Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

I.

Khái niệm bản chất và hiện tượng:


– Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ
tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát
triển của sự vật đó. 
+ Ví dụ: trong xã hội có giai cấp bản chất của nhà nước là công cụ chuyên
chính của giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội. bản chất này được thể
hiện ra dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau phụ thuộc vào tương quan giai
cấp trong xã hội.
– Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản
chất của sự vật, hiện tượng ra bên ngoài.
+ Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ
là hiện tượng, là vẻ bề ngoài.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất và hiện tượng có
mối quan hệ biện chứng như sau:
1. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống.
– Cả bản chất và hiện tượng đều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người
có nhận thức được hay không.
2. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
– Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ
hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.
– Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ:
+ Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng. Bất kỳ bản chất nào cũng
được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng.
+ Hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Bất kỳ hiện
tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó nhiều hoặc ít.
2. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
– Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ
hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.
– Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.

 Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ:


+ Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng. Bất kỳ bản chất nào cũng
được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng.
+ Hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Bất kỳ hiện
tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó nhiều hoặc ít.

 Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện
ở chỗ:
+ Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và
phát triển của sự vật. Còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt.
+ Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan.
Còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy.

III. Ý nghĩa phương pháp luận:


1.Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, ta không nên
dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó.
Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của khoa học nhận thức nói riêng là phải
vạch ra được bản chất của sự vật.
Còn trong hoạt động tực tiễn, cần dựa vào bản chất chứ không phải dựa
vào hiện tượng.
Vì bản chất và hiện tượng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ ràng buộc,
không tách rời nhau, bản chất thì ẩn dấu sâu kín bên trong sự vật còn hiện
tượng thì lại là cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, cho nên, muốn nhận
thức được bản chất của sự vật thì phải xuất phát từ hiện tượng. Do một bản
chất có thể biểu hiện ra bằng nhiều hiện tượng khác nhau và mỗi hiện tượng
chỉ phản ánh một khía cạnh của bản chất, cho nên muốn nhận thức bản chất
sự vật chúng ta không nên chỉ dừng lại ở một hoặc một số hiện tượng mà
phải thông qua phân tích, tổng hợp rất nhiều hiện tượng.
Vì bản chất là cái tất nhiên tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự
vận động phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái không ổn định, cái
không quyết định sự vận động và phát triển của sự vật, hơn nữa hiện tượng
nhiều khi còn xuyên tạc bản chất, cho nên, nhận thức không chỉ dừng lại ở
hiện tượng mà phải tiến tới nhận thức bản chất của sự vật. Nhận thức bản
chất của một sự vật là một quá trình phức tạp đi từ hiện tượng đến bản chất,
từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Trong hoạt động thực tiễn,
không được dựa vào hiện tượng mà phải dựa vào bản chất của sự vật để xác
định phương thức hoạt động cải tạo sự vật.
2.Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều
hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau.
Sở dĩ như vậy vì hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã cải
biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất.
Nhưng trong một hoàn cảnh và một phạm vi thời gian nhất định ta không bao
giờ có thể xem xét hết được mọi hiện tượng biểu hiện bản chất của sự vật. Do
vậy, ta phải ưu tiên xem xét trước hết các hiện tượng điển hình trong hoàn
cảnh điển hình.
Dĩ nhiên, kết quả của một sự xem xét như vậy chưa thể phản ánh đầy đủ bản
chất của sự vật. Mà đó mới chỉ phản ánh một cấp độ nhất định của nó. Quá
trình đi vào nắm bắt các cấp độ tiếp theo, ngày càng sâu sắc hơn trong bản
chất của sự vật là một quá trình hết sức khó khăn, lâu dài, công phu, không có
điểm dừng.
CÂU 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN:
1. Cơ sở triết học của nguyên tắc:
- Cơ sở triết học: là nguyên lí về tính phổ biến của các mối liên hệ.
 Định nghĩa về mối liên hệ:
+ Là một phạm trù triết chỉ sự ràng buộc quy định lẫn nhau , sự
tác động qua lại giữa các sự vật , hiện tượng quá trình hoặc giữa
các mặt, bộ phận, quá trình trong một sự vật.
 Nội dung nguyên lý về sự phổ biến của các mối liên hệ:
Mỗi sự vật , hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa
tách biệt nhau tương đối , vừa có sự liên hệ , thâm nhập, chuyển
hóa lẫn nhau làm cho thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất.
2. Nội dung yêu cầu của nguyên tắc:
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng
khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ
thể hoạt động nhận thức và thực tiễn sau:
- Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong
chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các
thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
- Thứ hai, chủ thế phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của
đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại,
bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn
tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác
động qua lại của đối tượng.
- Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng
khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ
trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức là cần
nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại
và phán đoán tương lai.
- Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một
chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác hoặc chú ý đến nhiều
mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng
nên dễ rơi vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung.
3. Những quan điểm trái ngược với nguyên tắc:
- Ví dụ: đồng tiền bao giờ cũng có 2 mặt !...Nhưng khi tung đồng tiền kết
quả chỉ ra 1 mặt.Nếu chúng ta khẳng định "Đồng tiền chỉ có 1 mặt" là
chúng ta quán triệt vấn đề ko toàn diện.
- Chủ nghĩa phiến diện: là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan
hệ, tính chất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ,
nhiều tính chất của sự vật; chỉ xem xét sự vật ở một góc độ hay từ một
phương diện nào đó mà thôi.
- Chủ nghĩa chiết trung: là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều
mối liên hệ của sự vật nhưng không rút ra được mặt bản chất,
- Chủ nghĩa ngụy biện: là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với
cái không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu,… hay ngược lại nhằm
đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi.

You might also like