Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 36

KHỐI PHỔ

(MASS SPECTROSCOPY)

1
NỘI DUNG

1. Khối phổ là gì?


2. Cấu tạo của máy khối phổ
3. Nguyên tắc chung về khối phổ
4. Lý thuyết về phổ khối lượng
5. Các kỹ thuật tạo ion
6. Bộ phân tách ion
7. Bộ ghi nhận tín hiệu
8. Ứng dụng

2
1. KHỐI PHỔ LÀ GÌ?
▪ Khối phổ (MS) hay còn được gọi là quang phổ khối là kỹ thuật phân
tích các chất hóa học được xác định bằng cách phân tách các ion khí
trong điện trường và từ trường theo tỷ lệ khối lượng của chúng.

Tách các chất ra khỏi hỗn hợp (nếu cần)


Tạo ra các ion
Phân tích các ion theo tỉ lệ m/z
Ghi lại tín hiệu của các ion

Sample

Ionizer Mass Analyzer Detector


3
2. CẤU TẠO CỦA MÁY KHỐI PHỔ
Khối phổ bao gồm 5 phần cơ bản:
▪ một hệ thống chân không cao
▪ một hệ thống xử lý mẫu: qua đó mẫu phân tích có thể được đưa vào
▪ một nguồn ion: một chùm các hạt tích điện đặc trưng của mẫu có thể được tạo ra
▪ một máy phân tích:chùm các hạt tích điện có thể được phân tách thành các phần
▪ một đầu dò hoặc máy thu: các chùm tia ion tách biệt có thể được quan sát hoặc
thu nhận

4
3. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA KHỐI PHỔ

Mẫu chất cần phân tích được chuyển thành trạng thái hơn trước khi đo khối phổ. Để đo
được đặc tính của các phân tử cụ thể, MS sẽ chuyển chúng thành các ion để có thể kiểm
soát chuyển động của chúng bởi các điện từ trường bên ngoài. Do các ion rất dễ phản ứng
và tuổi thọ ngắn, quá trình tạo ra và kiểm soát ion cần thực hiện trong môi trường chân
không. Trong khi áp suất khí quyển là 760 mmHg, áp suất môi trường xử lý ion thường là 10-
5 -10-8 mmHg (thấp hơn 1 phần tỷ của áp suất khí quyển). Ion sau khi được tạo thành sẽ

được phân tách bằng cách gia tốc và tập trung chúng thành 1 dòng tia mà sau đó sẽ bị uốn
cong bởi từ trường ngoài. Tiếp theo, các ion sẽ được thu nhận bằng đầu dò điện tử và
thông tin tạo ra sẽ được phân tích và lưu trữ bởi một máy tính.
5
4. LÝ THUYẾT PHỔ KHỐI LƯỢNG (MS)

Xét phân tử M
Quá trình ion hóa phân tử M như sau:
M - e- → M+. + 2e- ( mất một e- thành ion M+)
M + e- → M- (thêm một e- thành M-)
[M + H] → [M+H]+ (thêm một ptoton)
[M-H] → [M-H]- (mất một proton)

6
4. LÝ THUYẾT PHỔ KHỐI LƯỢNG (MS)
4.1 Ion mẹ (precuser ion) hay gọi là ion sơ cấp (Molecular ion):

Tạo ra từ việc ion hóa phân tử ( mất hay nhận một e- hoặc
mất hay nhận một proton)
Ion cho biết khối lượng mole của phân tử
Ion có khối lượng lớn nhất ( trừ ion đồng vị, ion phụ..)
Intensitive

Molecular ion peak

m/z

7
4. LÝ THUYẾT PHỔ KHỐI LƯỢNG (MS)
4.2. Ion sản phẩm (product ion) hay gọi ion thứ cấp:
Tạo ra từ việc phân mảnh ion mẹ, trong đó:

Ion có tín hiệu cao nhất Base ion (định lượng)

Ion còn lại Fragment ion (định tính)

fragment ion peak base ion peak


Intensitive

Molecular ion peak

m/z

8
4. LÝ THUYẾT PHỔ KHỐI LƯỢNG (MS)

4.3. Biểu diễn phổ khối lượng


Mỗi ion được biểu diễn
bằng một vạch thẳng đứng ứng
với giá trị m/z nằm trên trục
ngang
Peak cao nhất làm peak cơ
bản và quy cường độ 100%,
cường độ peak khác tính ra % so
với peak cơ bản.

9
4.. LÝ THUYẾT PHỔ KHỐI LƯỢNG
Ví dụ: Acetaminophen, có M=150
+ Ion khối lượng pt Acetaminophen: (m/Z) = 151 (ion mẹ)
+ Ion con (m/Z) lần lượt: 109, 80, 63.
Trong các ion con: 109, 80 và 60, ion (m/Z)=109 là ion cơ bản
có cường độ lớn nhất, dùng để định lượng cetaminophen.
oduct ion) hay gọi ion thứ cấp:

109

63 80
151

50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150

10
4. LÝ THUYẾT PHỔ KHỐI LƯỢNG

Ví dụ: Bromobutane, có M=135


+ ion mẹ: 136
+ ion con: 107, 57 và 41

57

41
107
136

30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150

11
5. CÁC KĨ THUẬT TẠO ION
• Ion hóa phun điện tử-ion hóa tia điện (ESI)-Electrospray

• Ion hóa hóa học áp suất thường-áp suất khí quyển


(atmospheric pressure chemical ionization-APCI)

• Ion hóa bằng photon tại áp suất khí quyển (Atmospheric


Pressure Photoionization – APPI)

12
5. CÁC KĨ THUẬT TẠO ION
5.1. ION HÓA TIA ĐIỆN (ESI) - ELECTROSPRAY
ESI là một kỹ thuật ion hóa được ứng dụng cho những hợp chất không bền
nhiệt, phân cực, có khối lượng phân tử lớn. ESI có khả năng tạo thành những
ion đa điện tích (dương hoặc âm, tùy thuộc vào áp cực điện thế), được xem
là kỹ thuật ion hóa êm dịu hơn APCI, thích hợp cho phân tích các hợp chất
sinh học như protein, peptide, nucleotide… hoặc các polymer công nghiệp
như polyethylen glycol.

13
5. CÁC KĨ THUẬT TẠO ION
5.1. ION HÓA TIA ĐIỆN (ESI) - ELECTROSPRAY

Sơ đồ tạo ion dương bằng nguồn ESI

Được bắt nguồn từ hệ thống sắc ký lỏng, tại đầu ống dẫn mao quản, dưới ảnh hưởng của điện thế cao
và sự hỗ trợ của khí mang, mẫu được phun thành những hạt sương nhỏ mang tích điện tại bề mặt. Khí
ở xung quanh các giọt này tạo nhiệt năng làm bay hơi dung môi ra khỏi giọt sương, khi đó, mật độ
điện tích tại bề mặt hạt sương gia tăng. Mật độ điện tích này tăng đến một điểm giới hạn (giới hạn ổn
định Rayleigh) để từ đó hạt sương phân chia thành những hạt nhỏ hơn vì lực đẩy lúc này lớn hơn sức
căng bề mặt. Quá trình này được lặp lại nhiều lần để hình thành những hạt rất nhỏ. Từ những hạt rất
nhỏ mang điện tích cao này, các ion phân tích được chuyển thành thể khí bởi lực đẩy tĩnh điện rồi sau
đó đi vào bộ phân tích khối.

Trong kỹ thuật ESI, phân tử nhất thiết phải được biến thành chất điện ly, tan trong dung dịch dùng để
phun sương. Điều này phụ thuộc vào: dung môi sử dụng, pKa của chất điện ly và pH của dung dịch.
Các dung môi phù hợp để phun sương là: methanol, acetonitrile, ethanol,… 14
3. CÁC KĨ THUẬT TẠO ION
5.1. ION HÓA PHUN ĐIỆN TỬ (ESI) - ELECTROSPRAY

Các quá trình ion hóa


* Positive mode:
R-NH2 + H+ → R-NH3+ (protonation)
Carbohydrate + Na+ → carbohydrate Na+
(adduct ion-ion phụ)
* Negative mode:
R-COOH → R-COO- + H+ (deprotonation)
Carbohydrate + A- → carbohydrate A- (adduct
ion) A- = Cl-, CH3COO- …
15
5. CÁC KĨ THUẬT TẠO ION
5.2. ION HÓA HÓA HỌC ÁP SUẤT THƯỜNG (APCI)
▪ APCI là kỹ thuật ion hóa thường được sử dụng để phân tích những hợp chất có độ
phân cực trung bình, có phân tử lượng nhỏ, dễ bay hơi.
▪ Ion được hình thành như sau: mẫu hợp chất cần phân tích, hòa tan trong pha
động, sau khi ra khỏi cột sắc ký, được cho đi ngang qua ống mao quản đốt nóng.
Khi ra khỏi ống, nhờ khí N2, dung dịch được phun thành dạng sương từ đầu ra của
nguồn APCI. Các giọt sương nhỏ được một dòng khí dẫn đến một ống thạch anh
đun nóng, gọi là buồng dung môi hóa khí. Hợp chất đi theo luồng khí nóng ra khỏi
ống để đến một vùng có áp suất khí quyển, nơi đây sẽ xảy ra sự ion hóa hóa học
nhờ vào que phóng điện corona, tại đây có sự trao đổi proton để biến thành ion
dương (M + H)+ và trao đổi electron hoặc proton để biến thành ion âm (M – H)-.
Sau đó, các ion sẽ được đưa vào bộ phân tích khối.

16
5. CÁC KĨ THUẬT TẠO ION
5.2. ION HÓA HÓA HỌC ÁP SUẤT THƯỜNG (APCI)
Các quá trình ion hóa
Possitive mode:
N2+• + H2O → N2 + H2O+•
H2O+• + H2O → H3O+ + HO•
Protonation hóa chất phân tích:
H3O+ + M → MH+ + H2O
Negative mode:
H2O + e- (cold electron) → H- + HO•
H- + H2O → HO- + H2
Deprotonation hóa chất phân tích:
M–H + HO- → M- + H2O
17
5. CÁC KĨ THUẬT TẠO ION
5.3. KỸ THUẬT TẠO ION (APPI)
Thông thường, hợp chất phân tích thường ion hóa bằng nguồn ESI hoặc APCI, tuy
nhiên, có một số chất không được ion hóa tốt bằng hai kỹ thuật này, ví dụ như
polyaromatic hydrocarbons (PAHs), người ta sẽ sử dụng nguồn APPI. Kết hợp ưu
điểm của giữa dòng khí phun thẳng góc với dòng ion, đèn krypton trong nguồn sẽ
phát ra các photon có năng lượng cao đủ để ion hóa nhiều hợp chất hóa học khác
nhau.

Ngoài ba nguồn ion hóa trên, còn có nguồn ion hóa đa phương thức (MMI,
Multimode ionization) có thể vận hành, thao tác ở hai chế độ ion hóa ESI và APCI.

18
5. CÁC KĨ THUẬT TẠO ION
5.3. KỸ THUẬT TẠO ION (APPI)
Các quá trình ion hóa
Sự hình thành ion có thể xảy ra theo cơ chế như sau:
[A-m]+ + m

S
Fragmentation

A+
Energy [eV]

IP
IP

Solvent (S) Analyte (A)

19
5. CÁC KĨ THUẬT TẠO ION
5.3. KỸ THUẬT TẠO ION (APPI)
Các quá trình ion hóa
Quá trình ion hóa xảy ra theo hai cách:
Ion hóa trực tiếp chất phân tích
M + hv → M+ + e-
M+ + S → MH+ + S[-H] (có hiện diện của dung môi
photic)
Ion hóa thông qua chất dopant: ở cách này cơ chế xảy
ra giống như trong kiểu APCI (chuyển điện tích, proton hay
mất proton)
D + hv → D+ + e-
D+ + M → MH+ + D[-H]
D+ + M → M+ + D 20
6. BỘ PHÂN TÁCH ION

6.1. Phân tách bằng từ trường

Các ion di chuyển theo


quỹ đạo tròn bán kín r, quỹ
đạo phụ thuộc vào:
- hiệu điện thế gia tốc (v),
- khối lượng ion(m),
- điện tích(z),
- cường độ của từ trường (H)
m/z = H2r2/2v

21
6. BỘ PHÂN TÁCH ION

6.2. Bộ phân tách tứ cực

Khi áp điện thế dc và ac nhất


định lên các ion theo tỉ lệ m/z,
các ion này sẽ cộng hưởng và đi
tới đầu dò, các ion khác không
cộng hưởng sẽ va đập vào
thanh kim loại và biến mất.
Resonant: cộng hưởng

22
6. BỘ PHÂN TÁCH ION
6.3. Bộ phân tách thời gian bay
Khi áp lực điện từ, các ion bay qua vùng từ trường tự do (flight-
time), các ion nhẹ tới đầu dò trước: m/z = 2Vt2/L2

23
6. BỘ PHÂN TÁCH ION
6.3. Bộ phân tách thời gian bay
▪ Phương pháp phân tích khối lượng đơn giản nhất là không sử dụng từ
trường mà phụ thuộc vào tốc độ khác nhau của các ion có cùng năng lượng
nhưng khối lượng khác nhau.
▪ Nguồn ion được tạo ra bởi va chạm điện tử và có một hoặc nhiều điện cực
được sử dụng để trích xuất các ion trong một thời gian ngắn so với thời gian
chúng đến được đầu dò.
▪ Vận tốc ion, như được đưa ra ở trên bởi v = √2zV / m, và khoảng cách giữa
nguồn và đầu dò cho phép khối lượng được tính trực tiếp.
▪ Phương pháp này có hai ưu điểm: nhanh và nếu muốn, có thể hiển thị toàn
bộ phổ khối. Sự thiếu sót của nó là độ phân giải kém, tín hiệu kém chính xác
và hiệu quả kém, do thời gian trích xuất ion từ nguồn ngắn.
▪ Phương pháp này đã được cải thiện với độ phân giải cao khi kết hợp với
nguồn ion hóa plasma phép cặp cảm ứng gọi lài ICP-MS TOF

https://adtechnology.vn/pho-khoi/
24
7. BỘ GHI NHẬN TÍN HIỆU
Electron multipliers:
Khi một ion va chạm vào bề mặt của ống electron multipliers
thì sẽ có hai ion phát ra, quá trình như thế diễn ra theo phương
trình:

n
2

25
8. ỨNG DỤNG

8.1. Dùng để xác định khối lượng phân tử:


Trường hợp ion ở dạng [M]+ thường là các cation có
cacbon bậc 4, khối lượng ion [M]+ chính là khối lượng
của phân tử.

[M]+ = 329

Malachite green

26
7. ỨNG DỤNG
8.1. Dùng để xác định khối lượng phân tử:
Trường hợp ion ở dạng [M+H]+, [M+Na]+, [M+CH3OH]+... Khối
lượng phân tử sẽ trừ đi 1 hoặc 23 hay 32 đơn vị amu.

[C48H72O14+23(Na)]+
C48H72O14
895
KLPT (872)

Abamectin (1a)

27
7. ỨNG DỤNG
8.2. Xét đoán cấu trúc phân tử: Một số quy tắc cơ bản
❖ Quy tắc nito:
➢ Nếu ion là một số lẻ: thì ion đó không có hoặc ion đó chứa
một số chẵn nito
Ví dụ: CH3-CH2-OH ( M+1=47). NH2-CH2-CH2-NH2 (M+1=61).
➢ Nếu ion là một số chẵn: thì ion đó chứa số lẻ nito 1,3,5,…
Ví dụ: CH3-NH2 (M+1=32).
❖ Quy tắc trong phân mảnh ( quy tắc chẵn ion).
❖ Hiệu ứng đồng vị

28
8. ỨNG DỤNG
Ví dụ 1: Có hai mẫu mất nhãn: một là methylcyclohexane và một
là ethylcyclopentane.

 Cả hai phổ cho ion phân tử M+ = 98


(C7H14).
 Mẫu A pic cơ bản là m/z=69 ( 84-
69 = 29 tương ứng nhóm ethyl)
 Mẫu B pic cơ bản là m/z=83 (98-
83= 15 tương ứng nhóm methyl).
 A là ethylcyclopentane

 B là methylcyclohexane

29
8. ỨNG DỤNG

Ví dụ 2: sử dụng phổ để xác định phân


mảnh Ion M+ = 102.
 Là alcol có thể xảy ra hai cơ chế:
dehydrate hóa và cắt ở vị trí cacbon
alpha.  Cơ chế 1 không xảy ra không
thấy pic m/z=84 (vì 102 -18 = 84).
 Có pic m/z=59 ( CH3CH2CH=OH+ ), ứng
với mất gốc C3H7 = 43 ( 102-43=59)
 Có pic m/z=73 (CH3)2CH=OH+ ), ứng với
mất gốc C2H5 = 29 (102-29=73).
 Ngoài ra còn có pic 31 và 45 mất phân
tử CO từ m/z=59 và m/z=73

30
8. ỨNG DỤNG
Ví dụ 3: một hợp chất chứa hai nguyên tố C và H, có khối lượng
phân tử là 86. Và có phổ đồ như sau: hãy xác định là hợp chất gì?

31
8. ỨNG DỤNG
 Có pic cơ bản ở m/z=57, mảnh ion có thể là C4H9+ hoặc C2H5CO+ loại
hợp chất có thể là C4H9X, ethyl cetone, este propionate. Vì nguyên tố
không có oxy nên chất đó là C4H9X, gốc bị mất ứng với mảnh 57 là 86-
57=29 ứng với C2H5. (CH3CH2.).
 Trên phổ đồ cũng có các pic 29, 43 và 71
 Như vậy các mảnh cách nhau 14 đơn vị. Đây là cách phân mảnh tiêu
biểu của hydrocacbon no không nhánh. Vậy hợp chất trên là n-hexan.

32
8. ỨNG DỤNG

8.3. Ứng dụng trong phân tích định lượng:


Được ứng dụng phân tích trong nhiều lĩnh vực:
+ Môi trường: nước thải, nước sinh hoạt..
+Thực phẩm: thuốc trừ sâu trong rau quả, các hoạt
chất kháng sinh, chất tăng trưởng và phụ gia
+ Dược phẩm: định tính và định lượng thành phần
của thuốc
+ Ngoài ra còn dùng để nghiêu cứu trong sinh học
như xác định cấu trúc protein hay nghiên cứu độc tố,...

33
8. ỨNG DỤNG
8.4. Kết hợp với các phương pháp phân tích khác
trong kỹ thuật phân tích: sắc ký lỏng ghép khối
phổ (LC/MSMS)
Đáp ứng được yêu cầu rào cản kỹ thuật về độ
nhạy
Cho độ tin cậy, độ chính xác cao
Phân biệt được các chất có cùng phổ UV, cùng
thời gian lưu
34
Ví dụ:

Sắc kí lỏng

Khối phổ

35
36

You might also like