Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG THCS GIẢNG VÕ HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I

NHÓM SINH 8 MÔN: SINH HỌC 8


NĂM HỌC: 2022-2023

A – Kiến thức cần nhớ:


Bài 17. TIM VÀ MẠCH MÁU
1. Chú thích sơ đồ cấu tạo trong của tim (Hình 17.4, tr 57 SGK)

2. Nêu cấu tạo, chức năng của động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
- Động mạch:
+ Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch
+ Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch
→→ Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao,
áp lực lớn.
- Tĩnh mạch:
+ Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch
+ Lòng rộng hơn của động mạch
+ Có van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực
 →→ Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào về tim với vận tốc và
áp lực nhỏ.
- Mao mạch:
+ Nhỏ và phân nhánh nhiều.
+ Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì.
+ Lòng hẹp
→→ Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện
cho sự trao đổi chất với các tế bào
3. Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.

=> Do thời gian hoạt động của tim là 0.4s, xen kẽ với thời gian nghỉ ngơi là 0.4s
một cách nhịp nhàng, giúp cơ tim được phục hồi và không bị mệt mỏi dù tim hoạt
động suốt đời.
Bài 20. HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
1. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?
* Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do
các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

2. Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?


* Hô hấp cung cấp ôxi (O2) và thải khí cacbonic (CO2) ra ngoài cơ thể.
* Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
+ Sự thở (Trao đổi khí ở phổi với môi trường).
+ Sự trao đổi khí ở phổi (CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu).
+ Sự trao đổi khí ở tế bào (O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu).
* Sự thở giúp lưu thông khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục.
3. Các cơ quan trong hệ hô hấp ở người và chức năng của chúng.
- Phổi phải có 3 thùy, Phổi trái có 2 thùy. Bao ngào 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài
dính vào lồng ngực, lớp trong dính vào phổi, giữa 2 lớp có chất dịch.
- Đơn vị cấu tạo của Phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng
mao mạch dày đặc. Có tới 700 – 800 triệu phế nang.
Chức năng: thực hiện trao đổi khí với môi trường ngoài.
Chức năng đường dẫn khí:
 Ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm không khí
 Diệt vi khuẩn trước khi vào phổi.
4. Bài tập vận dụng:
a, Giải thích vì sao thợ lặn và lính cứu hỏa có thể làm việc trong môi trường thiếu
khí oxi?
- Nhờ có thiết bị cung cấp O2  (bình dưỡng khí) đảm bảo sự hô hấp bình thường mà nhà du
hành vũ trụ, lính cứu hỏa, thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong các môi trường thiếu O2.
b, Vì sao không nên thường xuyên thở bằng miệng?
+ Thở miệng bao gồm cả khi ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe không tốt.
+ Đặc biệt với trẻ nhỏ, thở miệng có thể gây xô lệch răng, làm biến dạng mặt. Với
người lớn, chứng thở miệng khi ngủ hoặc mãn tính có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh
lý về nướu hoặc hôi miệng. Gây khô miệng, không khí không được lọc, làm ẩm, làm ấm, diệt
khuẩn … nên mang theo nhiều bụi, vi khuẩn gây bệnh vào phổi…gây hại cho sức khỏe.
c, Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì cho hô hấp?
Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viện và nơi
ở có tác dụng điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là O 2, và CO2) có lợi cho hô hấp,
hạn chế ô nhiễm không khí...
d, Tại sao nên đeo khẩu trang khi đi đường, khi lao động hay ở chỗ đông người?
Khẩu trang là một rào cản đơn giản giúp ngăn các giọt bắn từ đường hô hấp của
bạn tiếp xúc với người khác. Các nghiên cứu cho thấy khẩu trang che mũi và miệng giúp
làm giảm sự phát tán của các giọt bắn. Bạn nên đeo khẩu trang, ngay cả khi bạn không
cảm thấy bị bệnh khi đi đường, khi lao động hay ở chỗ đông người để hạn chế lây lan các
loại bệnh về đường hô hập từ người sang người và từ không khí vào đường hô hấp.
B- Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%.

You might also like