Đề Cương Chương 3- Luật Hành Chính

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG 3

QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM

1.1. Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính

Quan hệ pháp luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý
nhà nước giữa các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau, được quy phạm pháp
luật hành chính điều chỉnh.

1.2. Đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính

Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn
liền với hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ hai, trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng có chủ thể có quyền sử dụng
quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước để ban hành các quyết định quản lý nhà nước
mang hiệu lực bắt buộc thi hành đối với phía bên kia. Chủ thể này trong khoa học Luật
Hành chính gọi là “chủ thể bắt buộc”.

“Chủ thể bắt buộc” trong quan hệ pháp luật hành chính là cơ quan nhà nước (chủ yếu là
cơ quan hành chính nhà nước), tổ chức, cán bộ, công chức được trao quyền thực hiện
hoạt động quản lý nhà nước trong những trường hợp cụ thể. Còn bên kia - bên tham gia là
bất kỳ chủ thể nào: cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân không có quyền hạn về quản lý
nhà nước được gọi là “chủ thể thường”.

Thứ ba, quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hay đề nghị của bất cứ
bên nào (“chủ thể bắt buộc” hoặc “ chủ thể thường”) mà không nhất thiết phải có sự đồng
ý của phía bên kia. Nghĩa là, một bên có thể không mong muốn nhưng quan hệ pháp luật
hành chính vẫn phát sinh khi thỏa mãn những điều kiện nhất định mà quy phạm pháp luật
hành chính dự liệu.

Thứ tư, tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính (tức giữa chủ thể
quản lý và đối tượng quản lý) được giải quyết chủ yếu theo thủ tục hành chính. Tranh
chấp này là tranh chấp hành chính mà không phải là tranh chấp dân sự, lao động hay
thương mại... Hình thức chủ yếu của tranh chấp hành chính là khiếu nại hành chính được
pháp luật khiếu nại quy định.
Thứ năm, bên vi phạm những yêu cầu của quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu phải
chịu trách nhiệm trước Nhà nước, mà đại diện là cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức
nhà nước có thẩm quyền.

2. PHÂN LOẠI QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

Quan hệ pháp luật hành chính được phân loại dựa trên những căn cứ sau đây:

2.1. Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp
luật hành chính

- Quan hệ nội dung: là quan hệ được thiết lập nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể Luật Hành chính được quy phạm pháp luật vật chất (quy phạm nội dung) quy
định.

- Quan hệ thủ tục: là quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong quá trình các bên tham
gia quan hệ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo cách thức, trình tự nhất định.

2.2. Căn cứ vào các ngành và lĩnh vực hoạt động hành chính mà quan hệ pháp luật
hành chính xuất hiện, tồn tại và phát triển

Theo cách chia này, quan hệ pháp luật hành chính được chia thành: quan hệ pháp luật
hành chính về chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, tức là
quan hệ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể.

2.3. Căn cứ vào tính chất của mối liên hệ giữa các bên tham gia quan hệ

- Quan hệ pháp luật hành chính dọc: là quan hệ hình thành giữa các bên có sự phụ thuộc
về mặt tổ chức. Trong đó một bên có quyền tác động đến phía bên kia, yêu cầu phía bên
kia phải thực hiện những mệnh lệnh, quyết định của mình.

-Quan hệ pháp luật hành chính chéo.Ví dụ: Giữa UBND TP HCM với UBND huyện Dĩ
An Bình Dương khi yêu cầu UBND Dĩ An cung cấp hồ sơ của Doanh nghiệp Y để
UBND TP HCM xác minh hành vi vi phạm. (không trực thuộc về tổ chức)

- Quan hệ pháp luật hành chính ngang: Ví dụ: quan hệ pháp luật hành chính phát sinh từ
việc Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam ban hành nghị quyết liên tịch. Hoặc quan hệ pháp luật hành chính phát sinh từ việc
ký kết hợp đồng làm việc giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được
tuyển dụng làm viên chức.

2.4. Căn cứ vào mục đích cần đạt được khi thiết lập quan hệ pháp luật hành chính
2.4. Căn cứ vào mục đích cần đạt được khi thiết lập quan hệ pháp luật hành chính

Theo căn cứ này, quan hệ pháp luật hành chính được chia thành hai loại:

- Quan hệ pháp luật hành chính tích cực: là quan hệ pháp luật hành chính hình thành
trong quá trình tổ chức - điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, như
trong chức - điều chỉnh hoạt động hành chính về công, nông nghiệp, thương mại, tư
pháp...

- Quan hệ pháp luật hành chính bảo vệ pháp luật: là quan hệ pháp luật hành chính hình
thành trong quá trình phòng chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà
nước, ví dụ: trong xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật...

3. CƠ CẤU CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

3.1. Nội dung quan hệ pháp luật hành chính

3.1.1. Quyền chủ thể của chủ thể quan hệ pháp luật hành chính

Quyền chủ thể là khả năng chủ thể xử sự theo quy định của quy phạm pháp luật hành
chính khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.

Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính được thể hiện ở các khả năng sau:

- Khả năng tự mình thực hiện những hành vi nhất định theo quy định của pháp luật để
thực hiện quyền của mình.

- Khả năng yêu cầu chủ thể phía bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ để bảo đảm quyền của
mình

- Quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.

3.1.2. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể quan hệ pháp luật hành chính

Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể quan hệ pháp luật hành chính là sự cần thiết phải xử sự của
chủ thể theo quy định của pháp luật hành chính.

Chủ thể QHPLHC Là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia vào
QHPLHC, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của PLHC

Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính thể hiện:
(1) Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính phải tiến hành các xử sự theo quy định của
pháp luật

(2) Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng các xử sự bắt buộc đó.

3.2. Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính

Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính là các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính,
có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hành chính. Chủ thể quan hệ pháp
luật hành chính vừa có chủ thể quản lý nhà nước, vừa có chủ thể là đối tượng quản lý.

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, các cơ quan nhà nước (trong đó chủ yếu
là cơ quan hành chính nhà nước), tổ chức (tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị sự
nghiệp...), cá nhân (cán bộ, công chức, viên chức, công dân Việt Nam, người nước ngoài,
người không quốc tịch) phải có năng lực chủ thể pháp luật hành chính (bao gồm năng lực
pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính).

Năng lực pháp luật hành chính của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân là khả năng các cơ
quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có những quyền và nghĩa vụ trong quản lý nhà nước,
theo quy định của pháp luật hành chính.

Năng lực hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân là khả năng các cơ
quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tự mình (tức là bằng chính khả năng của mình) thực hiện
quyền và nghĩa vụ trong quản lý nhà nước, và khả năng đó được Nhà nước thừa nhận.

* Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính

- Năng lực pháp luật hành chính là điều kiện cần, năng lực hành vi hành chính là điều
kiện đủ

- Nếu chủ thể có năng lực pháp luật hành chính mà không có hoặc mất năng lực hành vi
hành chính hoặc bị hạn chế năng lực hành vi hành chính thì họ không thể tham gia một
cách tích cực vào các quan hệ pháp luật hành chính

- Năng lực pháp luật hành chính là tiền đề của năng lực hành vi hành chính

- Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân mở rộng dân theo năng lực hành vi hành
chính của họ.

3.3. Khách thể quan hệ pháp luật hành chính


Khách thể quan hệ pháp luật nói chung được xác định là lợi ích mà các bên tham gia quan
hệ pháp luật nhằm đạt được. Đó có thể là lợi ích vật chất, tinh thần, hay những lợi ích
khác của Nhà nước cũng như của các cá nhân, tổ chức.

4. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT
HÀNH CHÍNH

Quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ pháp luật hành chính nói riêng không phải mặc
nhiên phát sinh, thay đổi hay chấm dứt mà phải dựa trên ba cơ sở (điều kiện) sau đây:

Thứ nhất, phải có quy phạm pháp luật hành chính tương ứng điều chỉnh.

Thứ hai, năng lực chủ thể pháp luật hành chính.

Thứ ba, sự kiện pháp lý hành chính

You might also like