Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 100

TRƯỜNG 

ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN II

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở 
TRẺ DƯỚI 5 TUỔI VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA
BÀ MẸ VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP TẠI
XàNHƠN ÁI, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
NĂM 2019

Giảng viên hướng dẫn Nhóm sinh viên thực hiện
PGS.TS. Phạm Thị Tâm Nhóm 9 ­ Lớp YHDP39
Cần Thơ, tháng 02/2019
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Thị Tâm – trưởng 
khoa Y tế Công Cộng đã cung cấp kiến thức, chủ đề, hướng dẫn tận tình và 
tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn 
thành đợt thực tập.
Chúng tôi xin cảm ơn các thầy cô khoa Y Tế Công Cộng trường Đại học Y 
Dược Cần Thơ đã trang bị cho chúng tôi kiến thức về chuyên môn và phương  
pháp nghiên cứu khoa học 
Xin cảm ơn CN. Lê Văn Tuấn – trưởng Trạm Y tế, Ys. Mai Thanh Hùng –  
phó trạm TYT xã Nhơn Ái, các cộng tác viên và những người dân ở xã Nhơn  
Ái, huyện Phong Điền, thành phố  Cần Thơ  đã tạo điều kiện, giúp đỡ  chúng 
tôi tring quá trình thu thập số liệu để hoàn thành chủ đề này.
Cần Thơ, ngày 08 tháng 03 năm 2019
Nhóm 9 ­ Lớp YHDP39
MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HIV  Human immunodeficiency virus infection 
KAP  Knowledge, Attitudes & Practies
KTC  Khoảng tin cậy
SDD  Suy dinh dưỡng
TCC  Tiêu chảy cấp
TYT Trạm Y tế
WHO  World Health Organization 
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tiêu chảy cấp (TCC) trẻ  em là một trong những vấn đề  sức khoẻ 
cộng đồng đã và đang được đặc biệt quan tâm. Là nguyên nhân hàng đầu gây 
suy dinh dưỡng,  ảnh hưởng tới sự  tăng trưởng của trẻ, là một vấn đề  y tế 
toàn cầu, gánh nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển [22].
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hàng năm có khoảng trên  
1,3 nghìn lượt tiêu chảy xảy ra  ở  trẻ  dưới 5 tuổi trên toàn thế  giới. Tại các 
nước đang phát triển và các nước nghèo tình trạng này còn nặng nề hơn, mỗi  
trẻ trung bình mắc 3,3 lượt tiêu chảy và có khoảng 4 triệu trẻ em chết vì bệnh 
tiêu chảy trong mỗi  năm. Tại khoa nhi các  bệnh viện có khoảng 30%  số 
giường bệnh dành cho điều trị tiêu chảy vì thế chi phí y tế cùng với thời gian 
công sức của gia đình bệnh nhân đối với bệnh tiêu chảy là rất tốn kém, vì vậy 
là gánh nặng cho nền kinh tế của quốc gia và đe doạ cuộc sống hàng ngày của  
các gia đình [14].
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, nhiều năm trở  lại  
đây tình hình bệnh tiêu chảy đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên vẫn còn khá phổ 
biến, trung bình mắc 2,2 lượt/trẻ/năm [14]. Theo báo cáo tình hình 27 bệnh 
truyền nhiễm năm 2014 và 2016 thì bệnh tiêu chảy luôn nằm trong nhóm 5  
bệnh có số  người mắc cao nhất [22]. Ngoài ra, tiêu chảy còn là 1 trong 10 
nguyên nhân hàng đầu có tỷ lệ mắc và tử vong cao trong nhiều năm qua. Theo  
điều tra đánh giá các mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ của Cục thống kê năm 2011,  
tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi cả nước trong 2 tuần là 7,4%. Hiện 
nay, nước ta đang chiếm 4,2% ca tiêu chảy trên thế  giới, đặc biệt là vùng 
Đồng Bằng Sông Cửu Long, đây là nơi có tỷ lệ mắc cao nhất nước [30].
Bên cạnh yếu tố  môi trường thuận lợi: đặc điểm địa lý, khí hậu... thì con  
người đặc biệt là bà mẹ  ­ người trực tiếp chăm sóc trẻ  là một yếu tố  quan  
trọng đối với sự phát triển của bệnh. Việc điều trị  bệnh chỉ  được giải quyết 
một cách triệt để khi các bà mẹ nhận ra những gì cần làm để thay đổi hành vi  
sức khỏe có hại do chính mình gây ra. Nên, việc bà mẹ  có kiến thức, thực 
hành đúng cũng như  cách phòng chống bệnh TCC là một vấn đề  cần được  
quan tâm hàng đầu.  
Xã Nhơn Ái, huyện Phong  Điền, thành phố  Cần Thơ  là một xã với hệ 
thống sông ngòi chằng chịt, tập quán sinh hoạt ven sông của người dân (cầu 
tiêu ao cá, sử  dụng nước sông để  sinh hoạt...) là những đặc điểm thuận lợi 
cho các bệnh tiêu hóa phát triển đặc biệt là tiêu chảy. Với mục đích đánh giá  
tình hình mắc bệnh cũng như kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng chống 
bệnh, nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin, bằng chứng nhằm cải thiện dịch vụ y  
tế cũng như xây dựng chiến lược phòng bệnh tiêu chảy cấp có hiệu quả hơn  
nên chúng tôi tiến hành đề  tài: “Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chảy  
cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ về phòng chống  
bệnh tiêu chảy cấp tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố  Cần  
Thơ năm 2019”. Với mục tiêu:
­ Mục tiêu chung:
Xác định tình hình mắc bệnh tiêu chảy cấp  ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, 
thực hành của bà mẹ  về  phòng chống bệnh tiêu chảy cấp tại xã Nhơn Ái, 
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2019
­ Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ  lệ  mắc bệnh tiêu chảy cấp  ở  trẻ  dưới 5 tuổi tại xã Nhơn 
Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2019
2. Xác định tỷ  lệ  bà mẹ  có kiến thức, thực hành đúng về  phòng chống 
bệnh tiêu chảy cấp tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố  Cần Thơ 
năm 2019
3. Mô tả  một số  yếu tố  liên quan về  bệnh tiêu chảy cấp với kiến thức,  
thực hành của bà mẹ tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ 
năm 2019
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương
1.1.1. Định nghĩa
Tiêu chảy là tiêu phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 24 giờ. Phân lỏng 
là phân không thành khuôn [13].
Đối với những trẻ  bú mẹ, thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối 
với những trẻ này xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc  
tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường [2].
Tiêu chảy cấp (TCC) là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14 
ngày (thường dưới 7 ngày). Loại tiêu chảy này chiếm phần lớn so với các loại 
tiêu chảy khác, xác suất thường gặp là 70 – 80% [13].
1.1.2. Dịch tễ học
1.1.2.1 Đường lây truyền
Hầu hết các nhà nghiên cứu về bệnh sinh – dịch tễ học tiêu chảy cho rằng 
các tác nhân gây tiêu chảy đều chủ yếu và duy nhất truyền qua đường phân – 
miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm hay lây do tiếp xúc trực  
tiếp với phân người bị  bệnh tiêu chảy, hoặc qua trung gian truyền bệnh như 
ruồi, gián. Sự  lan truyền trực tiếp có thể  ngăn chặn được hay không là tuỳ 
thuộc vào sự cải thiện vệ sinh cá nhân và gia đình [3].
Một số tập quán tạo thuận lợi cho sự lan truyền các tác nhân gây bênh như 
là: không rữa tay sau khi đi ngoài, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ bú bình, 
để trẻ bò chơi ở vùng đất bẩn có dính phân hoặc phân súc vật [19].
1.1.2.2 Các yếu tố nguy cơ:

 Tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy
Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ  trong 4 – 6 tháng đầu tiên sau khi  
sinh. Không nuôi con bằng sữa mẹ cho đến 18 tháng hay 24 tháng [31].
Tập quán cai sữa sớm (trước 1 tuổi): cho trẻ  bú sữa mẹ  kéo dài sẽ  làm 
giảm chỉ số mắc và mức độ trầm trọng của một số bệnh như lỵ và tả.
Cho trẻ  bú sữa chai hoặc bình: khi cho sữa vào một chai hoặc vào bình 
không sạch thì sẽ  bị  ô nhiễm, nếu trẻ  không bú hết sữa trong bình thì sự  ô 
nhiễm bởi mầm bệnh do xảy ra sự phát triển của vi khuẩn.
Tập quán cho ăn sớm, ăn dặm trước 4 tháng tuổi: cho ăn dặm quá sớm hay  
quá muộn hoặc ăn dặm không đúng cách, đều có thể dẫn đến tiêu chảy và suy 
dinh dưỡng [7] [31].
Trữ thức ăn ở nhiệt độ phòng: khi thức ăn nấu xong được trữ để  dùng, sau 
đó thức ăn có thể dễ dàng bị  ô nhiễm do tiếp xúc ở  bề  mặt hay vật dụng cụ 
chứa đựng. Nếu thức ăn trữ vài giờ ở nhiệt độ phòng thì vi khuẩn trong đó sẽ 
nhân lên nhiều lần [7] [31].
Dùng nước uống đã bị  nhiễm vi khuẩn đường ruột: nước có thể  bi nhiễm  
bẩn ngay tại nguồn của nó hoặc trong suốt quá trình dự trữ tại nhà.
Không rửa tay sau khi đi ngoài, sau khi xử lý phân, hoặc trước khi chuẩn bị 
thức ăn: thói quen rửa thay là một hành vi tốt để bảo vệ sức khoẻ chung, đặc  
biệt có hiệu lực đối với việc phòng bệnh tiêu chảy.
Không xử  trí phân một cách hợp vệ  sinh (đặc biệt là trẻ  nhỏ): nhiều bậc  
cha mẹ cho rằng phân trẻ em là không nguy hiểm, nhưng thực ra chất chứa rất 
nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh và lây lan cho người khác. Trường hợp trẻ 
đang bị  tiêu chảy hay nhiễm trùng không triệu chứng thi phân trẻ  lại càng 
nguy hiểm [7].
Ngoài ra, yếu tố vệ sinh môi trường cũng liên quan đến bệnh tiêu chảy [37].
 Tính cảm thụ
Một số yếu tố vật chủ liên quan đến sự gia tăng chỉ số mắc cũng như mức  
độ trầm trọng, thời gian bị tiêu chảy.
Suy dinh dưỡng: bệnh tiêu chảy và suy dinh dưỡng liên quan chặt chẽ  với  
nhau nhất là đối với những trẻ  suy dinh dưỡng nặng, những trẻ  đó sự  hồi  
phục niêm mạc ruột bị chậm trể do thiếu vitamin A, giảm sức đề  kháng của 
cơ  thể, mức độ  trầm trọng kéo dài thì nguy cơ  tử  vong do tiêu chảy sẽ  tăng 
đối với trẻ  bị  suy dinh dưỡng. Và ngược lại điều này sẽ  làm cho tình trạng  
suy dinh dưỡng trở nên trầm trọng thêm [7].
Sởi: tiêu chảy và lỵ  thường gặp  ở  trẻ  em đang mặc sởi, nhiều công trình  
nghiên cứu cho thấy  ở  trẻ  đang bị  sởi hoặc mới khỏi bệnh sởi trong vòng 4  
tuần thì mắc bệnh tiêu chảy nhiều hơn do trong thời gian này hệ thống miễn  
dịch của trẻ bị ảnh hưởng. 
Bệnh suy giảm miễn dịch hoặc  ức chế  miễn dịch: tình trạng này có thể 
tạm thời do một số  bệnh nhiễm virus như sởi, hoặc  ở trẻ bị suy giảm miễm  
dịch kéo dài như Human Immundeficieney [7]. Virus (HIV) làm cho trẻ dể mắc 
bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy xảy khoảng 30% sau khi dùng kháng sinh hoặc bất  
kỳ thay đổi ở ruột trẻ.
Tuổi: hầu hết tiêu chảy xảy ra trong 2 năm đầu cuộc đời. chỉ số mắc bệnh 
cao nhất là  ở  trẻ  6 – 11 tháng tuổi, khi mới tập trẻ  ăn dặm. Theo WHO lứa  
tuổi này dể  mắc bệnh tiêu chảy vì thời kỳ  này trẻ  phải ăn thức ăn bổ  sung,  
trong khi đó các yếu tố bảo vệ chống tiêu chảy trong sữa mẹ lại giảm [7].
 Tính chất mùa
ở Việt Nam số trường hợp mắc thấp nhất là tháng 1 và tăng dần, các thấng  
có số  trường hợp mắc cao là từ  tháng 4 – 7, trong đó cao nhất là vào tháng 6.  
Sau đó, số  trường hợp mắc tiêu chảy có xu hướng giảm trong giai đoạn 6  
tháng cuối năm. Tiêu chảy có sự khác biệt theo mùa ở nhiều địa dư khác nhau. 
ở  những vùng ôn đới, tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra và mùa nóng và 
ngược lại tiêu chảy do virus, đặc biệt là rotavirus thường xảy ra vào mùa 
đông. ở các vùng nhiệt đới, tiêu chảy do rotavirus xảy ra quanh năm à tăng vào 
các tháng khô và lạnh, ngược lại tiêu chảy do vi khuẩn lại có cao điểm vào  
mùa mưa và nóng. Như vậy các vùng có kế hoạch ứng phó với bệnh tiêu chảy 
phù hợp nhất là vào những tháng từ tháng 4 đến tháng 7 [27].
1.1.3. Sinh lý bệnh tiêu chảy cấp
1.1.3.1. Cơ chế gây tiêu chảy cấp có 2 cơ chế [6] [20]
Tiêu chảy xuất tiết: khi bài tiết dịch (muối và nước) vào lòng ruột không 
bình thường sẽ gây ra tiêu chảy xuất tiết. Dưới tác dụng của độc tốc vi trùng  
(Vibrio cholerea, Enterotoxigenic, E. Coli) hoặc do bám dính trên đỉnh thiên bào 
nhung mao như Rotavirus, Adenovirus, Vibrio cholerea. Dẫn đến việc hấp thu 
Na+  ở  nhung mao ruột bị  rối loạn trong khi xuất tiết Cl­  ở vùng hẻm tuyến 
vẫn tiếp tục hay tăng lên. Sự tăng bài tiết này gây nên mất nước và muối ở cơ 
thể qua phân lỏng.
Tiêu chảy thẩm thấu: niêm mạc ruột non được lót bởi lớp liên bào bị  rò rỉ,  
nước và muối vận chuyển qua lại rất nhanh để duy trì sự cân bằng thẩm thấu 
giữa lòng ruột và dịch ngoại bào. Vì vậy, tiêu chảy thẩm thấu xảy ra khi ăn 
một chất có độ  hấp thu kém và độ  thẩm thấu cao như: Magnesium sunfat  
(muối tẩy), uống nước quá ngọt hoặc quá mặn.
Cơ chế tiêu chảy cấp do xuất tiết phổ biến hơn cơ chế do thẩm thấu.
Trên cùng một cơ địa có thể cùng một lúc xảy ra 2 cơ chế.
1.1.3.2. Hậu quả tiêu chảy cấp
Phân khi bị tiêu chảy chứa một lượng lớn Na+, Cl­, K+ và bicarbonate. Mọi 
hậu quả của tiêu chảy cấp là mất nước, mất điện giải, càng tăng thêm nếu có 
nôn và sốt. Tất cả sự mất mát này gây mất nước (do mất nước và NaCl), gây  
toan chuyển hoá (do mất bicarbonate) và thiếu Kali. Tuy nhiên,  điều nguy 
hiểm nhất vẫn là mất nước vì gây giảm lưu lượng tuần hoàn, truỵ tim mạch, 
tử vong nếu không điều trị ngay [6].
1.1.4. Nguyên nhân tiêu chảy cấp
Nguyên nhân tiêu chảy cấp phổ biến ở trẻ em là do sai lầm về dinh dưỡng,  
viêm dạ dày ruột, nhiễm khuẩn toàn thể và do một số nguyên nhân khác nhau  
tùy theo tuổi.
Bảng 1.1. Nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi [12]
Trẻ < 1 tuổi Trẻ 1 – 5 tuổi
Sai lầm dinh dưỡng Viêm dạ dày – ruột
Viêm dạ dày – ruột Ngộ độc thức ăn
Phổ biến
Nhiễm khuẩn toàn thể Nhiễm khuẩn toàn thể
Sử dụng kháng sinh sai Sử dụng kháng sinh sai
Viêm đại tràng nhiễm độc ở bệnh 
Ít gặp Hischsprung Ngộ độc ăn uống
Thiếu disaccharidase
Tác nhân gây bệnh được phân lập từ 75% các trường hợp tiêu chảy và 50%  
các trường hợp tiêu chảy tại cộng đồng bao gồm:
Virus:
Rotavirus là tác nhân gây bệnh tiêu chảy nặng thường gặp nhất và cũng là 
nguyên nhân hàng đầu gây TCC nhập viện ở Việt Nam.
Các   virus   khác   cũng   có   khả   năng   gây   tiêu   chảy   như   Adenovirus,  
Enterrovirus, Norwalk virus [16].
Vi khuẩn: có nhiều loại vi khuẩn gây tiêu chảy cho trẻ em [3] [8]
Coli đường ruột gây 25% TCC. Có 5 nhóm gây bệnh là: Coli sinh độc tố 
ruột   (Enterotoxigenic   Esherichia   Coli),   Coli   bám   dính   (Enterotoadherent 
Esherichia   Coli),   Coli   gây   bệnh   (Enterpathogenic   Esherichia   Coli),   Coli   gây 
chảy   máu   (Enterohemorhagia   Esherichia   Coli).   Trong   đó,   Coli   sinh   độc   tố 
(ETEC) là tác nhân quan trọng gây TCC, phân tóe nước ở người lớn và trẻ em  
ở các nước đang phát triển. ETEC không xâm nhập vào niêm mạc ruột mà gây 
tiêu chảy bằng độc tố không chịu nhiệt LT (heat labile toxin) và chịu nhiệt ST 
(heat stabe toxin) với cơ chế gần giống tả.
Các vi khuẩn khác: trực trùng lỵ  Shigella, Campylobacter jejuni, Salmonella 
không gây thương hàn, vi khuẩn tả Vibrio Cholerae 01.
Ký sinh trùng: Entamoeba hystolytica, Giardia lamblia, Cryptosporotium.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như  dùng kháng sinh kéo dài, dị 
ứng thức ăn hay không dung nạp thức ăn,… [3] [4]
1.2. Phòng chống bệnh tiêu chảy

1.2.1.  Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) [1]
Sữa non có từ  tháng thứ  4 của bào thai và tiếp tục sau 6 ngày sau sinh, vì 
sữa non đặc nên rất giàu năng lượng giúp trẻ  chống lại được đói rét mặc dù 
số lượng sữa không nhiều, giàu chất diệt khuẩn giúp trẻ tránh được các bệnh 
nhiễm trùng tuy nhiên chất diệt khuẩn trong sữa non giảm rất nhanh từ 2 giờ 
sau sinh nên phải tranh thủ cho trẻ bú ngay trong 1 giờ đầu.
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, có nghĩa là một đứa  
trẻ khỏe mạnh cần được bú sữa mẹ và không phải ăn hoặc uống thêm thứ  gì 
khác:
­ Sữa mẹ  đảm bảo vệ  sinh do không phải dùng chai, là điều kiện thuận  
lợi cho thức ăn dễ bị ô nhiễm, nên bú mẹ giảm tỷ lệ tiêu chảy.
­ Sữa mẹ  chứa kháng thể  là thức ăn hoàn hảo trong 6 tháng đầu, làm  
giảm nguy cơ  dị   ứng sớm, đồng thời cũng tăng sức đề  kháng chống lại các 
bệnh nhiễm trùng, làm giảm các đợt nhiễm trùng khác (viêm phổi).  
­ Sữa mẹ rẻ tiền không tốn kém.
­ Sữa mẹ không bị dị ứng hoặc bất dung nạp sữa.
­ Nếu cho trẻ ăn nhân tạo nên dùng thìa cốc, không nên dùng chai và đầu 

1.2.2.  Cải thiện tập quán ăn dặm của trẻ [1] [3]
­ Bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi.
­ Phải chuyển từ sữa sang thức ăn một cách từ từ để hệ tiêu hóa của trẻ 
thích nghi.
­ Cho trẻ  ăn từ  thức ăn ít đến nhiều, từ  lỏng đến đặc, khi trẻ  có răng 
chuyển từ thức ăn mềm sang thwucs ăn cứng hơn.
­ Tập cho trẻ ăn mọi thức ăn của người lớn chế biến phù hợp với trẻ.
­ Thường xuyên thay đổi thức ăn cho trẻ đỡ ngán.
­ Cho thức ăn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, dậm, carbohydrat.
­ Ăn tăng dần, bú mẹ giảm dần và dứt sữa từ 18­24 tháng tuổi.
1.2.3.  Vệ sinh bình sữa và đồ chơi của trẻ [13]
Nếu sữa mẹ  không đủ  hoặc trẻ  biếng ăn phải cho trẻ  bú thêm sữa bình. 
Bình sữa phải được rửa sạch (đặc biệt là nắp bình và cổ  bình sữa) và tiệt 
trùng (ngâm nước nóng) trước và sau khi pha sữa cho trẻ bú, sữa trẻ uống còn  
dư cần phải đổ bỏ không nên để lại vì sữa dễ bị nhiễm khuẩn.
Đồ  chơi của trẻ  là vật dễ  bị  nhiễm khuẩn nhất, cần phải vệ  sinh thường  
xuyên ít nhất 1 tháng 1 lần. Đồ chơi bị dính đất cát, phân, thức ăn của trẻ phải  
được vệ sinh sạch sẽ ngay hoặc đem bỏ. Sau khi rửa sạch đồ  chơi cần được 
phơi hoặc lau khô hết nước mới được cho trẻ chơi tiếp.
1.2.4.  Sử dụng nguồn nước sạch trong vệ sinh và ăn uống 
Hầu hết các tác nhân gây bệnh tiêu chảy lây lan theo đường phân­miệng, 
thông qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm hoặc lây trực tiếp từ người này sang  
người khác.
Nước được lấy từ nguồn nước sạch hoặc phải làm sạch trước khi sử dụng,  
dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy cẩn thận, ăn chín, uống sôi, thức ăn cho 
trẻ phải tươi đảm bảo vệ sinh bảo quản chu đáo [13].
1.2.5.  Rửa tay bằng xà phòng
Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi ngoài, thay tả  lót cho trẻ, trước khi làm 
thức ăn cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ [13].
1.2.6.  Sử dụng hố xí và xử lý phân ăn toàn
Phân người phải được xử lý làm sao để không dính vào tay và làm ô nhiễm 
nguồn nước. Cách tốt nhất là mọi người thường xuyên sử  dụng hố xí hợp vệ 
sinh [13].
1.2.7.  Vắc xin phòng Rotavirus
Tiến hành trước 6 tháng tuổi. Phòng những trường hợp tiêu chảy nặng do 
Rotavirus. Giảm tỷ lệ nhập viện, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc TCC do Rotavirus  
[13].
1.3. Tình hình bệnh tiêu chảy
1.3.1. Trên thế giới
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em các 
nước đang phát triển. Ước tính hàng năm có khoảng 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5  
tuổi mắc bệnh tiêu chảy và 4 triệu trẻ  chết vì bệnh này. Trên toàn thế  giới, 
hàng năm mỗi trẻ mắc 3,3 lượt tiêu chảy. Có khoảng 80% trường hợp tử vong  
do tiêu chảy xảy ra  ở nhóm trẻ  dưới 2 tuổi, đỉnh cao là ở  nhóm 6 – 24th tuổi 
[23]. Nguyên nhân chính gây tử  vong của tiêu chảy cấp tính là do cơ  thể  bị 
mất nước và điện giải. Các đợt tiêu chảy làm cho trẻ  thiếu dinh dưỡng, kém 
hấp thu các chất và gia tăng nhu cầu dinh dướng trong khi bị  nhiễm khuẩn.  
Thống kê cho thấy 30% số  giường bệnh nhi  ở các bệnh viện các nước đang  
phát triển là dành cho tiêu chảy. Điều này là gánh nặng cho bệnh viện và ngân 
sách y tế quốc gia.
Tỉ  lệ  tử  vong cao do tiêu chảy cấp  ở  trẻ  em tại một số  khu vực đã giảm  
đáng kể trong 20 năm qua, chủ yếu do sự hướng dẫn và sử dụng rộng rãi dung 
dịch bù nước bằng đường uống 1 cách thích hợp. Tuy nhiên, tỉ  lệ  mới mắc 
tiêu chảy vẫn còn rất cao và tỉ lệ nhập viện vẫn còn là mối quan tâm lớn. Rất  
ít trẻ  tránh được nhập viện ít nhất 1 lần vì tiêu chảy và 1 số  trẻ  phải bị  tiêu  
chảy nặng từ 1 ­3 lần.
Tiêu chảy là nguyên nhân quan trọng dẫn đến SDD  ở  trẻ  dưới năm tuổi. 
Các đợt tiêu chảy liên tiếp thường liên quan đến chế  độ  ăn, tiếp cận nước 
sạch, cung cấp giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ  về  vệ  sinh cá nhân và môi 
trường [40]. Tử vong do tiêu chảy ở các nước còn cao là do: tình trạng kinh tế 
thấp, thiếu sự quan tâm về  giáo dục và các dịch vụ  chăm sóc y tế. Điều cần  
lưu ý là 90% các trường hợp tử vong này lẽ ra có thể phòng ngừa được [36]. 
Ở Bahir Dar, Ethiopia cứ mười trẻ em dưới 5 tuổi được khảo sát thì có một 
trẻ  mắc bệnh tiêu chảy. Do đó, việc thực hiện các chương trình tiêm phòng  
rotavirus hiệu quả, khuyến khích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ  và nhấn  
mạnh quản lý chất thải rắn thích hợp nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở 
trẻ em trong khu vực [34].
1.3.2. Việt Nam
Ở Việt Nam, tình hình bệnh tiêu chảy cũng tương tự các nước châu Á khác.  
Theo báo cáo hàng năm của Bộ  Y Tế  Việt Nam, trong những năm gần đây  
bệnh tiêu chảy đứng hàng thứ  2 trong 10 nguyên nhân gây bệnh  ở  trẻ  em  ở 
hầu hết các bệnh viện tỉnh và Trung Tâm y tế. Số  đợt tiêu chảy  ở  trẻ  là 1,4 
lần mỗi năm [14]. Tỷ  lệ  tử  vong do tiêu chảy của trẻ  dưới 5 tuổi là 19,11% 
[41].
 Theo thống kê của Viện Nhi Việt Nam ­ Thụy Điển: các bệnh nhi bị bệnh  
về  tiêu hóa chiếm 18,08% tổng số  bệnh nhi vào viện, trong số  đó tiêu chảy  
chiếm 72,39% [28].  Ở  Việt Nam, nhiều năm trở  lại đây tình hình bệnh tiêu  
chảy đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên tiêu chảy vẫn là vấn đề  sức khỏe cộng  
đồng cần được quan tâm. Theo thông báo dịch năm 2008, tiêu chảy vẫn là một 
trong 5 bệnh truyền nhiễm có số người mắc cao nhất [28]. 
Ngoài vấn đề tỉ  lệ mắc và tử  vong cao, bệnh tiêu chảy còn là nguyên nhân 
hàng đầu gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển về  cả  thể  chất và tinh thần, 
tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các bệnh nhiễm trùng khác ở cơ 
thể trẻ. Các chi phí thuốc, trang thiết bị và nhân lực cho vấn đề sức khỏe này  
là rất lớn, chưa tính đến thời gian và sức lực mà mỗi gia đình phải mất. Như 
vậy tiêu chảy vẫn còn là gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia, gia đình và xã 
hội phải chi một khoản kinh phí không nhỏ  để  chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ  khi 
bị tiêu chảy.
Hiện nay với các phương pháp điều trị  tiêu chảy đơn giản và hiệu quả  có 
thể  làm giảm rõ rệt số  lượng tử  vong do tiêu chảy đồng thời làm giảm sự 
nhập viện không cần thiết của hầu hết các trường hợp. Các phương pháp này  
ngày càng được phổ  biến rộng hơn tại cộng đồng, đã đóng góp thành công  
đáng kể vào việc khống chế  các bệnh tiêu chảy, làm giảm tỉ  lệ  mắc, tỉ  lệ tử 
vong do tiêu chảy gây ra. 
Mọi hành vi về sức khỏe đều có giá trị rất lớn đến việc giảm tỉ lệ mắc và 
chết của một bệnh. Việc điều trị một bệnh chỉ được giải quyết một cách triệt 
để khi cá nhân đó nhận ra những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức khỏe 
có hại do chính mình gây ra. Muốn thực hiện có hiệu quả công tác phòng bệnh 
tiêu chảy cho trẻ em tại một cộng đồng thì phải tìm hiểu các hành vi hiện có 
của các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi liên quan đến tỉ lệ mắc tiêu chảy của  
cộng đồng đó.
1.4. Một số nghiên cứu về tiêu chảy cấp ở trẻ em 

1.4.1. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở  Việt Nam, tình hình bệnh tiêu chảy ngày càng tăng, đặc biệt là thường 
gặp và nguy hiểm đối với trẻ dưới 5 tuổi [13].
Nghiên cứu năm 2011 Đỗ Quang Thành và Tạ Văn Trầm tiến hành khảo sát  
các yếu tố  liên quan đến tiêu chảy  ở  trẻ  dưới 5 tuổi tại tỉnh Tiền Giang cho  
thấy các yếu tố  như: Nghề nghiệp mẹ, trình độ  học vấn mẹ, yếu tố  địa dư,  
hố  xí, thói quen rửa tay của trẻ, cách thức mẹ  cho trẻ  uống nước khi bị  tiêu  
chảy đều có liên quan đến tiêu chảy của trẻ [26].
Trong năm 2012 nghiên cứu của Bửu Hạnh và cộng sự  thực hiện tại trung  
tâm Y tế Hòa Thành, Tây Ninh nhận thấy: tỷ lệ bà mẹ biết đúng nguyên nhân  
gây tiêu chảy chiếm 92.2%, có kiến thức đúng về phòng bệnh tiêu chảy chiếm  
cao (66%). Bà mẹ  có kiến thức xử  lý phân đúng cách còn chưa cao (56.3%), 
chưa quan tâm đến việc xử  lý phân, chưa nhận thức được phân là nguồn lây  
và truyền bệnh. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả 
khác, vì đa số đối tượng được điều tra là công nhân, trình độ văn hóa còn thấp 
[9].
Tại 2 xã Hàm Chính, Hàm Phú huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận năm 
2013, Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu một số  yếu tố 
liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh tiêu chảy cấp của người  
dân tại 2 xã ghi nhận có mối liên quan giữa yếu tố dân tộc, phương tiện thông  
tin, kiến thức và thái độ về bệnh TCC với thực hành phòng bệnh TCC của đối 
tượng [33].
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền và cộng sự năm 2014 cho thấy  
44,2% bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh tiêu chảy; 80,7% có thái độ  đúng về 
bệnh tiêu chảy; có 33,9% bà mẹ có hành vi đúng về bệnh tiêu chảy. Các yếu  
tố liên quan: trình độ học vấn của mẹ có liên quan đến kiến thức, hành vi về 
bệnhtiêu chảy. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh tiêu chảy thì có hành  
vi đúngvề  bệnh tiêu chảy cao gấp 19 lần bà mẹ  có kiến thức chưa  đúng  
nhưng có hành vi đúng vềbệnh tiêu chảy [10].
Tác giả Nguyễn Thị Kim Loan đã thực hiện nghiên cứu đánh giá kiến thức 
– thực hành về  phòng chống tiêu chảy của bà mẹ  có con dưới 5 tuổi tại xã  
Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2009 có 77,8% bà mẹ có kiến 
thức đúng khi nhận biết các dấu hiệu của bệnh tiêu chảy; 75,7% bà mẹ  có 
kiến thức đúng về  nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy; 76,1% bà mẹ  cho rằng 
bệnh tiêu chảy gây mất nước và 69% bà mẹ nhận thức đúng tiêu chảy là yếu  
tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em [15].
Ở xã Vĩnh An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2004 tác giả Lê Hồng Phúc,  
Lý Văn Xuân thực hiện nghiên cứu Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ 
có con dưới 5 tuổi trong xử  lý bệnh tiêu chảy cấp trẻ  em tại nhà  ở  xã Vĩnh 
An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre 26,9% bà mẹ có kiến thức tốt; 17,9% bà mẹ có 
thái độ đúng, 17,3% có thực hành đúng về xử lý tiêu chảy cấp. Có mối tương  
quan giữa KAP với độ tuổi của bà mẹ và nguồn thông tin về tiêu chảy cấp mà 
bà mẹ  tiếp cận: các bà mẹ  từ  25 tuổi trở  lên có KAP tốt hơn nhóm dưới 25  
tuổi, các bà mẹ  nhận được thông tin từ  nhân viên y tế  hay từ  phương tiên  
thông tin đại chúng có KAP tốt hơn nhóm nhận được từ người thân [21].
Kết quả  nghiên cứu tình hình tiêu chảy  ở  trẻ  em dưới 5 tuổi tại xã Nghĩa 
An, huyện Tư  Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi của tác giả  Phan Thị  Bích Ngọc và  
Phạm Văn Nhu năm 2007 cho thấy   tỷ  lệ  hiện mắc tiêu chảy chiếm 33,71%  
trong đó nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 70,97% với các yếu 
tố liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) như: tuổi mẹ, nghề nghiệp mẹ, trình 
độ  học vấn của mẹ, kinh tế  gia đình, nguồn nước sinh hoạt, vệ  sinh hố  xí, 
hiểu biết của mẹ về bệnh [17].
Ở  xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang năm 2010, tác giả  Mạc 
Hùng Tắng và Trần Đỗ  Hùng năm 2010 đã thực hiện nghiên cứu Khảo sát 
kiến thức phòng chống tiêu chảy cấp của bà mẹ  có con dưới 5 tuổi với kết 
quả thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là 26,9%, bên cạnh đó cũng cho thấy 
mối liên hệ giữa đặc điểm tuổi, học vấn, nghề  nghiệp, kinh tế, nguồn thông 
tin đối với kiến thức đúng, thái độ  đúng về  phòng chống tiêu chảy cấp của 
các bà mẹ [24].
Nghiên cứu của ThS.Bs. Nguyễn Quang Vinh về  Kiến thức, thái độ, thực  
hành của bà mẹ  và các yếu tố  liên quan trong phòng chống, xử  trí bệnh tiêu 
chảy  ở  trẻ  em dưới 5 tuổi tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kom Tum năm 2005 cho 
thấy tỷ lệ số bà mẹ có con bị tiêu chảy là 77,3%, kiến thức thực hành của bà  
mẹ về phòng chống bệnh tiêu chảy chưa tốt. Một số yếu tố liên quan về  vệ 
sinh phòng bệnh có ý nghĩa thống kê với bệnh tiêu chảy như trình độ văn hóa, 
nghề nghiệp, dân tộc và kinh tế gia đình [32].
1.4.2. Một số nghiên cứu nước ngoài
Một   nghiên   cứu  gần   đây  của   tác   giả   Solomon  Hassen,   Jemal   Haidarand  
Agajie Likie Bogale tiến hành nghiên cứu với 422 hộ gia đình có trẻ em dưới 5 
tuổi bị  tiêu chảy  ở  thành phố  Akakisub từ  tháng 2 đến tháng 3 năm 2016 ghi 
nhận có tới 67,1% người chăm sóc sử  dụng kẽm cùng với ORS khi trẻ bị tiêu  
chảy. Phần lớn (82,2%) nhận được thông tin về cách điều trị này từ các cơ sở 
y tế mặc dù nguồn kẽm chính của học là các nhà thuốc tư  nhân (80,9%). Sau 
khi uống kẽm, tiêu chảy giảm trong vòng 1 – 3 ngày trong hầu hết (76,3%) các  
trường hợp. 90,5% những người chăm sóc hài lòng với việc bổ sung kẽm [39].
Nghiên cứu được thực hiện từ  tháng 11/2013 đến tháng 1/2015 được tiến 
hành tại tiểu quận Lurambi, Shieywe, Kakamega, Kenya cho thấy rằng, 84%  
số người được hỏi có kiến thức về nguyên nhân gây tiêu chảy [35].
Sokhna Thilam và cộng sự thực hiện ở tại 4 khu vực của Mbour, Senegal từ 
tháng 2­3/2014 tỷ lệ mắc tiêu chảy cấp chung của trẻ dưới 5 tuổi là 26%, có  
sự  liên quan giữa tiêu chảy cấp với các yếu tố: người mẹ  thất nghiệp; Sử 
dụng túi mở  để  lưu trữ  chất thải gia đình; không xử  lý nước uống dự  và sử 
dụng nhà vệ sinh chung [38].
Một nghiên cứu được thực hiện từ  tháng 5/3 đến 30/4/2015 tại Bahir Dar 
của Ghion Shumetie và cộng sự trên 533 cặp mẹ con ghi nhận: tỷ lệ mắc tiêu 
chảy chung là 9.4%. Nghiên cứu đã xác định các yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu 
chảy như: trẻ  không được nhận vac­xin Rotavirus lần 2, trẻ  không bú hoàn 
toàn bằng sữa mẹ, gia  đình không có hệ  thống xử  lý rác, tình trạng nghề 
nghiệp và kinh doanh của người mẹ, thu nhập thấp hơn 2000 ETB [34].
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm: xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Thời gian nghiên cứu: 24/1 – 22/3/2019
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Bà mẹ  hoặc người trực tiếp nuôi dạy trẻ  dưới 5 tuổi tại xã Nhơn  Ái, 
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
2.1.3. Tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí loại trừ
2.1.3.1. Tiêu chí chọn mẫu
Bà mẹ  hoặc người trực tiếp nuôi dạy trẻ  dưới 5 tuổi tại xã Nhơn  Ái, 
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
2.1.3.2. Tiêu chí loại trừ
Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu
Bà mẹ  hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng vắng mặt > 2 lần tại thời điểm  
nghiên cứu hoặc không đủ  khả  năng trả  lời phỏng vấn (câm, điếc, tâm thần,  
say rượu...)
Bà mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng trẻ hoặc không nuôi trẻ trong 1 năm qua
2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích
2.2.2. Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu:  . Trong đó: 
n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có
Z: trị số phân phối chuẩn, với mức ý nghĩa thống kê (α = 0,05),  = 1,96.
d: sai số tuyệt đối, d = 0,045
p: chọn p = 0,147 là tỷ  lệ  TCC  ở  trẻ  dưới 5 tuổi trong 2 tuần qua theo  
nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Thúy về tình hình tiêu chảy ở trẻ em dưới 5  
tuổi tại thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2014 [29].
Thay vào công thức ta có cỡ  mẫu n= 238, cộng thêm 10% sai số  (do đối  
tượng vắng mặt hoặc từ chối phỏng vấn). Cỡ mẫu nghiên cứu là 262.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu nhiều giai đoạn, các bước tiến hành bao gồm:
­ Giai đoạn 1: Lập danh sách trẻ  dưới 5 tuổi theo 7  ấp của xã Nhơn Ái, 
huyện Phong Điền, thành phố  Cần Thơ. Bốc thăm chọn 4 trong 7  ấp của xã 
theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
­ Giai đoạn 2: Chia đều số mẫu lấy cho 4 ấp đã bóc thăm được.
­ Giai đoạn 3: Tiến hành điều tra, phỏng vấn đối tượng chọn bằng bộ 
câu hỏi soạn sẵn và ghi chép lại.
2.2.4. Nội dung nghiên cứu và định nghĩa sử dụng
2.2.4.1. Biến số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

 Thông tin của mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ
­ Tuổi mẹ  hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ: Biến định lượng, tính 
theo năm dương lịch. Có 2 giá trị: < 35 tuổi và   35 tuổi. 
­ Dân tộc của mẹ: Biến định danh, tính theonphaanf khai trên chứng minh 
nhân dân hoặc giấy tờ  tùy thân có giá trị  pháp lý khác. Gồm các giá trị: Kinh, 
khác.
­ Trình độ học vấn của mẹ: Biến định danh. Gồm các giá trị: 
+Mù chữ
+ Cấp I
+ Cấp II
+ Cấp III
+ Trên cấp III (cao đẳng, đại học, sau đại học)
­ Nghề nghiệp của mẹ: Là hình thức công việc hiện tại bà mẹ đang làm, 
là biến định danh với các giá trị:
+ Công nhân
+ Nông dân
+ Cán bộ công chức – viên chức nhà nước
+ Nội trợ
+ Khác
­ Kinh tế gia đình: Dựa vào sổ hộ nghèo hoặc giấy xác nhận gia đình khó 
khăn để phân biệt kinh tế gia đình: Nghèo, cận nghèo, không nghèo
 Thông tin của trẻ
­ Tuổi của trẻ: Biến định lượng, tính theo tháng tuổi dựa trên giấy khai  
sinh. Chia thành 2 nhóm: <24 tháng và ≥ 24 tháng.
­ Giới tính của trẻ: Biến nhị giá, gồm 2 giá trị: Nam và nữ
­ Tình trạng mắc bệnh hiện tại: Gồm các giá trị:
+ Suy dinh dưỡng
+ Sởi, thủy đậu, quai bị, viêm gan
+ Không có
2.2.4.2. Biến số tình hình tiêu chảy cấp trong 2 tuần qua
TCC: là biến số phụ thuộc, có 2 giá trị:
­ Có: khi trẻ  đi tiêu phân lỏng nước     3 lần/24h, phân không nhầy hoặc 
máu và thời gian tiêu chảy không quá 14 ngày.
­ Không: khi trẻ  không bị  tiêu chảy hoặc tiêu chảy trên 14 ngày hoặc tiêu  
phân có nhầy, máu.
2.2.1.3. Biến số  kiến thức, thực hành của bà mẹ  về  bệnh tiêu chảy 
cấp

 Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp
- Hiểu biết về định nghĩa TCC: Có 2 giá trị:
+ Biết đúng: khi bà mẹ nêu được 2/3 ý sau:
Khi bà mẹ trả lời tiêu phân lỏng nước   3 lần/24h
Dưới 14 ngày
Tính chất phân lỏng không nhầy hoặc máu
+ Biết không đúng: khi bà mẹ trả lời sai hoặc không biết
- Hiểu biết về đường lây của TCC: Có 2 giá trị:
+ Biết đúng: khi bà mẹ trả lời đường ăn uống/tiêu hóa hoặc tay bẩn, ruồi  
nhặng.
+ Biết không đúng: khi bà mẹ trả lời không lây/không biết.
- Hiểu biết về nguyên nhân của TCC: Có 2 giá trị:
+ Biết đúng: khi bà mẹ nêu được 2/3 ý sau:
Không nuôi con bằng sữa mẹ
Cho trẻ bú bình (chai)
Ăn thức ăn không nấu chín, để nguội, ôi thiu,...
+ Biết không đúng: khi trả lời 1/3 ý hoặc không biết
- Hiểu biết về sự nguy hiểm của TCC: Có 2 giá trị:
+ Biết đúng: khi bà mẹ nêu được từ 2/3 ý sau:
Gây tử vong
Mất nước
Gây suy dinh dưỡng
+ Biết không đúng: khi bà mẹ nêu 1/3 ý hoặc không biết
- Hiểu biết về phòng bệnh TCC: Có 2 giá trị:
+ Biết đúng: khi bà mẹ nêu được từ 4/7 ý sau:
Nuôi con bằng sữa mẹ
Cho trẻ ăn dặm đúng (khi trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi)
Rửa tay sạch trước khi chế biến và cho trẻ ăn
Sử dụng nguồn nước sạch
Tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ
Sử dụng hố xí hợp vệ sinh
Xử lý phân hợp vệ sinh
+ Biết không đúng: khi bà mẹ  nêu được từ  3/7 ý trở  xuống hoặc không 
biết
- Nguồn thông tin về bệnh TCC: Có 2 giá trị:
+ Biết đúng: khi bà mẹ nêu được từ 1/3 ý sau:
Sách báo
Đài, tivi
Cán bộ y tế
+ Biết không đúng: khi bà mẹ trả lời không biết hoặc 1/2 ý: Bạn bè người  
thân,  người nhà
- Thang điểm đánh giá chung về kiến thức:  Mỗi câu trả lời đúng được 
1 điểm
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá chung về kiến thức
STT NỘI DUNG ĐIỂM
KT1 Biết đi tiêu phân lỏng ‡  3 lầ n trong ngày 1đ
KT2 Biết nguyên nhân TCC 1đ
KT3 Biết tiêu chảy lây qua đường gì 1đ
KT4 Biết sự nguy hiểm của TCC 1đ
KT5 Biết cách phòng bệnh TCC 1đ
KT6 Biết thông tin về bệnh TCC 1đ

Tổng số điểm kiến thức là 6 điểm. Nếu trả lời đúng từ 4/6 điểm tức là khoảng 70% trở lên thì được xem  
là biết đúng kiến thức chung, không đúng khi trả lời < 4 điểm.

 Thực hành của bà mẹ về bệnh TCC
­ Xử trí khi trẻ bị TCC: Có 
2 giá trị:
+ Đúng: khi bà mẹ nêu được 1/3 ý sau:
Đến trạm y tế
Đi khám bác sĩ tư
Uống Oresol tại nhà
+ Không đúng: khi trả lời không biết hoặc các ý sau:
Dùng thuốc nam
Tự mua thuốc uống
Khác 
- Cho   trẻ   ăn,   bú/uống  
nước khi trẻ bị TCC: Có 2 giá trị:
+ Đúng: khi bà mẹ trả lời: ăn, bú/uống nhiều hơn bình thường
+ Không đúng: khi bà mẹ  trả  lời: ăn, bú/uống nhiều ít bình thường hoặc 
không cho ăn, bú/uống
­ Cho   trẻ   ăn  kiêng   khi  bị  
TCC: Có 2 giá trị:
+ Đúng: khi bà mẹ trả lời không cho ăn kiêng
+ Không đúng: khi bà mẹ trả lời cho trẻ ăn kiêng
­ Loại nước cho trẻ  uống  
khi bị TCC: Có 2 giá trị:
+ Đúng: khi bà mẹ nêu được 2/4 ý sau:
Dung dịch Oresol 
Nước cháo – muối
Nước nước hoa quả
Nước khác
+ Không đúng: khi bà mẹ trả lời dưới 2 ý trên
- Cách   pha   Oresol:  Có   2 
giá trị:
+ Đúng: khi bà mẹ  trả  lời: đổ  hết bột trong gói vào một vật đựng nước 
sạch + 1 lít nước sôi để nguội.
+ Không đúng: khi bà mẹ trả lời khác hoặc không biết
- Thời   gian   dùng   Oresol  
sau khi đã pha: Có 2 giá trị:
+ Đúng: trong vòng 24 giờ
+ Không đúng: quá 24 giờ
­ Uống ORS: Có 2 giá trị:
+ Đúng: Khi trả lời đúng cách pha và thời gian sử dụng
+ Không đúng: Khí trả lời sai cách pha và thời gian sử dụng
­ Nuôi   con   bằng   sữa   mẹ: 
Có 2 giá trị:
+ Đúng: nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
+ Không đúng: dưới 6 tháng hoặc không cho bú
­ Thời   gian   cho   trẻ   ăn  
dặm: Có 2 giá trị:
+ Đúng: từ 6 tháng tuổi
+ Không đúng: dưới 6 tháng tuổi 
­ Rửa tay: Có 2 giá trị:
+ Đúng: khi bà mẹ  có rửa tay: trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi tiêu và sau 
khi dọn phân
+ Không đúng: không 
­ Xử lý phân: Có 2 giá trị:
+ Đúng: sử dụng hố xí tự hoại
+ Không đúng: khi sử dụng 1/2 ý sau:
Ao cá
Khác
­ Tiêm chủng: Có 2 giá trị:
+ Đúng: tiêm phòng đầy đủ và đúng theo lịch của chương trình tiêm chủng 
mở rộng quốc gia
+ Không đúng: không tiêm hoặc tiêm không đủ
- Thang điểm đánh giá thực hành chung: Mỗi câu đúng đưiọc 1 điểm
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá thực hành chung
STT NỘI DUNG ĐIỂM
TH1 Đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc uống Oresol tại nhà 1đ
TH2 Cho trẻ ăn, bú/uống nhiều hơn bình thường khi bị tiêu chảy 1đ
TH3 Không cho trẻ ăn kiêng khi bị tiêu chảy 1đ
TH4 Khi cho trẻ uống các loại nước khi bị tiêu chảy 1đ
TH5 Pha đúng cách nước Oresol 1đ
TH6 Thời gian dùng Oresol trong vòng 24 giờ 1đ
TH7 Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 1đ
TH8 Cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi 1đ
Rửa tay trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi tiêu và sau khi dọn 
TH9 1đ
phân
TH10 Sử dụng hố xí tự hoại xử lý phân 1đ
Tiêm phòng đầy đủ và đúng theo lịch của chương trình tiêm 
TH11 1đ
chủng mở rộng quốc gia

Tổng số điểm thực hành là 11 điểm. Nếu trả lời đúng từ  8/11 điểm tức là 70% trở  lên được xem là thực  


hành đúng, không đúng khi < 8 điểm.

2.2.4.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp 

 Yếu tố liên quan trẻ
­ Tuổi của trẻ: Tính theo năm dương lịch, được tính bằng cách lấy ngày 
tháng năm phỏng vấn trừ cho ngày tháng năm sinh. Có 2 giá trị: < 24 tháng và 
 24 tháng.
­ Giới tính: Biến định danh, gồm 2 giá trị: nam và nữ.
­ Bệnh   hiện   mắc:  Biến 
định danh. Có 3 giá trị:
+ Suy dinh dưỡng
+ Sởi,   thủy   đậu,   quai   bị, 
viêm gan
+ Không có
 Yếu tố  liên quan gia đình:  tuổi của mẹ, trình độ  học vấn của mẹ, 
nghề nghiệp của mẹ, dân tộc của mẹ, kinh tế gia đình
 Yếu tố  liên quan điều kiện sống: nuôi con bằng sữa mẹ, thời điểm 
trẻ ăn dặm, chơi trên nền gạch, rửa tay bằng xà phòng, xử lý phân.
 Yếu tố liên quan kiến thức, thực hành của bà mẹ:
­ Kiến thức: Có 2 giá trị: Có, Không
­ Thực hành: Có 2 giá trị: Có, Không
2.2.4.4. Phương pháp thu thập
2.2.1.4. Công cụ thu thập
Bộ câu hỏi phỏng vấn
Quan sát trực tiếp môi trường sống và sinh hoạt của trẻ
2.2.1.5. Phương pháp thu thập
Dùng phương pháp phỏng vấn tại hộ  gia đình và điền các thông tin thu 
được vào phiếu phỏng vấn.
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích
Sau khi thu thập, số liệu được kiểm tra trước khi nhập liệu để đảm bảo có 
đầy đủ thông tin cần thiết.
Số  liệu được nhập bằng phần mềm Excel và xử  lý bằng phần mềm SPSS 
18.0 
2.2.3. Phương pháp kiểm soát yếu tố gây nhiễu 
2.2.3.3. Hạn chế và sai số trong nghiên cứu
Thiếu mẫu do người được chọn vắng mặt, từ  chối phỏng vấn, không tập 
trung trả lời, danh sách trẻ không đầy đủ hoặc phân bố rãi rác trên địa bàn.
Sai sót trong thu thập các thông tin hồi cứu do người chăm sóc trẻ phải nhớ 
lại để trả lời một số câu hỏi của điều tra viên. Sai số trong quá trình kiểm tra  
và xử lý số liệu do thiếu hoặc trùng lập thông tin trong quá trình thu thập.
2.2.3.4. Biện pháp khắc phục
Định nghĩa, lựa chọn đối tượng nghiên cứu căn cư theo tiêu chuẩn chọn vào 
và tiêu chuẩn loại trừ
Lập  danh  sách   đối   tượng  phỏng  vấn  theo   khu  vực   trước   khi  tiến   hành  
phỏng vấn tại địa bàn
Thiết kế  bộ  câu hỏi rõ ràng, dễ  hiểu và phù hợp với mục tiêu cần nghiên 
cứu.
2.3.Vấn đề y đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện hoàn toàn phục vụ  cho mục đích nghiên 
cứu khoa học. Người phỏng vấn giải thích về ý nghĩa và mục đích của nghiên  
cứu cho các đối tượng hiểu và chỉ sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp khi  
nhận được chấp thuận của đối tượng nghiên cứu. Bộ câu hỏi không bao gồm 
các câu hỏi mang tính chất riêng tư, các vấn đề  nhạy cảm nên không  ảnh 
hưởng gì đến tâm lý hay sức khỏe đối tượng nghiên cứu . Tất cả thông tin đối 
tượng nghiên cứu đều đảm bảo được bảo mật nên không vi phạm y đức.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thời gian từ:  21/2/2019  đến  24/2/2019, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 


trên tổng số 262 bà mẹ/người trực tiếp chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại xã Nhơn 
Ái, huyện Phong Điền,TP Cần Thơ. Phân tích số  liệu thu được chúng tôi có 
các kết quả sau:
3.1. Đặc điểm chung của mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ
3.1.1. Phân bố tuổi của mẹ
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhóm tuổi của mẹ

Số lượng 
Tuổi Tỷ lệ (%)
(n)
< 35 tuổi 130 49,6

 35 tuổi 132 50,4

Tổng 262 100

Nhận xét: Bà mẹ ở 2 nhóm < 35 tuổi và   35 tuổi gần bằng nhau, tỷ lệ lần 
lượt là 49,6% và 50,4%.

3.1.2. Phân bố dân tộc của mẹ

Bảng 3.2. Tỷ lệ dân tộc của mẹ

Số lượng 
Dân tộc Tỷ lệ (%)
(n)

Kinh 253 96,6


Khác 9 3,4

Tổng 262 100

Nhận xét: Mẹ là người dân tộc kinh chiếm đa số (96,6%).
3.1.3. Phân bố trình độ học vấn của mẹ
Bảng 3.3. Tỷ lệ trình độ học vấn của mẹ
Số lượng 
Trình độ học vấn Tỷ lệ (%)
(n)
Mù chữ 15 5,7

Cấp I 73 27,9

Cấp II 99 37,8

Cấp III 52 19,8

Trên cấp III 23 8,8

Tổng 262 100

Nhận xét: Trình độ học vấn của mẹ ở trình độ dưới cấp III chiếm đa số là 
71,4% và từ cấp III trở lên là 28,6%.
3.1.4. Phân bố nghề nghiệp của mẹ
Bảng 3.4. Tỷ lệ nghề nghiệp của mẹ
Số lượng 
Nghề nghiệp Tỷ lệ (%)
(n)
Công nhân 16 6.1

Nông dân 51 19,5

CBCC – viên chức nhà nước 23 8,8

Nội trợ 147 56,1

Khác 25 9,5
Tổng 262 100

Nhận xét:  Nghề  nghiệp của mẹ  chiếm cao nhất là nội trợ  (56,1%), tiếp  


theo là nông dân chiếm 19,5%.
3.1.5. Phân bố kinh tế gia đình
Bảng 3.5. Tỷ lệ kinh tế gia đình
Số lượng 
Kinh tế gia đình Tỷ lệ (%)
(n)
Nghèo 1 0,4

Cận nghèo 7 2,7

Không nghèo 254 96,9

Tổng 262 100

Nhận xét: Kinh tế gia đình của người mẹ đa số là không nghèo (96,9%).
3.1.6. Phân bố tuổi của trẻ
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhóm tuổi của trẻ

Tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

< 24 tháng 116 44,3

 24 tháng 146 55,7

Tổng 262 100

Nhận xét: Trẻ ở nhóm tuổi   24 tháng chiếm tỷ lệ 55,7%. 
3.1.7. Phân bố giới tính của trẻ
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhóm tuổi của trẻ

Giới tính Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Nam 134 51,1

Nữ 128 48,9

Tổng 262 100

Nhận xét: Tỷ  lệ  trẻ trai và trẻ  gái gần bằng nhau, tỷ lệ  lần lượt là 51,1%  


và 48,9%.
3.2.Tình hình tiêu chảy cấp trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần trước phỏng  
vấn
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy trong 2 tuần trước phỏng  
vấn
Nhận xét:  Số  trẻ  dưới 5 tuổi bị  tiêu chảy trong hai tuần qua là 11,1% và 
không bị tiêu chảy trong hai tuần qua là 88,9%.
3.3.Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp
3.3.1.  Kiến thức của bà mẹ về đặc điểm bệnh tiêu chảy cấp
Bảng 3.8. Kiến thức về đặc điểm tiêu chảy cấp
Số lượng  Tỷ lệ 
Hiểu biết về đặc điểm tiêu chảy cấp
(n) (%)
Biết đúng 87 33,2

Không đúng 175 66,8


Tổng 262 100

Nhận xét: Các bà mẹ biết đúng về định nghĩa tiêu chảy cấp chiếm 33,2%.
3.3.2. Kiến thức của bà mẹ về đường lây của tiêu chảy cấp
Bảng 3.9. Kiến thức của bà mẹ về đường lây của tiêu chảy cấp
Hiểu biết về đường lây của tiêu chảy 
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
cấp
Biết đúng 97 37,0

Không đúng 165 63,0

Tổng 262 100

Nhận xét:  Các bà mẹ  biết đúng về  đường lây của bệnh tiêu chảy qua 


đường tiêu hóa hoặc tay bẩn, ruồi nhặng chiếm 37,0%.
3.3.3. Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây tiêu chảy cấp
Bảng 3.10. Kiến thức của bà mẹ về nguyên nhân gây tiêu chảy cấp
Hiểu biết về nguyên nhân gây tiêu chảy 
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
cấp
Biết đúng 40 15,3

Không biết 222 84,7

Tổng 262 100

Nhận xét: Các bà mẹ  biết đúng về  nguyên nhân của bệnh tiêu chảy như: 


không nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú bình, ăn thức ăn không nấu chín, để 
nguội, ôi thiu,... chiếm tỷ lệ 15,3%.
3.3.4. Kiến thức của bà mẹ về sự nguy hiểm của tiêu chảy cấp
Bảng 3.11. Kiến thức của bà mẹ về sự nguy hiểm của tiêu chảy cấp
Hiểu biết về sự nguy hiểm của tiêu chảy  Tỷ lệ 
Số lượng (n)
cấp (%)
Biết đúng 107 40,8

Không biết 155 59,2

Tổng 262 100

Nhận xét: Có 40,8% bà mẹ biết được sự nguy hiểm của bệnh tiêu chảy.
3.3.5. Kiến thức của bà mẹ về cách phòng bệnh tiêu chảy cấp
Bảng 3.12. Kiến thức của bà mẹ về cách phòng bệnh tiêu chảy cấp
Hiểu biết về cách phòng bệnh tiêu chảy 
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
cấp
Biết đúng 54 20,6

Không biết 208 79,4

Tổng 262 100

Nhận xét: Các bà mẹ biết cách phòng bệnh tiêu chảy chiếm 20,6%.
3.3.6. Nguồn thông tin về bệnh tiêu chảy cấp
Bảng 3.13. Nguồn thông tin của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp
Tỷ lệ 
Nguồn thông tin về bệnh tiêu chảy cấp Số lượng (n)
(%)
Biết đúng 149 56,9

Không biết 113 43,1

Tổng 262 100

Nhận xét: Các bà mẹ biết thông tin về bệnh tiêu chảy chiếm tỷ lệ 56,9%.
3.3.7. Kiến thức chung của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ kiến thức chung đúng về bệnh tiêu chảy cấp
Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về bệnh tiêu chảy chiếm 
tỷ lệ là 19,1%.
3.4.Thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp
3.4.1. Thực hành về cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Bảng 3.14. Thực hành về cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy 
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
cấp
Xử trí đúng 257 98,1
Xử trí không đúng 5 1,9
Tổng 262 100
Nhận xét: Đưa trẻ  đến cơ  sở  y tế, dùng ORS tại nhà khi trẻ  bị  tiêu chảy 
chiếm tỷ lệ 98,1%.
3.4.2. Thực hành về cách cho trẻ bú/uống khi bị tiêu chảy cấp
Bảng 3.15. Thực hành về cách cho trẻ bú/uống khi bị tiêu chảy cấp
Cho trẻ bú/uống khi bị tiêu chảy 
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
cấp
Thực hành đúng 201 76,7
Thực hành không đúng 61 23,3
Tổng 262 100
Nhận xét: Cho trẻ bú/uống nhiều hơn bình thường chiếm tỷ lệ 76,7%.
3.4.3. Thực hành về cách cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy cấp
Bảng 3.16. Thực hành về cách cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy cấp

Cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy cấp Số lượng (n) Tỷ lệ (%)


Thực hành đúng 132 50,4
Thực hành không đúng 130 49,6
Tổng 262 100
Nhận xét: Không cho trẻ ăn kiêng khi bị tiêu chảy chiếm 50,4%, cho trẻ ăn 
kiêng khi bị tiêu chảy chiếm 49,6%.
4. Loại nước cho trẻ uống khi bị tiêu chảy cấp
Bảng 3.17. Loại nước cho trẻ uống khi bị tiêu chảy cấp
Loại nước cho trẻ uống khi bị tiêu chảy  Số lượng  Tỷ lệ 
cấp (n) (%)
Thực hành đúng 84 32,1
Thực hành không đúng 178 67,9
Tổng 262 100
Nhận xét:  Cho trẻ  uống các loại nước: dung dịch ORS, nước cháo muối, 
nước hoa quả khi trẻ bị tiêu chảy chiếm 32,1 %.
5. Thực hành về cách sử dụng Oresol
Bảng 3.18. Tỷ lệ bà mẹ có sử dụng Oresol
Cách sử dụng Oresol Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Có 86 32,8
Sử dụng Oresol
Không 176 67,2
Tổng 262 100

Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có sử dụng ORS khi trẻ bị tiêu chảy chiếm 32,8%.

Bảng 3.19. Thực hành về cách sử dụng Oresol trên những bà mẹ có sử  
dụng Oresol (n=86)
Cách sử dụng 
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Oresol (n=86)

Pha đúng 81 94,2

Cách pha Oresol Pha không đúng 5 5,8

Tổng 86 100

Thời gian sử 
Trong vòng 24 81 98,8
dụng Oresol
Trên 24 giờ 5 1,2
Tổng 86 100

Đúng 82 95,3

Sử dụng Oresol 
Không đúng 4 4,7
đúng

Tổng 86 100

Nhận xét: Trong 86 bà mẹ sử dụng Oresol, bà mẹ sử dụng đúng chiếm 95,3% vớ tỷ lệ thực hiện cách pha 
đúng là  94,2% và sử dụng trong 24 giờ chiếm tỷ lệ 98,8%.

6. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.20. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (n=251)

Nuôi con bằng sữa mẹ Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Trong 6 tháng đầu 185 73,7

< 6 tháng hoặc không 66 26,3

Tổng 251 100

Nhận xét: Trong 262 đối tượng nghiên cứu có 251 bà mẹ  có trẻ  >6 tháng 


tuổi thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ các bà mẹ cho  
nuôi con bằng sữa mẹ chiếm 73,7%.
7. Thực hành cho trẻ ăn dặm
Bảng 3.21. Thực hành cho trẻ ăn dặm (n=251)

Thời gian cho trẻ ăn dặm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)


Từ 6 tháng tuổi 196 78,1
Dưới 6 tháng tuổi 55 21,9
Tổng 251 100
Nhận xét: Trong 262 đối tượng nghiên cứu có 251 bà mẹ  có trẻ  >6 tháng 
tuổi thực hành cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Các bà mẹ cho trẻ ăn dặm từ 6 
tháng tuổi chiếm tỷ lệ 78,1%.
3.4.8. Thực hành rửa tay thường xuyên trước khi cho trẻ ăn và sau 
vệ sinh
Bảng 3.22. Thực hành rửa tay thường xuyên

Rửa tay thường xuyên Số lượng (n) Tỷ lệ (%)


Có rửa tay 256 97,7
Không rửa tay 6 2,3
Tổng 262 100

Nhận xét: Thường xuyên rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi tiêu 
và sau khi dọn phân chiếm tỷ lệ 97,7%.
9. Thực hành về cách xử lý phân của trẻ
Bảng 3.23. Thực hành về cách xử lý phân của trẻ

Cách xử lý phân của trẻ Số lượng (n) Tỷ lệ (%)


Sử dụng hố xí tự hoại 147 43,9
Khác 115 56,1
Tổng 262 100

Nhận xét: Các bà mẹ sử dụng hố xí tự hoại cho trẻ đi tiêu chiếm 43,9%.
10. Thực hành về tiêm chủng cho trẻ
Bảng 3.24. Thực hành về tiêm chủng cho trẻ
Tiêm chủng cho trẻ Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Tiêm chủng đủ, đúng 251 95,8
Không tiêm hoặc tiêm không đủ, đúng 11 4,2
Tổng 262 100

Nhận xét: Bà mẹ cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng theo lịch của chương  
trình tiêm chủng mở rộng quốc gia chiếm tỷ lệ 95,8%.
11. Thực hành chung của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp

Biểu đồ 3.3. Thực hành chung của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp
Nhận xét: Tỷ  lệ  các bà mẹ  thực hành đúng về  bệnh tiêu chảy cấp chiếm  
40,1%.
3.5. Các yếu tố thuộc về bản thân trẻ
1. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và giới tính trẻ
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và giới tính trẻ
Tiêu chảy cấp trong hai tuần
Giới tính
Có (%) Không(%) OR (KTC 95%) P
Nam 18 (13,4) 116 (86,6) 1,650
Nữ 11 (8,6) 117 (91,4) 0,212
Tổng 29 (11,1) 233 (88,9) (0,747 – 3,647

Nhận xét: Tỷ lệ TCC ở trẻ nam là 13,4%, tỷ  lệ TCC  ở trẻ nữ là 8,6%. Sự 


khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 
2. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và tuổi của trẻ
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và tuổi của trẻ
Tiêu chảy cấp trong hai tuần
Tuổi trẻ
Có (%) Không(%) OR (KTC 95%) P

< 24 tháng 13 (11,2) 103 (88,8)


1,025
 24 tháng 16 (11,0) 130 (89,0) 0,949
(0,472­ 2,229)
Tổng 29 (11,1) 233 (88,9)

Nhận xét: Tỷ lệ TCC ở trẻ dưới 24 tháng là 11,2% tương đương tỷ lệ TCC  
ở trẻ  từ 24 tháng trẻ lên là 11,0%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê 
với p>0,05.
3.5.3. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và các bệnh hiện mắc ở trẻ
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và các bệnh hiện mắc ở  
trẻ

Bệnh hiện  Tiêu chảy cấp trong hai tuần

mắc Có (%) Không(%) OR (KTC 95%) P

Có 1 (6,2) 15 (93,8)
0,519
Không 28 (11,4) 218 (88,6) 0,526
(0,066 – 4,081)
Tổng 29 (11,1) 233 (88,9)

Nhận xét:  Tỷ  lệ  TCC  ở  trẻ  có bệnh hiện mắc (SDD) là 6,2% thấp hơn 


những trẻ  không có bệnh hiện mắc là 11,4%. Sự  khác biệt này không có ý 
nghĩa thống kê với p>0,05. 
3.6. Các yếu tố thuộc về gia đình của trẻ
1. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và tuổi mẹ
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và tuổi mẹ

Tiêu chảy cấp trong hai tuần
Tuổi mẹ
Có(%) Không(%) OR(KTC 95%) P

< 35 tuổi 13 (10,0) 117 (90,0)


0,806
 35 tuổi 16 (12,1) 116 (87,9) 0,584
(0,371 – 1,750)
Tổng 29 (11,1) 233 (88,9)

Nhận xét: Những bà mẹ  ≤35 tuổi có trẻ  mắc TCC với tỷ  lệ là 9,7% thấp 


hơn nhóm bà mẹ >35 tuổi có trẻ mắc TCC là 12,8%. Sự khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê với p>0,05.
2. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và dân tộc của mẹ
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và dân tộc của mẹ

Tiêu chảy cấp trong hai tuần
Dân tộc mẹ OR(KTC 
Có(%) Không(%) P
95%)
0,137
Kinh 25 (9,9) 228 (90,1) (0,035 – 
0,544)
0,001
Khác 4 (44,4) 5 (55,6)

Tổng 29 (11,1) 233 (88,9)


Nhận xét: Tỷ lệ TCC  ở trẻ có mẹ là dân tộc Kinh là 9,9% thấp hơn tỷ  lệ 
TCC ở trẻ có mẹ là dân tộc khác là 44,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống  
kê với p<0,05.
3. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và trình độ học vấn của mẹ
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và trình độ học vấn của  
mẹ

Trình độ  Tiêu chảy cấp trong hai tuần

học vấn Có(%) Không(%) OR(KTC 95%) P

Dưới cấp III 24 (12,8) 163 (87,2)


2,061
Từ cấp III trở lên 5 (6,7) 70 (93,3) 0,150
(0,756 – 5,622)
Tổng 29 (11,1) 233 (88,9)

Nhận xét: Tỷ lệ TCC ở trẻ của nhóm bà mẹ có trình độ học vấn dưới cấp 
III là 12,8% cao hơn nhóm bà mẹ  có trình độ  học vấn từ  cấp III trở  lên là 
6,7%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
4. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và nghề nghiệp mẹ
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và nghề nghiệp mẹ

Nghề  Tiêu chảy cấp trong hai tuần

nghiệp mẹ Có(%) Không(%) OR(KTC 95%) P


CBNV 1 (4,3) 22 (95,7) 0,343 0,282
Khác 28 (11,7) 211 (88,3)
(0,044 – 2,641)
Tổng 29 (11,1) 233 (88,9)

Nhận xét:  Tỷ  lệ  TCC  ở  trẻ  của nhóm bà mẹ  là CBNV: 4,3% thấp hơn 


nhóm bà mẹ có nghề  nghiệp khác: 11,7%. Sự  khác biệt này không có ý nghĩa 
thống kê với p>0,05.
5. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và kinh tế gia đình
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và kinh tế gia đình

Kinh tế gia  Tiêu chảy cấp trong hai tuần
đình Có(%) Không(%) OR(KTC 95%) P
Hộ nghèo 0 (0) 8 (100)
1,129
Hộ không nghèo 29 (11,4) 225 (88,6) 0,311
(1,080 – 1,180)
Tổng 29 (11,1) 233 (88,9)

Nhận xét: Tỷ  lệ  TCC  ở  trẻ  thuộc hộ  không nghèo là 11,4%, không có trẻ 


TCC thuộc hộ nghèo. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.7.  Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp về  kiến thức và thực hành của 
bà mẹ
1. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp về kiến thức của bà mẹ
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và kiến thức của bà mẹ

Tiêu chảy cấp trong hai tuần
Đặc điểm OR(KTC 
Có(%) Không(%) P
95%)
Nghe  Không 9 (8,0) 104 (92,0) 0,558
0,163
thông tin Có 20 (13,4) 129 (86,6) (0,244 – 1,278)
Kiến thức  Không 
26 (12,5) 182 (87,5) 2,429
phòng  đúng 0,147
(0,706 – 8,348)
bệnh Đúng 3 (5,6) 51 (94,4)
Không 
Kiến thức  24 (11,3) 188 (88,7) 1,149
đúng 0,789
chung (0,416 – 3,176)
Đúng 5 (10,0) 45 (90,0)

Nhận xét: Tỷ lệ TCC  ở trẻ của nhóm bà mẹ có nghe thông tin là 8% thấp  
hơn nhóm không nghe thông tin là 13,4%. Sự  khác biệt này không có ý nghĩa 
thống kê với p>0,05.
2. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp về thực hành của bà mẹ
Bảng 3.34. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và thực hành của bà mẹ về  
tiêm chủng, rửa tay, xử lý phân (n=262)

Tiêu chảy cấp trong hai tuần
Đặc điểm OR(KTC 
Có(%) Không(%) P
95%)
Tiêm  Không đúng 2 (18,2) 9 (81,8) 1,844
0,442
chủng Đúng 27 (10,8) 224 (89,2) (0,378 – 8,981)
Rửa  Không đúng 1 (16,7) 5 (83,3) 1,629
0,658
tay Đúng 28 (10,9) 228 (89,1) (0,184 – 14,445)
Xử lý  Không đúng 13 (11,3) 102 (88,7) 1,044
0,914
phân Đúng 16 (10,9) 131 (89,1) (0,480 – 2,268)
Nhận xét: Tỷ lệ TCC  ở nhóm trẻ được tiêm chủng đầy đủ   là 10,8% thấp  
hơn   nhóm trẻ  không được tiêm chủng đầy đủ  là 18,2%. Sự  khác biệt này  
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tỷ  lệ  TCC  ở trẻ thuộc nhóm bà mẹ  thực hành rửa tay đúng là 10,9% thấp 
hơn nhóm bà mẹ  thực hành rửa tay không đúng là 16,7%. Sự  khác biệt này 
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tỷ  lệ  TCC  ở  trẻ  thuộc nhóm bà mẹ  xử  lý phân đúng là 10,9% thấp hơn 
nhóm bà mẹ  xử  lý phân không đúng là 11,3%. Sự  khác biệt này không có ý  
nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa tiêu chảy và thực hành nuôi con bằng sữa  
mẹ, thời điểm ăn dặm (n=251)

Tiêu chảy cấp trong hai tuần
Đặc điểm OR(KTC 
Có(%) Không(%) P
95%)
Nuôi con  Không đúng 11 (16,7) 55 (83,3)
1,856
bằng sữa  0,130
Đúng 18 (9,7) 167 (90,3) (0,826 – 4,170)
mẹ
Thời điểm  Không đúng 9 (16,4) 46 (83,6) 1,722
0,207
ăn dặm Đúng 20 (10,2) 176 (89,8) (0,735 – 4,032)
Nhận xét: Tỷ lệ TCC ở nhóm trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 
là 9,7% thấp hơn nhóm trẻ bú mẹ dưới 6 tháng đầu là 16,7%. Sự khác biệt này 
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tỷ lệ TCC ở nhóm trẻ được cho ăn dặm đúng thời điểm là 10,2% thấp hơn 
nhóm trẻ được cho ăn dặm không đúng là 16,4%. Sự khác biệt này không có ý 
nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.36. Mối liên quan giữa tiêu chảy và thực hành chung của các bà  
mẹ
(n=262)

Tiêu chảy cấp trong hai tuần
Đặc điểm OR(KTC 
Có(%) Không(%) P
95%)
Không 
Thực hành  21 (13,4) 136 (86,6) 1,872
đúng 0,146
chung (0,796 – 4,402)
Đúng 8 (7,6) 97 (92,4)

Nhận xét:  Tỷ  lệ  TCC  ở  trẻ  thuộc nhóm mẹ  thực hành chung đúng là 7,6% 


thấp hơn nhóm mẹ  thực hành chung không đúng 13,4%. Sự  khác biệt này 
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.8. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành chung của bà mẹ
Bảng 3.37. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành chung của bà mẹ  
(n=262)

Kiến thức
Biến số Không  OR (KTC 
Đúng (%) P
đúng (%) 95%)
Thực  Không  145 (68,4) 67 (31,6) 6,853 < 0,0001
hành đúng (3,367 – 
Đúng 12 (24,0) 38 (76,0) 13,949)

Tổng 157 (59,9) 105 (40,1)

Nhận xét:  Tỷ  lệ  người thực hành đúng trong nhóm có kiến thức đúng là 


76% cao hơn tỷ  lệ  người thực hành trong nhóm có kiến thức không đúng 
31,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng được khảo sát
4.1.1.Phân bố tuổi của mẹ
Tuổi của mẹ có con dưới 5 tuổi là một trong các yếu tố giúp bà mẹ có thái 
độ  chăm sóc, phòng chống và xử  trí bệnh tiêu chảy tại nhà, đặc biệt là có 
quyết định đúng khi đưa con đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
Qua bảng nhóm tuổi của tất cả bà mẹ có con dưới 5 tuổi thì chúng tôi thấy  
tỷ lệ bà mẹ ở cả 2 nhóm < 35 tuổi và   35 tuổi sấp sỉ nhau, tỷ lệ lần lượt là 
49,6% và 50,4%. Kết quả  này cũng không tương đồng với nghiên cứu của 
Nguyễn Huỳnh Bảo Nhi: “Nghiên cứu tình hình tiêu chảy cấp  ở  trẻ  dưới 5  
tuổi và kiến thức, thực hành xử trí tiêu chảy cấp trẻ em của các bà mẹ tại xã 
Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2016”, ghi nhận trong 
các bà mẹ  có con dưới 5 tuổi thì nhóm tuổi dưới 35 tuổi chiếm tỷ  lệ 65,8%  
[18] và theo kết quả  của Trương Thanh Phương: “Nghiên cứu tình hình tiêu 
chảy ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành về phòng chống tiêu chảy của  
các bà mẹ trước và sau can thiệp tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng năm 2017 
– 2018”, thì tỷ lệ bà mẹ dưới 30 tuổi chiếm 63,7% [22]. Có được kết quả này 
là do phần lớn bà mẹ phải đi làm xa nhà và gửi trẻ cho bà nội hoặc bà ngoại 
chăm sóc.  
4.1.2. Phân bố dân tộc của mẹ
Tìm hiểu về  dân tộc của đối tượng nghiên cứu cho thấy đa số  là dân tộc  
kinh (96,6%). Nghiên cứu về  đặc điểm dân tộc cũng sẽ  giúp ý cho việc tìm 
hiểu những tập tục chăm sóc con nhỏ  và tuyên truyền về  bệnh tiêu chảy sao  
cho phù hợp. Tương tự như nghiên cứu của Lê Thị  Thanh Xuân, Trần Quỳnh 
Anh và cộng sự: “Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành 
về bệnh tiêu chảy cấp của người dân tại 2 xã thuộc huyện Hàm Thuận Bắc,  
tỉnh Bình Thuận năm 2013” thì các bà mẹ  có con dưới 5 tuổi thuộc dân tộc  
kinh là 91,2% [33]. Và kết quả nghiên cứu của Trương Thanh Phương, thì bà  
mẹ  dân tộc kinh chiếm 91,7% [22], tương đương với nghiên cứu của chúng 
tôi. Vì địa phương của chúng tôi tiến hành nghiên cứu, dân cư  tập trung chủ 
yếu là dân tộc Kinh sinh sống.
4.1.3. Phân bố trình độ học vấn của mẹ
Trình độ học vấn của bà mẹ là kiến thức quan trọng giúp các bà mẹ có khả 
năng tiếp cận thông tin về  bệnh. Các bà mẹ  tham gia nghiên cứu có trình độ 
học vấn đa số  là cấp II (37,8%), dưới cấp II là 33,6% và từ  cấp III trở  lên 
chiếm 28,6% cho thấy ở vùng nông thôn trình độ học vấn của bà mẹ vẫn còn  
hạn chế nên việc tiếp thu thông tin vẫn còn khó khăn, ảnh hưởng đến vấn đề 
chăm sóc trẻ rất nhiều. Kết quả này khá tương đồng với kết quả của Nguyễn 
Huỳnh Bảo Nhi năm 2016, học vấn của bà mẹ  đa số  là cấp II (48,1%), dưới  
cấp II là 22,7% và từ cấp II trở lên là 29,2% [18].
4.1.4. Phân bố nghề nghiệp của mẹ
Nghề nghiệp chủ yếu của các bà mẹ là nội trợ chiếm tỷ lệ cao nhất 56,1%, 
tiếp theo là nông dân – công nhân (25,6%) và cán bộ công chức – viên chức nhà 
nước có tỷ lệ thấp, chỉ chiếm 8,8%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Bảo 
Nhi, các bà mẹ làm nội trợ chiếm 45,8%, nông dân – công nhân chiếm 19,2%,  
cán bộ  viên chức là 13,5% [18]. Còn theo kết quả  nghiên cứu của Bửu Hạnh 
tại Hòa Thành, Tây Ninh năm 2012 thì tỷ lệ  bà mẹ làm công nhân – nông dân  
chiếm 58,1%, nội trợ chiếm 14,4%, cán bộ nhân viên là 7,9% [9]. Có sự tương 
đồng giữa 2 nghiên cứu khi cũng nghiên cứu tại vùng nông thôn và nghề 
nghiệp chủ yếu là nội trợ và làm nông dân, công nhân.
4.1.5. Phân bố kinh tế gia đình
Kết quả  quả  nghiên cứu cho thấy tỷ  lệ  nghèo chiếm rất thấp 0,4%, cận 
nghèo là 2,7% và đa số  là không nghèo (96,9%). Tỷ  lệ  này tương đương với  
nghiên cứu của Trương Thanh Phương năm 2017 – 2018 tại Kế  Sách, Sóc 
Trăng, nghèo chiếm 4,8%, cận nghèo 10,2%, đa số là không nghèo 85% [22].
4.1.6. Phân bố tuổi của trẻ

Tỷ  lệ  phân bố  theo tháng tuổi  ở  trẻ    24 tháng chiếm tỷ  lệ cao 55,7% và 


trẻ  < 24 tháng chiếm 44,3%. Tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Mạc 
Hùng Tắng: “Khảo sát kiến thức phòng chống tiêu chảy cấp của bà mẹ có con  
dưới 5 tuổi  ở xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang năm 2010”, có 
tỷ lệ trẻ   24 tháng là 57%, < 24 tháng là 43% [24].
4.1.7. Phân bố giới tính của trẻ
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ phân bố ở 2 giới tính không có chênh  
lệch nhiều, tỷ  lệ  lần lượt là 51,1% và 48,9%. Theo nghiên cứu của Nguyễn 
Thị Cẩm Thúy: “Nghiên cứu tình hình tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại Thị 
trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2014”, tỷ  lệ bé nam là 
56,6% và nữ là 43,4% [29]. Và nghiên cứu của Lưu Bá Cường tại quận Ninh  
Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2017, tỷ lệ trẻ trai chiếm 53,4% và nữ là 46,6%  
[5]. Tỷ lệ ở 2 nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng  
tôi. Điều này phù hợp với mục tiêu kiểm soát tỷ  số  giới tính khi sinh trong  
Chiến lược Dân số ­ Sức khỏe sinh sản của nước ta giai đoạn 2011 – 2020.
4.2. Tình hình tiêu chảy cấp trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần trước phỏng  
vấn
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy tỷ  lệ tiêu chảy cấp trong 2 tuần 
qua tại xã Nhơn  Ái, huyện Phong  Điền, thành phố  Cần Thơ  năm 2019 là 
11,1%. So với nghiên cứu của Lưu Bá Cường tại quận Ninh Kiều, thành phố 
Cần Thơ năm 2017 là 11,7% [5] và nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Bảo Nhi tại 
Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2016 là 18,8% [18], cho 
thấy có sự  tương đồng với nhau và cao hơn tỷ  lệ  tiêu chảy cấp cả  nước là 
7,4% theo điều tra của Cục Thống kê năm 2011 [30].
Với kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tiêu chảy cấp  ở trẻ  tại  
xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, thành phố  Cần Thơ   ở  mức tương đối thấp, 
tuy nhiên tỷ lệ bệnh vẫn còn cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước nên  
y tế  địa phương cần phải tiếp tục thực hiện các chương trình truyền thông 
giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của người dân về  việc phòng chống 
bệnh tiêu chảy cấp.
4.3. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp
4.3.1.Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp
Để đánh giá kiến thức chung của bà mẹ phải trả lời đúng 4/6 câu hỏi, tức là 
khoảng 70% trở  đi thì được xem là kiến thức đúng. Theo nghiên cứu của 
chúng tôi, bà mẹ có kiến thức đúng về sự hiểu biết của bệnh đạt tỷ lệ 19,1%. 
Tỷ lệ này chỉ ở mức thấp do nghiên cứu thực hiện tại khu vực nông thôn với 
trình độ dân trí khác thấp, các bà mẹ chỉ trả lời được 1 hoặc 2 ý mỗi kiến thức 
dẫn đến tỷ lệ có kiến thức chung đúng về bệnh tiêu chảy thấp hơn so với các  
nghiên cứu khác.   Theo nghiên cứu Nguyễn Huỳnh Bảo Nhi năm 2016 tại 
Châu   Thành,   Hậu   Giang,   có   tỷ   lệ   35,4%   [18]   và   nghiên   cứu   của   Lưu   Bá 
Cường tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2017, có tỷ lệ 45,4% [ 5]. 
Cả 2 nghiên cứu trên đều cho thấy kết quả cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cụ thể như sau:
­ Chỉ  có 33,2% bà mẹ  định nghĩa đúng được bệnh tiêu chảy (tiêu phân  
lỏng/tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ) và 37% bà mẹ  biết đường lây truyền 
của tiêu chảy là đường tiêu hóa hoặc tay bẩn, ruồi nhặng. Kết quả này tương  
đương với nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Bảo Nhi cho thấy tỷ lệ bà mẹ định 
nghĩa đúng về  bệnh tiêu chảy cấp là 31,5% [18]. Tuy nhiên, tỷ  lệ  này là rất 
thấp so với kết quả  trong nghiên cứu của Hà Thị  Kim Hoàng: “Nghiên cứu  
tình hình mắc bệnh tiêu chảy cấp trẻ  em dưới 5 tuổi và kiến thức, thái độ, 
thực hành phòng chống bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em của bà mẹ có con dưới 5  
tuổi tại thị  trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố  Cần Thơ  năm 
2018”, nghiên cứu này có tỷ lệ bà mẹ định nghĩa đúng được bệnh tiêu chảy là 
83,1% và tỷ lệ bà mẹ biết đường lây của bệnh là 67,4% [11]. Từ kết quả trên, 
chúng tôi nhận thấy mức hiểu biết về bệnh tiêu chảy của bà mẹ ở mức thấp,  
việc này rất có ý nghĩa trong công tác tuyên truyền và hướng dẫn các biện  
pháp phòng bệnh cũng như  xử trí tiêu chảy cấp tại nhà. Vì đối với bệnh tiêu 
chảy – một trong những bệnh truyền nhiễm với tốc độ  lây lan nhanh thì việc  
hiểu biết về đường lây từ đó cắt đứt nguồn lây là biện pháp phòng bệnh hiệu 
quả nhất.
­ Chỉ có 15,3% bà mẹ biết đúng về nguyên nhân của bệnh tiêu chảy như: 
không nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ bú bình, ăn thức ăn không nấu chín, để 
nguội, ôi thiu,... Đây là kiến thức có tỷ lệ đúng thấp nhất trong nghiên cứu của  
chúng tôi do có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy nên các bà mẹ 
chưa biết hoặc chưa hiểu hết và nêu hết được.
­ Trong 262 bà mẹ  được khảo sát, chúng tôi ghi nhận 20,6% bà mẹ  biết 
được   4/7   biện   pháp   phòng   chống   tiêu   chảy.   Tỷ   lệ   này   tương   đương   với  
nghiên cứu của Hà Thị  Kim Hoàng là 21,5% [11], đồng thời thấp hơn so với 
nghiên cứu của tác giả  Nguyễn Thị  Cẩm Thúy là 57,4% [ 29] và nghiên cứu 
của tác giả Bửu Hạnh là 66,04% [9]. Bên cạnh đó, tỷ lệ bà mẹ đánh giá đúng 
về mức độ nguy hiểm của bệnh tiêu chảy chỉ ở mức trung bình – khá (40,8%).  
Sự khác biệt này là do các bà mẹ tại nơi nghiên cứu không được tuyên truyền  
về  các biện pháp phòng bệnh chuyên biệt cho bệnh tiêu chảy, bà mẹ  không 
quan tâm đến phòng bệnh vì cho rằng đây là bệnh nhẹ có thể chữa khỏi. Phần 
lớn bà mẹ  chỉ  biết được 2 – 3 biện pháp phòng bệnh chung (chế  biến thực 
phẩm hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch và rửa tay bằng xà phòng).
­ Có 56,9% bà mẹ  có kiến thức đúng về  nơi tìm kiếm nguồn thông tin 
của bệnh, còn lại 43,1% các bà mẹ vẫn chưa có thông tin về bệnh tiêu chảy. 
Biết thông tin về  bệnh tiêu chảy sẽ là một yếu tố  quan trọng làm cho những 
bà mẹ  có con dưới 5 tuổi sẽ  có kiến thức đúng về  bệnh tiêu chảy. Kết quả 
nghiên cứu trên cao  hơn so  với nghiên  cứu của  Trương Thanh Phương là 
41,9% bà mẹ  có thông tin về  bệnh tiêu chảy và 58,1% bà mẹ  vẫn chưa có 
thông tin về bệnh tiêu chảy, nghiên cứu này có tỷ  lệ thấp hơn do nghiên cứu  
chỉ khảo sát kiến thức của bà mẹ  có con dưới 5 tuổi có mắc bệnh tiêu chảy, 
chứ  không bao gồm tất cả  những bà mẹ  có con dưới 5 tuổi như  nghiên cứu 
của chúng tôi [22].
4.2.Thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp
4.3.2.1. Thực hành về cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Tỷ lệ các bè mẹ có cách xử trí đúng (đưa đến cơ sở y tế, sử dụng ORS) khi  
trẻ   bị   tiêu   chảy   chiếm   98,1%.   Tỷ   lệ   này   cao   hơn   so   với   nghiên   cứu   của 
Trương Thanh Phương (2018) là 73,3% [22]. Sự chênh lệch này do các bà mẹ 
có kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp tương đối thấp, nên khi trẻ xuất hiện các 
dấu hiệu của bệnh thì gia đình sẽ đưa trẻ đến các cơ sở y tế thay vì tự  xử  trí 
tại nhà, đồng thời các cơ sở y tế tại địa điểm nghiên cứu cách nhà dân không 
xa nên thuận tiện cho việc di chuyển của người dân.
4.3.2.2. Thực hành về cách cho trẻ bú/uống khi bị tiêu chảy cấp
Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ  lệ  bà mẹ  cho trẻ  uống nước niều hơn  
bình thường chiếm 76,7%. Tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn  
Huỳnh Bảo Nhi (2016) là 76,5% [18].
4.3.2.3. Thực hành về cách cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy cấp
Tỷ  lệ  bà mẹ  không cho trẻ  ăn kiêng khi tiêu chảy là 50,4%. Tỷ  lệ  này cao 
hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Bảo Nhi (2016) Châu Thành, Hậu 
Giang là 38,8% [18], nghiên cứu của Võ Thành Thái (2012) tại huyện Kế Sách 
là 37,4% [25]. 
4.3.2.4. Loại nước cho trẻ uống khi bị tiêu chảy cấp
Trong 262 đối tượng nghiên cứu có 32,1% tỷ  lệ  bà mẹ  có thực hành đúng  
về  sử  dụng các loại nước cho trẻ  uống khi trẻ bị  tiêu chảy. Tỷ  lệ  này thấp  
hơn nhiều so với nghiên cứu của Lưu Bá Cường (2017) là 95,1% [5] và Hà Thị 
Kim Hoàng (2016) là 100% [11]. Sự khác biệt này là do các bà mẹ trong nghiên 
cứu chưa thật sự hiểu rõ về việc sử dụng nước uống cho trẻ khi tiêu chảy.
4.3.2.5. Thực hành về cách sử dụng Oresol
Kết quả  nghiên cứu cho thấy có 95,3% tỷ  lệ  bà mẹ  sử  dụng ORS đúng 
trong tổng số bà mẹ có sử  dụng ORS. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với 42,9%  
bà mẹ  cho uống ORS theo nghiên cứu của Nguyễn Huỳnh Bảo Nhi (2016)  
[18]. Sự chênh lệch này là do các đối tượng sử dụng ORS khi trẻ bị tiêu chảy  
trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần sử  dụng theo sự  hướng dẫn của cán  
bộ  y tế  tại cơ  sở  khám bệnh hoặc tự  tìm hiểu thông tin qua hướng dẫn sử 
dụng trên bao bì.
4.3.2.6. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Trong nghiên cứu này tỷ lệ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 
tháng đầu chiếm 73,7%. Tỷ này cao hơn so với nghiên cứu của Lưu Bá Cường 
là 37,7% được thực hiện tại quận Ninh Kiều năm 2017 [ 5]. Sự khác biệt này là 
do các nguyên nhân: địa điểm nghiên cứu của tác giả nằm ở vùng đô thị, mức 
sống cao nên bà mẹ phải đi làm sớm không có thời gian cho trẻ bú đủ tháng. 
4.3.2.7.
4.3.2.7. Thực hành cho trẻ ăn dặm
Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi chiếm 78,1%. Tỷ lệ này tương  
đương với nghiên cứu của Hà Thị  Kim Hoàng (2016) là 71,3% [ 11]. Nguyên 
nhân do thời gian bú mẹ trong 6 tháng đầu chiếm tỷ lệ cao kéo theo việc tỷ lệ 
trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi cũng cao. 
4.3.2.8. Thực hành rửa tay thường xuyên trước khi cho trẻ ăn và sau 
vệ sinh
Các bà mẹ  thực hiện rửa tay thường xuyên trước khi cho trẻ  ăn và sau vệ 
sinh tốt, chiếm 97,7%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Hà Thị 
Kim Hoàng (2016) là 73,4% [11]. Sự khác biệt này là do nghiên cứu của chúng 
tôi chỉ  thực hiện khảo sát về  việc rửa tay thường xuyên trong khi đó các 
nghiên cứu khác nhấn mạnh vào rửa tay đúng cách bằng xà phòng.
4.3.2.9. Thực hành về cách xử lý phân của trẻ
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bà mẹ thực hành về cách xử lý phân của  
trẻ  chiếm tỷ  lệ  43,9% có sự  khác biệt so với nghiên cứu của Hà Thị  Kim  
Hoàng (2016) thực hiện tại thị  trấn Phong Điền với tỷ  lệ  là 72,5% [ 11] và 
nghiên cứu của Lưu Bá Cường (2017) tại quận Ninh Kiều là 64,6% [5] đều là 
những vùng đô thị  nên hầu hết các hộ  gia đình đều sử  dụng hố  xí tự  hoại  
trong việc xử  lý phân cho trẻ. Trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi được  
thực hiện ở vùng nông thôn nên vẫn còn một số hộ gia đình sử dụng cầu tiêu 
ao cá.
4.3.2.10. Thực hành về tiêm chủng cho trẻ
Qua nghiên cứu cho thấy có 95,8% tỷ  lệ  bà mẹ  thực hành tiêm phòng đầy 
đủ  và đúng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở  rộng quốc gia. Tỷ  lệ 
này tương đồng với nghiên cứu của Hà Thị Kim Hoàng (2016) là 95,5% [11].
4.3.2.11.
4.3.2.11. Thực hành chung của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ  lệ  thực hành chung của bà mẹ  về 
bệnh tiêu chảy cấp là 40,1%. Thấp hơn so với nghiên cứu của Hà Thị  Kim 
Hoàng (2016) là 69,5% [11] do có một số  khác biệt về  biến nghiên cứu trong 
thang điểm đánh giá chung: chế biến và bảo quản thức ăn, nguồn nước, uống 
vaccine phòng Rotavirus; thấp hơn nghiên cứu của Lưu Bá Cường (2017) là 
54,3% [5] do có sự  khác nhau về  thang điểm đánh giá (5/8) và một số  biến 
nghiên cứu: xử lý rác, uống vaccine phòng Rotavirus và nguồn nước uống.
4.4.Các yếu tố liên quan đến tiêu chảy cấp
4.4.1. Các yếu tố thuộc về bản thân trẻ
4.4.1.1. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và giới tính trẻ
Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ TCC ở trẻ nam là 13,4%, ở nữ là 8,6%, nhóm 
trẻ nam mắc TCC cao gấp 1,65 lần nhóm trẻ nữ. Sự khác biệt này không có ý  
nghĩa thống kê. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Lưu Bá Cường  
(2017) tỷ  lệ  nam mắc TCC là 10,7% và nữ  là 12,9%, sự  khác biệt không có ý  
nghĩa thống kê với p >0,05 [5]. So với nghiên cứu của Hà Thị  Kim Hoàng 
(2016) tỷ lệ nam mắc TCC là 8,1% và nữ là 8,9%, sự khác biệt này cũng không  
có ý nghĩa thống kê với p>0,05 [11]. Như  vậy dù cho có sự  khác biệt chút ít 
giữa tỷ lệ  mắc TCC  ở nam và nữ  nhưng các tác giả  vẫn chưa tìm được mối 
liên quan giữa TCC và giới.
4.4.1.2. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và tuổi của trẻ
Qua nghiên cứu cho thấy trẻ <24 tháng có nguy cơ mắc tiêu chảy cấp tương 
đương so với trẻ  ≥24 tháng. Kết quả  này khác với các nghiên cứu khác như 
nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2014) nhận thấy tỷ lệ TCC ở trẻ <24  
tháng tuổi là 18,9% và trẻ ≥24 tháng là 8,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p<0,05 [29].  So với nghiên cứu của Lưu Bá Cường (2017) tỷ lệ TCC ở trẻ 
< 24 tháng tuổi là 14% và trẻ ≥24 tháng là 7%, sự  khác biệt không có ý nghĩa  
thống kê với p>0,05 [5]. Như vậy tiêu chảy xảy ra ở nhóm tuổi < 24 tháng do 
trong giai đoạn này trẻ bắt đầu ăn dặm và lượng kháng thể từ mẹ cho đã hết, 
kháng thể  tự  tạo cho trẻ  chưa hoàn chỉnh. Trong khi đó gia tăng khả  năng ô 
nhiễm thức ăn khi trẻ  tập ăn dặm, tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung 
quanh khi trẻ  tập bò. Những yếu tố  trên làm cho trẻ   ở  lứa tuổi này dễ  mắc  
tiêu chảy cấp.
4.4.1.3. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và các bệnh hiện mắc ở trẻ
Chúng tôi ghi nhận được 1 trường hợp trẻ mắc TCC có kèm SDD cùng thời  
điểm, với tỷ  lệ  6,2% thấp hơn tỷ  lệ  trẻ  TCC không có bệnh hiện mắc là 
11,4%, sự  khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả  này tương đồng với 
nghiên cứu của Lưu Bá Cường (2017) những trẻ mắc bệnh kèm theo có tỷ lệ 
TCC là 9,7%, những trẻ không mắc bệnh kèm theo có tỷ lệ TCC là 16,7%, sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê [5].
4.4.2. Các yếu tố thuộc về gia đình của trẻ
4.4.2.1. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và tuổi mẹ
Qua nghiên cứu cho thấy bà mẹ <35 tuổi có tỷ lệ trẻ mắc bệnh TCC là 10%  
thấp hơn nhóm bà mẹ  ≥35 tuổi: 12,1%, sự  khác biệt này không có ý nghĩa 
thống kê với p>0,05. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của 
Lưu Bá Cường 2017 với tỷ lệ trẻ mắc TCC của bà mẹ <35 tuổi là 10,9% thấp  
hơn nhóm bà mẹ  ≥35 tuổi là 13,6%, sự  khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
với p>0,05 [5]. Và cũng tương đồnng với nghiên cứu của Hà Thị  Kim Hoàng 
(2016) bà mẹ <35 tuổi có tỷ lệ trẻ mắc bệnh là 7,9%, mẹ ≥ 35 tuổi là 9,4%, sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê [11]. Như  vậy chúng ta chưa tìm được 
mối liên quan giữa TCC và nhóm tuổi mẹ.
4.4.2.2. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và dân tộc của mẹ
Theo kết quả  nghiên cứu ghi nhận nhóm bà mẹ  dân tộc Kinh có trẻ  mắc 
TCC chiếm tỷ  lệ  9,9% thấp hơn nhiều so với nhóm bà mẹ  dân tộc khác là  
44,4%, sự  khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả  này tương 
đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị  Cẩm Thúy (2014) dân tộc Kinh có trẻ 
mắc TCC là 14,1%, dân tộc khác có tỷ lệ trẻ mắc TCC 60%, sự khác biệt có ý  
nghĩa thống kê với p<0,05 [29]. Do dân tộc khác nhau có sự khác nhau về ngôn 
ngữ cũng như thói quen sinh hoạt nên tiép nhận thông tin về kiến thức phòng 
chống   TCC   gặp   nhiều   khó   khăn.   Nhưng   do   số   người   dân   tộc   khác   trong  
nghiên cứu còn ít nên chưa thể kết luận tỷ lệ TCC có liên quan đến dân tộc
4.4.2.3. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và trình độ học vấn của mẹ
Trẻ của nhóm bà mẹ dưới cấp III có nguy cơ  mắc TCC cao gấp 2,061 lần  
so với nhóm bà mẹ từ cấp III trở lên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống  
kê với p>0,05. So với nghiên cứu của Lưu Bá Cường 2017, bà mẹ  có trình độ 
học vấn từ  cấp III trở lên thì tỷ  lệ  mắc TCC  ở  trẻ là 11,2% thấp hơn so với  
nhóm có trình độ  dưới cấp III là 12,7%, sự  khác biệt không có ý nghĩa thống  
kê [5]. Và nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Thúy 2014, trình độ  học vấn của 
mẹ dưới cấp III có trẻ mắc TCC là 16,8% thấp hơn nhiều so với nhóm mẹ có 
trình độ  học vấn từ  cấp III trở  lên là 8%, sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê  
p<0,05 [29]. Từ đó cho thấy, sự liên quan giưa trình độ học vấn của mẹ và tỷ 
lệ tiêu chảy cấp của con, bà mẹ có học vấn càng thấp thì tỷ lệ mắc TCC càng 
cao.
4.4.2.4. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và nghề nghiệp mẹ
Nghề nghiệp của mẹ là CBNV có tỷ lệ trẻ mắc TCC là 4,3% thấp hơn các  
bà mẹ có nghề nghiẹp khác là 11,7%, sự  khác biệt không có ý nghĩa thống kê  
với p>0,05. So với nghiên cứu của Nguyễn Thị  Cẩm Thúy (2014), tỷ  lệ  trẻ 
mắc TCC của nhóm bà mẹ  là CBNV là 11,8% và nhóm khác là 15%, sự  khác  
biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 [ 29]. Và theo nghiên cứu của 
Lưu Bá Cường (2017) tỷ lệ trẻ mắc TCC  ở nhóm bà mẹ CBNV là 10,6%, nội  
trợ 13,1%, công/ nông dân 7,5% và khác 30,9%, sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê p>0,05 [5]. Nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác có sự 
chênh lệch về  tỷ  lệ  TCC giữa các nhóm nghề  nghiệp của mẹ  nhưng vẫn có 
sự  tương đồng nghê nghiệp của mẹ  là CBNV thì tỷ  lệ  TCC  ở  trẻ  thấp hơn  
các nghề  khác. Vậy nên nghề  nghiệp của mẹ  cũng  ảnh hưởng trực tiếp đến 
tỷ lệ mắc TCC ở trẻ dưới 5 tuổi.
4.4.2.5. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và kinh tế gia đình
Kinh tế  gia đình  ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống như  học tập, hiểu  
biết hành vi vệ sinh nói chung và các biệ pháp phòng chống tiêu chảy nói riêng 
nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa kinh  
tế  gia đình với tỷ  lệ  mắc TCC  ở  trẻ. Gia đình hộ  nghèo không có trẻ  mắc 
TCC, hộ không nghèo có trẻ mắc TCC là 11,4%. Kết quả này khác với nghiên  
cứu của Nguyễn Thị  Cẩm Thúy (2014) ghi nhận tỷ  lệ  trẻ  mắc TCC  ở nhóm 
kinh tế trung bình là 12,7%, ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo là 36,4%, sự khác 
biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [ 29]. Sự  khác biệt trên do đặc điểm 
nơi nghiên cứu và điều kiện sống của đối tượng nghiên cứu khác với nghiên 
cứu của chúng tôi.
4.4.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của bà mẹ
4.4.3.1. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và kiến thức của bà mẹ
Qua nghiên cứu nhóm bà mẹ có nghe thông tin về TCC có trẻ bị TCC là 8% 
và nhóm bà mẹ không nghe thông tin TCC có trẻ TCC là 13,4 %, sự khác biệt  
không có ý nghĩa thống kê. So với nghiên cứu Nguyễn Thị  Cẩm Thúy (2014)  
bà mẹ  có nghe thông tin về  TCC có trẻ  mắc bệnh là 14,2%, bà mẹ  không có  
nghe thông tin về  TCC có trẻ  mắc bệnh 42,9%, sự  khác biệt này có ý nghĩa  
thống kê p<0,05 [29]. Tuy có khác nhau về tỷ lệ nhưng ta nhận thấy việc cung  
cấp thông tin về  phòng chống TCC cho người dân là cần thiết, đặc biệt  ở 
vùng nông thôn còn nhiều khó khăn.
Qua nghiên cứu thấy bà mẹ  có kiến thức đúng về  phòng bệnh TCC có trẻ 
mắc TCC là 5,6%, bà mẹ  có kiến thức không đúng có số  trẻ  mắc TCC là 
12,5%, sự  khác biệt không có ý nghĩa thống kê p>0,05. Theo nghiên cứu của 
Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2014), bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh có trẻ 
mắc TCC là 7,8% và bà mẹ  không có kiến thức đúng về  phòng TCC có trẻ 
mắc bệnh là 24,1%, sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05 [29] thì kết quả 
của chúng tôi có nét tương đồng bà mẹ có kiến thức đúng về phòng TCC có tỷ 
lệ trẻ mắc bệnh thấp hơn các bà mẹ có kiến thức không đúng. Vì thế, nếu bà 
mẹ  có kiến thức về  phòng bệnh TCC thì giúp trẻ  cải thiện tình trạng dinh 
dưỡng đồng thời làm giảm tỷ lệ TTC ở trẻ.
Qua nghiên cứu cho thấy bà mẹ  có kiến thức chung về  TCC có tỷ  lệ  trẻ 
mắc TCC là 10%, bà mẹ không có kiến thức chung không đúng có số trẻ mắc  
TCC là 11,3%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nghiên cứu 
của chúng tôi có nét tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị  Cẩm Thúy  
(2014) có tỷ lệ trẻ mắc TCC ở nhóm mẹ không có kiến thức chung là 17,6% và  
nhóm mẹ  có kiến thức là 13%, sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05 [ 29]. 
Khác với kết quả  nghiên cứu của Hà Thị  Kim Hoàng (2016) bà mẹ  có kiến 
thức chung không đúng có tỷ lệ trẻ mắc TCC là 7%, bà mẹ có kiến thức chung  
đúng có tỷ  lệ  trẻ  mắc TCC là 10%, sự  khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
p>0,05 [11]. Có sự khác biệt này do khác nhau về đặc điểm đối tượng nghiên 
cứu và thiết kế thang điểm đánh giá kiến thức chung.
4.4.3.2.
4.3.3.2. Mối liên quan giữa tiêu chảy cấp và thực hành của bà mẹ
Kết quả  nghiên cứu cho thấy trẻ  không được tiêm phòng đầy đủ  có tỷ  lệ 
trẻ  mắc TCC 18,2% cao hơn nhóm trẻ  được tiêm phòng đầy đủ  10,8%, sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê p>0,05 tương đồng với ngiên cứu của Hà 
Thị  Kim Hoàng (2016) trẻ  không được tiêm phòng đầy đủ  mắc TCC 13,3%,  
nhóm trẻ còn lại 8,2%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê [11]. Theo 
một số  y văn, trẻ  đang mắc bệnh sởi hoặc khỏi sau 4 tuần thì dễ  mắc tiêu 
chảy hơn. Vậy nên tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng quốc gia là  
một trong những biện pháp làm giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ.
Theo kết quả nghiên cứu ghi nhận, nguy cơ mắc TCC ở nhóm trẻ không bú  
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cao gấp 2 lần nhóm trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 
6 tháng đầu, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.  
Tương đồng với nghiên cứu khác của Hà Thị  Kim Hoàng (2016), tỷ  lệ  mắc 
TCC  ở  nhóm trẻ  không bú mẹ  hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 10,6% cao hơn 
nhóm trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 5,9%, sự  khác biệt này không 
có ý nghĩa thống kê với p>0,05 [11]. Nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu hệ 
miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ  nhận miễn dịch thụ động từ  sữa mẹ, 
mọi yếu tố đều có nguy cơ gây bệnh cho trẻ trong thời gian này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những trẻ bắt đầu ăn dặm trước 6 tháng có tỷ 
lệ mắc TCC là 16,4% cao hơn những trẻ ăn dặm từ 6 tháng trở đi là 10,2%, sự 
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,207. Chênh lệch này tương  
đồng với nghiên cứu của Hà Thị  Kim Hoàng (2016) là 10,1%  ở  trẻ  ăn dặm  
không đúng và 8,1% ở trẻ ăn dặm đúng thời điểm, sự khác biệt này không có ý  
nghĩa thống kê với p=0,113 [11]. Nguyên nhân có thể  do trẻ ăn dặm sớm nên 
giảm bú mẹ, hơn nữa trẻ  ăn dặm sớm khi hệ  tiêu hóa chưa hoàn thiện, tiếp 
xúc với nhiều yếu tố nguy cơ từ thực phẩm khiến trẻ dễ bị tiêu chảy hơn. 
Từ  kết quả  nghiên cứu cho thấy, bà mẹ  rửa tay không đúng có tỷ  lệ  mắc  
TCC là 16,7% cao hơn nhóm bà mẹ rửa tay đúng là 10,9%, sự khác biệt không  
có ý nghĩa thống kê với p=0,658. Tỷ  lệ  này tương đồng với nghiên cứu của  
Lưu Bá Cường (2017), bà mẹ  rửa tay sai (18,4%) có tỷ  lệ  trẻ  mắc TCC cao 
gấp 2 lần so với bà mẹ thực hiện rửa tay đúng (9,5%), sự  khác biệt này có ý 
nghĩa thống kê với p<0,05 [5]. Theo tác giả  Hà Thị  Kim Hoàng (2016) bà mẹ 
thực hành rửa tay không đứng có trẻ bị TCC chiếm 10,2 %, và thực hành đúng 
7,8%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,487 [ 11]. Chúng tôi 
nhận thấy rằng, khi thực hiện đúng việc rửa tay có thể  làm giảm nguy cơ 
mắc bệnh TCC vì khi rửa tay đúng giúp loại bỏ  được vi khuẩn gây bệnh.  
Điều này cho thấy việc tuyên truyền và giáo dục vệ sinh cá nhân là điều cần 
thiết.
Với kết quả  nghiên cứu bà mẹ  xử  lý phân không đúng có tỷ  lệ  trẻ  mắc 
TCC là 11,3%, nhóm còn lại 10,9%, sự  khác biệt không có ý nghĩa thống kê  
p>0,05. So với nghiên cứu của Hà Thi Kim Hoàng (2016) tỷ  lệ  bà mẹ  xử  lý 
phân không đúng cách có con mắc TCC chiếm 11%, nhóm còn lại là 7,5, sự 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê [11] thì nghiên cứu của chúng tôi là tương 
đồng. Như  đã biết phân trẻ  là nguồn lây truyền các bệnh truyền nhiễm quan 
trọng, trong đó có tiêu chảy. Đặc biệt hơn  ở  vùng nông thôn, đa số  phân trẻ 
được vứt xuống song hoặc cầu tiêu ao cá, làm cho tình trạng lây lan nguồn  
bệnh càng tăng. Chính vì vậy, cần hướng dẫn các bà mẹ  xử  lý phân trẻ  nhỏ 
hợp vệ sinh, đặc biệt là phân trẻ mắc bệnh nhầm làm giảm tỷ lệ trẻ mắc tiêu  
chảy.
Ghi nhận từ kết quả nghiên cứu, nhóm bà mẹ thực hành chung đúng có con 
mắc TCC chiếm 13,4% cao hơn nhóm còn lại là 7,6%, sự khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê với p>0,05. So với nghiên cứu của Lưu Bá Cường (2017), tỷ lệ 
TCC ở trẻ của những bà mẹ thực hành chung không đúng cao gấp 2 lần so với 
nhóm còn lại, sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05 [5]. Một nghiên cứu 
khác của Hà Thị Kim Hoàng (2016), nhóm bà mẹ thực hành chung không đúng 
có tỷ  lệ  trẻ  mắc TCC là 11,9% cao hơn nhóm bà mẹ  thực hành đúng là 7%, 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê [11]. Qua kết quả cho thấy, vấn đề thực 
hành của bà mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh của trẻ, chúng ta cần 
nâng cao hơn nữa khả năng thực hành của bà mẹ tại cộng đồng để  làm giảm  
tỷ lệ trẻ TCC.
4.4.4. Tương quan giữa kiến thức và thực hành
Nghiên cứu cho thấy những bà mẹ  có kiến thức chung đúng thì thực hành  
đúng cao hơn gấp 7 lần so với nhóm bà mẹ  còn lại, sự  khác biệt này có ý  
nghĩa thống kê với p<0,05. Tương đồng với nghiên cứu của Lưu Bá Cường 
(2017), bà mẹ có kiến thức chung đúng thì thực hành đúng cao gấp 2 lần so với  
nhóm bà mẹ còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [ 5]. Kết quả 
này cho thấy, mẹ được trang bị kiến thức đầy đủ  về cách phòng bệnh thì khi  
áp dụng vào thực tế sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Qua đó thể hiện tầm quan trọng  
của truyền thông trong việc phòng bệnh, đặc biệt đối với những khu vực có 
trình độ dân trí còn thấp. Làm tốt công tác tuyền thông sẽ làm giảm số lượng  
trẻ bị TCC.
Thông qua thiết kế  nghiên cứu cắt ngang mô tả  có phân tích với 262 bà 
mẹ/người trực tiếp chăm sóc trẻ 
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 262 bà mẹ  có trẻ  dưới 5 tuổi tại xã Nhơn Ái, huyện Phong 
Điền, TP. Cần Thơ về tình hình mắc tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi chúng tôi  
rút ra một số kết luận sau:
1. Số trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy trong hai tuần qua là 11,1%.
2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh TCC
Trẻ của các bà mẹ dân tộc khác có nguy cơ mắc TCC cao gấp 7 lần so với  
mẹ là dân tộc kinh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p = 0,001
Một số yếu tố khác như: giới tính trẻ; tuổi trẻ; bệnh hiện mắc  ở trẻ; tuổi,  
nghề nghiệp, học vấn của mẹ; kinh tế gia đình; kiến thức chung và thực hành 
chung của bà mẹ chưa tìm được mối liên quan với tỷ lệ mắc TTC với p>0,05.
3. Đánh giá kiến thức của mẹ về phòng TCC
Tỷ  lệ  bà mẹ  có kiến thức chung đúng về  bệnh TCC là 19,1% trong đó: 
33,2%  đúng về  định nghĩa bệnh, 37%  đúng về  đường lây, 15,3%  đúng về 
nguyên nhân gây bệnh, 40,8% biết về sự nguy hiểm của bệnh, 20,6% biết về 
cách phòng chống bệnh, 56,9% biết thông tin đúng về bệnh.
4. Đánh giá thực hành của mẹ về phòng TCC
Thực hành chung đúng về  phòng bệnh TCC là 40,1% trong đó: 98,1% biết 
cho trẻ uống ORS và đưa trẻ đi khám, 76,6% cho trẻ bú/uống đúng, 50,4% cho 
trẻ  ăn đúng, 32,1% uống đúng loại nước, 95,3% sử  dựng ORS đúng, 73,7% 
nuôi con bằng sữ  mẹ  đúng, 78,1% cho trẻ  ăn dặm đúng, 97,7% có rửa tay,  
43,9% xử lý phân đúng, 95,8% thực hiện tiêm chủng đúng.
KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu này chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:
­ Y tế  địa phương cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục về 
bệnh tiêu chảy cho cộng đồng và đặc biệt là bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
­ Kiến thức và thực hành về  phòng chống bệnh tại địa bàn hầu hết  ở 
mức khá trở  xuống. Để  cải thiện điều này, truyền thông giáo dục cần phải 
được thiết kế lại sao cho tập trung vào những vấn đề  đang mắc phải tại địa 
phương và phù hợp với đặc điểm chung của các bà mẹ nơi đây.
­ Đặc biệt:
+ Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về  nguyên 
nhân, đường lây của bệnh để  giúp bà mẹ  có ý thức phòng bệnh cho trẻ  tốt 
hơn.
+ Tạo điều kiện hỗ  trợ  cho người dân xây dựng hố  xí tự  hoại thay cho 
cầu tiêu ao cá trước đây giúp người dân cách ly các yếu tố nguy cơ gây bệnh  
tiêu chảy.
Cung cấp đầy đủ và hướng dẫn cho các bà mẹ biết cách điều trị tiêu chảy cấp 
tại nhà như bù nước bổ sung cho trẻ bằng các dung dịch: nước chín, cháo 
muối, nước dừa, Oresol. Đặc biệt cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ không nên 
kiêng ăn, dễ dẫn đến suy kiệt cơ thể. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2006), "Dinh dưỡng  ở trẻ em (bú mẹ, ăn nhân tạo, ăn thêm)",  
Điều dưỡng Nhi khoa, Nhà sản xuất Y học, 41 – 45.
2. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2009), Quyết định số: 4121/QĐ­BYT về việc hướng dẫn xử trí  
tiêu chảy ở trẻ em, Hà Nội.
4. Bộ  Y tế  (2016), "Tiêu chảy",  Hướng dẫn xử  trí lồng ghép các bệnh  
thường gặp ở trẻ em, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 
5. Lưu Bá Cường (2018), Nghiên cứu tình hình mắc tiêu chảy cấp ở trẻ em  
dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành phòng ngừa tiêu chảy cấp tại nhà  
của các bà mẹ tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2017 , Luận 
văn Bác sĩ Y học dự phòng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Đại học Huế ­ trường Đại học Y Dược (2009), "Bệnh tiêu chảy cấp ở 
trẻ em", Nhi khoa, Tập 1, 174 ­ 184.
7. Đại học Y Dược Hà Nội (2006), "Tiêu chảy cấp  ở  trẻ  em", Bài giảng  
khoa Nhi, Tập 1, Nhà xuất bản Y học,, 223 ­ 249.
8. Đinh Ngọc Đệ  và các cộng sự  (2015), Chăm sóc sức khỏe trẻ  em, Nhà 
xuất bản Giáo dục Việt Nam.
9. Bửu Hạnh và cộng sự (2012), "Đánh giá kiến thức, thái độ về phòng và 
xử  trí bệnh tiêu chảy của bà mẹ  có con dưới 5 tuổi tại trung tâm Y tế 
Hòa Thành, Tây Ninh 2012", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17 
(4), 66 ­ 70.
10. Nguyễn Thị Hiền, Lê Hoàng Em và Đặng Thị Bảo Vi (2014),  Khảo sát  
kiến thức, thái độ  và hành vi về  bệnh tiêu chảy của các bà mẹ  có con  
dưới 5 tuổi bị tiêu chảy tại khoa nội tổng hợp bệnh viện sản – nhi Cà  
Mau năm 2014, Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau.
11. Hà Thị Kim Hoàng (2017), Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chảy cấp  
trẻ  em dưới 5 tuổi và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tiêu  
chảy cấp  ở  trẻ  em của bà mẹ  có con dưới 5 tuổi tại thị  trấn Phong  
Điền, huyện Phong Điền, thành phố  Cần Thơ năm 2016, Luận văn Bác 
sĩ Y học dự phòng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
12. Nguyễn Công Khanh (2013), "Tiêu chảy cấp",  Tiếp cận chẩn đoán và  
điều trị nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, 59 – 67.
13. Nguyễn Gia Khánh (2009), "Tiêu chảy cấp  ở  trẻ  em",   Bài giảng Nhi  
khoa, Tập 1, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 305 ­ 321.
14. Nguyễn Hữu Lạc (2013),  Thực trạng và kiến thức, thực hành của bà  
mẹ  về  bệnh tiêu chảy cấp  ở  trẻ  em dưới 5 tuổi tại Quảng Yên, tỉnh  
Quảng Ninh năm 2013. 
15. Nguyễn   Thị   Kim   Loan   (2009),   "Đánh   giá   kiến   thức   –   thực   hành   về 
phòng chống tiêu chảy của bà mẹ  có con dưới 5 tuổi tại xã Văn Môn, 
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2009", Tạp chí Y học thực hành, 
756 (3), 77 ­ 79.
16. Nguyễn   Thị   Phương   Nga   (2007),   "Bệnh   tiêu   chảy   và   chương   trình 
phòng chống tiêu chảy",  Điều Dưỡng Nhi Khoa, Nhà xuất bản Y học 
Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 98.
17. Phan Thị  Bích Ngọc và Phạm Văn Nhu (2007), "Nghiên cứu tình hình  
tiêu chảy  ở  trẻ  em dưới 5 tuổi tại xã Nghĩa An, huyện Tư  Nghĩa, tỉnh 
Quảng Ngãi năm 2007", Tạp chí Y học thực hành, 644 + 645 (2), 1 ­ 4.
18. Nguyễn Huỳnh Bảo Nhi (2017), Nghiên cứu tình hình tiêu chảy cấp  ở  
trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành xử trí tiêu chảy cấp trẻ em của  
các bà mẹ tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm  
2016, Luận văn Bác sĩ Y học dự  phòng Trường Đại học Y Dược Cần  
Thơ.
19. Nguyễn Nhung (2015), Phòng chống tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi, 
Bài thu hoạch tốt nghiệp.
20. Lê Thị Phan Oanh (2006), "Bệnh tiêu chảy", Nhi khoa, Tập 1, Đại học Y 
Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 191 ­ 214.
21. Lê Hồng Phúc và Lý Văn Xuân (2004), "Kiến thức, thái độ, thực hành 
của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong xử lý bệnh tiêu chảy cấp trẻ em tại  
nhà ở xã Vĩnh An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2004", Tạp chí Y học  
dự phòng, 10 (1), 181 ­ 184.
22. Trương Thanh Phương (2018), Nghiên cứu tình hình tiêu chảy cấp ở trẻ  
dưới 5 tuổi va kiến thức, thực hành về  phòng chống tiêu chảy của các  
bà mẹ  trước và sau can thiệp tại huyện Kế  Sách, tỉnh Sóc Trăng năm  
2017­2018, Luận án chuyên khoa cấp II Trường Đại học Y Dược Cần  
Thơ.
23. Nguyễn Như  Tân,  Tiêu chảy  ở  trẻ  em, Bộ  môn Nhi, khoa Y, Đại học 
Quốc gia Hồ Chí Minh.
24. Mạc Hùng Tắng và Trần Đỗ  Hùng (2010), "Khảo sát kiến thức phòng  
chống tiêu chảy cấp của bà mẹ  có con dưới 5 tuổi  ở  xã Thuận Hòa, 
huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang năm 2010", Tạp chí Y học thực hành, 
816 (4), 130 ­ 134.
25. Võ Thành Thái (2012), Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chảy cấp trẻ  
dưới 5 tuổi và kiến thức, thái độ, thực hành của mẹ trong chăm sóc trẻ  
tại nhà  ở  huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp năm 2011, Luận án chuyên 
khoa cấp II Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
26. Đỗ  Quang Thành và Tạ  Văn Trầm (2011), "Khảo sát các yếu tố  liên 
quan đến tiêu chảy  ở  trẻ  dưới 5 tuổi tại tỉnh Tiền Giang năm 2011",  
Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15 (1), 281 ­ 285.
27. Dương Đình Thiện (2003), "Nghiên cứu một số  yếu tố  tác động tới 
nguy cơ mắc tiêu chảy cấp  ở trẻ dưới 5 tuổi tỉnh Thanh Hóa",  Tạp chí  
nghiên cứu Y học, 21 (1), 50 ­ 55.
28. Trần Ngọc Thiện,  Tầm quan trọng và nội dung của việc bù nước và  
điện giải khi trẻ em bị tiêu chảy, Đại học Y dược Huế.
29. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2014), Nghiên cứu tình hình tiêu chảy  ở trẻ em  
dưới 5 tuổi tại thị  trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang , 
Luận văn Bác sĩ Y học dự phòng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
30. Tổng cục thống kê (2011), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ  
nữ, Báo cáo MISC Việt Nam.
31. Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em (1997), Cẩm nang điều trị  nhi khoa, Nhà 
xuất bản Y học.
32. Nguyễn Quang Vinh (2005), "Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ 
và các yếu tố  liên quan trong phòng chống, xử  trí bệnh tiêu chảy  ở  trẻ 
em dưới 5 tuổi tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kom Tum",  Tạp chí Y tế  Công  
cộng, 9 (9), 45 ­ 50.
33. Lê Thị Thanh Xuân (2012), "Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái 
độ, thực hành về bệnh tiêu chảy cấp của người dân tại 2 xã Hàm Chính, 
Hàm Phú huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận năm 2013", Tạp chí  
nghiên cứu Y học, 104 (6), 77 ­ 84.
34. Ghion   Shumetie   và   et.al   (2015),  Exclusive   breastfeeding   and   rotavirus  
vaccination   are   associated   with   decreased   diarrheal   morbidity   among  
under­five children in Bahir Dar, Northwest Ethiopia, PubMed.
35. Peterson   M.   Njeru   và   et.al   (2015),  Management   of   diarrheal   diseases  
among children under five years: a case study of mothers at Kakamega  
county, Kenya, PubMed.
36. Rober   F.   Raming   (2004),   "Pathogenesis   of   Intestinal   and   Sytemic 
Rotavirus Infection", Journal of Virology, 78, 10213 ­ 10220.
37. Sandy   Cairncross,   Caroline   Hunt   và   Kristof   Bostoen   Sophie   Boison 
(2010),  "Water,   sanitation   and   hygiene  for   the   prevention   of   diarrhea", 
International Journal of Epidemiology, 39, 193 ­ 205.
38. Sokhna Thilam và et.al (2015),  Prevalence of diarrhea and risk factors  
among children under five years old in Mbour, Senegal: a cross­sentional  
study, PubMed.
39. Solomon   Hassen,   Jemal   Haidar   và   Agajie   Likie   Bogale   (2016), 
Occurrence of diarrhea and utilization of zinc bundledwith ORS among  
caregivers   of   children   less   than   five­years   in   Addis   Ababa,   Ethiopia, 
PubMed.
40. Wasihun AG và et.al (2018), Risk factors for diarrhoea and malnutrition  
among children under the age of 5 years in the Tigray Region of Northern  
Ethiopia, PubMed.
41. WHO và UNECEF (2009), Diarrhoea: Why children are still dying and 
what can be done.
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ
 DƯỚI 5 TUỔI VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦABÀ MẸ VỀ
 PHÒNG CHỐNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP TẠI XàNHƠN ÁI,
 HUYỆN PHONG ĐIỀN, TP. CẦN THƠ NĂM 2019

Chào anh/chị, em tên ........................................................   là sinh viên trường 
Đại học Y Dược Cần Thơ đang thực hiện đề tài: Nghiên cứu tình hình mắc 
bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ 
về phòng chống bệnh tiêu chảy cấp tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền,  
thành phố Cần Thơ năm 2019. Rất mong anh/chị cung cấp thông tin về vấn 
đề  này. Các thông tin anh/chị  cung cấp sẽ  được giữ  kín và chỉ  sử  dụng cho 
nghiên cứu.
I. HÀNH CHÁNH
1.........................................................................................................................H
ọ tên chủ hộ:.........................................................................................................
2.........................................................................................................................H
ọ tên mẹ/người trực tiếp nuôi dạy trẻ:...............................................................
3.........................................................................................................................H
ọ tên trẻ chọn nghiên cứu:...................................................................................
4. Địa chỉ:  ấp …………………………, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, 
thành phố Cần Thơ.
5. Ngày phỏng vấn: ……./02/2019
6.........................................................................................................................H
ọ tên người phỏng vấn:........................................................................................
II. THÔNG TIN:
Khoanh tròn vào đáp án ĐTPV chọn ở câu hỏi có 1 lựa chọn. Câu hỏi nhiều  
lựa chọn, đánh dấu  vào ô vuông các câu trả lời ĐTPV chọn. Kỹ thuật viên  
không đọc câu trả lời cho ĐTPV chọn.

MS Câu hỏi Trả lời Ghi chú


A. THÔNG TIN VỀ MẸ/NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG TRẺ
Năm nay anh/chị bao 
A1 ………. tuổi
nhiêu tuổi?
Anh/chị thuộc dân tộc  1. Kinh
A2
nào? 2. Khác
1. Mù chữ
2. Cấp I
Anh/chị học hết lớp 
A3 3. Cấp II
mấy?
4. Cấp III
5. Trên cấp III
1. Công nhân
2. Nông dân
Nghề nghiệp hiện tại  3. Cán bộ công chức, viên chứ 
A4
của anh/chị? nhà nước
4. Nội trợ
5. Khác
A5 Kinh tế gia đình của  1. Không nghèo
anh/chị theo xếp loại 
2. Cận nghèo
của địa phương như 
3. Nghèo
thế nào?
B. THÔNG TIN VỀ TRẺ
Chọn 
Năm nay trẻ bao nhiêu 
B1 ………….. tháng  trẻ nhỏ 
tuổi?
nhất
Con của anh/chị là bé  1. Nam
B2
trai hay gái? 2. Nữ
1. Suy dinh dưỡng
Con của anh/chị có 
2. Sởi, thủy đậu, quai bị, viêm 
B3 hiện đang mắc những 
gan
bệnh nào không?
3. Không có
C. TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ
Trong 2 tuần qua, con  Chọn 2. 
1. Có
C1 của anh/chị có bị tiêu  Chuyển 
2. Không
chảy không? đến D1
Trong đợt tiêu chảy đó, 
1. < 14 ngày
C2 trẻ đi phân lỏng trong 
2.  14 ngày
vòng bao nhiêu ngày?
Chọn 2. 
Phân bé có nhầy hoặc  1. Có
C3 Chuyển 
máu không? 2. Không
đến D1
D. KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA BÀ MẸ VỀ BỆNH TIÊU CHẢY 
CẤP
D1 Theo anh/chị, bệnh tiêu   Trẻ bị tiêu phân lỏng hoặc  Câu hỏi 
chảy có những đặc  tóe nước > 3 lần/ ngày. nhiều 
 Đi tiêu phân lỏng < 14 ngày
 Tính chất phân không nhầy,  lựa 
điểm gì?
máu chọn
 Không biết
Chọn 2. 
Theo anh/chị, bệnh tiêu  1. Có
D2 Chuyển 
chảy có lây không? 2. Không
đến D4
 Đường tiêu hóa
Câu hỏi 
Theo anh/chị, bệnh tiêu   Đường máu
nhiều 
D3 chảy lây theo đường   Đường hô hấp
lựa 
nào?  Tay bẩn
chọn
 Ruồi, nhặng
 Không nuôi con bằng sữa 
mẹ
 Cho trẻ bú bình (chai) Câu hỏi 
Theo anh/chị, bệnh tiêu 
 Ăn thức ăn không nấu chín,  nhiều 
D4 chảy là do những 
để nguội, ôi thiu, không hợp vệ  lựa 
nguyên nhân gì?
sinh chọn
 Khác (ghi rõ): .......................
 Không biết
Theo anh/chị, bệnh tiêu  Chọn 2.
1. Có
D5 chảy có nguy hiểm  Chuyển 
2. Không
không? đến D7
D6 Theo anh/chị, bệnh tiêu Gây tử vong Câu hỏi 
nhiều 
chảy có những nguy  Mất nước
lựa 
hiểm gì? Gây suy dinh dưỡng
chọn
 Nuôi con bằng sữa mẹ
 Cho trẻ ăn dặm đúng (khi 
trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi)
Câu hỏi 
Theo anh/chị, cần làm   Rửa tay sạch trước khi chế 
nhiều 
D7 gì để đề phòng bệnh  biến và cho trẻ ăn
lựa 
tiêu chảy?  Sử dụng nguồn nước sạch
chọn
 Tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ
 Sử dụng hố xí hợp vệ sinh
 Xử lý phân hợp vệ sinh
Anh/chị có từng nghe  Chọn 2.
1. Có
D8 thông tin về bệnh tiêu  Chuyển 
2. Không
chảy chưa? đến E1
Sách báo
Câu hỏi 
Anh/chị đã nghe thông  Đài, tivi
nhiều 
D9 tin về bệnh tiêu chảy ở Cán bộ y tế
lựa 
đâu?  Bạn bè người thân
chọn
Người nhà
E. KHẢO SÁT THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ BỆNH TIÊU CHẢY 
CẤP
E1 Khi trẻ bị tiêu chảy,  Đến trạm y tế Câu hỏi 
anh/chị sẽ làm gì? Đi khám bác sĩ tư nhiều 
Uống Oresol tại nhà
Dùng thuốc nam lựa 

Tự mua thuốc uống chọn

Khác
Khi trẻ bị tiêu chảy,  1. Nhiều hơn bình thường
E2 anh/chị cho bú/uống  2. Bình thường hoặc ít hơn 
nước như thế nào? bình thường
Khi trẻ bị tiêu chảy, 
1. Không cho ăn kiêng
E3 anh/chị cho ăn như thế 
2. Cho ăn kiêng
nào?
Dung dịch Oresol  Câu hỏi 
Khi trẻ bị tiêu chảy, 
Nước cháo – muối nhiều 
E4 anh/chị thường cho trẻ 
Nước nước hoa quả lựa 
uống loại nước gì?
Nước khác chọn
Anh/chị có biết Oresol 
1. Có
E5 có tên khác là nước 
2. Không
biển khô không?
Chọn 2. 
Anh/chị có dùng gói  1. Có
E6 Chuyển 
Oresol tại nhà không? 2. Không
đến E9
1. Đổ hết bột trong gói vào 
Theo anh/chị, cách pha  một vật đựng nước sạch + 1 lít 
E7
Oresol như thế nào? nước sôi để nguội
2. Khác (ghi rõ):………………
E8 Anh/chị có biết gói  1. Trong vòng 24 giờ
Oresol sau khi đã pha 
dùng trong thời gian  2. Quá 24 giờ
bao lâu?
1. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn 
Anh/chị cho trẻ bú sữa  toàn trong 6 tháng đầu
E9
mẹ trong vòng bao lâu? 2. Dưới 6 tháng hoặc không 
cho bú
Anh/chị cho trẻ ăn dặm  1. Từ 6 tháng tuổi
E10
lúc mấy tháng? 2. Dưới 6 tháng tuổi
Anh/chị có thường 
xuyên rửa tay sạch 
1. Có
E11 trước khi cho trẻ ăn, 
2. Không
sau khi đi tiêu và sau 
khi dọn phân không?
1. Hố xí
Anh/chị thường cho trẻ 
E12 2. Ao cá
đi tiêu ở đâu?
3. Khác
1. Tiêm phòng đầy đủ và đúng 
theo lịch của chương trình tiêm 
Anh/chị có cho trẻ tiêm 
E13 chủng mở rộng quốc gia
phòng không?
2. Không tiêm hoặc tiêm không 
đủ

Xin chân thành cám ơn!
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA PHỎNG VẤN
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Đức Thuận 1353040044
2 Nguyễn Thị Ngọc Nhung 1353040077
3 Trần Lê Trúc Quỳnh 1353040084
4 Đỗ Thị Thanh Xuân 1353040105
5 Nguyễn Thị Ngọc Yến 1353040106
6 Dương Ngọc Loan Thy 1353040115

You might also like