Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


------------

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ TỐI ƯU TỪ DANH


MỤC 8 CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG

MÔN HỌC
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
GIẢNG VIÊN
CÔ: TRẦN THỊ THANH TRÚC

1
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN
ĐÁNH
STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ
GIÁ

Thu thập dữ liệu, chạy mô


hình hồi quy, thực hiện dự
Đoàn Tuấn K19404048
1 báo, phụ trách chính xử lý dữ 100%
Kiệt 9
liệu excel, viết báo cáo mục
3.

Thu thập dữ liệu, chạy mô


K19404051
2 Thái Ngọc Thể hình hồi quy, viết bài báo cáo 100%
3
mục 2

Thu thập dữ liệu, chạy mô


Thượng Phạm K19404051
3 hình hồi quy, viết bài báo cáo 100%
Uyên Thư 4
mục 1

Thu thập dữ liệu, chạy mô


Phan Nguyễn K19404049
4 hình hồi quy, viết bài báo cáo 100%
Ngọc Mai 6
mục 4

2
MỤC LỤC
1. Giới thiệu chung về cổ phiếu:......................................................................................3

2. Đánh giá rủi ro và lợi suất các cổ phiếu và thị trường (VNINDEX) trong quá khứ (3
năm): Báo cáo hệ số beta, tỷ suất lợi nhuận, độ lệch chuẩn.............................................16

3. Dự báo tỷ suất lợi nhuận và hiệp phương sau của các cổ phiếu.................................20

3.1. Lợi suất thị trường dự báo...................................................................................20

3.2. Lợi suất phi rủi ro dự báo....................................................................................21

3.3. Tỷ suất lợi nhuận vượt trội và Ma trận hiệp phương sai.....................................21

4. Báo cáo các danh mục nằm trên đường biên (để vẽ đồ thị đường biên) và danh mục
hiệu quả............................................................................................................................ 22

4.1. Báo cáo các danh mục nằm trên đường biên.......................................................22

4.2. Báo cáo danh mục hiệu quả................................................................................23

Tài liệu tham khảo:....................................................................................................25

3
1. Giới thiệu chung về cổ phiếu:
1.1. Cổ phiếu FPT:
Công ty Cổ phần FPT (FPT) có tiền thân là Công ty Công nghệ Thực phẩm được thành
lập năm 1988.  FPT hoạt động trong 03 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi gồm: Công nghệ,
Viễn thông và Giáo dục. FPT sở hữu hạ tầng viễn thông phủ khắp 59/63 tỉnh thành tại
Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với 46 văn phòng
tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt động,
FPT luôn nỗ lực với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua
những dịch vụ, sản phẩm và giải pháp công nghệ tối ưu nhất. Đồng thời, FPT không
ngừng nghiên cứu và tiên phong trong các xu hướng công nghệ mới góp phần khẳng định
vị thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 - Cuộc cách mạng số.
FPT sẽ tiên phong cung cấp dịch vụ chuyển đổi số toàn diện cho các tổ chức, doanh
nghiệp trên quy mô toàn cầu.
Ngày 13/12/2006: Cổ phiếu của công ty được chính thức niêm yết trên HOSE. Dưới đây
là một số chỉ số của cổ phiếu FPT:
Giới thiệu chung về FPT
Mã CK FPT
111,8
Giá hiện tại (+6,20/+5,87%)
Biến động trong ngày 105,50 - 112,00
Khối lượng 3.878.400
Giá trị giao dịch mua ròng của NĐT
NN (triệu) -522.460.000
Giá trung bình ( 10 ngày ) 100,22
Biến động trong 52 tuần 79,00 - 118,90
Khối lượng trung bình (10 ngày) 1.995.730,00
Số cổ phiếu đang lưu hành 914.195.914
Vốn hóa thị trường 102.207,10 ( tỷ )

4
Lợi nhuận gộp biên (%) 0,39
ROA (%) 0,11
ROE (%) 0,27
Đòn bẩy tài chính 1,42
EPS 5.103,14
PE 21,91
PB 4,78
Nguồn: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)
Tại sao chọn cổ phiếu FPT?
- FPT là một công ty hàng đầu về công nghệ tin học, phát triển phần mền và phân
phối điện thoại di động tại Việt Nam. Là tập đoàn có nhiều năm kinh nghiệm,
thương hiệu và chất lượng đã được khẳng định.
- Có hệ thống nhân lực tốt và văn hóa công ty được xây dựng vững chắc
- Thương hiệu tốt, quan hệ mạnh. Công ty hiện đang mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh
doanh tiềm năng như tài chính, ngân hàng, bất động sản
- Kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh. Công ty duy nhất có thể duy trì được tốc độ
tăng trưởng cao trong nhiều năm.
1.2. Cổ phiếu VCB:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi
vào hoạt động ngày 01/04/1963. Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính
phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính
thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng Thương mại Cổ phần từ ngày 02/06/2008
sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần
đầu ra công chúng. Cổ phiếu của Vietcombank chính thức được niêm yết trên HOSE
từ năm 2009. Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở
thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp
với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách
hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân

5
hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển bền vững.
 Năm 2019, Vietcombank đã khai trương hoạt động Văn phòng đại diện tại New
York theo sự phê chuẩn của Cục dự trữ Liên bang Mỹ, trở thành ngân hàng Việt
Nam đầu tiên vượt qua được những điều kiện khắt khe để hiện diện tại thị trường
Mỹ.
 Trong năm 2020, Biên lãi thuần (NIM) của VCB có giá trị bằng 2.95%, giảm -
0.18% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0.62%, nằm trong Top 5 ngân hàng có
tỷ lệ nợ xấu thấp nhất khối ngân hàng đại chúng niêm yết. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu
bằng 370.36%. Lợi nhuận sau thuế bằng 18468 tỷ đồng, giảm -0.31% so với cùng
kỳ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bằng 20.55%, đứng ở vị trí thứ 7
trong khối ngân hàng đại chúng niêm yết. 
Dưới đây là một số chỉ số của cổ phiếu VCB:
Giới thiệu chung về VCB
Mã CK VCB
77,4
Giá hiện tại (+0,70/+0,91%)
Biến động trong ngày 76,30 - 77,40
Khối lượng 892
Giá trị giao dịch mua ròng của NĐT NN
(triệu) 31.401.220.000
Giá trung bình ( 10 ngày ) 75,80
Biến động trong 52 tuần 73,00 - 117,20
Khối lượng trung bình (10 ngày) 1.015.790,00
Số cổ phiếu đang lưu hành 4.732.516.571
Vốn hóa thị trường 366.296,78 ( tỷ )
Lợi nhuận gộp biên (%) 0,00
ROA (%) 0,02

6
ROE (%) 0,21
Đòn bẩy tài chính  
EPS 4.853,16
PE 15,95
PB 3,21
Nguồn: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)
Tại sao chọn cổ phiếu VCB?
- Cổ phiếu ngân hàng VCB được mệnh danh là “cổ phiếu vua”. Bởi vì nó có những
thời kỳ huy hoàng và luôn được xem là tâm điểm của các sàn giao dịch. Mặc dù có
nhiều thời điểm cổ phiếu ngân hàng bị rớt giá, nhưng sau khi trải qua khủng
khoảng, ngành ngân hàng đã vực dậy nhanh chóng và giá lại tiếp tục leo thang.
Ngân hàng cùng với dệt may, ifintech, chứng khoán,.. luôn là một trong những
ngành vô cùng tiềm năng để đầu tư chứng khoán.
- Các cổ phiếu ngân hàng thương mại có quy mô như ông lớn Vietcombank luôn
được các nhà đầu tư quan tâm và “săn đuổi”. Ngân hàng cũng là một doanh
nghiệp, mà khoản xuống tiền vào những doanh nghiệp kinh doanh sinh lời thì
trader mới có thể mau chóng hoàn vốn. Qua báo cáo tài chính của Vietcombank, ta
có thể dễ dàng thấy nhà băng này luôn đạt kết quả kinh doanh cao, năm sau luôn
tăng so với năm trước.
- Thêm một điểm cộng nữa cho Vietcombank là ngân hàng này luôn giữ tỷ lệ nợ
xấu ở mức rấp thấp. Đây là một lý do rất dễ hiểu bởi ngân hàng này luôn siết chặt
trong các thủ tục vay vốn. Hội đồng chuyên gia thẩm định đều là những người có
nhiều kinh nghiệm, làm việc nghiêm túc trong khâu phê duyệt hồ sơ tín dụng của
khách hàng. Từ đó, việc một đối tượng có khả năng trả nợ kém lọt vào danh sách
vay vốn của Vietcombank là điều khó xảy ra.
1.3. Cổ phiếu MBB:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBB) được thành lập từ năm 1994 với mục
tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các Doanh nghiệp Quân đội. Ngân
hàng hoạt động trong lĩnh vực huy động vốn, cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính liên
7
quan. Bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu, Ngân hàng đã phát triển và đa dạng hóa
nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng cho các đối tượng khách hàng khác nhau.
MB được xây dựng và phát triển trong suốt gần 17 năm hoạt động và có chỗ đứng vững
chắc trên thị trường. MB được biết tới như một ngân hàng hoạt động ổn định với tốc độ
tăng trưởng cao, tạo nên sự tin tưởng của các khách hàng hiện hữu, khách hàng tiềm năng
và của các nhà đầu tư. Thương hiệu của MB được nhận diện như một ngân hàng năng
động mà vấn duy trì được vị thế ổn định để phát triển bền vững, đóng góp vào thành công
chung của khách hàng, của ngân hàng và của cộng đồng. Trong năm 2020, Biên lãi thuần
(NIM) của MBB bằng 4.80%, giảm -0.15% so với cùng kỳ, và nằm trong Top 5 khối
ngân hàng.Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.09%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu bằng 134.07%. Lợi nhuận
sau thuế ở mức 8,606 tỷ đồng, tăng 6.66% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu (ROE) ở mức 19.13%, đứng ở vị trí thứ 8 trong khối ngân hàng đại chúng niêm
yết. 
Ngày 1/11/2011, Công ty được niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE. Dưới đây là một số chỉ
số của cổ phiếu MBB:
Giới thiệu chung về MBB
Mã CK MBB
28
Giá hiện tại (+0,35/+1,27%)
Biến động trong ngày 27,55 - 28,15
Khối lượng 8.373.900
Giá trị giao dịch mua ròng của NĐT
NN (triệu) 1.108.120.000
Giá trung bình ( 10 ngày ) 26,82
Biến động trong 52 tuần 24,10 - 44,45
Khối lượng trung bình (10 ngày) 7.496.190,00
Số cổ phiếu đang lưu hành 3.778.321.777
Vốn hóa thị trường 105.793,01 ( tỷ )

8
Lợi nhuận gộp biên (%) 0,00
ROA (%) 0,02
ROE (%) 0,25
Đòn bẩy tài chính  
EPS 3.623,43
PE 7,73
PB 1,69
Nguồn: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)
Tại sao chọn cổ phiếu MBB?
Cổ phiếu MBB được đánh giá tiềm năng dựa trên một số triển vọng sau:
Thứ nhất, tín dụng còn dư địa tăng trưởng tốt trong dài hạn
Đáp ứng lời kêu gọi của ngân hàng nhà nước, MBBank đã thực hiện sớm việc điều chỉnh
giảm mức lãi suất cho vay để hỗ trợ các khách hàng hiện hữu. 
MBB đã được nâng “room” tăng trưởng tín dụng lên 15% và nhiều khả năng sẽ được cấp
thêm khi nền kinh tế mở cửa trở lại và nhu cầu tín dụng khả quan hơn vào cuối năm
2021. MBB đã và đang đặt trọng tâm vào tăng trưởng tín dụng ở mảng bán lẻ, tiêu dùng
cũng như các ngành nghề ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh như điện, may mặc, y tế,
logistics… 
Thứ hai, số lượng khách hàng tăng nhanh nhờ chiến lược tiếp thị và bán hàng hiệu
quả với sự hỗ trợ của ngân hàng số
Các chiến dịch quảng cáo, chương trình tài khoản số đẹp và ứng dụng số đạt được rất
nhiều kết quả tích cực trong việc thu hút khách hàng mới. Trong năm 2021, MBBank
cũng thực hiện phát triển các kênh bán hàng mới (ngân hàng tự động smartbank, điểm
bán hàng và đại lý hợp tác với Viettel, VNPost, Digiworld). 
Những hoạt động này hướng tới việc mở rộng mạng lưới tiếp cận khách hàng, đặc biệt ở
khu vực miền Nam. Nhờ đó, tính đến Q2.2021, số lượng khách hàng của MBBank đã đạt
mức 8,8 triệu (+60% yoy), trong đó lượng khách hàng giao dịch trên nền tảng số đạt 5,5
triệu. 

9
Tập khách hàng cá nhân dồi dào, đa dạng sẽ củng cố năng lực cạnh tranh của MBB trong
việc thu hút CASA và tiền gửi, tăng trưởng về tín dụng, tỷ suất sinh lời, cũng như tiềm
năng để bán chéo các sản phẩm dịch vụ.
Thứ ba, duy trì lợi thế về chi phí vốn
Chiến lược hướng trọng tâm tới khách hàng của MBB được đánh giá cao, nhờ vậy sẽ
giúp MBB ghi nhận tỷ trọng CASA từ khách hàng cá nhân cao hơn trước cũng như mức
lãi suất huy động tốt hơn. Với cơ cấu huy động và cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn đa dạng,
MBB có thể duy trì lợi thế là chi phí vốn thấp và biên lãi ròng NIM ở mức cao trong dài
hạn.
Thứ tư, các công ty con hoạt động hiệu quả giúp thu nhập ngoài lãi tăng trưởng
mạnh mẽ
Trong giai đoạn đầu 2021 các công ty con của MBBank tiếp tục ghi nhận mức tăng
trưởng cao về mặt lợi nhuận. Trong giai đoạn sắp tới, kỳ vọng hiệu quả hoạt động của các
chi nhánh sẽ tăng cao giúp đóng góp đáng kể vào lợi nhuận, tạo điều kiện cho MBBank
mở rộng quy mô, thị phần trong nước và quốc tế.
Thứ năm, tiết giảm chi phí hoạt động nhờ ứng dụng công nghệ và số hóa vào hoạt
động: 
Hoạt động chuyển đổi số được MBBank thực hiện thành công giúp giảm quy mô nhân sự
và nâng năng suất lao động với tỷ lệ. Tiếp tục chiến lược số hóa, 5 năm tới MBB sẽ dành
ra khoảng 50 triệu USD mỗi năm cho hạ tầng công nghệ. Do đó, có thể kỳ vọng tốc độ
tăng số lượng nhân sự của MBB sẽ chậm hơn tốc độ tăng trưởng khối lượng tài sản trong
các năm tiếp theo giúp hạ tỷ lệ CIR của ngân hàng.
1.4. Cổ phiếu PNJ:
Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) có tiền thân là cửa hàng Kinh
doanh Vàng bạc Phú Nhuận trực thuộc UBND Quận Phú Nhuận, được thành lập vào
ngày 28/04/1988. PNJ chuyên sản xuất, kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý.
Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2004. Do đặc thù
hoạt động của công ty nên tốc độ tăng giá vốn hàng bán tương đương với tốc độ tăng
trưởng của doanh thu và chiếm khoảng 91% tổng doanh thu thuần, tuy nhiên chi phí bán

10
hàng và chi phí quản lý chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số của công ty. Nhân công
và sự canh tranh là hai yếu tố đang gây khó khăn cho PNJ. Ngoài ra, PNJ cũng chịu ảnh
hưởng từ diễn biến giá vàng thế giới. Trải qua 20 năm hoạt động và phát triển, PNJ đã trở
thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của ngành sản xuất kinh doanh trang sức
tại Việt Nam và là một trong những doanh nghiệp lớn của khu vực. PNJ hiện quản lý và
vận hành Xí nghiệp nữ trang PNJ với tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng và công suất sản
xuất đạt trên 4 triệu sản phẩm/năm. Tính đến cuối năm 2019, PNJ đã phát triển hệ thống
phân phối với 346 cửa hàng cửa hàng bán lẻ, kênh thương mại điện tử và gián tiếp thông
qua hơn 3.000 khách hàng sỉ trên toàn quốc. Sản phẩm của PNJ đã được xuất khẩu tới 13
quốc gia và vùng lãnh thổ.
PNJ được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) từ năm 2009. Dưới đây là một số chỉ số của cổ phiếu PNJ:
Giới thiệu chung về PNJ
Mã CK PNJ
122,3
Giá hiện tại (+8,00/+7,00%)
Biến động trong ngày 114,20 - 122,30
Khối lượng 2.557.300
Giá trị giao dịch mua ròng của NĐT NN
(triệu) -597.500.000
Giá trung bình ( 10 ngày ) 107,57
Biến động trong 52 tuần 84,90 - 124,00
Khối lượng trung bình (10 ngày) 798.280,00
Số cổ phiếu đang lưu hành 242.366.563
Vốn hóa thị trường 29.641,43 ( tỷ )
Lợi nhuận gộp biên (%) 0,18
ROA (%) 0,13
ROE (%) 0,18

11
Đòn bẩy tài chính 0,42
EPS 5.121,91
PE 23,88
PB 4,03
Nguồn: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)
Tại sao lựa chọn cổ phiếu PNJ?
- Là một doanh nghiệp đầy triển vọng:
 Hiện nay doanh nghiệp PNJ được đánh giá đầy triển vọng, với số lượng sản phẩm
vàng bạc, đá quý được phủ khắp cả nước, với 56 chi nhánh và 339 cửa hàng. Bất
chấp ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19, năng lực sản xuất tuyệt vời giúp doanh
nghiệp có được một lượng lớn khách hàng cao cấp trung thành là yếu tố giúp PNJ
trở lại. Việc áp dụng thành công dự án hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp
(ERP), là phần quan trọng nhất của chiến lược chuyển đổi số, đã đạt được những
bước đột phá. Theo đó, PNJ sẽ thích ứng với sự thay đổi của xu hướng tiêu dùng
trong thời đại 4.0, phát triển các kênh phân phối mới và các lĩnh vực kinh doanh
liên quan đến thương mại điện tử, để khách hàng có trải nghiệm mua sắm.
 Mặc dù đã có vị thế vững chắc nhưng PNJ vẫn rất năng động và linh hoạt trong
việc xây dựng nhiều chiến lược kinh doanh hiệu quả. PNJ tiếp tục đổi mới để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng trẻ. PNJ hiện đã đi vào từng đối tượng, tiếp cận trực
tiếp, từng bước phát triển gia tăng hiệu quả nhờ các kế hoạch truyền thông.
- Tiềm năng khi đầu tư vào PNJ:
 Hiện nay sau khi tình hình được cải thiện, xu hướng phục hồi sau đại dịch sẽ hỗ
trợ một phần sức mua nữ trang được phục hồi. Hiện tại vai trò ngành bán kẻ của
thị trường trang sức Việt Nam đang tăng trưởng không ngừng và PNJ có lợi thế
cũng về năng lực sản xuất, sức mạnh thương hiệu và ứng dụng thành công dữ liệu
số vào sản xuất và bán hàng.  

12
 Ngoài ra PNJ là một trong những công ty bán lẻ có tiềm năng tăng trưởng tích cực
đáng kể trong rổ VN30 và VN Diamond Index trong vài năm tới như vậy có thể
thu hút nhu cầu mua cổ phiếu khi dòng tiền nước ngoài quay trở lại. 
1.5. Cổ phiếu SSI:
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) có tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán
Sài Gòn được thành lập vào năm 1999. SSI chuyên cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn và
đầu tư tài chính, chứng khoán với mạng lưới hoạt động rộng tại những thành phố lớn như
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu. Công ty đã cung
cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư trong nước và nhiều nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng với
các khách hàng tiêu biểu như Công ty bao gồm Morgan Stanley, HSBC, Vinamilk, Credit
Suisse, BIDV, ANZ, Tập đoàn C.T Group, Prudential VN, Deutsche Bank. Đây đều là
những đối tác lớn, sẽ giúp SSI nâng cao được vị thế và vươn ra tầm khu vực. SSI hiện là
một tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ chứng khoán cho
hơn 12.000 khách hàng, trong đó hơn 1.100 tài khoản của nhà đầu tư nước. Tính hết
năm 2021, Doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán bằng 2.519 tỷ đồng, tăng 215% so
với cùng kỳ. Nợ vay ký quỹ/Vốn chủ sở hữu có giá trị bằng 0.6 lần. Lợi nhuận từ FVTPL
là 983 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ. Lợi nhuận từ FVTPL đóng góp 29% vào tổng
lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trước thuế ở mức 3.365 tỷ đồng, tăng 116% so với cùng
kỳ. Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) bằng 22.38%. Năm 2022: Tăng vốn điều lệ
lên 9.947.500.220.000 đồng;
Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên sàn HNX vào ngày 15/12/2006 và chuyển sang
sàn HOSE từ ngày 29/10/2007. Dưới đây là một số chỉ số của cổ phiếu SSI:
Giới thiệu chung về SSI
Mã CK SSI
Sàn HOSE
Giá hiện tại 29,9
(+0,45/+1,53%)
Biến động trong ngày 29,25 - 30,45
Khối lượng 21.093.000
13
Giá trị giao dịch mua ròng của NĐT NN 19.103.200.000
(triệu)
Room của Nhà đầu tư nước ngoài còn lại 648.794.414
Giá trung bình ( 10 ngày ) 28,48
Biến động trong 52 tuần 25,05 - 63,60
Khối lượng trung bình (10 ngày) 21.893.960,00
Số cổ phiếu đang lưu hành 992.761.818
Vốn hóa thị trường 29.683,58 ( tỷ )
Lợi nhuận gộp biên (%) 0,55
ROA (%) 0,07
ROE (%) 0,22
Đòn bẩy tài chính 2,32
EPS 3.000,50
PE 9,97
PB 1,98
Nguồn: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)
Tại sao lựa chọn cổ phiếu SSI?
- Cổ phiếu SSI có giá trị vốn hóa lớn, nằm trong rổ VN30, với tốc độ tăng trưởng
mạnh, ổn định. Đây sẽ là lựa chọn đầu tư lâu dài, mang lại lợi nhuận lớn cho các
nhà đầu tư. Với xu hướng thị trường chứng khoán phát triển, nhiều người chơi rót
vốn vào cổ phiếu, trái phiếu hay các sản phẩm tài chính khác… SSI sẽ còn thiết
lập nhiều đỉnh mới.
- Cổ phiếu SSI có lợi nhuận 4 quý gần nhất cao xếp thứ 2 sau cổ phiếu VND, với
mức lợi nhuận là 424 tỷ USD. Điều này cho thấy lợi nhuận mà các nhà đầu tư
nhận được sẽ rất lớn. Thu nhập ròng không ngừng tăng, dự đoán ở mức cao mang
đến nhiều cơ hội sinh lời hấp dẫn.

14
- Cổ phiếu SSI có mức giá tầm trung khoảng 60 nghìn/ cổ phiếu, mang đến nhiều cơ
hội đầu tư cho người chơi có ngân sách hẹp. Ngoài ra, SSI đang có kế hoạch phát
hành 110 triệu cổ phiếu thưởng, với mức giá chỉ khoảng 1/6 so với giá hiện tại.
- Cơ hội sinh lời từ mã cổ phiếu này không hề nhỏ, với tốc độ tăng trưởng mạnh,
mức giá luôn thiết lập định mới.
1.6. Cổ phiếu HSG:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG), có tiền thân là Công ty Cổ phần Hoa
Sen, được thành lập năm 2001. Năm 2007 chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập
đoàn. Công ty có hai nhóm sản phẩm chính là nhóm sản phẩm được sản xuất từ nguyên
liệu thép như tôn mạ hợp kim nhôm kẽm, tôn mạ màu, xà gồ thép mạ kẽm, và nhóm sản
phẩm nhựa như ống nhựa PVC, hạt nhựa, tấm trần nhựa. Hiện nay, Công ty cổ phần Tập
đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn thép ở Việt
Nam và là nhà xuất khẩu tôn thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Công ty chú trọng đầu
tư vào chuỗi giá trị của hoạt động sản xuất tôn, thép bằng việc đầu tư nhiều dây chuyền
sản xuất lớn, công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị cho các sản phẩm bán ra. Công ty 
trực tiếp đầu tư, xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước giúp công ty có được
lợi nhuận biên cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành. Hệ thống phân phối của công ty
đến nay đã hơn 500 chi nhánh và phát triển tới hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với
thương hiệu Hoa Sen được đánh giá là thương hiệu mạnh và thân thiện, cộng với hệ
thống bán lẻ được phân bố rộng đều khắp cả nước và trên 10.000 khách hàng truyền
thống đã tạo một lợi thế để Hoa Sen Group đa dạng hóa sản phẩm, có thể phát triển thêm
hàng chục mặt hàng khác thành công với chi phí thấp, có thể tăng doanh thu và lợi nhuận
lên gấp nhiều lần trong thời gian ngắn. Ngày 28/10/2021: Vốn điều lệ là
4.934.818.960.000 đồng.
Ngày 08/11/2008: Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE). Dưới đây là một số chỉ số của cổ phiếu HSG:
Giới thiệu chung về HSG
Mã CK HSG
Sàn HOSE

15
Giá hiện tại 23,2
(+1,50/+6,91%)
Biến động trong ngày 21,70 - 23,20
Khối lượng 16.149.200
Giá trị giao dịch mua ròng của NĐT 1.120.580.000
NN (triệu)
Room của Nhà đầu tư nước ngoài còn 208.325.684
lại
Giá trung bình ( 10 ngày ) 21,23
Biến động trong 52 tuần 18,65 - 51,30
Khối lượng trung bình (10 ngày) 9.115.020,00
Số cổ phiếu đang lưu hành 493.481.896
Vốn hóa thị trường 11.448,78 ( tỷ )
Lợi nhuận gộp biên (%) 0,15
ROA (%) 0,16
ROE (%) 0,36
Đòn bẩy tài chính 0,93
EPS 7.123,44
PE 3,26
PB 1,01
Nguồn: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)
Tại sao lựa chọn cổ phiếu HSG?
Với vị thế là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam, cổ phiếu
HSG được nhiều nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn.
Từ đầu năm 2020, dù tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp nhưng thị giá cổ
phiếu của HSG vẫn tăng tới trên 50%. Đây cũng là cổ phiếu hiếm hoi được ghi nhận có
đà tăng trưởng vượt trội trong bối cảnh suy giảm của thị trường chung.

16
Trong khoảng thời gian dài, HSG đều có khối lượng giao dịch rất lớn ở mỗi phiên. Nhiều
quãng thời gian còn lọt top 10 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất sàn HoSE. Điều này chứng
tỏ HSG luôn được các nhà đầu tư và đầu cơ trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam vô
cùng quan tâm và tạo ra được sức hút lớn.
Trên thực tế, dù Hoa Sen có lợi nhuận trồi sụt do đầu cơ HRC nhưng bản thân doanh
nghiệp vẫn luôn có nhiều lợi thế cạnh tranh, điển hình là danh mục sản phẩm, chất lượng
sản phẩm cũng như thương hiệu, thị phần và hệ thống phân phối sản phẩm. 
Nổi bật là tôn Hoa Sen được mệnh danh là “vua tôn” đang có 536 điểm bán hàng trải
rộng khắp địa bàn cả nước, sản phẩm được phân phối dưới cả hình thức bán lẻ và bán sỉ.
Nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh về hệ thống phân phối sản phẩm và theo đó là thị phần,
Hoa Sen đã đánh đổi bằng việc để tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp trong tổng doanh thu thuần ở mức cao. 
Với những lợi thế đó, có thể nói nền tảng cơ bản của Tập đoàn Hoa Sen là vô cùng tốt.
Đây cũng là một trong những lý do trọng yếu giúp cổ phiếu tôn Hoa Sen luôn được nhiều
nhà đầu cơ và đầu tư quan tâm.
1.7. Cổ phiếu VNM:
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) có tiền thân là Công ty Sữa – Cà Phê Miền
Nam, được thành lập vào năm 1976. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến sản
xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác.
VNM chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2003. Tốc độ tăng
trưởng doanh thu và lợi nhuận bình quân trong 5 năm qua của Vinamilk lần lượt đạt mức
16%/năm và 12%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành. Với lợi thế phong
phú về chủng loại sản phẩm, thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến, chất
lượng sản phẩm uy tín, hệ thống phân phối rộng khắp, giá cả hợp lý và tiềm năng tài
chính vững mạnh, Vinamilk luôn khẳng định vị trí và vai trò dẫn đầu trong ngành sữa
Việt Nam trong suốt hơn 40 năm qua. Trong năm 2015, Vinamilk đã sản xuất và đưa ra
thị trường hơn 6 tỷ sản phẩm sữa các loại và giữ vị trí hàng đầu về thị phần theo sản
lượng ở tất cả các phân khúc sản phẩm. Tính đến cuối năm 2020, VNM sở hữu vận
hành 12 trang trại chuẩn GLOBAL G.A.P với tổng đàn hơn 130.000 con, và 13 nhà máy

17
sữa đạt chứng nhận FSSC 22000. Sản phẩm của VNM được xuất khẩu trực tiếp
đến 55 nước trên thế giới.
VNM được niêm yết và giao dịch trên Sở Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
từ năm 2006. Dưới đây là một số chỉ số của cổ phiếu VNM:
Giới thiệu chung về VNM
Mã CK VNM
Sàn HOSE
73
Giá hiện tại (+1,70/+2,38%)
Biến động trong ngày 70,70 - 73,30
Khối lượng 3,456,900
Giá trị giao dịch mua ròng của NĐT NN
56,808,680,000
(triệu)
Giá trung bình ( 10 ngày ) 69.46
Biến động trong 52 tuần 65,20 - 93,60
Khối lượng trung bình (10 ngày) 2,021,670.00
Số cổ phiếu đang lưu hành 2,089,955,445
Vốn hóa thị trường 152.566,75 (tỷ)
Lợi nhuận gộp biên (%) 0.42
ROA (%) 0.20
ROE (%) 0.30
Đòn bẩy tài chính 0.52
EPS 4,891.05
PE 14.93
PB 4.75
Nguồn: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)
Tại sao lựa chọn cổ phiếu VNM?

18
Chưa nói đến những chỉ số tài chính của mã cổ phiếu của Vinamilk, chúng ta chỉ đề cập
đến những tiềm năng của doanh nghiệp trước.
 Công ty cổ phần sữa Vinamilk là một trong những cái tên mà có lẻ người dân cả
nước ai cũng biết. Nói chính xác thì hiện nay đây là doanh nghiệp thống trị ở thị
trường sữa của Việt Nam.
 Tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, thương hiệu lớn nên cổ phiếu của Vinamilk luôn
được đánh giá cao về độ an toàn và uy tín
 Đặc thù ngành này là nhắm vào nhu cầu thiết yếu của thị trường, phục vụ mọi
nhóm khách hàng…
 Không chỉ hoạt động thị trường Việt Nam mà Vinamilk hoạt động rất mạnh ở thị
trường Đông Nam Á
 Vinamilk cũng là doanh nghiệp có cơ cấu tài chính an toàn
Điều khiến Vinamilk luôn giữ được vị thế của mình đó là do công ty sản xuất làm chủ
được nguồn nguyên liệu, làm chủ dây chuyển sản xuất cũng như phân phối. Tiềm năng
của cổ phiếu Vinamilk đến từ nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sữa ở Việt Nam tăng lên.
Đây là một cổ phiếu bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Với khẩu vị an toàn thì không nên bỏ lỡ
đầu tư cổ phiếu này.
 Ưu điểm về kiếm tiền từ Vinamilk là từ nguồn cổ tức bằng tiền mặt và cổ tức bằng
cổ phiếu do Vinamilk chi trả cho cổ đông. Đồng thời tái đầu tư liên tục cổ tức tiền
mặt với mức lãi suất 8%/năm.
 Mức hiệu quả bình quân hàng năm là 13.2%/năm tính trên thị giá của cổ phiếu.
1.8. Cổ phiếu HPG:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HPG) là một trong những Tập đoàn sản xuất công
nghiệp đa ngành tại Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy
xây dựng từ tháng 8/1992, HPG lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống
thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, HPG tái
cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai
trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên. Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ
yếu trong các lĩnh vực thép xây dựng, ống thép và tôn mạ, sản xuất công nghiệp khác như

19
nội thất, điện lạnh, thiết bị xây dựng, nông nghiệp và bất động sản. Sản xuất sắt thép là
lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.
HPG hiện là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị
phần lần lượt là 32.5% và 31.7% trong khi mảng nội thất Hòa Phát dẫn đầu thị phần nội
thất văn phòng trên thị trường nội địa. HPG có số vốn điều lệ hiện tại là
44.729.227.060.000 đồng.
HPG được niêm yết và giao dịch Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) từ năm 2007. Dưới đây là một số chỉ số của cổ phiếu HPG:
Giới thiệu chung về HPG  
Mã CK HPG
Sàn HOSE
35,45
Giá hiện tại (+0,45/+1,29%)
Biến động trong ngày 34,80 - 35,90
Khối lượng 17,591,900
Giá trị giao dịch mua ròng của NĐT NN
36,114,390,000
(triệu)
Giá trung bình ( 10 ngày ) 36.48
Biến động trong 52 tuần 33,05 - 58,40
Khối lượng trung bình (10 ngày) 22,446,330.00
Số cổ phiếu đang lưu hành 4,472,922,706
Vốn hóa thị trường 158.565,11 (tỷ)
Lợi nhuận gộp biên (%) 0.27
ROA (%) 0.22
ROE (%) 0.46
Đòn bẩy tài chính 0.96
EPS 7,987.66
PE 4.44

20
PB 1.61
Nguồn: Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)
Tại sao lựa chọn cổ phiếu HPG?
Năm 2021 ghi dấu kỷ lục về doanh thu của Hoà Phát khi lũy kế cả năm đạt mức kỷ lục
150.800 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế cán mốc 34.520 tỷ
đồng, tăng gấp 1,56 lần. So với mục tiêu đặt ra, tập đoàn đã vượt 26% kế hoạch về doanh
thu và 92% kế hoạch về lợi nhuận cả năm 2021. Điều đó chứng minh rằng, tập đoàn này
đang hoạt động khá tốt và còn có tiềm năng phát triển hơn trong tương lai. 
Kinh tế phục hồi sau đại dịch, cung cấp thép cho các dự án trọng điểm, Trung Quốc thắt
chặt sản xuất thép là những yếu tố được dự đoán giúp tăng doanh thu cho Hòa Phát năm
2022. Trong 2 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép bán ra của Hòa Phát là 828.000 tấn,
gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản lượng thép xuất khẩu cho các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,
Canada, Hong Kong, Campuchia… cũng tăng mạnh, đạt 174.000 tấn, gấp 2,6 lần so với
cùng kỳ. Dự kiến năm 2022, sản lượng thép xây dựng của Hòa Phát sẽ tăng 20% so với
2021.
Theo KBSV, dự đoán tổng sản lượng thép tiêu thụ của Hòa Phát sẽ đạt 9.725.000 tấn tăng
9% so với cùng kỳ, doanh thu đạt 182.700 tỷ đồng tăng 22,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên,
biên lợi nhuận gộp sẽ giảm 11,5%, đạt 30.550 tỷ đồng do giá nguyên vật liệu có xu
hướng tăng.
Như vậy, cổ phiếu HPG của Hòa Phát có mức khuyến nghị mua cao và phù hợp với đầu
tư dài hạn. Tập đoàn Hòa Phát luôn dẫn đầu trong ngành và còn phát triển lớn mạnh hơn
trong tương lai.
2. Đánh giá rủi ro và lợi suất các cổ phiếu và thị trường (VNINDEX) trong quá
khứ (3 năm): Báo cáo hệ số beta, tỷ suất lợi nhuận, độ lệch chuẩn 
2.1. VNINDEX
 Hệ số beta: 1
 Tỷ suất lợi nhuận: 8.67%
 Độ lệch chuẩn: 0.028769

21
Đánh giá: 
Trong 3 năm gần đây, khi sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể
đến mọi ngành. Trong năm 2021, chỉ số VN-Index có sự tăng trưởng tốt, thể hiện khả
năng chống chịu với đại dịch và khả năng phục hồi của nền kinh tế. Số lượng các nhà đầu
tư mới (F0) tham gia ngày càng tăng, lượng tài khoản mở mới tăng kỷ lục do người dân
tìm đến đầu tư thị trường này trong lúc giãn cách, phong tỏa, cách ly. Giai đoạn từ quý
4/2021 trở lại đây, chỉ số VN-Index luôn giao động trên 1000 và có lúc vượt 1500 điểm. 
TTCK Việt Nam còn tiềm ẩn một số rủi ro như nguy cơ bong bóng giá tài sản; rủi
ro từ dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân, từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các
công ty chứng khoán; nguy cơ thao túng giá trên TTCK phái sinh; hệ thống công nghệ
thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu khi số lượng, tần suất giao dịch ở mức cao…
Theo như kết quả phân tích hồi quy, hệ số beta của thị trường bằng 1, độ lệch chuẩn
dự báo là 0.028769, mức độ rủi ro là khá thấp. 
2.2. FPT 
 Hệ số beta: 0.9928
 Tỷ suất lợi nhuận: 6.28%
 Độ lệch chuẩn: 0.018225
Đánh giá: 
Từ 32.000 vào 3 năm trước, hiện giá cổ phiếu FPT đang giao động ở mức 100.000
đồng/cổ phiếu. Lợi nhuận của công ty chủ yếu đến từ lợi nhuận của phần mềm xuất khẩu
và viễn thông. FPT sẽ tập trung phát triển các sản phẩm Madeby-FPT, ứng dụng AI mạnh
mẽ hướng tới tệp khách hàng doanh nghiệp tài chính ngân hàng, sản xuất, bất động sản
và khối hành chính công. Dự kiến doanh thu khối công nghệ và khối viễn thông của công
ty sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. 
Ước tính cổ phiếu FPT có hệ số beta là 0.9928, gần bằng với thị trường, độ lệch
chuẩn 0.018225. Đây là một cổ phiếu an toàn cho các nhà đầu tư với tỷ suất lợi nhuận
khá cao.
2.3. VCB
 Hệ số beta: 0.9503

22
 Tỷ suất lợi nhuận: 6.01%
 Độ lệch chuẩn: 0.017857
Đánh giá:
Các yếu tố vĩ mô thuận lợi như nền kinh tế đang phát triển nhanh, thị trường tiêu
thụ lớn, nguồn vốn FDI dồi dào, tình hình chính trị ổn định, tham gia vào nhiều hiệp định
thương mại tự do,…cùng với chất lượng tài sản tiếp tục được nâng cao nhờ các chính
sách hỗ trợ của NHNN giúp nền kinh tế và ngành ngân hàng tiếp đà tăng trưởng cao sau
sự gián đoạn bởi dịch Covid-19. 
Bản thân Vietcombank đang thực hiện nhiều dự án như bất động sản, tư vấn tài
chính doanh nghiệp, lưu ký chứng khoán, môi giới tiền tệ, bảo lãnh,… Mỗi lĩnh vực đều
đã và đang gặt hái được những thành quả đem lại giá trị tốt cho tổ chức.
Hiện tại mức giá cổ phiếu VCB đã là 70-80.000 đồng/cổ phiếu. Các chuyên gia cho
rằng cổ phiếu này vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới, sau khi Vietcombank thực
hiện các dự án mới, cũng như áp dụng toàn bộ công nghệ Fintech vào vận hành hệ thống.
Nhà đầu tư cổ phiếu Vietcombank này sẽ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn, không sợ tổ
chức phát hành bị phá sản hoặc biến mất trên thị trường.
VCB cũng có hệ số beta ước tính gần bằng với thị trường, cụ thể là 0.9503, độ lệch
chuẩn 0.017857. VCB sẽ là một lựa chọn an toàn với tỷ suất lợi nhuận hợp lý cho các nhà
đầu tư trong thời gian tới. 
2.4. MBB
 Hệ số beta: 1.3278
 Tỷ suất lợi nhuận: 8.4%
 Độ lệch chuẩn: 0.022977
Đánh giá: 
Theo MBS nhận định, MBB có chất lượng tài sản ở mức cao hàng đầu trong ngành.
Tại thời điểm cuối quý I/2022, NPL (nợ xấu) và tỷ lệ nợ nhóm 2 của MBB đạt lần lượt
0,99% và 1,17%, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn đáng kể
so với trung bình ngành. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) tại cuối quý I/2022 đạt 250%, cao
thứ 2 toàn ngành, chỉ sau VCB. Điều này cho thấy MBB vẫn đang kiểm soát chất lượng

23
tài sản nội bảng vượt trội so với mặt bằng toàn ngành bên cạnh việc đảm bảo tăng trưởng
cao.
MBB được dự đoán hệ số beta là 1.3278, độ lệch chuẩn là 0.022977. Đây sẽ là cổ
phiếu đang mạnh trong nhóm ngân hàng và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng cao trong tương
lai, tuy nhiên đi cùng với đó là rủi ro cũng sẽ cao hơn. 
2.5. PNJ
 Hệ số beta: 1.1036
 Tỷ suất lợi nhuận: 6.98%
 Độ lệch chuẩn: 0.020949
Đánh giá: 
Hiện nay doanh nghiệp PNJ được đánh giá đầy triển vọng, với số lượng sản phẩm
vàng bạc, đá quý được phủ khắp cả nước, với 56 chi nhánh và 339 cửa hàng. Bất chấp
ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19, năng lực sản xuất tuyệt vời giúp doanh nghiệp có
được một lượng lớn khách hàng cao cấp trung thành là yếu tố giúp PNJ trở lại. Sau khi
tình hình được cải thiện, xu hướng phục hồi sau đại dịch sẽ hỗ trợ một phần sức mua nữ
trang được phục hồi. Hiện tại vai trò ngành bán lẻ của thị trường trang sức Việt Nam
đang tăng trưởng không ngừng và PNJ có lợi thế cũng về năng lực sản xuất, sức mạnh
thương hiệu và ứng dụng thành công dữ liệu số vào sản xuất và bán hàng.  
Với hệ số beta và độ lệch chuẩn gần bằng với của thị trường, cụ thể lần lượt là
1.1036 và 0.02949, PNJ sẽ là một lựa chọn an toàn. 
2.6. SSI
 Hệ số beta: 1.4943
 Tỷ suất lợi nhuận: 9.45%
 Độ lệch chuẩn: 0.026533
Đánh giá: 
Cổ phiếu SSI đang là mã dẫn đầu ngành tài chính, có giá trị vốn hóa lớn và tốc độ
tăng trưởng mạnh, ổn định. Trên sàn chứng khoán hiện nay, cổ phiếu SSI có giá khoảng
29.000 đồng/cổ phiếu. SSI sẽ chào bán ra công chúng 497,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2:1 và

24
giá chào bán là 15.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền thu về khoảng 7.460 tỷ đồng. Sau
đợt phát hành, vốn điều lệ SSI sẽ tăng từ 9.948 tỷ đồng lên 14.921 tỷ đồng.
Có thể thấy SSI là một cổ phiếu có rủi ro cao khi mà hệ số beta lên tới 1.4943 và độ
lệch chuẩn gần 2,7%. Cổ phiếu SSI sẽ là một mã tiềm năng, đáng để người chơi xem xét
đầu tư. Cơ hội sinh lời từ mã cổ phiếu này không hề nhỏ, với tốc độ tăng trưởng mạnh,
mức giá luôn thiết lập định mới.
2.7. HSG
 Hệ số beta: 1.3201
 Tỷ suất lợi nhuận: 8.35%
 Độ lệch chuẩn: 0.029517
Đánh giá: 
Trong tình hình nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi dần sau đại dịch, nhiều
chính sách kinh tế của nhà nước được thực hiện, nhiều dự án xây dựng lớn sẽ tiếp tục
được thi công, dự đoán trong thời gian sắp tới nhu cầu thép nội địa sẽ tăng. Đây là điều
kiện để Tập đoàn Hoa Sen duy trì tăng trưởng sản lượng và tiếp tục phát triển.
Giá cổ phiếu HSG tăng trưởng mạnh giai đoạn quý 4/2021, đạt đỉnh 49.850đ/cổ
phiếu vào ngày 18/10/2021, gần đây thì có xu hướng giảm. Mức giá hiện tại đang chỉ trên
20.000 đồng/ cổ phiếu. 
Nhìn vào kết quả hồi quy, có thể thấy hệ số beta là 1.3201 và độ lệch chuẩn gần 3%.
Đây là những con số khá cao so với mặt bằng chung, cho nên cổ phiếu HSG sẽ có rủi ro
cao nên các nhà đầu tư cần phải cân nhắc. 
2.8. VNM
 Hệ số beta: 0.7653
 Tỷ suất lợi nhuận: 4.84%
 Độ lệch chuẩn: 0.015775
Đánh giá: 
Với vị trí thống lĩnh thị trường sữa Việt Nam khi chiếm thị phần trên 55%, nhiều
chuyên gia đánh giá Vinamilk gần như không còn dư địa tăng trưởng. Khi thị phần của

25
một doanh nghiệp đã vượt 50% và lĩnh vực đó có xu hướng bão hòa, việc gia tăng thêm
1% thị phần cũng cần một nỗ lực rất lớn. 
Từng ở mức giá trên 100.000 đồng/cổ phiếu, nay VNM chỉ giao động ở mức 70-
80.000 đồng. Giải thích cho việc này là do những năm gần đây, nhóm cổ phiếu bất động
sản, dầu khí, sắt thép, phân bón… nổi lên nhờ thu hút dòng tiền "đánh nhanh thắng
nhanh". Nhóm nhà đầu tư F0, chưa có kinh nghiệm lại ưa chuộng những cổ phiếu có thị
giá thấp, nhằm giảm rủi ro nếu thị trường điều chỉnh.
VNM là cổ phiếu có hệ số beta và độ lệch chuẩn thấp nhất trong danh sách các cổ
phiếu mà nhóm nghiên cứu. Điều này có nghĩa là cổ phiếu VNM có rủi ro biến động ít
hơn so với rủi ro thị trường. VNM là cổ phiếu tốt, phù hợp với các khoản đầu tư trung và
dài hạn. Nhưng nó không nằm trong nhóm đầu cơ, lại có thị giá khá cao, dao động từ
70.000 đồng đến trên 100.000 đồng/cổ phiếu, nên dòng tiền nóng không tập trung vào cổ
phiếu này. 
2.9. HPG
 Hệ số beta: 1.1559
 Tỷ suất lợi nhuận: 7.31%
 Độ lệch chuẩn: 0.021531
Đánh giá: 
Cổ phiếu HPG của Hòa Phát hiện đang là cổ phiếu thép giá cao nhất và được nhiều
nhà đầu tư lựa chọn. Kinh tế phục hồi sau đại dịch, cung cấp thép cho các dự án trọng
điểm, Trung Quốc thắt chặt sản xuất thép là những yếu tố được dự đoán giúp tăng doanh
thu cho Hòa Phát năm 2022. Trong 2 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép bán ra của Hòa
Phát là 828.000 tấn, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thép xuất khẩu cho
các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Canada, Hong Kong, Campuchia…
cũng tăng mạnh. Tập đoàn Hòa Phát luôn dẫn đầu trong ngành và còn phát triển lớn
mạnh hơn trong tương lai.
Với hệ số beta 1.1559 và độ lệch chuẩn dự kiến là 0.021531, gần bằng với thị
trường. Nhóm nhận định đây là một cổ phiếu an toàn với mức lợi nhuận kỳ vọng cao, có
mức khuyến nghị mua cao và phù hợp với đầu tư dài hạn. 

26
3. Dự báo tỷ suất lợi nhuận và hiệp phương sau của các cổ phiếu.
3.1. Lợi suất thị trường dự báo.
Lợi suất của thị trường được dự báo bằng cách sử dụng mô hình ARIMA. ARIMA là mô
hình dự báo bao gồm 2 thuật toán thành phần là: Tự hồi quy (Auto Regression) và Trung
bình trượt (Average moving).
Từ việc dựa vào dữ liệu chuỗi thời gian quá khứ 3 năm (từ 2019 đến 2022) và sử dụng
mô hình ARIMA. Nhóm đã dự báo sự biến động giá theo ngày của chỉ số VNINDEX, từ
đó dùng phương pháp trung bình cộng để dự báo tỷ suất lợi nhuận dự báo của thị trường
trung bình theo ngày và dùng lãi suất tương đương để suy ra tỷ suất lợi nhuận dự báo
theo năm của thị trường.

Theo đó, nhóm đã đưa ra dự báo rằng, lãi suất thị trường sẽ ở mức 8,67% cho năm tới và
phương sai dự đoán của thị trường là 2,8769%.
STD.EV E(Rm) E(Rm)
 
(Year) (day) (year)
VNINDE
X 2.8769% 0.03301% 8.67%

27
Rf   0.006364 2.35%
%

3.2. Lợi suất phi rủi ro dự báo.


Để ước tính Rf, lãi suất phi rủi ro, nhóm dựa vào báo cáo dự thảo của Bộ Giao thông vận
tải về việc ban hành thông ty quy định khung lợi nhuận của nhà đầu tư dự án đầu tư thực
hiện theo hình thức đối tác công – tương tự trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đường bộ. Dự
thảo cho rằng có thể sử dụng lãi suất bình quân của trái phiếu chính phủ với kỳ hạn trùng
với thời hạn hợp đồng, được đấu giá thành công trong 3 kỳ liên tiếp, gần nhất với thời
điểm tính toán. Số liệu được công bố tại Cổng thông tin điện tử của Bộ tài chính. Vì vậy,
nhóm đã tìm kiếm và lấy trung bình lãi suất trái phiếu chính phủ trúng thầu trong 3 kỳ
gần nhất làm cơ sở dự báo cho Rf.
Dự báo Rf
Thời gian Lãi trúng thầu
6/1/2022 2.37%
26/5/2022 2.34%
19/5/2022 2.34%
Rf 2.35%

3.3. Tỷ suất lợi nhuận vượt trội và Ma trận hiệp phương sai.

Tỷ suất lợi nhuận vượt trội của các cổ phiếu được tính bởi công thức: .
Trong đó, lợi suất của thị trường và lợi suất phi rủi ro là những con số đã được dự báo ở
trên và Beta cổ phiếu được tính toán dựa trên thuật toán hồi quy dữ liệu quá khứ
Regression. Kết quả được trình bày dưới bảng sau:

28
Forecasti Excess
Bảng lợi suất phụ trội của ng Return các cổ phiếu trong danh mục
Rf 2.35%
Ma trận hiệp phương sai Rm 8.67% của các cổ phiếu:
Trong ma trận hiệp phương FPT 0.0628 sai, tất cả các cổ phiếu trong
danh mục đều có mức độ VCB 0.0601 tương quan dương. Điều này
cho thấy tỷ suất sinh lợi của MBB 0.0840 các cổ phiếu trong danh mục
biến đổi cùng chiều với nhau PNJ 0.0698 khi thị trường có sự thay đổi.

SSI 0.0945
COVARIANCE
HSG MATRIX
0.0835
    FPT VCB MBBVNM PNJ0.0484SSI HSG VNM HPG
  Beta 0.993 0.950 1.328
HPG 1.104
0.07311.494 1.320 0.765 1.156
0.99 0.0008 0.0007 0.0010 0.0009 0.0012 0.0010 0.0006 0.0009
FPT 3 16 81 91 07 28 85 29 50
VC 0.95 0.0007 0.0007 0.0010 0.0008 0.0011 0.0010 0.0006 0.0009
B 0 81 47 44 68 75 38 02 09
MB 1.32 0.0010 0.0010 0.0014 0.0012 0.0016 0.0014 0.0008 0.0012
B 8 91 44 59 13 42 51 41 70
1.10 0.0009 0.0008 0.0012 0.0010 0.0013 0.0012 0.0006 0.0010
PNJ 4 07 68 13 08 65 06 99 56
1.49 0.0012 0.0011 0.0016 0.0013 0.0018 0.0016 0.0009 0.0014
SSI 4 28 75 42 65 48 33 46 30
HS 1.32 0.0010 0.0010 0.0014 0.0012 0.0016 0.0014 0.0008 0.0012
G 0 85 38 51 06 33 42 36 63
VN 0.76 0.0006 0.0006 0.0008 0.0006 0.0009 0.0008 0.0004 0.0007
M 5 29 02 41 99 46 36 85 32
HP 1.15 0.0009 0.0009 0.0012 0.0010 0.0014 0.0012 0.0007 0.0011
G 6 50 09 70 56 30 63 32 06

29
4. Báo cáo các danh mục nằm trên đường biên (để vẽ đồ thị đường biên) và
danh mục hiệu quả.
4.1. Báo cáo các danh mục nằm trên đường biên.
Các danh mục nằm trên đường biên hiệu quả đã được nhóm tìm ra bằng cách dùng chức
năng Solver cài đặt sẵn trong Excel. Từ đó, nhóm tìm được khoảng giao động của Risk
Premium đối với danh mục các cổ phiếu mà nhóm đã chọn khi thay đổi tỷ trọng đầu tư.
Giá trị của Risk premium thay đổi trong khoảng nhỏ nhất là xấp xỉ 0.05 và lớn nhất là
xấp xỉ 0.09. Và một số các giá trị đại diện của các danh mục nằm trên đường biên được
thể hiện dưới bảng sau:

Bảng thể hiện 10 danh mục đại diện nằm trên đường biên

4.2. Báo cáo danh mục hiệu quả.


Trong khoảng giao động của Risk Premium và nhờ vào công cụ Solver, nhóm đã tìm ra
được danh mục đầu tư tối ưu đối với tỷ trọng bỏ vào các cổ phiếu mà nhóm đã chọn.
Danh mục hiệu quả này có phần bù rủi ro là 0,0691, độ lệch chuẩn 0,0392, và phân bổ
69,8% vốn vào cổ phiếu. Nhìn chung, vốn được phân bổ tương đối đều giữa các chứng
khoán. Tỷ trọng đầu tư nhiều nhất vào VNM (17,86%) và ít nhất là vào SSI (9,15%).  

30
Bảng thể hiện danh mục đầu tư tối ưu

Dưới đây là đồ thị biểu diễn đường biên các danh mục hiệu quả

Effecient Frontier and C A L for country stock


0.3500 indexes
0.3000

0.2500
Risk Premium

0.2000
CAL
Effecient
0.1500 Frontier

0.1000

0.0500

0.0000
0.0020 0.0040 0.0060 0.0080 0.0100 0.0120 0.0140 0.0160 0.0180 0.0200
Standard Deviation

31
Tài liệu tham khảo:
1/ Chapter 7 Zvi Bodie_ Alex Kane_ Alan J. Marcus - Investments-McGraw-Hill
Education (2018)
2/ Website: Investing.com
3/ Website: Hoaphat.com.vn
4/ Website: Vietcombank.com.vn
5/ Website: mbb.com.vn
6/ Website: pnj.com.vn
7/ Website: hoasengroup.vn
8/ Website: ssi.com.vn
9/ Website: Vinamilk.com.vn
10/ Website: Fpt.com.vn
11/ Website: dichvucong.gov.vn
12/ Website: BSC.com.vn

32

You might also like