) hay không ảnh hưởng… Tất cả đòi
hỏi thêm nghiên cứu chuyên sâu hơn để khẳng định.
Như vậy, với mục đích xác định và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đặc
điểm cá nhân tới hành vi ngoại tình, trong giới hạn về khả năng và năng lực của nhóm
nghiên cứu, chúng tôi kế thừa có điều chỉnh mô hình lý thuyết của Fair (1978) để ước
lượng mô hình hồi quy đa biến (mặc cho quan điểm trái chiều về cách tiếp cận một
chiều trong nghiên cứu này được trình bày ngay dưới đây) để giải quyết mâu thuẫn
trong kết luận và để khẳng định mối quan hệ đã phát hiện trong các nghiên cứu (như đã
phân tích trên). Một số câu hỏi nghiên cứu chúng tôi đặt ra là:
RQ1: Tuổi có mối quan hệ như thế nào với hành vi ngoại tình?
RQ2: Giáo dục có ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình hay không?
RQ3: Nếu giáo dục có ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình, ảnh hưởng đó như
thế nào?
RQ4: Tương tác giữa giới tính và giáo dục có ảnh hưởng lên hành vi ngoại tình
hay không?
RQ5: Nếu tồn tại ảnh hưởng của tương tác giữa giới tính và giáo dục lên hành
vi ngoại tình, ảnh hưởng đó như thế nào?
Ngoài ra, xoay quanh vấn đề nghiên cứu còn tồn tại các quan điểm khác nhau
về cách tiếp cận xác định khung và mô hình nghiên cứu, bên cạnh cách tiếp cận trực
tiếp như của Fair. Việc tiếp cận vấn đề từ các đặc điểm đơn lẻ, rời rạc như trong các
nghiên cứu của Fair và các nghiên cứu tương tự là cách tiếp cận một chiều (Griffore RJ,
2009), do đó chưa phản ánh được đầy đủ bản chất tương tác hoặc quá trình cá nhân ra
quyết định ngoại tình: Sự không tương thích về các đặc điểm giữa các cá nhân, chẳng
hạn như các yếu tố xã hội học, tính cách, phong cách gắn bó và các giá trị tình dục, ảnh
hưởng đến hành vi không chung thủy hơn là bản thân các tính cách cá nhân. Điều quan
trọng các tác giả nhấn mạnh là sự tương hợp của một cặp vợ chồng phải được xem xét
trước khi bắt đầu một mối quan hệ độc quyền, chẳng hạn như hôn nhân (Arezoo Haseli,
2019). Quan điểm khác lại cho rằng, “sự bội tín không phải là nguyên nhân chính thực
sự mà chỉ là hệ quả của một hay nhiều nguyên nhân khác nảy sinh trong hôn nhân, thậm
chí trước cả hôn nhân” (Havlicek, 1992, p.79). Từ đó, chúng tôi nghi ngờ tuổi tác và
giáo dục có thể tồn tại mối quan hệ tác động trực tiếp lên một (hoặc một số) biến trung
gian khác ảnh hưởng lên hành vi ngoại tình. Ngoài ra, tuổi tác và giáo dục cũng có thể
giữ vai trò điều tiết trong quá trình tác động của một biến độc lập khác lên hành vi ngoại
tình của một cá nhân. Tuy nhiên, trong giới hạn của phạm vi nghiên cứu, vai trò của
biến tuổi và giáo dục sẽ được xem xét trong quan hệ tác động độc lập tới biến đo lường
về hành vi ngoại tình. Nhóm tác giả kỳ vọng sẽ đi sâu hơn vào các vai trò khác của biến
tuổi và giáo dục trong các nghiên cứu tiếp theo.

6
3. Cơ sở lý thuyết
3.1. Các khái niệm cơ bản
Ngoại tình
Ngoại tình là hành vi bội tín với bạn đời của mình, thường liên quan đến các
vấn đề tình dục với đối tác thứ ba. Về mặt đạo đức, ngoại tình là hành vi không phù
hợp.
Tuổi
Các trải nghiệm, kỹ năng, các chức năng tình dục, động lực của mỗi người thay
đổi ở mỗi độ tuổi khác nhau, kể cả khi môi trường sống tương đối không thay đổi (Zayas
V, 2002). Tuổi có thể ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình thông qua mức độ ham muốn:
khi đạt đến một độ tuổi nhất định, ham muốn tình dục giảm xuống (Buss, David M.,
1994).
Giáo dục
Giáo dục, thông qua hoạt động học tập tại trường lớp, cung cấp tri thức và phát
triển hệ thống thế giới quan của con người, trong đó có giáo dục về đạo đức hành vi
(những điều được và không được làm). Giáo dục vì thế có khả năng thay đổi động lực
của cá nhân đối với các hành vi ngoại tình (vốn được xem là trái đạo đức) (Kanka
Mallick, 1998).
Vai trò điều tiết của giới tính
Giới tính là khái niệm hàm chứa các đặc điểm sinh học của giới (tính cách, thể
lực, tư tưởng…) và cả các áp lực xã hội như kỳ thị, phân biệt giới.
Giới tính khác nhau có ảnh hưởng lên hành vi ngoại tình (Bruce Elmslie, 2008)
(Buss, David M., 1994), hoặc tương tác với giáo dục để ảnh hưởng lên hành vi ngoại
tình. Như vậy, với sự khác biệt trong giới tính, tương ứng với sự khác biệt trong giáo
dục, hành vi ngoại tình có thể thay đổi.
3.2. Mô hình lý thuyết
Cơ sở lý thuyết nhóm nghiên cứu sử dụng để xây dựng và ước lượng mô hình
được kế thừa từ nghiên cứu “A Theory of Extramarital Affairs” (Fair, 1978), được xây
dựng trên nền tảng lý thuyết ích lợi trong kinh tế học vi mô cùng giả định: Con người
yêu thích sự đa dạng. Khi đó: Theo lý thuyết về ích lợi, ích lợi cao hơn thúc đẩy con
người hành động. Theo giả định, một cá nhân đã kết hôn sẽ có được tổng ích lợi lớn
hơn khi ngoại tình.
Mô hình lý thuyết
Trên cơ sở đó, hàm tổng ích lợi cá nhân i được xây dựng và biểu diễn lần lượt
bởi hàm ích lợi mà cá nhân đó có được từ các mối quan hệ với bạn đời của mình (U1)
và với tình nhân (U2).
𝑈 = 𝑈1 + 𝑈2

7
Hàm ích lợi U1 được xác định bởi thời gian dành cho bạn đời (t1), thời gian bạn
đời dành cho cá nhân i (ts), số đơn vị hàng hóa được tiêu thụ trong mối quan hệ giữa i
và bạn đời (x1), E1 đại diện cho tất cả các yếu tố còn lại có ảnh hưởng đến U1 nhưng
chưa được đề cập trong mô hình. Tương tự, hàm ích lợi U2 là hàm của thời gian cá nhân
i dành cho tình nhân (t2), thời gian tình nhân dành cho cá nhân i (tp), số đơn vị hàng hóa
được tiêu thụ trong mối quan hệ giữa cá nhân i và tình nhân (x2), E2 đại diện cho tất cả
các yếu tố khác có ảnh hưởng đến U2 nhưng chưa được đề cập đến trong mô hình.
𝑈1 = 𝑓(𝑡1 , 𝑡𝑠 , 𝑥1 , 𝐸1 )
𝑈2 = 𝑔(𝑡2 , 𝑡𝑝 , 𝑥2 , 𝐸2 )
Cụ thể hơn, lượng hàng hóa được tiêu thụ trong mối quan hệ với bạn đời (x1)
có thể được phân tích thành tổng của lượng hàng hóa được tiêu thụ bởi cá nhân i (x1i)
và lượng hàng hóa được tiêu thụ bởi bạn đời (x1s). Tương tự đối với x2.
𝑥1 = 𝑥1𝑖 + 𝑥1𝑠
𝑥2 = 𝑥2𝑖 + 𝑥2𝑝
Ngoài ra, với giả định một cá nhân đã kết hôn có thể tham gia vào 3 loại hoạt
động: với bạn đời (ứng với thời gian t1), với tình nhân (ứng với thời gian t2), với công
việc (ứng với khoảng thời gian t3), ta có: 𝑇 = 𝑡1 + 𝑡2 + 𝑡3 , với T là tổng thời gian hoạt
động (total available time).
Khi đó, việc ra quyết định ngoại tình của cá nhân i là việc cá nhân này ra quyết
định tối ưu hóa tổng ích lợi của mình có được bên bạn đời (U1) và bên tình nhân (U2)
trong điều kiện ràng buộc của tổng lương (w) và thu nhập ngoài lao động (V). Cá nhân
này chỉ có thể kiểm soát các yếu tố t1, t2, x1i, x2i, các yếu tố còn lại được xác định là các
yếu tố ngoại sinh. Bài toán tối ưu hóa ích lợi được đặt ra sẽ là:
𝑤(𝑇 − 𝑡1 − 𝑡2 ) + 𝑉 = 𝑝(𝑥1𝑖 + 𝑥2𝑖 )
Trong đó: p là giá hàng hóa, w là mức lương của i, V là thu nhập ngoài lao động
của i.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được tải xuống từ trang web:
http://fmwww.bc.edu/ec-p/data/wooldridge/affairs.dta. Bộ dữ liệu này bao gồm 601
quan sát đã được mã hóa từ kết quả của cuộc khảo sát chọn mẫu ngẫu nhiên được thực
hiện vào tháng Bảy, năm 1969 bởi Psychology Today. Chỉ những người đã kết hôn và
kết hôn lần đầu tiên mới đủ điều kiện tham gia vào khảo sát.
4.2. Các biến số
Từ bộ dữ liệu đã thu thập với 19 biến số, chúng tôi xây dựng các biến như mô
tả trong bảng 1 dưới đây. Cột giá trị các biến được thêm vào nhằm mô tả thông tin bộ

8
dữ liệu, chúng tôi không thực hiện xây dựng mới nội dung này. Cột loại biến thể hiện
kỳ vọng của nhóm nghiên cứu đối với mô hình đang xây dựng.
Bảng 1. Mô tả các biến được xây dựng từ kết quả khảo sát

Ký hiệu Mô tả Giá trị các biến Loại biến


male Giới tính 1 = Nam; Biến giả
0 = Nữ
age Số năm tuổi 17.5 = Dưới 20; 22 = Từ 20 – 24; Biến độc lập
27 = Từ 25 – 29; 32 = Từ 30 – 34;
37 = Từ 35 – 39; 42 = Từ 40 – 44;
47 = Từ 45 – 49; 52 = Từ 50 – 54;
57 = Từ 55 trở lên
yrsmarr Số năm kể từ .125 = Nhỏ hơn hoặc bằng 3 tháng; Biến độc lập
khi kết hôn .417 = Từ 4 – 6 tháng; .75 = Từ 6 tháng
– 1 năm; 1.5 = Từ 1 – 2 năm; 4 = Từ 3
– 5 năm; 7 = Từ 6 – 8 năm; 10 = Từ 9 –
11 năm; 15 = Từ 12 năm trở lên
kids Đã có ít nhất 1 = Có con; Biến giả
một con 0 = Chưa có con
relig Mức độ sùng 5 = Rất tôn sùng; Biến độc lập
giáo 4 = Phần nào sùng giáo;
3 = Tôn sùng chút ít;
2 = Không tôn sùng chút nào;
1 = Phản đối
educ Số năm đi 9 = trung học cơ sở; 12 = tốt nghiệp Biến độc lập
học trung học; 14 = đang học Cao đẳng, Đại
học; 16 = tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học;
17 = một vài công trình sau Đại học; 18
= bằng Thạc sỹ; 20 = Tiến sỹ hoặc các
bằng cấp cấp cao khác.
occup Nghề nghiệp Từ 1 – 7, theo thang đo Hollingshead Biến độc lập
(đánh số ngược): 1 = Công nhân không
có tay nghề; 2 = Người vận hành máy,
công nhân bán lành nghề…; 3 =
Người có tay nghề cao…; 4 =
Nhân viên văn thư, bán hàng, kỹ thuật
viên…; 5 = Nhân viên hành chính…; 6
= Quản lý kinh doanh…; 7 = Giám đốc
cấp cao, chuyên gia đầu ngành…
ratemarr Mức độ hạnh 5 = Rất hạnh phúc; 4 = Hạnh phúc hơn Biến độc lập
phúc của hôn trung bình; 3 = Hạnh phúc trung bình; 2
nhân = Phần nào không hạnh phúc; 1 = Rất
không hạnh phúc

9
Ký hiệu Mô tả Giá trị các biến Loại biến
affair Đã từng 1 = Đã từng; Biến giả
ngoại tình 0 = Chưa từng
trong quá khứ
hay chưa
naffairs Số lần ngoại Biến phụ
tình trong thuộc
năm trước

Nguồn: Tổng hợp từ “A Theory of Extramarital Affairs” (Fair, 1978)


Dựa trên mục đích nghiên cứu, biến naffairs được chọn làm biến độc lập cho
mô hình thực nghiệm. Việc lựa chọn các biến giải thích để xây dựng mô hình được dựa
trên các cơ sở: (1) lý thuyết, (2) các kết luận từ các nghiên cứu đi trước, (3) mức độ
tương quan giữa các biến trong bảng 1 với biến phụ thuộc naffairs và (4) dự đoán (kỳ
vọng) của nhóm nghiên cứu.
Như đã phân tích trong phần 3, một cá nhân có thể tối đa hóa tổng ích lợi của
mình nhờ việc ngoại tình bằng cách thay đổi các yếu tố t1, t2, x1i, x2i. Do đó, bất kỳ biến
số nào được đề cập từ Bảng 1 được chứng minh có ảnh hưởng tới bốn yếu tố kể trên sẽ
được đưa vào mô hình hồi quy chúng tôi xây dựng (Xem Bảng 2). Kết quả của việc chọn
biến trên cơ sở đó đã được thực hiện trong bài nghiên cứu “A Theory of Extramarital
Affairs” (Fair, 1978), các biến được lựa chọn bao gồm: educ, occup, ratemarr và relig.
Các biến age, yrsmarr, kids cần được xem xét thêm.
Bảng 2. Liên hệ các biến trong mô hình lý thuyết với mô hình thực nghiệm

Tên biến Tên biến trong mô hình lý thuyết Kỳ vọng ảnh hưởng
thực nghiệm và kỳ vọng về mối quan hệ lên biến phụ thuộc naffairs
age E2 (−) (hoặc không) chưa rõ ràng
yrsmarr E1 (−) (hoặc không) (−) (hoặc không ảnh hưởng)
kids E1 (+) (hoặc không) (+) (hoặc không ảnh hưởng)
relig E2 (−) chưa rõ ràng, nhưng dường
như (−)
educ w (+) chưa rõ ràng
occup w (+) chưa rõ ràng
ratemarr E1 (+) (+)

(+): quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc, (−): quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc
Nguồn: Tổng hợp từ “A Theory of Extramarital Affairs” (Fair, 1978)
Vì tuổi tác được chứng minh có ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình (Bruce
Elmslie, 2008) (Buss, David M., 1994) nên biến age, age2 được đưa vào mô hình để

10
kiểm tra cụ thể mối quan hệ giữa biến độc lập này đến biến được giải thích naffairs.
Dựa trên hệ số tương quan giữa biến độc lập với các biến còn lại (xem bảng 5), nhóm
nghiên cứu kỳ vọng đưa biến affair vào mô hình với vai trò biến kiểm soát (biến giả).
Các biến giả khác bao gồm male, kids và biến tương tác male×educ cũng sẽ được sử
dụng.
Sau cùng, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình hồi quy đa biến tổng quát như sau:

𝑛𝑎𝑓𝑓𝑎𝑖𝑟𝑠 = 𝑓(𝑚𝑎𝑙𝑒, 𝑎𝑔𝑒, 𝑦𝑟𝑠𝑚𝑎𝑟𝑟, 𝑘𝑖𝑑𝑠, 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔, 𝑒𝑑𝑢𝑐, 𝑜𝑐𝑐𝑢𝑝, 𝑟𝑎𝑡𝑒𝑚𝑎𝑟𝑟,

𝑎𝑓𝑓𝑎𝑖𝑟, 𝑎𝑔𝑒 2 , 𝑚𝑎𝑙𝑒 × 𝑒𝑑𝑢𝑐)

4.3. Phương pháp ước lượng


Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường
(OLS) để ước lượng mô hình hồi quy đa biến dưới sự trợ giúp của phần mềm thống kê
R và Rstudio. Mặc dù biến phụ thuộc naffairs là biến đếm, song một mô hình tuyến tính
vẫn có thể được sử dụng để ước lượng xấp xỉ giá trị trung bình của biến phụ thuộc
(Wooldridge, 2015).
Trước tiên, một mô hình sẽ được ước lượng với các biến naffairs, yrsmarr,
relig, occup, ratemarr, male, kids và affair (Mô hình 1). Sau đó, lần lượt các biến educ,
age, age2 và male×educ sẽ được đưa thêm vào mô hình.
Mô hình chung:

𝑛𝑎𝑓𝑓𝑎𝑖𝑟𝑠 = 𝛽1 + 𝛽2 . 𝑦𝑟𝑠𝑚𝑎𝑟𝑟 + 𝛽3 . 𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔 + 𝛽4 . 𝑜𝑐𝑐𝑢𝑝 + 𝛽5. . 𝑟𝑎𝑡𝑒𝑚𝑎𝑟𝑟 + 𝛽6 . 𝑚𝑎𝑙𝑒


+ 𝛽7 . 𝑘𝑖𝑑𝑠 + 𝛽8 . 𝑎𝑓𝑓𝑎𝑖𝑟 + 𝛽9 . 𝑒𝑑𝑢𝑐 + 𝛽10 . 𝑎𝑔𝑒 + 𝛽11 . 𝑎𝑔𝑒 2
+𝛽12 . 𝑚𝑎𝑙𝑒 × 𝑒𝑑𝑢𝑐 + 𝑢𝑖

trong đó: 𝛽1 là hệ số chặn trong mô hình; 𝛽𝑖 (𝑖 = ̅̅̅̅̅̅


2, 12) là các hệ số hồi quy
riêng, ui đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến naffairs nhưng chưa được đề cập đến
trong mô hình. Ký hiệu tên và mô tả các biến được giải thích như trong Bảng 1.
4.4. Phương pháp kiểm định
Để đảm bảo các suy diễn thống kê từ mô hình là có giá trị, lần lượt các kiểm
định bao gồm kiểm định giả thiết OLS và kiểm định hệ số hồi quy sẽ được thực hiện
bằng phần mềm Stata. Kiểm định bỏ sót biến sẽ được thực hiện đầu tiên, theo sau là các
kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phân phối
chuẩn của nhiễu. Nếu phát hiện các khuyết tật liên quan, chúng tôi sẽ thực hiện khắc
phục trước khi thực hiện kiểm định hệ số hồi quy và suy diễn.

11
5. Kết quả nghiên cứu
5.1. Thống kê mô tả
Như được trình bày trong Bảng 4, tỷ lệ nam, nữ trong bộ dữ liệu tương đối đồng
đều với tỷ lệ lần lượt là 52.413 và 47.587%. Hầu hết những người trả lời khảo sát nằm
trong độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi, chiếm 78.701%. Độ tuổi trung bình của mẫu đạt
32.489 tuổi. Tỷ lệ giữa nam và nữ phân theo nhóm tuổi cũng khá cân bằng (xem Hình
2).

200
120
Frequency

Tần số
80

50 100
40

0
0

17.5 27 37 47 57 0.125 1.5 7 15

Age group Số năm kết hôn


Hình 1. Phân bố tần số theo nhóm tuổi và Hình 2. Phân bố tần số theo số năm
giới tính kết hôn và tình trạng có con
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Trong mẫu dữ liệu, tỷ lệ các cá nhân có thời gian chung sống kể từ khi kết từ
12 năm trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất (33.943%), theo sau là nhóm từ 3 – 5 năm (17.470%),
thấp nhất là nhóm mới kết hôn dưới 1 năm (khoảng 8.652%). Số năm kết hôn trung bình
của mẫu là 8.178 năm. Phần lớn mẫu (71.547%) đã có con, tập trung nhiều vào các
nhóm đã kết hôn từ lâu (xem Hình 1).
Mức độ tôn sùng giáo trung bình của mẫu là 3.116 chỉ mang ý nghĩa đại diện,
hàm ý rằng, nếu tất cả các cá nhân thuộc mẫu có cùng chung một mức độ sùng giáo, họ
đều tôn sùng chút ít. Thực tế, khoảng 35.275% không tôn sùng hoặc phản đối tôn giáo.
Xét theo giới tính, tỷ lệ nam, nữ khá cân bằng tại mọi mức độ khảo sát (xem Hình 3).
Bảng 3. Thống kê mô tả mẫu dữ liệu theo mức độ hạnh phúc và tình trạng có con

Có con Đã có con Chưa có con


Mức độ hạnh phúc Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Rất không hạnh phúc 13 3.023 3 1.754
Phần nào hạnh phúc 58 13.488 8 4.678
Hạnh phúc trung bình 69 16.047 24 14.035
Hạnh phúc trên trung bình 154 35.814 40 23.392
Rất hạnh phúc 136 31.628 96 56.140
430 100 171 100
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
12
Trong số 430 cá nhân đã có con
(chiếm 71.547% mẫu dữ liệu), đa phần
đều cảm thấy ít nhất hạnh phúc trung bình
trong đời sống hôn nhân (83.488%). Với

150
nhóm chưa có con, tỷ lệ cá nhân cảm thấy
hạnh phúc ít nhất trung bình thậm chí còn

Tần số
cao hơn, chiếm 93.567% (xem Bảng 3).

100
Sử dụng thang đo nghề nghiệp
Hollingshead làm cơ sở, mẫu dữ liệu

50
được mô tả với trình độ nghề nghiệp trung
bình là nhân viên văn thư, bán hàng và kỹ
thuật viên (giá trị trung bình: 4.195).

0
71.214% mẫu có trình độ nghề nghiệp là
trên lành nghề và đã qua đào tạo chuyên 1 2 3 4 5
môn. Số lượng các công nhân không có
tay nghề hoặc các công việc (nghề Mức độ sùng giáo
nghiệp) có mức trình độ tương đương
Hình 3. Phân bố tần số theo mức độ sùng giáo
chiếm tỷ lệ cao thứ 3, tương ứng hơn và giới tính
18.802%. Mô tả phân bố tần số theo trình
độ nghề nghiệp được thể hiện trong Hình 4.
Histogram of affairs$occup Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Ngoài ra, cũng trong mẫu


100 150 200

dữ liệu nghiên cứu, có gần 25% số


người thừa nhận từng ngoại tình ít
nhất một lần trong quá khứ. Số lần
ngoại tình trung bình trong năm
Tần số

trước của mẫu là 1.456 lần, cá biệt


có cá nhân trả lời đã ngoại tình ít
nhất 12 lần trong năm trước.
50
0

1 2 3 4 5 6 7

Nghề nghiệp

Hình 4. Phân bố tần số theo nghề nghiệp


Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

13
Bảng 4. Thống kê mô tả các biến

Giá trị Giá trị Giá trị Sai số


Số Tỷ lệ
Tiêu chí nhỏ lớn trung tiêu
lượng (%)
nhất nhất bình chuẩn
Giới tính 601 100 .476
Nam 286 52.413
Nữ 315 47.587
Độ tuổi 601 100 17.5 57 32.489 9.289
Dưới 20 6 .998
Từ 20 – 29 270 44.924
Từ 30 – 39 203 33.777
Từ 40 – 49 79 13.145
Từ 50 trở lên 43 7.155
Số năm kết hôn 601 100 .125 15 8.178 5.571
Dưới 1 năm 52 8.652
Từ 1 – 2 năm 88 14.642
Từ 3 – 5 năm 105 17.470
Từ 6 – 8 năm 82 13.644
Từ 9 – 11 năm 70 11.647
≥ 12 năm 205 33.943
Con cái 601 100 .715
Đã có con 430 71.547
Chưa có con 171 28.453
Mức độ sùng giáo 601 100 3.116
Rất tôn sùng 170 11.647
Phần nào sùng giáo 190 31.614
Tôn sùng chút ít 129 21.464
Không tôn sùng 164 27.288
Phản đối 48 7.987
Số năm đi học 601 100 9 20 16.166 2.403
(Trình độ học vấn)
THCS (9 năm) 7 1.165
THPT (12 năm) 44 7.321
Đang học Cao đẳng, Đại học 154 25.624
(14 năm)
Cử nhân (16 năm) 115 19.135
Một vài công việc sau Đại học 89 14.809
(17 năm)
Thạc sỹ (18 năm) 112 18.636
Tiến sỹ hoặc các bằng cấp 80 13.311
cấp cao khác (20 năm)
Nghề nghiệp 601 100 4.195
Công nhân không có tay nghề 113 18.802
Người vận hành máy, 13 2.163
công nhân bán lành nghề…

14
Giá trị Giá trị Giá trị Sai số
Số Tỷ lệ
Tiêu chí nhỏ lớn trung tiêu
lượng (%)
nhất nhất bình chuẩn
Người có tay nghề cao… 47 7.820
Nhân viên văn thư, bán
hàng, kỹ thuật viên… 68 11.314
Nhân viên hành chính…
Quản lý kinh doanh… 204 33.943
Giám đốc cấp cao, chuyên 143 23.794
gia đầu ngành… 13 2.163
Mức độ hạnh phúc hôn nhân 601 100 3.932
Rất không hạnh phúc 16 2.662
Phần nào không hạnh phúc 66 10.982
Hạnh phúc trung bình 93 15.474
Hạnh phúc trên trung bình 194 32.280
Rất hạnh phúc 232 38.602
Ngoại tình 601 100 .250
Đã từng 150 24.958
Chưa từng 451 75.042
Số lần ngoại tình vào năm trước 601 100 0 12 1.456 3.299

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Qua phân tích tương quan các biến, chúng tôi nhận thấy mức độ tương quan
dương tương thấp giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, hệ số tương quan giữa age,
yrsmarr, occup với naffairs lần lượt
đạt 0.095, 0.187 và 0.050. Tương 1
quan âm xuất hiện trong mối quan hệ age
0.8
giữa các biến phụ thuộc với các biến
độc lập còn lại, mạnh nhất chỉ -0.280 0.78yrsmarr 0.6
(biến ratemarr), theo sau là -0.145 0.4
(biến relig), sau cùng là -0.002 (biến 0.19 0.22 relig
educ). Với các hệ số tương quan 0.2
dương, chúng tôi kỳ vọng tồn tại quan 0.13 0.04 -0.04 educ 0
hệ đồng biến giữa biến độc lập với
-0.2
biến phụ thuộc. Kỳ vọng về quan hệ 0.17 0.04 -0.04 0.53occup
nghịch biến tương tự với các hệ số -0.4
tương quan âm. Bên cạnh đó, hệ số -0.20 -0.24 0.02 0.11 0.02 ratemarr -0.6
tương quan giữa các biến độc lập
-0.8
trong mô hình đều nhỏ hơn 0.8, do đó 0.10 0.19 -0.14 0.00 0.05-0.28naffairs
chúng tôi cho rằng không tồn tại quan -1
hệ đa cộng tuyến hoàn hảo vi phạm Hình 5. Tương quan giữa các biến
giả thiết của các ước lượng OLS.
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

15
Bảng 5. Ma trận tương quan giữa các biến

age

0.778 yrsmarr

0.194 0.218 relig

0.135 0.040 -0.043 educ

0.166 0.045 -0.040 0.534 occup

-0.199 -0.243 0.024 0.109 0.017 ratemarr

0.095 0.187 -0.145 -0.002 0.050 -0.280 naffairs

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp


5.2. Kết quả ước lượng
Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính lm với biến phụ thuộc naffairs trong R và
Rstudio, kết quả hồi quy từng bước được báo cáo và tổng hợp trong Bảng 6. Mô hình
đầu tiên được ước lượng với các biến độc lập gồm yrsmarr, relig, occup, ratemarr,
male, kids, affair. Các mô hình sau từ mô hình 2 đến 5 được ước lượng sau khi lần lượt
từng biến educ, age, age2 và male×educ được thêm vào. Sự thay đổi hệ số xác định
hiệu chỉnh (R̅2 ) giữa các mô hình liên tiếp tương đối nhỏ, chỉ từ 0.000 đến 0.003. Khi
thêm các biến educ, age và age2, hệ số xác định hiệu chỉnh (R ̅2 ) gần như không thay
đổi. Khi biến tương tác male×educ được thêm vào mô hình, R ̅2 tăng 0.003, đồng thời
biến thêm vào có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ việc thêm biến là phù hợp.
Mô hình 5 được sử dụng để kiểm định. Trước tiên, chúng tôi sử dụng phương
̂ , phần dư ei
pháp đồ thị với một loạt 4 đồ thị tán xạ biểu diễn mối liên hệ giữa naffairs
và các biến độc lập. Kết quả phân tích đồ thị như sau:
 Hình 6 vẽ phần dư ei và giá trị tiên đoán số lần ngoại tình naffairs
̂ . Đồ thị này
cho thấy các giá trị phần dư không tập trung xung quanh đường y = 0, cho nên
giả định ei có giá trị trung bình 0 có thể bị vi phạm.
 Hình 7 biểu diễn giá trị phần dư và giá trị kỳ vọng dựa vào phân phối chuẩn.
Chỉ một phần số các phần dư tập trung gần các giá trị trên đường chuẩn, và do
đó, giả định ei tuân theo luật phân phối chuẩn bị vi phạm.

16
 Hình 8 vẽ căn số phần dư chuẩn (standardized residual) và giá trị naffairs
̂ . Đồ
thị này chỉ ra có sự khác biệt giữa các số phần dư chuẩn cho các giá trị của
̂ , và do đó, giả định ei có phương sai cố định cho tất cả bị vi phạm.
naffairs

Residuals vs Fitted Normal Q-Q

4
Standardized residuals
497 73
508 73508
497

3
5

2
Residuals

1
0

0
-2
-5

0 2 4 6 -3 -2 -1 0 1 2 3

Fitted values Theoretical Quantiles


lm(affairs$naffairs
Hình~6.affairs$yrsmarr
Đồ thị phần dư+ và
affairs$relig + affairs$occup + aff
giá trị kỳ lm(affairs$naffairs
vọng Hình 7. ...thị phần dư và+ giá
affairs$yrsmarr
~Đồ affairs$relig + affairs$occu
trị kỳ vọng dựa
vào phân phối chuẩn

Scale-Location Residuals vs Leverage


4

497 73
508
Standardized residuals

Standardized residuals

497 349
508
3
1.5

2
1.0

Cook's distance
0.5

-1
0.0

-3

0 2 4 6 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08

Fitted values Leverage


lm(affairs$naffairs ~ affairs$yrsmarr + affairs$relig lm(affairs$naffairs
+ affairs$occup + aff ...
~ affairs$yrsmarr + affairs$relig + affairs$occ
Hình 8. Đồ thị biểu diễn căn số phần dư chuẩn và Hình 9. Đồ thị biểu diễn phần dư chuẩn và
giá trị kỳ vọng Leverage

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

17
Sau đó, phương pháp kiểm định định tính được sử dụng để kiểm định bổ sung
khuyết tật bỏ sót biến và khẳng định lại kết quả kiểm định từ phương pháp đồ thị trên.
Kết quả kiểm định theo phương pháp này được trình bày trong Bảng … Đầu tiên, kiểm
định RESET của Ramsey được thực hiện để đảm bảo mô hình đủ biến. Kết quả kiểm
định chỉ ra: Mô hình mắc khuyết tật bỏ sót biến (trị số p-value = 0.000, rất nhỏ). Trong
giới hạn về dữ liệu và thời gian nghiên cứu, nhóm nghiên cứu không thể khắc phục
khuyết tật này. Kiểm định Breusch-Pagan, sau đó, chỉ ra mô hình mắc khuyết tật phương
sai sai số thay đổi (p-value = 0.000 < 0.05, bác bỏ H0: phương sai sai số thuần nhất).
Với giá trị p-value tương tự của Skewness/Kurtosis test (= 0.000), mô hình 5 được kết
luận vi phạm giả thiết về phân phối chuẩn của nhiễu. Như vậy, các kết quả kiểm định
bằng phương pháp định tính hoàn toàn được ủng hộ.
Để khắc phục khuyết tật về phương sai sai số thay đổi và phân phối chuẩn của
nhiễu, mô hình hồi quy với sai số chuẩn mạnh Robust được thực hiện, kết quả được
trình bày trong Bảng 7. Chúng tôi không thực hiện kiểm định đa cộng tuyến cho mô
hình do hệ số tương quan giữa các biến độc lập (không bao gồm biến giả) đều nhỏ hơn
0,8 (Xem Bảng 5 hoặc Hình 5).

18
Bảng 6. Kết quả ước lượng và kiểm định

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5


Kết quả ước lượng
𝜷 se 𝜷 se 𝜷 se 𝜷 se 𝜷 se
constant 1.204* .493 1.594* .723 1.782* .781 .578 1.402 2.142 1.553
yrsmarr .067*** .019 .068*** .019 .081** .028 .070* .030 .065* .030
relig -.178* .076 -.181* .076 -.179* .076 -.179* .076 -.193* .076
occup .051 .054 .069 .060 .072 .060 .072 .060 .078 .060
ratemarr -.232** .082 -.223** .083 -.226** .083 -.219** .083 -.209* .083
male -.250 .195 -.221 .199 -.197 .202 -.209 .203 -3.145* 1.290
kids -.444. .235 -.439. .236 -.445. .236 -.487* .239 -.525* .240
affair 5.568*** .206 5.570*** .207 5.556*** .208 5.555*** .208 5.566*** .207
educ -.032 .043 -.031 .043 -.039 .044 -.144* .063
age -.010 .015 .069 .078 .071 .078
age2 -.001 .001 -.001 .001
male×educ .181* .079
R2 .607 .607 .607 .608 .612
𝑅̅2 .602 .602 .601 .601 .604
∆𝑅̅2 .602 -.000 -.000 .000 .003
F(df) 130.625 (7, 593) 114.295 (8, 592) 101.552 (9, 591) 91.510 (10, 590) 84.281 (11, 589)
p-value .000 .000 .000 .000 .000
Kết quả kiểm định Mô hình 5
Kiểm định bỏ sót biến Kiểm định RESET của Ramsey p-value = 0.000
Chi(2) = 793.23
Kiểm định phương sai sai số thay đổi Kiểm định Breusch-Pagan
p-value = 0.000
Kiểm định phân phối chuẩn Skewness Kurtosis Test p-value = 0.000
Mức ý nghĩa: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1

19
Bảng 7. Kết quả ước lượng mô hình cuối cùng

Robust [95% Confidence


Coefficient t p-value
s.e interval]
constant 2.142 1.665 1.287 -1.127 5.411 .199
yrsmarr .065* .029 2.205 .007 .123 .028
relig -.193* .077 -2.513 -.343 -.042 .012
occup .078 .052 1.491 -.024 .181 .137
ratemarr -.209* .099 -2.104 -.405 -.014 .036
male -3.145* 1.365 -2.304 -5.825 -.464 .022
kids -.525* .264 -1.987 -1.044 -.006 .047
affair 5.566*** .339 16.436 4.901 6.231 .000
educ -.144* .067 -2.165 -.275 -.013 .031
age .071 .074 .959 -.075 .218 .338
age2 -.001 .001 -1.063 -.003 .001 .288
male×educ .181* .083 2.197 .019 .344 .028
R2 .612
F(df) 29.77 (11, 589)
Mức ý nghĩa: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Mô hình cuối cùng:
𝑛𝑎𝑓𝑓𝑎𝑖𝑟𝑠 = 2.142 + 0.065𝑦𝑟𝑠𝑚𝑎𝑟𝑟 − 0.193𝑟𝑒𝑙𝑖𝑔 + 0.078𝑜𝑐𝑐𝑢𝑝
− 0.209𝑟𝑎𝑡𝑒𝑚𝑎𝑟𝑟 − 3.145𝑚𝑎𝑙𝑒 − 0.525𝑘𝑖𝑑𝑠 + 5.566𝑎𝑓𝑓𝑎𝑖𝑟
− 0.144𝑒𝑑𝑢𝑐 + 0.071𝑎𝑔𝑒 − 0.001𝑎𝑔𝑒 2 + 0.181𝑚𝑎𝑙𝑒 × 𝑒𝑑𝑢𝑐 + 𝑢
Sau khi khắc phục khuyết tật phương sai sai số thay đổi và khuyết tật phân phối
chuẩn của nhiễu bằng hồi quy Robust, kết quả ước lượng từ mô hình cuối cùng cho
thấy, ngoại trừ biến occup, age và age2, tất cả các biến còn lại (bao gồm cả biến tương
tác male×educ) đều có ý nghĩa thống kê ở mức từ 0 đến 0.05. Ngoài ra, mô hình cuối
cùng này hoàn toàn phù hợp, với mức độ phù hợp là 0.612. Nói cách khác, 61.2% sự
thay đổi của biến phụ thuộc có thể được giải thích bởi sự thay đổi của các biến độc lập
trong mô hình (Xem bảng 7).
6. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Mục đích của bài nghiên cứu nhằm đánh giá, kiểm tra và đo lường mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố, trong đó trọng tâm là độ tuổi, giáo dục và vai trò điều tiết của
giới tính tới hành vi ngoại tình của một cá nhân. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, tương tác
giữa giới tính và giáo dục có ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình. Cụ thể, chúng tôi đạt
được 2 phát hiện: (1) So với phụ nữ, đàn ông có thể ngoại tình ít hơn 3.108 lần nếu số
năm đi học tăng thêm 1 năm (βmale×educ = 0.181, 95% CI (0.019, 0.344),
βeduc = -0.144, 95% CI (-0.275, -0.013) βmale= -3.145, 95% CI (-5.825, - 0.464)); trong
khi đó, ở nữ giới, số năm đi học tăng thêm 1 năm chỉ giảm 0.144 lần, (2) Tuổi không
có ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình (p-value > 0.05). Như vậy, phát hiện (1) là phù

20
hợp với cơ sở lý thuyết đã đề ra, hàm ý: nam giới có số năm đi học càng lớn có khả
năng ngoại tình càng ít đi. Trái lại, phát hiện (2) bác bỏ lý thuyết đã đề ra.
Bên cạnh đó, số năm kết hôn, mức độ sùng giáo, mức độ hạnh phúc trong hôn
nhân cũng có ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình. Trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi, số năm kết hôn ảnh hưởng dương đến số lần ngoại tình. Cụ thể, khi số năm kết hôn
tăng thêm 1 năm, số lần ngoại tình tăng 0.065 lần (β = 0.065, 95% CI (0.007, 0.123).
Trái lại, tôn giáo có thể ảnh hưởng tích cực tới con người, trong trường hợp này là làm
giảm hành vi ngoại tình: Một cá nhân càng sùng giáo, số lần ngoại tình của họ càng
thấp (β = 0.193, 95% CI (-0.343, -0.042). Đặc biệt, mức độ hạnh phúc trong hôn nhân
có ảnh hưởng âm đến việc ngoại tình. Một cá nhân đánh giá hôn nhân của mình càng
hạnh phúc, số lần ngoại tình càng tăng (β = -0.209, 95% CI (-0.405, -0.014). Ngoại trừ
ảnh hưởng của tôn giáo, ảnh hưởng của số năm kết hôn và mức độ hạnh phúc trong hôn
nhân đều trái ngược với niềm tin thông thường của mọi người rằng, hôn nhân càng lâu
bền, càng hạnh phúc, hành vi ngoại tình càng khó xảy ra. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
về hai ảnh hưởng trên là hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết và giả định nghiên cứu:
Con người yêu thích sự đa dạng. Hàm ý được giải thích như sau: hôn nhân càng dài có
thể khiến con người cảm thấy ít thú vị hơn, do đó, con người có xu hướng tìm đến một
mối quan hệ mới ngoài hôn nhân để tăng ích lợi. Tương tự, dù hôn nhân được đánh giá
là hạnh phúc, song, con người vẫn luôn có xu hướng tối đa hóa ích lợi cho mình, khi
đó, dù ích lợi đạt được từ mối quan hệ với bạn đời là bao nhiêu, trong điều kiện ràng
buộc ngân sách vẫn cho phép, cá nhân hoàn toàn có thể tìm đến các mối quan hệ ngoài
hôn nhân.
Các biến giả về giới tính (male), tình trạng có con (kids) và lịch sử ngoại tình
(affair) đều có ý nghĩa thống kê (𝛽male = -3.145, 95% CI (-5.825, -0.464)
(𝛽kids = -0.525, 95% CI (-1.044, -0.006) (𝛽affair = 5.566, 95% CI (4.901, 6.231). Cụ thể,
trong các điều kiện khác không đổi, nếu là nam giới, số lần ngoại tình giảm 3.145 lần.
Tương tự, nếu đã có con, số lần ngoại tình giảm 0.525 lần. Đặc biệt, nếu từng ngoại
tình, số lần ngoại tình tăng 5.566 lần. Nếu là nam, đã có con, từng ngoại tình, số lần
ngoại tình tăng 1.896 lần.
Trong tình hình nghiên cứu chung về chủ đề này, các phát hiện trong phạm vi
bài nghiên cứu có tính mới, song cũng chỉ ra những kết luận mâu thuẫn với các nghiên
cứu đi trước đã chỉ ra. Ví dụ, độ tuổi được chứng minh không ảnh hưởng đến hành vi
ngoại tình, trái ngược với kết luận của Kimuna, S. R., & Djamba, Y.K (2005),
Wiederman (1997), Yahan (2017), Julie Pulerwitz (2001), Kola Oyediran (2003) …
Điều này dẫn đến nghi ngờ của nhóm nghiên cứu về khả năng dự báo kém của nhân tố
này. Ngoài ra, nghiên cứu có đóng góp tương đối vào việc bổ sung và hệ thống lại tình
hình các nghiên cứu đi trước về hành vi ngoại tình.
7. Kết luận và khuyến nghị
7.1. Kết luận
Từ việc phân tích kết quả hồi quy, các kết luận dưới đây được đưa ra nhằm tổng
hợp và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra từ phần đầu:

21
A1: Tuổi không có ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình;
A2: Giáo dục có ảnh hưởng đến hành vi ngoại tình;
A3: Giáo dục có ảnh hưởng âm đến hành vi ngoại tình;
A4: Có tồn tại quan hệ tương tác giữa giới tính và giáo dục ảnh hưởng đến hành
vi ngoại tình (Giới tính có vai trò điều tiết đến hành vi ngoại tình);
A5: Ảnh hưởng của giáo dục đến hành vi ngoại tình ở nam giới lớn hơn so với
ở nữ giới. Cụ thể: Số năm đi học tăng thêm 1 năm giúp giảm 3.108 lần ngoại tình với
nam giới và chỉ 0.144 lần với nữ giới.
7.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu, khắc phục
Hạn chế
Dữ liệu
Dữ liệu nhóm nghiên cứu sử dụng được thu thập từ năm 1969, do đó, tính cập
nhật của dữ liệu với bối cảnh hiện nay có thể không được đảm bảo – các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi ngoại tình trong hôn nhân thế kỷ 21 có thể đã thay. Ngoài ra, giá trị
các biến nhận trong bộ dữ liệu đã qua xử lý, phân nhóm, do đó, độ tin cậy phần nào bị
giảm xuống, kết quả ước lượng từ mô hình chỉ phản ánh gần đúng với kết quả thực tế
(xấp xỉ).
Hướng tiếp cận
Như đã trình bày trong Tổng quan tình hình nghiên cứu, cách tiếp cận của mô
hình lý thuyết nhóm nghiên cứu sử dụng còn gặp nhiều tranh cãi. Cụ thể, có quan điểm
cho rằng, cách tiếp cận này mang tính một chiều, chưa phản ánh đầy đủ bản chất kinh
tế - xã hội của nội dung nghiên cứu (Bruce Elmslie, 2008).
Mô hình
Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất thông thường chưa phải là mô hình và phương pháp tối ưu nhất để xử lý bộ dữ
liệu (Wooldridge, 2015).
Bên cạnh đó, mô hình lý thuyết của bài nghiên cứu được xây dựng trên giả định
con người yêu thích sự đa dạng. Giả định này, như đã giải thích, hàm ý việc con người
có thể thu được ích lợi lớn hơn từ các mối quan hệ ngoài hôn nhân (bên cạnh quan hệ
hôn nhân). Tuy nhiên, giải thích này đồng nghĩa với việc con người sẽ tiếp tục tìm đến
cái mới hơn để tối ưu hóa tổng ích lợi của mình. Mô hình nghiên cứu, do đó, còn giới
hạn về các yếu tố cấu phần nên tổng ích lợi. Kết quả kiểm định cũng chỉ ra, mô hình
cuối cùng được chọn còn mắc khuyết tật bỏ sót biến. Trong phạm vi bài nghiên cứu,
nhóm chưa thể khắc phục được khuyết tật này.
Kết quả
Kết quả nghiên cứu không ủng hộ cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tuổi tác
và hành vi ngoại tình đã chỉ ra.

22
Bối cảnh
Hiện nay, nhiều khái niệm, định nghĩa phần nào đã thay đổi ý nghĩa so với thời
điểm bộ dữ liệu được thu thập. Hành vi ngoại tình trong quá khứ được xem xét là các
hành vi tình dục giữa người nam và người nữ thực hiện “bản năng con người”, trong
khi đó, khái niệm này được mở rộng đối với cả hôn nhân đồng giới.
Hướng nghiên cứu
Để khắc phục những hạn chế kể trên, chúng tôi đề xuất các nghiên cứu tiếp theo
thực hiện thu thập mới bộ dữ liệu, phát triển thêm cơ sở lý thuyết để bổ sung thêm biến
mới vào mô hình và quan tâm nhiều hơn tới các vai trò điều tiết của các biến.
8. Tài liệu tham khảo
Abhijit Vinayak Banerjee, E. D. (2019). Poor economics.
Arezoo Haseli, M. S. (2019). Infidelity and Its Associated Factors: A Systematic
Review.
Brooks, T. J. (2012). Your cheatin’ heart: joint production, joint consumption and the
likelihood of extramarital sex. 272-275.
Bruce Elmslie, E. T. (2008). So, what did you do last night? - The economics of
infidelity. 61, 391-410.
Burdette AM, E. C. (2007). Are there religious variations in marital infidelity?
Buss, David M. (1994). The Evolution of Desire. New York.
C. Simon Fan, H.-K. L. (2004). Extramarital Affairs, Marital Satisfaction and Divorce:
Evidence from Hong Kong.
C.Simon Fan, H. K. (2004). Extramarital Affairs, Marital Satisfation and Divorce:
Evidence from Hong Kong.
Caludia Buchmann, T. A. (2008). Gender inequalities in education. Annual Review of
Sociology, 319-337.
David C. Atkins, D. E. (2008). Religiousness and Infidelity: Attendance, but not Faith
and Prayer, Predict Marital Fidelity. Journal of Marriage and Family, 407-418.
Factsheet. Girls' education: The path to progress. (2021, June 24). Retrieved from
GPE: https://www.globalpartnership.org/content/factsheet-girls-education-path-
to-progress
Fair, R. C. (1978). A Theory of Extramarital Affairs. Journal of Political Economy.
Fife ST, Weeks GR, Gambescia N. (2008). Treating infidelity: An integrative approach.
GPE. (2021). Girl's Education: The path to progress.
Griffore RJ, P. L. (2009). Proximal processes and causality in human development.

23
Irena Loudova, K. J. (2013). Infidelity as a Threatening Factor to the Existence of the
Family. 1466.
JA, J. (1996). Gender inequality and higher education. Annu. Rev. Sociology, 153-185.
Julie Pulerwitz, J.-A. I.-L. (2001). Extrarelational Sex Among Mexican Men and Their
Partners’ Risk of HIV and Other Sexually Transmitted Diseases. American
Journal of Public Health.
Kanka Mallick, G. V. (1998). Researching Education.
Kimuna, S. R., & Djamba, Y. K. (2005). Wealth and extramarital sex among men in
Zambia. International Family Planning Perspectives, 83-89.
Kola Oyediran, U. C.-A. (2003). Prevalence of and Factors Associated With
Extramarital Sex Among Nigerian Men.
Kuroki, M. (2012). Opposite-sex coworkers and marital infidelity. Economic Letters.
Mbago MC, S. F. (2010). Determinants of extramarital sex by men in Tanzania: A case
study of Mbeya region.
McCarthy, N. (2016). Statista. Retrieved June 18, 2021, from
https://www.statista.com/chart/6841/the-most-unfaithful-nationalities/
Mina Baliamoune–Lutz, M. (2014). The impact of gender inequality in education on
income in Africa and the Middle East. Economic Modelling.
Qi Li, J. S. (2007). Nonparametric ecnonometrics: Theory and Practice.
Wal, J. (2018). How Education Can Impact the Well-Being of a Nation. Psychology
Today.
Weeks G, Gambescia N, Jenkins R. (2004). Treating infidelity. Therapeutic dilemmas
and effective strategies.
Wiederman, M. (1997). Extramarital sex: Prevalence and correlates in a national survey.
Journal of Sex Research.
Wooldridge, J. M. (2015). Introductory Econometrics: A Modern Approach (6th ed.).
Yahan, J. (2017). Factors involving extramarital affairs among married adults in
Bangladesh.
Zayas V, S. Y. (2002). Personality in context: An interpersonal systems perspective.
851-900.

24

You might also like