Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

BÁO CÁO NHÓM:

PHÂN TÍCH TÌNH


HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY BIBICA
GVHD: T.S NGUYỄN THỊ NHÃ UYÊN

Thành viên:
Trần Thanh Tú
Nguyễn Thi Mỹ Lệ
Nguyễn Thị Khánh Hà
Võ Thị Lý
Phạm Văn Phúc
Đoàn Thị Thanh Thảo
Huỳnh Thị Thanh Thương
NỘI DUNG
I) GIỚI THIỆU
CHUNG

II) PHÂN TÍCH


THÔNG SỐ TÀI
CHÍNH

III) KẾT LUẬN


Giới thiệu chung
- Slogan “Dinh dưỡng vì chất lượng cuộc sống”
- Trụ sở chính: 443 Lý Thường Kiệt, Phường 8,Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh.
- Mã cổ phiếu: BBC
- Hotline: 0839717920
1: Giới thiệu sơ lược về công ty
- Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa: Được thành lập từ
năm 1990
- Tháng 12/1998 theo quyết định số 234/1998/QĐ-TTG
phân xưởng Bánh Kẹo - Nha được chuyển thành công ty.

- Tầm nhìn và sứ mệnh: “Khách hàng là trọng tâm trong


mọi hoạt động của chúng tôi"

- Tầm nhìn thương hiệu “BBC sẽ trở thành công ty bánh kẹo
hàng đầu Việt Nam”.
1.1 Quá trình phát triển
Ngày 16/01/1999, Công ty cổ phần Bánh Kẹo Biên
Hòa được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 25 tỷ
đồng.

Tháng 2 năm 2000, Công ty BIBICA được cấp giấy


chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 của tổ chức
BVQI Anh Quốc

Kể từ ngày 17/01/2007, Công ty cổ phần Bánh


kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành “Công Ty
Cổ Phần Bibica”
1.2 Lĩnh vực hoạt động

- Sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước trong các lĩnh vực về công
nghệ chế biến bánh kẹo

- Xuất khẩu các sản phẩm bánh -kẹo-nha và các


loại hàng hóa khác.
1.3 Quy mô hoạt động

- Năm 1999 chỉ với một Công ty sản xuất Bánh kẹo tại
Biên Hòa-Đồng Nai đến nay Công ty đã có ba chi nhánh
chính cả ở miền Bắc và miền Nam

- Bibica liên tục mở rộng sản xuất đầu tư thêm các dây
chuyền sản xuất hiện đại tiên tiến với công suất cao

- Mạnh dạn nâng cao các dự án đầu tư


2. Chiến lược công ty
2.1 Định hướng phát triển

- Đến năm 2023 trở thành Công ty bánh kẹo hàng đầu
Việt Nam

- Doanh số từ năm 2018 – 2023 tăng trưởng bình quân


22%/năm.

- Tập trung hệ thống phân phối vào các thành phố lớn, doanh số
kênh MT chiếm 30% doanh số toàn Công ty.
2.2 Chiến lược trung và dài hạn

- Đầu tư mở rộng sản xuất tại Long An.

- Phát triển dòng bánh kẹo chất lượng cao và dòng sản phẩm dinh
dưỡng, thực phẩm chức năng

- Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, tươi, có lợi cho sức khỏe.

- Phát triển kênh bán hàng Key Account, online.


2.3 Phát triển bền vững

- Xây dựng chính sách phát triển bền vững

- Cam kết đảm bảo các khoản đóng góp đối với Chính phủ và Cộng
đồng
3. Đặc điểm ngành và môi trường kinh doanh
3.1 Đặc điểm ngành
Tình hình chính trị pháp
Tình hình kinh tế
luật
- Năm 2021, trong bối cảnh nền
kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh
Tình hình chính trị ổn định của
hưởng của đại dịch COVID-19, Ngân
Việt Nam có ý nghĩa quyết định
hàng Nhà nước Việt Nam đã điều
trong việc phát triển.
hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện
để các tổ chức tín dụng tiếp tục
giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền
kinh tế phục hồi
3.Đặc điểm ngành và môi trường kinh
doanh
3.1 Đặc điểm ngành
Tình hình văn hóa- xã hội Nhân khẩu học
- Việt Nam là nước có rất -Dân số với quy mô lớn và cơ
nhiều lễ hội truyền thống: cấu dân số trẻ khiến cho Việt
ngày lễ Tết, Trung Thu, ngày Nam trở thành một thị trường
rằm... Tận dụng yếu tố văn tiềm năng về tiêu thụ hàng thực
hóa này công ty cung cấp đa phẩm trong đó có bánh kẹo.
dạng các sản phẩm mang Theo thông tin từ Tổng cục
đậm hương vị và bản sắc dân Thống kê, dân số trung bình
tộc Việt Nam. của Việt Nam năm 2021 là 98,51
triệu người.
3.2 Môi trường ngành
Sự cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành
- Thị trường bánh kẹo nước ta hiện nay diễn ra cạnh tranh khá quyết
liệt. Cả nước có hơn 30 nhà máy sản xuất quy mô vừa và lớn và hàng
trăm cơ sở sản xuất nhỏ thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, bên cạnh
có một phần không nhỏ lượng bánh kẹo các loại từ nước ngoài tràn
vào cạnh tranh với các sản phẩm của công ty

Sức ép từ phía nhà cung cấp


- Nhà cung cấp có thể coi là áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng
giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của các sản phẩm. Qua đó
làm giảm khả năng lợi nhuận của doanh nghiệp, trên 1 phương diện
nào đó tạo ra sự phụ thuộc ít nhiều đối với doanh nghiệp.
3.2 Môi trường ngành
Sức ép từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành.
Sức ép từ các sản phẩm thay thế
Hiện tại mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của người dân Việt Nam là khoảng
2kg/người mỗi năm còn khá thấp so với tăng trưởng dân số. Thay vì sử dụng các
sản phẩm bánh kẹo họ có thể sử dụng hoa quả, kem, chè, sữa, các sản phẩm từ
sữa… mà vẫn đáp ứng được nhu cầu như khi sử dụng bánh kẹo. Vì thế áp lực
cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế với các sản phẩm của công ty là cao
Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn
Với nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao, thêm những chính sách ưu đãi đầu tư
của Nhà nước và hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh bánh kẹo. Ngày càng
có nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực hoạt động này. Đây chính là nhóm đối
thủ chưa có mặt trên thị trường nhưng tương lai sẽ xuất hiện và kinh doanh
cùng sản phẩm của công ty.
PHÂN TÍCH THÔNG SỐ TÀI
CHÍNH
1. Phân tích cơ cấu Doanh thu - Chi phí

a. Năm 2019

- Hoạt động sản xuất, chính sách định giá và phát triển thị trường của
công ty hiệu quả

-Hiệu quả của công ty về khả năng khai thác quy mô và kiểm soát chi
phí chưa hợp lý, cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.

-Hiệu quả trong hoạt động đầu tư tài chính, biện pháp tài trợ và vị trí
thuế chưa hợp lý.
b. Năm 2020

- Hoạt động sản xuất, chính sách định giá và phát triển thị trường của công
ty chưa hiệu quả

- Khả năng khai thác quy mô và kiểm soát chi phí của công ty chưa hiệu quả

- Hoạt động đầu tư tài chính, biện pháp tài trợ và vị trí thuế của công ty chưa
hiệu quả
c. Năm 2021

- Hoạt động sản xuất và chính sách định giá và phát triển thị trường của công
ty chưa hiệu quả.

- Hiệu quả trong khả năng khai thác quy mô và kiểm soát chi phí của công ty
chưa tốt

- Hoạt động đầu tư tài chính, biện pháp tài trợ và vị trí thuế chưa hợp lý.
2. Phân tích cơ cấu tài sản
a. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty

- Tổng tài sản của công ty tăng lên qua các năm từ năm 2018 đến 2021

- Phân tích tài sản ngắn hạn


+ dòng tiền của công ty đang giảm dần qua các năm, tính thanh khoản
của công ty giảm.
+ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty
+ Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty có sự tăng nhẹ
- Phân tích tài sản trong dài hạn:

+ Tỷ lệ tài sản sản cố định của công ty chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản
của công ty

+ Doanh nghiệp có một lượng đầu tư tốt cho tương lai và đòn bẩy kinh
doanh tương đối cao

+ Các yếu tố còn lại thuộc loại tài sản dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so
với toàn bộ tài sản mà công ty đang nắm giữ.
b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

- Phân tích nợ phải trả:


+ khoản nợ phải trả chiếm một vị trí nhỏ trong tổng
nguồn vốn của công ty
+ Trung bình nợ phải trả của doanh nghiệp 35% tổng nguồn
vốn của doanh nghiệp

- Phân tích vốn chủ sở hữu:


+ tài sản của doanh nghiệp được hình thành hầu hết từ vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp.
+ Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu chiếm một phần lớn trong công cơ cấu nguồn
vốn của doanh nghiệp (khoảng 65 %)
3. PHÂN TÍCH THÔNG SỐ VỀ KHẢ
NĂNG SINH LỢI VÀ THÔNG SỐ
THỊ TRƯỜNG
3.1 Phân tích thông số về khả năng sinh lợi
a. Lợi nhuận gộp biên
Lợi nhuận gộp biên là kết quả so sánh giữa lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ với doanh thu thuần, lãi gộp là chênh lệch giữa giá bán và giá vốn
(không tính đến chi phí kinh doanh gồm chi phí bán hàng và quản lý), lợi nhuận
gộp biên biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận.

b. Lợi nhuận hoạt động biên

Lợi nhuận hoạt động biên sẽ đo lường mức lợi nhuận mà một công ty tạo
ra trên một đồng doanh thu sau khi trả cho các chi phí sản xuất biến đổi,
chẳng hạn như tiền lương và nguyên vật liệu, nhưng trước khi trả lãi hoặc
thuế.
3.1 Phân tích thông số về khả năng sinh lợi

c. Lợi nhuận ròng biên

Lợi nhuận ròng biên sẽ là công cụ đo lường khả năng sinh lợi
trên doanh số sau khi tính đến tất cả các chi phí và thuế
TNDN.

Lợi nhuận ròng biên cho biết lợi nhuận sau thuế chiếm bao
nhiêu phần trăm trong doanh thu thuần.
3.1 Phân tích thông số khả năng sinh lợi
d. Thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty
so với tài sản mà công ty có. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty
trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận

e. Thu nhập trên vốn chủ (ROE)

ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty
làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
3.2 Thông số thị trường
a. Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành (EPS)

EPS được coi là một thước đo thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của
một công ty (hay một dự án đầu tư).

b. Gía trên thu nhập (P/E)

Thông số giá trên thu nhập cho biết mức độ người đầu tư đánh giá một
công ty. Cụ thể hơn P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho
mỗi đồng lợi nhuận. Thông thường, P/E càng cao càng tốt vì với P/E cao
hơn, một đồng thu nhập được chuyển thành nhiều giá trị hơn cho cổ đông.
4. PHÂN TÍCH THÔNG
SỐ HOẠT ĐỘNG
4. Phân tích thông số hoạt động

4.1 Vòng quay và kì thu tiền bình quân

Vòng quay các khoản phải thu cho biết được tình trạng quản lý
công nợ của một doanh nghiệp và khả năng thu hồi vốn của
công ty trên các công nợ trong các kỳ kinh doanh.

Kỳ thu tiền bình quân là khoảng thời gian bình quân mà phải
thu khách hàng của công ty có thể chuyển thành tiền.
4. Phân tích thông số hoạt động

4.2 Vòng quay và chu kì chuyển hóa hàng tồn kho


Vòng quay hàng tồn kho thể hiện tính hiệu quả của hoạt động quản
trị hàng tồn kho của công ty. Thông số này cho biết hàng tồn kho
quay bao nhiêu vòng để chuyển thành phải thu khách hàng thông
qua hoạt động bán hàng trong năm.

Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho là công cụ tương tự như vòng quay
hàng tồn kho nhưng biểu diễn theo đơn vị ngày. Thông số này xác
định số ngày dự trữ hàng trong kho.
4. Phân tích thông số hoạt động
4.3 Vòng quay và kỳ thanh toán bình quân
Vòng quay:
Xác định kỳ hạn trả tiền của công ty đối với các nhà cung cấp hoặc chi
phí mua hàng tín dụng hằng năm chia cho khoản phải trả người bán.

Kỳ thanh toán bình quân


Xác định vòng quay phải trả người bán theo đơn vị ngày. Hoặc cho
biết thời hạn bình quân của khoản phải trả người bán. Thông thường,
các công ty muốn duy trì và kéo dài thời hạn phải trả vì họ có thể sử
dụng nguồn tiền này như là một nguồn tài trợ chi phí thấp.
4. Phân tích thông số hoạt động
4.4 Vòng quay tài sản cố định

Vòng tài sản cố định đo lường khả năng sử dụng tài sản cố định tạo
ra doanh thu.

Năm 2018- 2021, vòng quay tài sản cố định giảm, việc giảm tài sản cố
định làm cho việc thu hồi vốn của công ty càng hạn chế cận tiến độ đã
đề ra.
4. Phân tích thông số hoạt động
4.5 Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản giúp cho ta biết được hiệu quả hoạt động
của tài sản

Năm 2018- 2021, qua bốn năm thì hiệu quả sử dụng tài sản của
công ty Bibica có xu hướng giảm xuống qua các năm, do đó công
ty cần quan tâm hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản
5. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG
THANH TOÁN
5.1 Khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán hiện thời là thông số cho biết khả năng của
công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn.

Thông số này cung cấp một dấu hiệu đơn giản về mức độ đảm bảo
các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản dự kiến có thể chuyển hóa
nhanh thành tiền. Nó nhấn mạnh đến khả năng chuyển hóa thành
tiền mặt của các tài sản ngắn hạn trong tương quan với các khoản
nợ ngắn hạn.
5.2 Khả năng thanh toán nhanh
Thông số khả năng thanh toán nhanh là một công cụ hỗ trợ bổ
sung cho thông số khả năng thanh toán hiện thời khi đánh giá
về khả năng thanh toán. Nó tập trung chủ yếu vào các tài sản có
tính chuyển hóa thành tiền cao hơn như tiền mặt, chứng khoán
khả nhượng và phải thu khách hàng.

Thông số khả năng thanh toán nhanh giống với thông số khả
năng thanh toán hiện thời ngoại trừ đặc điểm không có hàng
tồn kho trên tử số vì hàng tồn kho thuộc loại tài sản có tính khả
nhượng thấp nhất trong số các tài sản ngắn hạn
5.3 Vòng quay phải thu khách hàng

Vòng quay phải thu khách hàng là thông số cung cấp thông tin về chất
lượng phải thu khách hàng và mức độ hiệu quả của công ty trong hoạt
động thu nợ.

Nó cho chúng ta biết số lần phải thu khách hàng được chuyển hóa
thành tiền trong năm. Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa
từ doanh số thành tiền mặt càng ngắn.
5.4 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân là khoảng thời gian bình quân mà phải thu
khách hàng của công ty có thể chuyển thành tiền.Con số này cho biết
số ngày bình quân doanh số duy trì dưới hình thức phải thu khách
hàng cho đến khi được thu hồi và chuyển thành tiền

Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của công ty Cổ phần Bibica tăng
dần qua các năm từ 2018 – 2021. Điều này cho thấy công ty ngày
càng nới lỏng chính sách tín dụng nhằm thu hút và giữ chân được các
khách hàng của mình, tăng doanh số bán hàng.
5.5 Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho thể hiện tính hiệu quả của hoạt động quản
trị hàng tồn kho của công ty. Thông số này cho biết hàng tồn kho
quay bao nhiêu vòng để chuyển thành phải thu khách hàng thông
qua hoạt động bán hàng trong năm.

Nhìn chung, từ năm 2018 – 2021 vòng quay hàng tồn kho của Công ty
Cổ phần Bibica có xu hướng giảm
5.6 Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho

Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho là thời gian bình quân cần thiết để
chuyển hóa nguyên vật liệu cuối cùng và bán cho người tiêu dùng

Chu kỳ chuyển hoá hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Bibica có xu
hướng tăng dần trong giai đoạn 2018 – 2021 do vòng quay hàng tồn
kho giảm.
5.7 Vòng quay phải trả người bán
Vòng quay phải trả cho người bán là chỉ số phản ánh khả năng thanh
toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết tốc độ mà doanh nghiệp
thanh toán công nợ cho các nhà cung cấp. Dựa vào chỉ số vòng quay các
khoản phải trả có thể biết được số lần mà doanh nghiệp trả hết các
khoản nợ trong một thời gian xác định.

Từ năm 2018 -2020 vòng quay phải trả cho người bán của công ty Cổ
phần Bibica có xu hướng giảm, cho thấy khả năng trả thanh toán cho
người bán của công ty chậm, do đó có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của
công ty trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Sau đó năm 2021,
vòng quay phải trả cho người bán tăng lên.
5.8 Kỳ thanh toán bình quân

Kỳ thanh toán bình quân là độ dài thời gian từ khi mua nguyên liệu
hay thuê lao động đến khi thanh toán cho họ

Từ năm 2018 – 2021, kỳ thanh toán bình quân của công ty tăng dần, rồi
sau đó giảm trong cuối năm 2021. Do ảnh hưởng của vòng quay phải
trả.
6. PHÂN TÍCH THÔNG
SỐ NỢ
6.1 Thông số nợ trên vốn chủ (D/E)
Đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Tỷ lệ nợ trên
vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi theo bản chất kinh doanh và khả
năng biến động của dòng ngân quỹ. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ được
tính bằng cách chia tổng nợ (bao gồm cả nợ ngắn hạn) cho vốn
chủ sở hữu.

Nếu trong những năm tiếp theo mà tỷ lệ này cứ tiếp tục giảm
thì công ty sẽ khó trả hết nợ và dẫn đến công ty sẽ phá sản.
6.2 Thông số nợ trên tài sản (D/A)

Cho biết tổng tài sản đã được tài trợ bằng vốn vay như thế nào
Tỷ lệ này nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn vay bằng cách biểu
diễn bằng tỷ lệ phần trăm phần tài sản được tài trợ bằng vốn.

Thông số về tỷ số nợ trên tổng tài sản cho ta biết cứ 100 đồng vốn
hình thành nên tài sản của doanh nghiệp thì sẽ có bao nhiêu đồng
được tài trợ từ nợ.
6.3 Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn
Thông số nợ dài hạn bằng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn dài hạn
của công ty.
Tỷ lệ này cho biết tỷ lệ nợ dài hạn chiếm bao nhiêu trong tổng cơ
cấu vốn dài hạn của công ty.
Cơ cấu vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn cộng với vốn cổ phần
(vốn chủ sở hữu).
Tỷ lệ này biểu thị tầm quan trọng của nợ dài hạn trong cấu trúc
vốn của công ty.
6.4 Số lần đảm bảo lãi vay

Số lần đảm bảo lãi vay biểu diễn chi phí tài chính của một công ty
trong mối quan hệ với khả năng đáp ứng, trang trải.

Thông số này là tỷ lệ tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi trong
kỳ báo cáo trên tổng chi phí tài chính trong kỳ.
7. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN
TỆ
7.1 Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh
Nhìn chung thì từ năm 2018- 2021, công ty hoạt động khá hiệu
quả, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng, riêng năm
2020 đại dịch cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến công ty nhưng
sau đó công ty đã khôi phục khó khăn và tiếp tục phát triển

7.2 Lưu chuyển tiền động đầu tư


Nhìn chung , giai đoạn từ 2018 đến 2021, hoạt động đầu tư của
công ty đều chi ra, lượng tiền đều giảm xuống.
7.3 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

Nhìn chung hoạt động tài chính của công ty trong giai đoạn 2018
đến 2021 chỉ ra lượng tiền tăng lên nhưng chủ yếu là từ đi vay.

Tiền và tương đương cuối kỳ năm 2018 và 2019 ở mức thu vào
cao, cho thấy được công ty kiểm soát được dòng tiền và hoạt
động tốt, tuy năm 2020 có dấu hiệu giảm xuống nguyên nhân do
đại dịch nhưng 2021 lượng tiền đã tăng cho thấy được sự phục
hồi và tiếp tục phát triển của công ty.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, ROA, ROE qua 4 năm luôn dương, chứng tỏ công ty sử dụng
hiệu quả tài sản của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua từng năm thì có sự giảm nhẹ nhưng vẫn nằm ở mức cao hơn hẳn so
với các đối thủ cạnh tranh điều đó thể hiện trong những năm này doanh
nghiệp đã quản lý tốt nguồn vốn từ đó nâng cao việc tạo ra thu nhập cho
các cổ đông của họ.
Tuy nhiên đến năm 2020 - 2021 thì lợi nhuận hoạt động biên lại thấp hơn
nhiều so với bình quân ngành, điều này cho thấy chi phí bán hàng, khấu
hao đã tăng lên chứng tỏ công ty phải chi trả nhiều hơn cho chi phí cố
định để tồn tại.
Lãi suất cơ bản trên cổ phiếu lưu hành lại có xu hướng bị giảm mạnh do
sự sụt giảm về lợi nhuận sau thuế, điều này cũng ảnh hưởng tới khả năng
tạo ra lợi nhuận của công ty.
Thank
you!!

You might also like