NỘI DUNG ÔN TẬP KTGK II - K10 - CT MỚI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NỘI DUNG ÔN TẬP KTGK II – 2023

CHỦ ĐỀ VĂN MINH ĐẠI VIỆT

1. KHÁI NIỆM VĂN MINH ĐẠI VIỆT:

- Thời gian: TK X – giữa TKXIX

- Tên gọi khác: VM Thăng Long vì kinh đô chủ yếu là Thăng Long (Hà Nội).

- Các Triều đại trong thời kì độc lập, tự chủ: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ (Hậu Lê),
Mạc, Tây Sơn, Nguyễn.

- Quốc hiệu: Đại Việt (vua Lý Thánh Tông đặt năm 1054) và là quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất.

2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH:

- Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.


- Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt: là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây
dựng và phát triển một nền văn hoá dân tộc rực rỡ.
- Tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Trung Quốc (thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết,
tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,…) và văn minh Ấn Độ (Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,
…).
3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VM ĐV:

Giai đoạn Nội dung


TK X Bước đầu định hình
TK XI - XV Phát triển mạnh mẽ, toàn diện
TK XV – TK XVII Tiếp tục phát triển; văn hóa phương Tây từng bước du nhập vào Đại
Việt.
TK XVIII – giữa TK Tiếp tục phát triển nhưng có bước khủng hoảng chính trị
XIX Giữa TK XIX, thực dân Pháp xâm lược.

4. THÀNH TỰU VĂN MINH ĐẠI VIỆT:

- Chính trị: Quân chủ chuyên chế.


+ BMNN: Vua đứng đầu, có quyền quyết định mọi công việc. Giúp việc cho vua có các cơ quan
và hệ thống quan lại. Chính quyền địa phương được chia thành các cấp quản lí, mỗi cấp đều sắp
đặt các chức quan cai quản.
- BMNN thời vua Lê Thánh Tông (Lê sơ) là hoàn chỉnh nhất, chặt chẽ nhất (học sơ đồ SGK)
+ Pháp luật:
Hình thư thời Lý
Hình luật thời Trần
Quốc triều hình luật(Luật Hồng Đức) thời Lê sơ
Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) thời Nguyễn
Nội dung chủ yếu: bảo vệ quyền lợi của vua; đề cao tính dân tộc và chủ quyền quốc gia và nêu
quyền lợi của nhân dân (vai trò của phụ nữ).
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: chính sách phát triển nông nghiệp
- Khai hoang đất, đắp đê đào kênh mương (đê Quai Vạc thời Trần; đặt chức Hà đê sứ).
- Chính sách “quân điền”, “ngụ binh ư nông”
+ Thủ công nghiệp:
- TCN truyền thống: dệt, gốm sứ, luyện kim, nghề chạm đục gỗ, chạm khắc đá, thuộc da, giấy,…
- TCN nhà nước: Cục Bách tác và quan xưởng tại Thăng Long (nơi sản xuất đồ dùng cho triều
đình)
+ Thương nghiệp:
- Nội thương: chợ làng, chợ huyện; Thăng Long có 36 phố phường (TK X-XV).
- Ngoại thương: sự hưng thịnh của các đô thị TK XVI – XVIII: Kinh Kì Thăng Long (Hà Nội),
Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Tp HCM).
- Tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo:
+ Tín ngưỡng dân gian: thờ thần, thờ Thành hoàng,…
+ Tư tưởng, tôn giáo:
- Tư tưởng: Lấy dân làm gốc
- Nho giáo chiếm vị trí độc tôn thời Lê sơ.
- Phật giáo phát triển nhất Thời Lý - Trần (tam giáo đồng nguyên).
- Đạo giáo phát triển thời Đinh, Tiền Lê, Lý.
- TK XIII- XVI: Hồi giáo và Công giáo du nhập vào nước ta.
- Giáo dục và khoa cử: bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý
+ 1070: nhà Lý cho lập Văn Miếu.
+ 1075: tổ chức khoa thi đầu tiên.-Lê Văn Thịnh đỗ đầu tiên
+ 1076: mở Quốc Tử Giám dạy Hoàng tử và công chúa.
+ Thời Trần: Quốc học viện cho con quan lại học tập.
+ Triều Lê sơ: con em bình dân học giỏi cũng được đi học, đi thi.
+ 1484, vua Lê Thánh Tông cho lập Bia Tiến sĩ trong Văn Miếu.
+ Chiếu khuyến học thời Tây Sơn.
Nội dung thi: chủ yếu kinh sử.
Mục đích tuyển chọn nhân tài (Chu Văn An, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi...)
- Chữ viết và văn học:
+ Chữ viết:
• Chữ Hán
• Chữ Nôm
• Đầu thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ
+ Văn học:
Văn học dân gian: là những sáng tác dân gian
Văn học chữ Hán: Chiếu dời đô- Lý Thái Tổ; Nam quốc sơn hà-Tiền Lê; Hịch tướng sĩ-Trần
Quốc Tuấn;…
Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập-Nguyễn Trãi; Truyện Kiều;…
Nghệ thuật:
+ Kiến trúc: cung điện, đình, chùa, đền, miếu,...
+ Điêu khắc: điêu khắc tượng,...
+ Tranh dân gian
+ Nghệ thuật dân gian như: tuồng, chèo, múa rối nước, ca trù, hát văn,...
AN NAM TỨ ĐẠI KHÍ (Lý – Trần): Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, chuông
Quy Điền và Vạc Phổ Minh.
Khoa học, kĩ thuật:
+ Sử học: Quốc sử quán là cơ quan viết sử thời Nguyễn.
Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu (thời Trần), Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên,...
+ Địa lí: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), , Đại Nam nhất
thống chí (Quốc Sũ quán triều Nguyễn), Hồng Đức bản đồ (Lê sơ) và Đại Nam nhất thống toàn
đồ (triều Nguyễn).
+ Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thảnh toán pháp của Vũ Hữu,...
+ Quân sự: chế tạo được súng thần cơ (Hồ Nguyên Trừng), đóng lại thuyền chiến cỡ lớn (cuối
thế kỉ XIV), …
+ Y học: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,...
5. Ý nghĩa văn minh Đại Việt:

+ Thể hiện sự sáng tạo và truyền thống lao động của cư dân Đại Việt

+ Sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa của VM ĐV tạo tiền đề và điều kiện quan trọng tạo
nên sức mạnh của dân tộc

+ Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy những thành tựu và giá trị VM ĐV

+ VMĐV có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc VN.

You might also like