Chương 5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Chương 5

VĂN HÓA TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


CÂU21:

5.1.2. Tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
1. Xây dựng thái độ an tâm công tác
An tâm công tác là một nhân tố hàng đầu trong việc xây dựng thái độ lao động của nhân
viên. Thiếu an tâm công tác làm giảm hiệu năng lao động, giảm sự gắn bó với doanh nghiệp như:
Chế độ làm việc suốt đời, thăng tiến nội bộ đã tạo cho người lao động hội nhập được mục tiêu sự
nghiệp của họ vào mục tiêu chung của doanh nghiệp và tạo tiền đề để xây dựng cái gọi là “tình
cảm một khối”.
2. Mang lại hiệu quả công việc cao.
3. Tạo hứng khởi làm việc trong toàn doanh nghiệp
Tinh thần làm việc của nhân viên luôn quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp.
Để có được một đội ngũ nhân viên năng động, làm việc “hết mình” thì mỗi doanh nghiệp ngoài
hệ thống tiền lương hợp lý cũng cần có những biện pháp kích thích khả năng của các nhân viên.
4. Xây dựng và củng cố tinh thần hợp tác
Sự hợp tác trên tinh thần thiện chí và cùng có phản ứng tích CỰC
5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng
Xây dựng những nét văn hóa riêng có trong doanh nghiệp, làm sao cho các thành viên
cảm nhận được tình cảm gắn bó lẫn nhau trong một gia đình lớn là doanh nghiệp.
CÂU 22
3. Những điều cần tránh trong quan hệ đồng nghiệp
- Không nên có thái độ ganh đua không lành mạnh với đồng nghiệp. Những hành động khích
bác, nói xấu sau lưng đồng nghiệp của mình sẽ khiến cho bạn bị đánh giá thấp đi dưới con mắt
của những người khác và bạn sẽ không được gì ngoài sự xa lánh của những người xung quanh.
- Thái độ co mình, khép kín đối với các đồng nghiệp chỉ làm cho bạn gặp nhiều khó khăn hơn
trong chính công việc của mình. Chia sẻ những ý kiến suy nghĩ của mình về công việc với mọi
người trong công ty là biện pháp tốt nhất để bạn và đồng nghiệp có dịp gần gũi và hiểu về
cách làm việc của nhau, từ đó những phối hợp trong công việc sẽ dễ dàng được thực hiện hơn
- Đừng tách mình ra khởi cộng đồng, hãy sống cùng tập thể.
- Tránh thái độ độc tài bảo thủ khi giải quyết công việc bởi ý kiến của bạn có thể đúng nhưng
chưa đủ. Lắng nghe ý kiến của những người khác, cùng chung vai góp sức, vấn đề sẽ dễ giải
quyết thành công
- Không nên làm hộ phần việc của người khác với các lý do vô tình, bạn sẽ tạo nên tính ỷ lại
trong các đồng nghiệp và tập thể. Mỗi người chỉ có lượng thời gian nhất định, đủ để giải quyết
những công việc của mình. Nếu ôm đồm cùng lúc nhiều việc, chẳng khác nào bạn đã mua dây
buộc mình.
- Không cư xử với đồng nghiệp với thái độ kể cả, thiếu tôn trọng cho dù bạn có thâm niên lớn
hơn, tránh gây hiềm khích. Khi nảy sinh khúc mắc với đồng nghiệp cần giải quyết ngay, trước
khi để tình hình căng thắng.
CÂU 23
5.2.3. Một số khía cạnh văn hóa cần lưu ý trong xây dựng các thành tố thương hiệu
1. Đặt tên thương hiệu
- Tên thương hiệu, nhãn hiệu phải dễ chuyển đổi, có thể dùng cho nhiều sản phẩm trong cùng
một chủng loại; phải có tính hài hòa về văn hóa
- Khi sử dụng tên riêng làm tên thương hiệu cần tính đến sự khác biệt văn hóa.
2. Xây dựng logo của thương hiệu: cần chú ý
- Logo của thương hiệu phải có ý nghĩa văn hóa đặc thù, mang bản sắc của một nền văn hóa nhất
định:
- Logo của thương hiệu phải có khả năng thích nghi trong các nền văn hóa hay ngôn ngữ khác
nhau. Khách hàng ở các nước khác nhau, có nền văn hóa khác nhau và ngôn ngữ khác nhau
-1-
thường có cách hiểu khác nhau đối với các hình ảnh hay ký hiệu. Trên thực tế khó có thể tìm
được những logo có thể được hiểu giống nhau ở nhiều nền văn hóa khác nhau.
3. Xây dựng tính cách của thương hiệu: cần chú ý
- Tính cách nhãn hiệu cần mang đậm ý nghĩa văn hóa và giàu hình tượng
- Nếu tính cách thương hiệu trở nên quá hấp dẫn, nó có thể làm giảm sự chú ý của khách hàng
đến những yếu tố quan trọng.
- Nếu tính cách thương hiệu được thể hiện qua một con người cụ thể như một nghệ sĩ nổi tiếng
chẳng hạn, thì hình tượng thể hiện phải được đổi mới thường xuyên
4. Xây dựng câu khẩu hiệu
Cần chú ý:
- Cần phải đối chiếu ý nghĩa của khẩu hiệu trong những ngôn ngữ khác nhau.
- Không chọn những khẩu hiệu chung chung.
- Không nên sử dụng các khẩu hiệu nhạt nhẽo, vô bổ, nghèo nàn ý nghĩa.

-2-

You might also like