Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 97

CHƯƠNG 06

GIỚI THIỆU VỀ
QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ
NỘI DUNG
1 Một số giả định nền tảng

2 Lý thuyết danh mục của Markowitz

3 Đường biên hiệu quả

4 Lý thuyết thị trường vốn


1. MỘT SỐ GIẢ ĐỊNH NỀN TẢNG
▪ Các NĐT muốn tối đa hóa TSSL từ tổng các
khoản đầu tư với một mức độ rủi ro nhất định.
 DMĐT bao gồm tất cả các tài sản và nợ phải
trả: chứng khoán khả nhượng; xe hơi, nhà cửa;
các khoản đầu tư kém thanh khoản hơn như
tiền xu, tem, tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ và đồ
nội thất.
 Mối quan hệ giữa TSSL của các tài sản trong
DMĐT thì rất quan trọng.
 Một DMĐT tốt không chỉ đơn giản là tập hợp
các khoản đầu tư tốt riêng lẻ.
1.1 E Ngại Rủi Ro
▪ Lý thuyết DMĐT cũng giả định rằng các
NĐT về cơ bản là e ngại rủi ro, nghĩa là khi
được lựa chọn giữa hai tài sản có TSSL bằng
nhau, họ sẽ chọn tài sản có mức độ rủi ro
thấp hơn.
Bằng chứng:
 Nhiều NĐT mua bảo hiểm mua nhiều loại bảo hiểm
khác nhau, bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi
và bảo hiểm sức khỏe.
 Lợi suất trái phiếu tăng theo phân loại rủi ro, điều này
cho thấy các NĐT yêu cầu TSSL cao hơn để chấp nhận
rủi ro cao hơn.
1.1 E Ngại Rủi Ro
Không phải tất cả các NĐT đều e ngại rủi ro
 Điều này phụ thuộc vào lượng tiền đầu tư.
 Mạo hiểm với khoản đầu tư nhỏ, nhưng
muốn đảm bảo với các khoản lỗ lớn
→ Hầu hết các NĐT có DMĐT lớn đều e ngại
rủi ro → Mong đợi mối tương quan dương
giữaTSSL kỳ vọng và rủi ro kỳ vọng.
1.2 Định Nghĩa Về Rủi Ro
▪ Mặc dù có sự khác biệt trong các định nghĩa
cụ thể về rủi ro (risk) và sự bất định/không
chắc chắn (uncertainty), nhưng trong môn
học này 2 thuật ngữ này được sử dụng thay
thế cho nhau.
✓ Đối với hầu hết các NĐT, rủi ro có nghĩa là
sự không chắc chắn của kết quả trong tương
lai.
✓ Một định nghĩa thay thế khác cho rằng rủi
ro là xác suất của một kết quả bất lợi.
2. LÝ THUYẾT DM CỦA MARKOWITZ
▪ Mô hình DM đầu tư cơ bản được phát triển bởi
Harry Markowitz (1952, 1959), người đã đề ra
cách tính TSSL kỳ vọng và thước đo rủi ro kỳ
vọng của DM tài sản.
▪ Ông đã chỉ ra rằng phương sai của TSSL là thước
đo rủi ro phù hợp đối với DMĐT dựa trên một
tập hợp các giả định hợp lý.
▪ Quan trọng hơn, ông đã rút ra được công thức tính
phương sai của một DMĐT. Nó không chỉ cho
thấy tầm quan trọng của việc đa dạng hóa đầu tư
để giảm rủi ro tổng thể của DMĐT mà còn chỉ ra
cách thức đa dạng hóa hiệu quả.
2. LÝ THUYẾT DM CỦA MARKOWITZ
▪ Mô hình Markowitz dựa vào một số giả định
liên quan đến hành vi nhà đầu tư:
1. Các NĐT coi mỗi phương án đầu tư được thể
hiện bằng phân phối xác suất của TSSL tiềm
năng trong một khoảng thời gian nắm giữ.
2. Các NĐT tối đa hóa hữu dụng kỳ vọng
trong một thời kỳ và các đường cong hữu
dụng của họ thể hiện mức độ thỏa dụng cận
biên giảm dần của của cải.
3. Các NĐT ước tính rủi ro của DMĐT trên
cơ sở sự thay đổi của TSSL tiềm năng.
2. LÝ THUYẾT DM CỦA MARKOWITZ
4. Các quyết định của NĐT chỉ dựa trên TSSL kỳ
vọng và rủi ro, do đó, đường cong hữu dụng của
họ là hàm số chỉ phụ thuộc vào TSSL kỳ vọng và
phương sai (độ lệch chuẩn) của TSSL.
5. Đối với một mức độ rủi ro nhất định, các NĐT
thích TSSL cao hơn TSSL thấp. Tương tự như
vậy, đối với một mức TSSL kỳ vọng nhất định,
các NĐT thích rủi ro thấp hơn rủi ro cao.
→ Theo các giả định này, một TS/DM tài sản chỉ
được coi là hiệu quả nếu không có TS/DM tài sản
nào khác mang lại TSSL kỳ vọng cao hơn với cùng
mức rủi ro (hoặc thấp hơn) hoặc rủi ro thấp hơn với
cùng mức TSSL tương tự (hoặc cao hơn).
2.1 Các Thước Đo Rủi Ro Thay Thế
▪ Một trong những thước đo rủi ro nổi tiếng
nhất là Phương sai (𝜎 2 ), hoặc độ lệch chuẩn
(𝜎) của TSSL kỳ vọng.
✓Nó là thước đo thống kê về sự phân tán của
TSSL xung quanh giá trị kỳ vọng, theo đó
phương sai hoặc độ lệch chuẩn càng lớn cho
thấy mức độ phân tán càng lớn → TSSL kỳ
vọng càng phân tán thì mức độ không chắc
chắn của TSSL trong tương lai càng lớn.
2.1 Các Thước Đo Rủi Ro Thay Thế
▪ Một thước đo rủi ro khác là khoảng TSSL
(range of returns).
✓Người ta giả định rằng khoảng (từ thấp nhất
đến cao nhất) của TSSL kỳ vọng càng lớn thì
sự không chắc chắn về TSSL kỳ vọng trong
tương lai (rủi ro) càng cao
2.1 Các Thước Đo Rủi Ro Thay Thế
▪ Thay vì sử dụng các thước đo phân tích tất cả các
độ lệch so với kỳ vọng, một số nhà quan sát tin
rằng các NĐT chỉ nên quan tâm đến TSSL dưới
mức kỳ vọng, nghĩa là chỉ những độ lệch dưới giá
trị trung bình.
✓Bán phương sai – một thước đo chỉ xem xét các độ
lệch dưới mức trung bình
✓Thước đo mở rộng của bán phương sai là chỉ tính
toán TSSL kỳ vọng dưới 0 (nghĩa là TSSL âm)
hoặc TSSL thấp hơn TSSL của một số tài sản cụ
thể như tín phiếu kho bạc, tỷ lệ lạm phát hoặc
TSSL của DM chuẩn.
2.1 Các Thước Đo Rủi Ro Thay Thế
→ Các thước đo rủi ro TSSL dưới mức mong
đợi này mặc nhiên cho rằng các NĐT muốn
giảm thiểu thiệt hại do TSSL thấp hơn một tỷ
lệ mục tiêu nào đó. Giả định các NĐT sẽ thích
TSSL cao hơn mức mục tiêu nào đó và chênh
lệch cao hơn đó không được xem xét khi đo
lường rủi ro.
2.1 Các Thước Đo Rủi Ro Thay Thế

Được công
nhận rộng rãi

Đo lường có Được sử
phần trực dụng trong
quan hầu hết các
mô hình lý
thuyết về
Ưu điểm của định giá tài
việc sử dụng sản
phương sai/độ
lệch chuẩn
của TSSL
2.2 Tỷ Suất Sinh Lợi
▪ Một thước đo quan trọng cho sự thành công
của các NĐT là tốc độ tăng trưởng của khoản
đầu tư theo thời gian.
▪ TSSL theo kỳ nắm giữ (HPR ~ TSSL trong
một khoảng thời gian đầu tư nhất định) được
định nghĩa là thu nhập kiếm được trong thời
gian đầu tư (lãi vốn + cổ tức) trên mỗi đồng
vốn đầu tư:
𝐏𝟏 − 𝐏𝟎 + 𝐃𝟏
𝐇𝐏𝐑 =
𝐏𝟎
2.2 Tỷ Suất Sinh Lợi
▪ HPR là một thước đo đơn giản và cụ thể về
TSSL đầu tư trong một khoảng thời gian.
Nhưng thông thường các NĐT sẽ quan tâm
đến TSSL trung bình trong nhiều kỳ.
TSSL trung
bình cộng
(AAR)

Đo lường TSSL đầu


tư trong nhiều kỳ
TSSL theo trọng TSSL trung bình
số giá trị (MWR) nhân (GAA/TWA)
2.2 Tỷ Suất Sinh Lợi
▪ TSSL trung bình cộng (AAR): Tổng TSSL
của các kỳ chia cho số kỳ.
𝑛 𝑛
1 1
𝐴𝐴𝑅 = ∗ ෍ 𝐻𝑃𝑅𝑖 = ∗ ෍ 𝑟𝑖 = 𝑟ҧ
𝑛 𝑛
𝑖=1 𝑖=1
2.3 Tỷ Suất Sinh Lợi Kỳ Vọng
▪ Bất kỳ khoản đầu tư nào cũng liên quan đến một số
mức độ không chắc chắn về TSSL trong thời gian nắm
giữ trong tương lai và trong nhiều trường hợp, sự không
chắc chắn đó là đáng kể.
▪ Khi cố gắng lượng hóa rủi ro, chúng ta bắt đầu với câu
hỏi: Những HPR nào có thể xảy ra và khả năng xảy ra
của chúng là bao nhiêu? Một cách tốt để tiếp cận câu
hỏi này là đưa ra một danh sách các kết quả hoặc kịch
bản kinh tế có thể xảy ra và xác định xác suất của từng
kịch bản cũng như HPR đạt được trong từng tình huống
→ Phân tích kịch bản.
▪ Danh sách các HPR gắn với các xác suất liên quan là
phân phối xác suất của các HPR.
2.3 Tỷ Suất Sinh Lợi Kỳ Vọng
▪ Phân phối xác suất cho phép chúng ta tính
được cả phần thưởng và rủi ro của khoản đầu
tư.
▪ Phần thưởng từ khoản đầu tư là TSSL kỳ vọng
của nó (TSSL trung bình ~ mean return).
→ TSSL kỳ vọng là giá trị trung bình của
phân phối của HPR.
2.3.1 TSSL kỳ vọng của 1 tài sản riêng lẻ

Phân tích kịch bản và


phân phối xác suất
TSSL kỳ vọng
của 1 tài sản
riêng lẻ
Phân tích chuỗi thời
gian của TSSL trong
quá khứ
2.3.1 TSSL kỳ vọng của 1 tài sản riêng lẻ
➢Phân tích kịch bản và phân phối xác suất
(Phương pháp xác suất): TSSL kỳ vọng của
một khoản đầu tư, E(ri), được xác định:
𝒏

𝑬 𝒓 = 𝒓ത = ෍ 𝒑𝒊 ∗ 𝒓𝒊
𝒊=𝟏

✓Các kịch bản là i


✓pi: Xác suất của mỗi kịch bản
✓ ri: TSSL theo kỳ nắm giữ của mỗi kịch bản
2.3.1 TSSL kỳ vọng của 1 tài sản riêng lẻ
VD1: Cho phân phối xác suất của HPR đối với
cổ phiếu Alpha như sau:
Tình trạng nền kinh tế Xác suất HPR
Bùng nổ 40% 18%
Bình thường 35% 8%
Suy thoái 25% -6%

TSSL kỳ vọng của cổ phiếu này là bao nhiêu?


2.3.1 TSSL kỳ vọng của 1 tài sản riêng lẻ
➢Phân tích chuỗi thời gian của TSSL trong
quá khứ (Phương pháp thực nghiệm): Khi
sử dụng dữ liệu quá khứ, chúng ta coi mỗi
quan sát là một “kịch bản” có xác suất xảy ra
như nhau. Vì vậy, nếu có n quan sát, thì chúng
ta thay mỗi pi bằng 1/n
𝒏 𝒏
𝟏
𝑬 𝒓 = ෍ 𝒑𝒊 ∗ 𝒓𝒊 = ∗ ෍ 𝒓𝒊 = 𝑨𝑨𝑹 = 𝒓ത
𝒏
𝒊=𝟏 𝒊=𝟏

→ AAR được xem là một dự báo phù hợp cho TSSL kỳ


vọng của tài sản.
2.3.1 TSSL kỳ vọng của 1 tài sản riêng lẻ
VD2: Thông tin về cổ phiếu Beta như sau:

Năm Giá ($) (Đầu năm) Cổ tức ($) (Cuối năm)


2018 42 2
2019 51 3
2020 38 1.5
2021 45 2.5
2022 48 4

TSSL kỳ vọng của cổ phiếu này là bao nhiêu?


2.3.2 TSSL kỳ vọng của 1 DMĐT
▪ TSSL kỳ vọng của 1 DMĐT, E(rP), được tính
đơn giản là bình quân gia quyền của các
TSSL kỳ vọng của các khoản đầu tư riêng lẻ
trong DMĐT (ri).
▪ Các tỷ trọng (wi) là tỷ lệ đóng góp của từng
tài sản trên tổng giá trị tài sản.
𝒏

𝑬ሺ𝒓𝑷 ൯ = ෍ 𝒘𝒊 𝒓𝒊
𝒊=𝟏
2.3.2 TSSL kỳ vọng của 1 DMĐT
VD3:
TSSL kỳ vọng của DMĐT gồm hai cổ phiếu
Alpha và Beta là bao nhiêu? Biết tỷ trọng của
Alpha trong danh mục đầu tư ở mức 60%.
2.4 Rủi ro đầu tư
▪ Phương sai (𝜎 2 ), hay độ lệch chuẩn (𝜎) của
TSSL được sử dụng làm thước đo rủi ro.
▪ Phương sai (Variance-Var) là giá trị kỳ vọng
của bình phương độ lệch so với giá trị trung
bình.
▪ Độ lệch chuẩn (standard deviation -SD) là
căn bậc hai của phương sai
2.4.1 Rủi ro đối với 1 khoản đầu tư riêng lẻ
✓Phương pháp phân phối xác suất:
▪ Phương sai - Var:
𝒏

𝝈𝟐 = ෍ 𝒓𝒊 − 𝒓ത 𝟐
𝒙 𝒑𝒊
𝒕=𝟏

o Độ lệch chuẩn - SD:

𝝈= 𝝈𝟐
2.4.1 Rủi ro đối với 1 khoản đầu tư riêng lẻ
✓ Phương pháp thực nghiệm:
𝒏
- Phương sai: 𝟏
𝝈𝟐 = ෍ሺ𝒓𝒊 − 𝒓ത )𝟐
𝒏
𝐢=𝟏
- Phương sai hiệu chỉnh :
𝒏
𝟐
𝟏
𝝈 = ෍ሺ𝒓𝒊 − 𝒓ത )𝟐
𝒏−𝟏
𝐢=𝟏

o The standard deviation (SD):

𝝈= 𝝈𝟐
2.4.1 Rủi ro đối với 1 khoản đầu tư riêng lẻ
VD4: Cho phân phối xác suất của HPR đối với
cổ phiếu Alpha như sau :
Tình trạng nền kinh tế Xác suất HPR
Bùng nổ 40% 18%
Bình thường 35% 8%
Suy thoái 25% -6%

Tính toán phương sai và độ lệch chuẩn kỳ


vọng của TSSL của cổ phiếu này.
2.4.1 Rủi ro đối với 1 khoản đầu tư riêng lẻ
VD5: Thông tin về cổ phiếu Beta như sau:

Năm Giá ($) (Đầu năm) Cổ tức ($) (Cuối năm)


2018 42 2
2019 51 3
2020 38 1.5
2021 45 2.5
2022 48 4

Tính toán phương sai và độ lệch chuẩn kỳ


vọng của TSSL của cổ phiếu này.
2.4.2 Rủi ro đối với 1 DMĐT
▪ Hai khái niệm cơ bản trong thống kê, hiệp
phương sai giữa 2 TS (covariance - CovA,B)
& hệ số tương quan (correlation - A,B), phải
được hiểu trước khi chúng ta thảo luận về
công thức tính phương sai của TSSL cho một
DMĐT.
➢ Hiệp phương sai của TSSL
 Đo lường mức độ mà TSSL của 2 TS biến
động cùng chiều hay ngược chiều nhau.
2.4.2 Rủi ro đối với 1 DMĐT

 Đối với 2 TS, A and B, hiệp phương sai của


TSSL được xác định như sau:

❑ Phương pháp phân phối xác suất:


𝑛

𝐶𝑜𝑣 𝑟𝐴 , 𝑟𝐵 = ෍𝑝𝑖 𝑟𝑖,𝐴 − 𝐸ሺ𝑟𝐴 ൯ [𝑟𝑖,𝐵 − 𝐸ሺ𝑟𝐵 )൧


i=1
2.4.2 Rủi ro đối với 1 DMĐT
❑ Phương pháp thực nghiệm:
o Hiệp phương sai:

𝑛
1
𝐶𝑜𝑣 𝑟𝐴 , 𝑟𝐵 = ෍ 𝑟𝑡,𝐵 − 𝐸ሺ𝑟𝐵 ൯ [𝑟𝑡,𝐵 − 𝐸ሺ𝑟𝐵 )൧
𝑛
𝑡=1

𝑪𝒐𝒗 𝒓𝑩 , 𝒓𝑩 = 𝝈𝟐𝑩
2.4.2 Rủi ro đối với 1 DMĐT
- Hiệp phương sai dương có nghĩa là TSSL
của hai khoản đầu tư có xu hướng biến động
cùng chiều so với các giá trị trung bình
riêng lẻ của chúng trong cùng một khoảng
thời gian.
- Hiệp phương sai âm có nghĩa là TSSL của
hai khoản đầu tư có xu hướng biến động
ngược chiều so với các giá trị trung bình
riêng lẻ của chúng trong cùng một khoảng
thời gian.
2.4.2 Rủi ro đối với 1 DMĐT
➢ Hệ số tương quan được tính bằng cách
chuẩn hóa (chia) hiệp phương sai cho tích
của các độ lệch chuẩn riêng lẻ

𝐶𝑜𝑣 𝑟𝐴 , 𝑟𝐵
𝜌𝐴,𝐵 =
𝜎𝐴 𝜎𝐵

▪ Hệ số tương quan không có đơn vị tính và có


giá trị từ -1 đến +1.
2.4.2 Rủi ro đối với 1 DMĐT
-1 ≤ ρ ≤ +1
- Nếu ρ = -1: Tương quan âm HOÀN TOÀN →
TSSL của E tăng 1% thì TSSL của B giảm 1%
- -1 < ρ <0: Tương quan âm → Nếu TSSL của E
tăng 1% thì TSSL của B giảm ít hơn 1%
- Nếu ρ = 0: Không có tương quan
- 0 < ρ <1: Tương quan dương → Nếu TSSL của E
tăng 1% thì TSSL của B tăng ít hơn 1%
- Nếu ρ=+1: Tương quan dương HOÀN TOÀN →
Nếu TSSL của E tăng 1% thì TSSL của B tăng
1% → Ko giảm được rủi ro nhờ đa dạng hóa.
2.4.2 Rủi ro đối với 1 DMĐT
➢Phương sai của TSSL đối với 1 DMĐT gồm
hai tài sản rủi ro (P).

𝜎𝑃2 = 𝑤𝐴2 𝜎𝐴2 + 𝑤𝐵2 𝜎𝐵2 + 2𝑤𝐴 𝑤𝐵 𝐶𝑜𝑣ሺ𝑟𝐴 , 𝑟𝐵 )

▪ Hoặc
𝝈𝟐𝑷 = 𝒘𝟐𝑨 𝝈𝟐𝑨 + 𝒘𝟐𝑩 𝝈𝟐𝑩 + 𝟐𝒘𝑨 𝒘𝑩 𝝈𝑨 𝝈𝑩 𝝆𝐀,𝑩

▪ Độ lệch chuẩn của danh mục:

𝝈𝑷 = 𝝈𝟐𝑷
2.4.2 Rủi ro đối với 1 DMĐT
VD6: Thông tin về 2 chứng khoán A&B như sau:
Kịch bản Pi rA rB
1 0.15 10% 14%
2 0.25 11% 12%
3 0.2 12% 6%
4 0.25 4% 13%
5 0.15 -5% 3%
a. Tính TSSL kỳ vọng của A & B
b.Tính độ lệch chuẩn của A & B
c. Hệ số tương quan giữa A và B là bao nhiêu?
d.Nếu bạn đầu tư 40% vào A, còn lại vào B, TSSL kỳ vọng
và rủi ro của danh mục P gồm 2 chứng khoán A&B là bao
nhiêu?
2.4.2 Rủi ro đối với 1 DMĐT

Cách thức tính TSSL kỳ


vọng, phương sai và độ
lệch chuẩn của TSSL
đối với DMĐT gồm 3
tài sản rủi ro?
→ Với danh mục gồm n
tài sản thì sao?
2.4.2 Rủi ro đối với 1 DMĐT
VD7: Xem xét 3 chứng khoán A,B,C:
Kịch bản Pi rA rB rC
1 0.25 6% 14% 8%
2 0.45 10% 12% 6%
3 0.3 14% 6% 10%

a. Tính TSSL kỳ vọng của A, B, C


b.Tính độ lệch chuẩn của A, B, C
c. Hệ số tương quan giữa các chứng khoán là bao nhiêu?
d.Nếu bạn đầu tư 50% vào A, 30% vào B, còn lại vào C thì
TSSL kỳ vọng và rủi ro của danh mục P gồm 3 chứng
khoán này là bao nhiêu?
2.4.2 Rủi ro đối với 1 DMĐT
❖ Ảnh hưởng của việc thêm 1 tài sản mới
vào DM :
▪ Hai ảnh hưởng đối với độ lệch chuẩn của
DMĐT khi 1 TS mới được thêm vào DM đó:
Phương sai của TSSL của TS đó
Hiệp phương sai giữa TSSL của tài sản mới
này vàTSSL của mọi tài sản khác đã có
trong DMĐT.
2.4.2 Rủi ro đối với 1 DMĐT
▪ Trọng số tương đối của nhiều hiệp phương
sai này về cơ bản lớn hơn phương sai duy
nhất của tài sản; càng nhiều tài sản trong
DMĐT, điều này càng đúng → Yếu tố quan
trọng cần xem xét khi thêm một khoản đầu tư
vào DMĐT có chứa một số khoản đầu tư
khác không phải là phương sai riêng của tài
sản mới mà là hiệp phương sai trung bình của
tài sản này với tất cả các khoản đầu tư khác
trong DMĐT.
2.5 Độ lệch chuẩn của DMĐT: 1 số trường hợp
▪ Bất kỳ tài sản hoặc DM tài sản nào cũng có
thể được mô tả bằng hai đặc điểm: TSSL kỳ
vọng và độ lệch chuẩn kỳ vọng của TSSL.
▪ Do đó, các minh họa sau đây có thể được áp
dụng cho 2 tài sản riêng lẻ, 2 DM tài sản
hoặc 2 lớp tài sản với các đặc tính về độ lệch
chuẩn, TSSL kỳ vọng và hệ số tương quan
cho trước.
2.5.1 TSSL & rủi ro như nhau –Hệ số tương quan thay đổi
▪ Trước tiên, hãy xem xét trường hợp cả 2 tài sản
đều cóTSSL kỳ vọng và độ lệch chuẩn của
TSSL như nhau. Ví dụ,
E(r ) Standard Deviation

X (wX = 50%) 15.00% 22.00%

Y (wY = 50%) 15.00% 22.00%


Tính TSSL kỳ vọng và độ lệch chuẩn của TSSL
đối với DMĐT (A+B), nếu hệ số tương quan giữa
A&B là: a) +1, b)+0,5, c) 0, d) -0,5, e)-1.
2.5.1 TSSL & rủi ro như nhau –Hệ số tương quan thay đổi

Đáp án:

Correlation 1.00 0.5 0 -0.5 -1

E(rP) 15.00% 15.00% 15.00% 15.00% 15.00%

SD_P 22.0% 19.1% 15.6% 11.0% 0.0%


2.5.1 TSSL & rủi ro như nhau –Hệ số tương quan thay đổi
Biểu đồ rủi ro-TSSL cho các DMĐT có TSSL và độ lệch
chuẩn bằng nhau nhưng hệ số tương quan khác nhau
2.5.1 TSSL & rủi ro như nhau –Hệ số tương quan thay đổi

➢ TSSL kỳ vọng của DMĐT không thay đổi vì


nó đơn giản là bình quân gia quyền của các
TSSL kỳ vọng của các tài sản riêng lẻ.
➢ Rủi ro của DMĐT tư thấp hơn rủi ro của 1
trong 2 tài sản được nắm giữ trong DM →
Minh họa khái niệm đa dạng hóa.
➢ Lợi ích giảm thiểu rủi ro sẽ đạt được ở một
mức độ nào đó miễn là các tài sản được kết
hợp trong một DMĐT không có tương quan
dương hoàn toàn.
2.5.1 TSSL & rủi ro như nhau –Hệ số tương quan thay đổi
➢ Đa dạng hóa hiệu quả vì sẽ có những giai
đoạn đầu tư khi TSSL âm của tài sản này sẽ
được bù đắp bằng TSSL dương của tài sản
kia, do đó làm giảm sự biến động của TSSL
đối với danh mục đầu tư tổng thể.
➢ Giá trị hiệp phương sai âm bù trừ chính xác
cho các giá trị phương sai riêng lẻ làm cho
độ lệch chuẩn tổng thể của DMĐT bằng 0 →
danh mục đầu tư phi rủi ro.
2.5.1 TSSL & rủi ro như nhau –Hệ số tương quan thay đổi

Các mẫu hình theo thời gian của TSSL đối với 2
tài sản có tương quan âm hoàn toàn
2.5.1 TSSL & rủi ro như nhau –Hệ số tương quan thay đổi

Một cặp tài sản có tương quan âm hoàn


toàn mang lại lợi ích tối đa cho việc đa
dạng hóa bằng cách loại bỏ hoàn toàn độ
biến động (rủi ro) của DMĐT.
2.5.2 Kết hợp các CK có rủi ro&TSSL khác nhau
▪ Xem xét 2 tài sản/DMĐT có TSSL kỳ vọng và
độ lệch chuẩn riêng lẻ khác nhau. Ví dụ,
E(r ) SD
X (wX = 50%) 12.00% 14.00%
Y (wY = 50%) 15.00% 20.00%

Tính TSSL kỳ vọng và độ lệch chuẩn của TSSL


đối với DMĐT (A+B), nếu hệ số tương quan giữa
A&B là: a) +1, b)+0,5, c) 0, d) -0,5, e)-1.
2.5.2 Kết hợp các CK có rủi ro&TSSL khác nhau
Đáp án:
Correlation 1.00 0.5 0 -0.5 -1
E(rP) 13.50% 13.50% 13.50% 13.50% 13.50%
SD_P 17.00% 14.80% 12.21% 8.89% 3.00%

➢Với tương quan âm hoàn toàn, độ lệch


chuẩn của DMĐT không bằng 0. Điều này
là do các ví dụ khác nhau có trọng số bằng
nhau, nhưng độ lệch chuẩn của tài sản không
bằng nhau.
2.5.2 Kết hợp các CK có rủi ro&TSSL khác nhau
Biểu đồ rủi ro-TSSL cho DMĐT với các tài sản có TSSL
khác nhau, độ lệch chuẩn và hệ số tương quan khác nhau
2.5.3 Cố định hệ số tương quan-thay đổi tỷ trọng
▪ Dữ liệu về 2 chứng khoán X và Y như sau:
E(r ) SD
X 12.00% 14.00%
Y 15.00% 20.00%
Vẽ đường cơ hội đầu tư nếu kết hợp X+Y, khi:
a. X,Y = 1
b. X,Y =0.5
c. X,Y = 0
d. X,Y = -0.5
e. X,Y = -1
2.5.3 Cố định hệ số tương quan-thay đổi tỷ trọng
16%

DM có phương sai tối thiểu


15%

𝜌 = −1
14% 𝜌=0
𝜌 = +0.5
𝜌 = −0.5
13%
𝜌 = +1

12%

11% Tập hợp cơ hội đầu tư của X và Y với các hệ số


tương quan khác nhau
10%
0% 5% 10% 15% 20% 25%
2.5.3 Cố định hệ số tương quan-thay đổi tỷ trọng
➢ Một kết quả đáng chú ý là với các hệ số
tương quan thấp, bằng 0 hoặc âm, có thể tạo
ra các DMĐT có rủi ro thấp hơn rủi ro của
các tài sản đơn lẻ. Khả năng giảm rủi ro này
là bản chất của đa dạng hóa.
➢ Lợi ích của việc đa dạng hóa phụ thuộc rất
nhiều vào hệ số tương quan giữa các tài sản.
2.5.4 Danh mục có phương sai tối thiểu
▪ DMĐT có phương sai tối thiểu là DMĐT
bao gồm các tài sản rủi ro có độ lệch chuẩn
nhỏ nhất (có ít rủi ro nhất).
▪ Khi ρAB = 1, không có hiệu quả đa dạng hóa
𝜎𝑃 = 𝑤𝐴 𝜎𝐴 + 𝑤𝐵 𝜎𝐵
✓Khi ρAB = -1, độ lệch chuẩn của DM có
phương sai tối thiểu là 0→ một vị thế
phòng ngừa rủi ro hoàn hảo.
𝜎𝐵
𝑤𝐴 = = 1 − 𝑤𝐵
𝜎𝐵 + 𝜎𝐴
2.5.4 Danh mục có phương sai tối thiểu
✓Khi ρAB  +1, độ lệch chuẩn của DMĐT có
thể nhỏ hơn độ lệch chuẩn của một trong
các tài sản thành phần riêng lẻ.
𝜎𝐴2 − 𝐶𝑜𝑣ሺ𝐴, 𝐵)
𝑤𝑀𝑖𝑛 𝐵 = 2
𝜎𝐵 + 𝜎𝐴2 − 2𝐶𝑜𝑣ሺ𝐴, 𝐵)
▪ Hay

𝜎𝐴2 − 𝜎𝐴 𝜎𝐵 𝜌𝐴,𝐵
𝑤𝑀𝑖𝑛 𝐵 = 2
𝜎𝐵 + 𝜎𝐴2 − 2𝜎𝐴 𝜎𝐵 𝜌𝐴,𝐵

𝑤𝑀𝑖𝑛 𝐴 = 1- 𝑤𝑀𝑖𝑛 𝐵
2.5.4 Danh mục có phương sai tối thiểu
VD8: Cho thông tin về 2 chứng khoán A và B:
E(r ) SD
A 10.00% 5.00%
B 15.00% 10.00%

Hệ số tương quan giữa A và B là -0.5.


a.Xác định tỷ trọng đầu tư vào A và B để danh mục
kết hợp có phương sai tối thiểu.
b.TSSL kỳ vọng và độ lệch chuẩn của danh mục có
phương sai tối thiểu là bao nhiêu?
2.6 Các Vấn Đề Về Ước Lượng
▪ Kết quả phân bổ DMĐT phụ thuộc vào tính
chính xác của các dữ liệu thống kê đầu vào.
▪ Phải ước lượng:
 TSSL kỳ vọng
 Độ lệch chuẩn
 Hệ số tương quan
oCủa toàn bộ tập hợp tài sản
oVới 100 tài sản, có đến 4,950 [(100*99)/2]
hệ số tương quan phải ước lượng.
▪ Ước lượng rủi ro có nhiều sai sót tiềm ẩn
2.6 Các Vấn Đề Về Ước Lượng
▪ Với giả định rằng TSSL của cổ phiếu có thể
được mô tả bằng một mô hình thị trường
đơn, số lượng tương quan cần thiết giảm
xuống bằng số lượng tài sản.
▪ Mô hình chỉ số thị trường đơn:

𝒓𝒊 = 𝒂𝒊 + 𝒃𝒊 𝒓𝒎 + 𝜺𝒊
Trong đó:
bi = hệ số góc liên quan đến TSSL của chứng khoán i
với TSSL của thị trường tổng thể
rm = TSSL của thị trường tổng thể
2.6 Các Vấn Đề Về Ước Lượng
▪ Nếu tất cả các chứng khoán đều có tương
quan giống nhau với thị trường và hệ số góc
bi được tính cho mỗi chứng khoán, thì có thể
chỉ ra rằng hệ số tương quan giữa hai chứng
khoán i và j là: 2
𝜎𝑚
𝜌𝑖𝑗 = 𝑏𝑖 𝑏𝑗
𝜎𝑖 𝜎𝑗
Trong đó:
σ2m = Phương sai của TSSL của thị trường tổng thể

→ Điều này làm giảm số lượng hệ số tương


quan phải ước tính từ 4,950 xuống 100.
4. ĐƯỜNG BIÊN HIỆU QUẢ
▪ Đường biên hiệu quả (efficient frontier - EF)
biểu diễn tập hợp các DMĐT có TSSL tối đa
với mọi mức rủi ro cho trước hoặc rủi ro tối
thiểu đối với mọi mức TSSL.
4.1 Xây Dựng Đường Biên Hiệu Quả
Các DMĐT được xây dựng với 3 chứng khoán A, B, C
4.1 Xây Dựng Đường Biên Hiệu Quả
Đường biên phương sai tối thiểu của các TS rủi ro
4.1 Xây Dựng Đường Biên Hiệu Quả
EF của các tài sản rủi ro và các tài sản riêng lẻ

X Z

GMV
4.1 Xây Dựng Đường Biên Hiệu Quả
▪ Mọi DMĐT nằm trên EF đều có TSSL cao
hơn với cùng mức độ rủi ro hoặc TSSL bằng
nhau nhưng rủi ro thấp hơn so với các
DMĐT nằm dưới EF.
DM X vượt trội so với DM Z vì nó có TSSL
bằng nhau nhưng rủi ro ít hơn đáng kể
DM Y vượt trội so với DM Z vì nó có rủi ro
bằng nhau nhưng TSSL kỳ vọng cao hơn.
4.1 Xây Dựng Đường Biên Hiệu Quả
▪ Markowitz đã xác định vấn đề cơ bản mà nhà
đầu tư cần giải quyết là:
✓Chọn {wi} sao cho:
𝑛 𝑛 𝑛

𝜎𝑃𝑚𝑖𝑛 = ෍ 𝑤𝑖2 𝜎𝑖2 + ෍ ෍ 𝑤𝑖 𝑤𝑗 𝜎𝑖 𝜎𝑗 𝜌𝑖𝑗


𝑖=1 𝑖=1 𝑗=1
𝑖≠𝑗

 Tuân theo các điều kiện sau:


(i) 𝐸 𝑟P = ∑𝑤𝑖 𝐸 𝑟𝑖 = 𝑟 ∗
(ii) ∑𝑤𝑖 = 1.0 Excel’s Solver or Crystal Ball
4.1 Xây Dựng Đường Biên Hiệu Quả
▪ Phương pháp chung để giải công thức được
gọi là thủ tục tối ưu hóa có ràng buộc
(constrained optimization procedure) bởi vì
nhiệm vụ mà NĐT phải đối mặt là chọn trọng
số đầu tư sẽ “tối ưu hóa” mục tiêu (giảm
thiểu rủi ro DMĐT) đồng thời thỏa mãn 2
ràng buộc trong quá trình đầu tư:
i. DMĐT phải tạo ra TSSL kỳ vọng lớn hơn
hoặc bằng TSSL mục tiêu, r*;
ii. Tổng tất cả các trọng số đầu tư phải bằng 1
4.1 Xây Dựng Đường Biên Hiệu Quả
▪ Cách tiếp cận để hình thành DMĐT theo phương
trình này thường được gọi là tối ưu hóa phương
sai -TSSL kỳ vọng (mean-variance optimization)
vì nó yêu cầu NĐT giảm thiểu rủi ro của DMĐT
ứng với một TSSL mục tiêu nhất định.
▪ Các NĐT sẽ nhắm 1 DM mục tiêu dọc theo EF
dựa trên hàm số hữu dụng của mình, phản ánh
thái độ của họ đối với rủi ro. Không có DMĐT
nào trên EF có thể vượt trội so với các DM khác
trên EF. Tất cả các DMĐT này đều có các giá trị
rủi ro và TSSL khác nhau, với TSSL kỳ vọng
tăng lên thì rủi ro cũng tăng lên.
4.2 EF và Hàm Hữu Dụng Của NĐT
▪ Độ dốc của đường EF giảm dần khi chúng ta
di chuyển lên trên → Điều này ngụ ý rằng
khi chúng ta di chuyển lên trên EF việc gia
tăng cùng một mức rủi ro sẽ mang lại mức
tăng giảm dần của TSSL kỳ vọng.
▪ Để đánh giá trạng thái này, chúng ta tính toán
độ dốc của EF như sau:
∆𝑬 𝒓𝑷
∆𝑬 𝝈𝑷
4.2 EF và Hàm Hữu Dụng Của NĐT
▪ Đường cong hữu dụng của một NĐT cá nhân
cho thấy sự đánh đổi giữa rủi ro và TSSL kỳ
vọng của người này.

𝑼 = +𝑬 𝒓 − 𝟏Τ𝟐 𝑨𝝈𝟐

▪ Sự giao nhau của EF và đường cong hữu


dụng sẽ xác định DMĐT cụ thể được lựa
chọn bởi một NĐT cá nhân → Hai NĐT sẽ
chọn cùng một DMĐT trên EF chỉ khi các
đường cong hữu dụng của họ giống hệt nhau.
4.2 EF và Hàm Hữu Dụng Của NĐT
Lựa chọn 1 DMĐT rủi ro tối ưu

P
4.2 EF và Hàm Hữu Dụng Của NĐT
▪ Các đường cong U1, U2 và U3 dành cho
NĐT cực kỳ e ngại rủi ro. Chúng khá dốc,
cho thấy rằng NĐT sẽ không chấp nhận
nhiều rủi ro tăng thêm để có được TSSL tăng
thêm.
▪ Các đường cong (U3′, U2′, U1′) đặc trưng
cho các NĐT ít e ngại rủi ro hơn. Họ sẵn sàng
chấp nhận rủi ro cao hơn một chút để có được
TSSL kỳ vọng cao hơn.
4.2 EF và Hàm Hữu Dụng Của NĐT
▪ DMĐT tối ưu là DMĐT hiệu quả có hữu dụng
cao nhất đối với một NĐT nhất định. Nó nằm
ở điểm tiếp tuyến giữa đường cong EF và
đường cong U1 với độ thỏa dụng cao nhất có
thể.
✓ Hữu dụng cao nhất của NĐT thận trọng là tại
Điểm X, nơi đường cong U2 tiếp xúc với EF.
✓ Hữu dụng cao nhất của NĐT ít e ngại rủi ro
là tại Điểm Y, là DM có TSSL kỳ vọng cao
hơn và rủi ro cao hơn so với X.
4.2 EF và Hàm Hữu Dụng Của NĐT
▪ Với mức độ e ngại rủi ro cho trước, chúng ta
có thể xác định DMĐT mang lại mức độ thỏa
dụng cao nhất như sau:

𝑬ሺ𝒓𝑩 ) − 𝑬ሺ𝒓𝑨 ) + 𝑨ሺ𝝈𝟐𝑨 − 𝝈𝑩 𝝈𝑨 𝝆𝑨𝑩 ൯


𝒘𝑩 =
𝑨ሺ𝝈𝟐𝑩 + 𝝈𝟐𝑨 − 𝟐𝝈𝑩 𝝈𝑨 𝝆𝑨,𝑩 ൯

𝑤𝐴 = 1 − 𝑤𝐵
4.2 EF và Hàm Hữu Dụng Của NĐT
VD9: Cho thông tin về 2 chứng khoán A và B:
Chứng khoán E(r ) SD
A 10.00% 5.00%
B 15.00% 10.00%

Hệ số tương quan giữa A và B là -0.5.


Xác định tỷ trọng, TSSL kỳ vọng và độ lệch chuẩn
của DMĐT (A+B) đem lại mức độ hữu dụng cao
nhất cho NĐT có hệ số ngại rủi ro A = 6.
5. LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG VỐN
▪ Lý thuyết thị trường vốn xây dựng trực tiếp dựa
trên lý thuyết DM, mở rộng đường biên hiệu
quả Markowitz thành một mô hình để định giá
toàn bộ các TS rủi ro.
▪ Lý thuyết thị trường vốn cũng có những hàm ý
quan trọng về cách thức các danh mục được
quản lý trong thực tiễn.
▪ Sự phát triển của hướng tiếp cận này phụ thuộc
vào sự tồn tại của một TS phi rủi ro, kéo theo
nhu cầu về việc thiết lập một DM thị trường.
5.1 Các Giả Định Nền Tảng
1. Tất cả NĐT đều là các NĐT hiệu quả
Markowitz, những người muốn chọn các DM
trên EF
2. NĐT có thể đi vay và cho vay bất kỳ lượng tiền
nào với cùng TSSL phi rủi ro.
3. Tất cả NĐT có kỳ vọng thuần nhất; nghĩa là, họ
ước lượng các phân phối xác suất như nhau cho
TSSL tương lai
4. Tất cả NĐT có thời gian đầu tư một kỳ như
nhau, như 1 tháng, 6 tháng hay 1 năm
5.1 Các Giả Định Nền Tảng
5. Tất cả các khoản đầu tư là có thể chia nhỏ không
giới hạn, nghĩa là có thể mua và bán các phần chia
nhỏ của bất kỳ tài sản hay danh mục nào
6. Không có thuế và chi phí giao dịch khi mua bán
tài sản
7. Không có lạm phát hoặc bất kỳ sự thay đổi nào
trong lãi suất, hay lạm phát có thể được dự báo
chính xác
8. Các thị trường vốn là cân bằng, hàm ý tất cả
khoản đầu tư được định giá hợp lý theo mức độ
rủi ro của chúng
5.2 Xây dựng đường thị trường vốn (CML)
▪ TS/DM rủi ro (P/M) là TS/DM mà TSSL trong
tương lai không chắc chắn → Sự không chắc
chắn được đo bằng độ lệch chuẩn của TSSL kỳ
vọng.
▪ TS phi rủi ro (F): TSSL kỳ vọng của một TS
phi rủi ro là hoàn toàn chắc chắn nên độ lệch
chuẩn của TSSL kỳ vọng của nó bằng 0 →
TSSL kiếm được từ một TS như vậy phải là
TSSL phi rủi ro.
▪ Hiệp phương sai và hệ số tương quan của F với
bất kỳ TS/DM rủi ro nào cũng đều bằng 0.
5.2 Xây dựng đường thị trường vốn (CML)
wB’
wB B

y=wP P/M
E
wE
C

wf=1-y wE’
F
TSSL kỳ vọng
của DMĐT Rủi ro của
DMĐT/Psai, độ
lệch chuẩn
5.2 Xây dựng đường thị trường vốn (CML)
wP P/M
TSSL kỳ vọng
của DMĐT Rủi ro của
C DMĐT/Psai, độ
lệch chuẩn

wF=1 -wP
F
𝑬ሺ𝒓𝑪 ) = wP𝑬ሺ𝒓𝑷 ) + ሺ𝟏 − wP)𝒓𝒇 (1)

𝟐
𝝈𝑪 = 𝒘𝟐𝑷 𝝈𝟐𝑷 + 𝒘𝟐𝑭 𝝈𝟐𝑭 + 𝟐𝒘𝑷 𝒘𝑭 𝝈𝑷 𝝈𝒇 𝝆𝑷,𝑭

𝝈𝟐𝑪 = 𝒘𝟐𝑷 𝝈𝟐𝑷 + 𝒘𝟐𝑭 𝝈𝟐𝑭 + 𝟐𝒘𝑷 𝒘𝑭 𝑪𝒐𝒗ሺ𝑷, 𝑭)


→ 𝜎𝐶 = 𝑤𝑃 𝜎𝑃 Hay wP = C/P (2)
5.2 Xây dựng đường thị trường vốn (CML)
▪ Kết hợp TSSL kỳ vọng và rủi ro: Thay (2)
vào (1), ta có:
𝑬ሺ𝒓𝑷 −𝒓𝒇 ]
𝑬ሺ𝒓𝒄 ) = 𝒓𝒇 + 𝝈𝑪
𝝈𝑷

→ Phương trình đường phân bổ vốn (CAL)


(đối với 1 NĐT)
▪ Các NĐT phân bổ tiền của mình vào TS phi
rủi ro và DM rủi ro (P) với mong đợi đạt
TSSL kỳ vọng bằng TSSL phi rủi ro + phần
bù trên mỗi đơn vị rủi ro mà họ chấp nhận.
5.2 Xây dựng đường thị trường vốn (CML)

DM tối ưu P

CALMIN

B
5.2 Xây dựng đường thị trường vốn (CML)
▪ DM rủi ro bao gồm TS rủi ro của toàn bộ thị
trường → Danh mục thị trường (M).
▪ Nếu kết hợp M và F, tương tự như P+F, ta có

𝑬ሺ𝒓𝑴 −𝒓𝒇 ]
𝑬ሺ𝒓𝒄 ) = 𝒓𝒇 + 𝝈𝑪
𝝈𝑴

→ Phương trình đường thị trường vốn (CML)


(đối với tất cả các NĐT trên thị trường)
5.2 Xây dựng đường thị trường vốn (CML)

P
5.2 Xây dựng đường thị trường vốn (CML)
➢Rủi ro–TSSL kết hợp đòn bẩy
▪ NĐT có thể đạt được TSSL kỳ vọng cao hơn mức
TSSL tại điểm M ~ NĐT có thể đầu tư dọc theo EF
ngoài điểm M, giả sử điểm D.
▪ Khi có TS phi rủi ro, NĐT có thể thêm đòn bẩy
vào DMĐT bằng cách vay tiền với lãi suất phi rủi
ro và đầu tư thêm vào DM rủi ro tại điểm M để đạt
được điểm như E → E vượt trội so với D
✓Tương tự, NĐT có thể giảm rủi ro đầu tư bằng
cách cho vay tiền với lãi suất phi rủi ro để đạt được
các điểm như C
5.2 Xây dựng đường thị trường vốn (CML)
5.3 Rủi ro, đa dạng hóa và DM thị trường
▪ Nguồn gốc của rủi ro đối với DMĐT:
✓ Rủi ro xuất phát từ các điều kiện kinh tế
tổng thể (chu kỳ kinh doanh, lạm phát, lãi
suất và tỷ giá hối đoái) → Khó có thể được
dự đoán được một cách chắc chắn và tất cả
đều ảnh hưởng đến TSSL của cổ phiếu.
✓ Những ảnh hưởng từ đặc trưng công ty (sự
thành công trong nghiên cứu và phát triển,
những thay đổi về nhân sự của công ty).
5.3 Rủi ro, đa dạng hóa và DM thị trường
( )
Var Ri ,t = Systematic Variance + Unsystematic Variance

→ DM thị trường chỉ còn lại rủi ro hệ thống


Rủi ro
hệ thống
Rủi ro
Rủi ro
tổng thể
tổng thể

(σ)
Rủi ro
Đa dạng
phi
hóahệ
thống → DM đa dạng hóa hoàn toàn gồm bao
nhiêu chứng khoán?
5.3 Rủi ro, đa dạng hóa và DM thị trường
5.3 Rủi ro, đa dạng hóa và DM thị trường
❖CML và định lý tách biệt:
▪ CML khiến tất cả các NĐT đầu tư vào cùng
một DM rủi ro, DM thị trường - M. Tức là tất
cả các NĐT đều đưa ra QĐĐT giống nhau.
▪ Tuy nhiên, họ có thể đạt được sở thích rủi ro
mong muốn của mình bằng cách điều chỉnh tỷ
trọng của M trong DMĐT của họ. Cụ thể:
✓Các NĐT không thích rủi ro sẽ cho vay 1
phần với lãi suất phi rủi ro và phần còn lại
đầu tư vào M.
5.3 Rủi ro, đa dạng hóa và DM thị trường
❖CML và định lý tách biệt:
✓Các NĐT thích rủi ro hơn có thể đi vay với
lãi suất phi rủi ro và đầu tư toàn bộ vốn vào
M.
→ Do đó, các NĐT đưa ra các quyết định tài
trợ khác nhau dựa trên sở thích rủi ro của họ.
▪ Việc tách quyết định đầu tư ra khỏi quyết
định tài trợ được gọi là định lý tách biệt
(Separation Theorem).
Ví dụ thổng hợp: Thông tin dự báo về TSSL của E-B:
Pi Cổ phiếu E Trái phiếu B
Khủng hoảng 20% -10% 15%
Bình thường 55% 15% 12%
Tăng trưởng 25% 30% -3%
a) Tính TSSL kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn của E, B.
b) Tính hiệp phương sai, hệ số tương quan giữa E và B.
c) Giả sử NĐT X đầu tư 40% vào E, còn lại vào B để hình thành P thì
TSSL kỳ vọng, rủi ro của DM này là bao nhiêu?
d) Xác định DM kết hợp E và B có phương sai nhỏ nhất (Pmin), tính
TSSL kỳ vọng, rủi ro và hệ số Sharpe của DM này. Với rf = 4%
e) Tỷ trọng của DM tối ưu kết hợp E, B là bao nhiêu (P.Optimal), tính
TSSL kỳ vọng, rủi ro, hệ số Sharpe của DM này.
f) NĐT Y muốn thiết lập DM C gồm 75% P.optimal và TS phi rủi ro.
Xác định tỷ trọng của E, B, F trong C,tính TSSL kỳ vọng, rủi ro của C.
g) Một nhà đầu tư có A = 25 sẽ đầu tư bao nhiêu vào E, B và vào T-bills
để tối đa hóa hữu dụng?
thaoluong@ueh.edu.vn

You might also like