Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG BÀO CHẾ 1

Câu 1: (2.5 điểm ): Nước khử khoáng là gì, cấu tạo, cơ chế làm sạch của các
ionit, kỹ thuật điều chế nước khử khoáng ?
Nước khử khoáng là nước tinh khiết, được loại sạch các tạp chất ion trong nước bằng phương pháp
dùng các chất hấp phụ trao đổi ion.
 Cấu tạo của các ionit:
Bao gồm 2 phần: Khung không tan trong nước và các nhóm hoạt động. Phần khung không
tan có đặc tính trương nở trong nước, tạo độ xốp, tăng bề mặt tiếp xúc của các hạt nhựa
ionit với nước, các nhóm hoạt động được gắn trên bề mặt của khung có khả năng trao đổi
các ion.
Dung lượng trao đổi các ion phụ thuộc vào số nhóm hoạt động và độ xốp trương nở của các ionit.
Các ionit có khả năng hấp phụ, trao đổi các cation trong nước gọi là cationit, hấp phụ trao đổi các
anion gọi là các anionit.
Các cationit là các acid mạnh (với nhóm hoạt động là –SO3H) hoặc acid yếu (với nhóm
–COOH, -OH phenol). Các anionit là các base mạnh (với nhóm hoạt động amoni bậc
Kỹ thuật điều chế nước khử khoáng:
Nước khử khoáng là nước tinh khiết, được loại sạch các tạp chất ion trong nước bằng
phương pháp dùng các chất hấp phụ trao đổi ion.
Đặc điểm của nước khử khoáng, khác với nước cất là có độ tinh khiết hóa học cao, hàm
lượng các tạp chất ion thấp (nhất là các ion kim loại) nhưng không vô khuẩn. Nước khử
khoáng đã được ghi vào chuyên luận của một số Dược điển. Hiện nay, nước khử khoáng
được dùng phổ biến, thay nước cất để điều chế một số dạng thuốc trong kỹ thuật bào chế
như các thuốc dùng ngoài, thuốc uống.
Các chất hấp phụ trao đổi ion được gọi là các ionit. Ionit vô cơ ít được sử dụng vì dung lượng trao đổi
ion thấp. Ionit vô cơ thiên nhiên như các Bentonit, Zeoit... Ionit vô cơ tổng hợp như aluminosilic gắn
với kim loại kiềm thổ có tên gọi Permutit. Các ionit hữu cơ thường được sử dụng rộng rãi vì có dung
lượng trao đổi ion lớn, được tổng hợp bằng phương pháp ngưng tụ, trùng hợp như Wolfatit, Amberlit,
Dower...

Câu 2: (2.5 điểm ): Anh (chị) hãy trình bày các biện pháp tăng sinh khả dụng
thuốc nhỏ mắt ?
Biện pháp tăng sinh khả dụng thuốc nhỏ mắt :
 Thuốc nhỏ mắt có sinh khả dụng thấp do bị rửa trôi, do đó khi thiết kế
công thức các nhà nghiên cứu luôn có các giải pháp tăng lưu giữ thuốc tại
mắt như: hạn chế kích ứng bằng cách lựa chọn dược chất, hệ đệm, chất
phụ đẳng trương thích hợp, tăng khả năng bám dính của thuốc với niêm
mạc mắt, đó là dùng chất làm tăng độ nhớt, chất kết dính sinh học.
Câu 3: (2.5 điểm ):
Anh (chị) hãy trình bày định nghĩa, phân loại, ưu nhược điểm của dung dịch
thuốc
Dung dịch thuốc là những chế độ giảm nhẹ, đồng thời có thể được điều chế bằng cách hòa tan
mộthoặc nhiều dược chất, trong môi trường dung môi hoặc hỗn hợp dung môi. Dung dịch
thuốcmay be used in or used outside
1.Phân loại dung dịch

 Phân loại theo cấu trúc hoá lý:


Dung dịch thuốc bao gồm dung dịch thật, dung dịch keo, dung dịch cao
phân tử.

 Phân loại theo trạng thái tập hợp:


Dung dịch chất rắn trong chất lỏng, dung dịch chất lỏng trong chất
lỏng, dung dịch chất khí trong chất lỏng. Cần lưu ý khái niệm dung dịch
trong hệ phân tán có thể mềm và rắn, là khái niệm mở rộng ngoài phạm vi
các dạng thuốc lỏng. Ví dụ, thuốc mỡ có cấu trúc dung dịch. Trong ngành
dược, gần đây áp dụng các phương pháp tạo ra dung dịch dược chất rắn ít
tan trong các chất rắn thân nước, làm tăng độ tan của dược chất, từ đó tăng
sinh khả dụng của các dạng thuốc rắn.

 Phân loại theo bản chất dung môi:


Dung dịch nước, dung dịch dầu, dung dịch cồn.

 Phân loại theo xuất xứ công thức pha chế:


Dung dịch pha chế theo công thức quy định trong Dược điển, gọi là dung dịch
dược dùng. Các dung dịch pha chế theo đơn của bác sĩ, gọi là dung dịch pha
chế theo đơn.

Ưu , nhược điểm của dung dịch thuốc


ưu điểm-
 
Dễ sử dụng (đặc biệt với người già, trẻ em), dễ cưng, dễ cải thiện hương vị-
 
Dược chất được hấp thu nhanh hơn so với dạng thuốc rắn, vì trong dạng thuốc rắn, thuốcchất
phải trải qua giai đoạn hòa tan trong giao dịch của cơ thể-
 
Pha chế đơn giản: Tiêu chuẩn pha chế k khám khe như các dạng thuốc khác (thuốc
tiêm,truyền, thu nhỏ mắt-
 
Khi nhầm thuốc thì thuốc dễ thải trừ hơn-
 
Một số DC dang dd khi tiếp xúc với niêm mạc k gây kích ứng như khi dùng dưới dạngthuốc
viên, thuốc bột.-
 
Chia biểu tượng chính xác ( tùy từng trường hợp
Nhược điểm:-
 
Dược chất thải ổ định: do dung môi dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện bên ngoài (nấmtrúng độc,
sự phân thủy...)., tuổi thọ ngăn so với dạng thuốc rắn-
 
Chia sẻ mệnh lệnh chính khác với định dạng phân biệt-
 
Tỷ lệ hư hỏng trong sản phẩm xuất hiện nhiều hơn dạng thuốc-
 
Cồng kềnh, khó vận chuyển, bảo quản

Câu 4: (2.5 điểm ): Anh (chị) hãy trình bày các bước kỹ thuật điều chế cồn
thuốc bằng phương pháp ngấm kiệt ?
Các bước điều chế cồn thuốc bằng phương pháp ngấm kiệt
Quá trình ngấm kiệt được tiến hành như đã trình bày ở phần kỹ thuật chung.
Khi rút dịch chiết có hai trường hợp:

– Nếu cồn thuốc quy định hàm lượng hoạt chất, khi thu được 3/4 tổng số
lượng dịch chiết quy định thì ngừng rút dịch chiết, ép bã. Trộn dịch chiết với
dịch ép. định lượng hoạt chất. Tùy theo kết quả định lượng, điều chỉnh hàm
lượng hoạt chất đúng quy định của Dược điển.

 Nếu cồn thuốc không quy định hàm lượng hoạt chất, khi thu được
4/5 tổng số khối lượng dịch chiết quy định sẽ ép bã thu dịch ép.
Trộn dịch chiết và dịch ép. Thêm dung môi vừa đủ khối lượng quy
định.
Phương pháp ngấm kiệt thường được dùng điều chế cồn thuốc có hoạt chất
độc mạnh. Ví dụ: cồn benladon, cồn ô đầu, cồn cà độc dược …

Câu 5: (2.5 điểm ): Anh (chị) hãy trình bày các yếu tố thuộc về dược chất ảnh
hưởng đến sinh khả dụng ?
Các yếu tố thuộc về dược chất ảnh hưởng đến sinh khả dụng :
1.Độ tan và tốc độ hòa tan
Trong cơ thể, dược chất muốn hấp thu thì phải được hòa tan trong dịch sinh học
bao quanh màng. Do đó, độ hòa tan của dược chất ảnh hưởng nhiều tới
SKD.Tóm lại, tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan và tốc độ hòa tan của
dược chất đều có khả năng ảnh hưởng đến SKD của dạng thuốc. Tìm các biện
pháp tác động lên độ tan và tốc độ hòa tan là một hướng đi để cải thiện và nâng
cao SKD.
2.Trạng thái kết tinh hay vô định hình:
Dược chất rắn có thể tồn tại dưới dạng kết tinh hay vô định hình. Trạng thái vật
lý này ảnh hưởng đến độ tan và độ bền của dược chất, do đó ảnh hưởng trực tiếp
đến SKD của thuốc.
Dạng kết tinh là dạng có cấu trúc mạng lưới tinh thể tương đối bền vững, cho
nên thường khó hòa tan hơn dạng vô định hình. Cùng 1 liều dược chất, nhưng
dạng vô định hình do dễ hòa tan hơn nên có khả năng tạo ra SKD cao hơn dạng
kết tinh.Vì vậy, khi bào chế, người bào chế phải biết chính xác dạng thù hình
của dược chất để đảm bảo SKD của thuốc.
3.Hiện tượng đa hình:
Một dược chất có thể kết tinh dưới nhiều dạng tinh thể khác nhau tùy theo điều
kiện kết tinh. Các dạng kết tinh khác nhau có tính chất vật lý khác nhau. Quá
trình kết tinh thường bắt đầu từ việc tạo thành dạng ít bền cần ít năng lượng đến
dạng bền cần nhiều năng lượng hơn. Dạng không bền dễ tan hơn dạng bền, do
đó khi chế thành dạng bào chế sẽ có SKD cao hơn. Tuy nhiên, trong quá trình
bảo quản, dạng không bền có thể chuyển thành dạng bền giảm SKD của thuốc.
4.Hiện tượng hydrat hóa:
Trong quá trình kết tinh, dược chất có thể ở dạng khan hay dạng hydrat hóa.
Dạng khan hay ngậm nước có liên quan đến độ hòa tan của dược chất, do đó có
thể tạo ra các chế phẩm tương đương về bào chế nhưng lại có SKD khác nhau.
Thông thường dạng khan hòa tan trong nước nhanh hơn dạng ngậm nước, nên
dược chất hấp thu nhanh hơn.
5.Kích thước tiểu phân:
Theo phương trình Noyes – Whitney, tốc độ hòa tan của dược chất phụ thuộc
vào bề mặt tiếp xúc (BMTX) giữa tiểu phân rắn và môi trường hòa tan.
Tóm lại, khi bào chế dạng thuốc có chứa tiểu phân dược chất rất ít tan, cần tiêu
chuẩn hóa KTTP cho từng chế phẩm để đảm bảo SKD của thuốc.
6.Độ ổn định hóa học của dược chất:
Nhiều dược chất không bền về mặt hóa học dưới tác động của ngoại môi bị oxy
hóa, thủy phân, phân giáng bởi enzym, môi trường acid ... (vitamin, aspirin...).
SKD của các dược chất này sẽ bị giảm dần trong quá trình bào chế và bảo quản.
Do đó, các nhà bào chế phải chú ý tìm các biện pháp khắc phục để đảm bảo
SKD của thuốc (bao bảo vệ, bao tan trong ruột, vi nang hóa...).
Câu 6: (2.5 điểm ):
Anh (chị) hãy trình bày dung môi phân cực dùng để pha chế thuốc tiêm ?
Dung môi phân cực dùng để pha chế thuốc tiêm

Dung môi đồng tan với nước


Một số dung môi đồng tan với nước như ethanol, glycerin, các PG 300, 400
thường được dùng phối hợp với nước cất tạo ra các hỗn hợp dung môi dùng
trong một số công thức thuốc tiêm. Hỗn hợp dung môi được lựa chọn trong
các trường hợp cần

 Làm tan độ tan của dược chất ít tan trong nước


 Hạn chế quá trình thủy phân đối với các dược chất dễ bị phân hủy
trong nước nhất là khi tiệt khuẩn chế phẩm ở nhiệt độ cao
Tuy nhiên các dung môi đồng tan với nước có thẻ gây kích ứng tại nơi tiêm
hoặc làm tăng độc tính của thuốc đặc biệt là dùng với một lượng lớn hoặc
nồng độ cao do đó phải thử nghiệm cẩn thận khi lựa chọn các dung môi này
làm dung môi trong một số công thức thuốc tiêm

 Ethanol
Ethanol dùng làm dung môi pha thuốc tiêm phải là loại mới cất và trung tính.
Ethanol có tác dụng sinh học riêng một dung dịch tiêm có nồng độ ethanol
cao sẽ gây đao và có thể gây hoại tử mô nơi tiêm, Vì vậy hàm lượng ethanol
dùng làm hỗn hợp dung môi trong một công thức thuốc tiêm không vượt quá
15%

 Propylen glycol
PG có khả năng hòa tan nhiều dược chất ít tan hoặc không tan trong nước
đồng thời có tác dụng ổn định dung dịch tiêm hạn chế thủy phân dược
chất khi tiệt khuẩn bằng nhiệt, hơn nữa PG tương đối ít đọc do được chuyển
hóa và thải trừ nhanh ra khỏi cơ thể vì thế PG được dùng phối hợp là dung
môi trong khá nhiều công thức thuốc tiêm. Nhưng cần lưu ý là PG có thể gây
kích ứng mạnh tại chỗ tiêm đặc biệt là tiêm bắp và tiêm dưới da

 Glycerin
Glycerin thường được dùng phối hợp với các alcol và nước để làm tăng độ tan
của dược chất ít tan trong nước và dễ bị thủy phân trong môi trường nước
thường dung với tỷ lệ dưới 15%

 Polyetylen glycol
PEG 300, PEG 400 được dùng phối hợp làm dung môi để pha thuốc tiêm cho
một số dược chất hay một hỗn hợp dung môi dùng để làm tăng độ tan của
dược chất vừa ổn định chế phẩm. Khi dùng PEG là dung môi pha thuốc tiêm,
PEG có thể bị phân hủy tạo formandehyd trong quá trình tiệt khuẩn chế
phẩm bằng nhiệt làm tăng độ độc của thuốc tiêm

Dung môi không đồng tan với nước


Nhiều dược chất như hormon, vitamin tan trong dầu không tan trong nước
hay trong các hỗn hợp dung môi đồng tan trong nước nhưng lại tan tốt trong
dầu thực vật và một số este.

Để pha dung dịch thuốc tiêm có dược chất thực tế không tan trong nước
nhưng tan trong dầu người ta dùng dầu thực vật, etyl oleat, bezyl, benzoat
làm dung môi pha thuốc tiêm. Sử dụng dầu làm dung môi pha thuốc
tiêm còn giúp tạo ta các chế phẩm thuốc tiêm có tác dụng kéo dài. Do sau
khi tiêm dược chất phải qua quá trình khuếch tán từ pha dầu sang pha nước
của mô quanh vị trí tiêm hòa tan lại vào pha nước rồi mới được hấp thu.
Thuốc tiêm dầu chỉ được tiêm bắp tuyệt đối không được tiêm vào mạch máu
như tiêm truyền tĩnh mạch. Nếu tiêm vào mạch máu sẽ gây tai biến tắc
mạch do dầu không trộn lẫn được với máu

Câu 7: (2.5 điểm ):


Anh (chị) hãy phân tích vai trò và nêu kỹ thuật điều chế thuốc tiêm theo công
thức sau:
Gentamicin sulfat tương ứng gentamicin 4,00g
Natribisulfit 0,32g
Dinatriedetat 0,01g
Methyl paraben 0,18g
Propyl paraben 0,02g
DD natrihydroxyd 1M
hoặc acid sulfuric 1M vđ pH 3,0 – 5,5
Nước cất pha tiêm vđ 100ml
Đóng ống 2ml
Giải
Phân tích vai trò: Chế phẩm thuốc tiêm gentamicin thường dùng phối hợp
với một số kháng sinh khác để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân
do vi khuẩn gram âm nhạy cảm gây ra như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn
đường mật, viêm não, viêm phổi
- Kĩ thuật bào chế.
B1 : Cân các thành phần tá dược và dược chất theo công thức.
B2 : Hoà tan các paraben trong khoảng 80 ml nước nóng, sau đó thêm dinatri
edetat vào hoà tan tiếp.
B3 : Để nguội dung dịch trên, rồi hoà tan tiếp natri bisulfit, sau đó hoà tan
dược chất gentamicin sulfat.
B4 : Đo pH, điều chỉnh pH về khoảng 3,0- 5,5 bằng dung dịch natri
hydroxyd 1 M hoặc acid sulfuric 1M.
B5 : Sau đó bổ sung nước cất pha tiêm vừa đủ 100 ml ,khuấy đều.
B6 : Lọc dung dịch trên qua màng lọc kích thước lỗ lọc 0,2 mcm
B7 : Soi dịch lọc để kiểm tra độ trong.
B8 : Đóng thuốc vào ống thuỷ tinh trung tính có thể tích llà 2 ml, kết hợp sục
khí nitrogen trong quá trình đóng thuốc và hàn ống.
B9 : Mang ống thuốc đi hấp tiệt khuẩn trong nồi hấp ở 121oC trong vòng 15
phút.
B10 : Sau 15 phút lấy ra kiểm tra độ trong, loiạ bỏ các ống hở, vẩn đục.
B11 : Cuối cùng lọ thuốc được dán nhãn đúng quy chế.

Câu 8: (2.5 điểm ): Anh (chị) hãy phân tích vai trò các thành phần và nêu kỹ
thuật điều chế sirô theo công thức sau:
Clorpheniramin 0,04g
Đường trắng 60g
Nipagin 0,09g
Nipasol 0,03g
Acid citric monohydrat 0,02g
Natricitratdihydrat 0,05g
Chất thơm 0,04g
Nước tinh khiết vđ 100ml
Phân tích vai trò các thành phần

You might also like