Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG ĐẠI

CƯƠNG
————————
DẪN NHẬP VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I. Quá trình truyền thông giữa người với người
1. Khái niệm truyền thông (communication)
- TT là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm,
kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong cả
hành vi và nhận thức
2. Phân loại
- TT nội cá nhân (intra-personal communication)
- TT liên cá nhân (inter personal communication)
- TT nhóm (group communication)
- TT đại chúng (mass communication)
- TT xã hội
 Truyền thông đại chúng (mass communication)
- Quá trình TT diễn ra ở cấp độ đại chúng (mass) – nhóm công chúng
rộng lớn, đa dạng và chủ yếu là nặc danh, và thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng (mass media)
- Các PTTTĐC:
+ báo chí in (print newspaper and magazine)
+ đài (radio)
+ tivi
+ máy tính và mạng internet (computer, internet)
1
 Báo chí
- Báo chí (journalism) là một phần quan trọng của truyền thông đại
chúng, liên quan dến hoạt động đưa tin của đội ngũ nhà báo.
- Định nghĩa: “Báo chí là hoạt động thông tin chính trị - xã hội”
- Các địa hạt quan trọng khác của truyền thông đại chúng, quảng cáo,
quan hệ công chúng (tuỳ vào nhóm công chúng mục tiêu)

MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG


I. Vai trò của các lý thuyết và mô hình
- Một mô hình thường đi kèm với 1 lý thuyết truyền thông
- Khái quát hoá các ý tưởng, các giả thuyết

Harold Lasswell (1948)


- “Ai nói, nói cái gì, cho ai, bằng kênh nào, và hiệu quả như thế nào”
 Các yếu tố của mô hình truyền thông

S M C R E

- S (sender): nguồn, người gửi (ai nói)


- M (message): thông diệp (nói cái gì)
- R (receiver): người nhận (cho ai)
- C (channel): kênh (bằng kênh nào)
- E (effect): hiệu quả (hiệu quả như thế nào)

2
Claude Shannon và Warren Weaver (1949)

Noise

S M C R E
Wilbur Schramm và Charles Osgood (1954)
- “Thực tế, sẽ là nhầm nếu nghĩ rằng quá trình truyền thông bắt đầu nơi
nào đó và kết thúc
- S (sender): nguồn, người gửi (ai nói)
- M (message): thông diệp (nói cái gì)
- R (receiver): người nhận (cho ai)
- C (channel): kênh (bằng kênh nào)
- E (effect): hiệu quả (hiệu quả như thế nào)
- N (noise): nhiễu
- F (feedback): phản hồi

II.Một số thuật ngữ


* Hiệu quả truyền thông (media effect)
- Truyền thông, như đã biết, là khái niệm rộng hơn báo chí và bao gồm báo chí
- Là kết qủa/hiệu quả đạt được trên thực tế so với kì vọng đề ra của người làm
truyền thông
- Có thể giống/khác, hoặc ngược lại so với kì vọng
- Có thể không rõ ràng
- Thường là khó xác định

3
* Công chúng truyền thông
- Công chúng (đại chúng): bao gồm các cá nhân nặc danh, rất ít tương tác và quan
hệ lỏng lẻo, nên khó tiền hành các hoạt động xã hội chung
- Với TTXH:
+) Thuật ngữ “công chúng” (audience) không mấy khi được sử dụng khi bàn về
TTXH
+) Có lẽ bởi nội hàm của thuật ngữu này, theo cách hiểu thường thấy không còn
chính xác với hình thức truyền thông mới là TTXH
+) Thay vào đó, chủ thể lưu chuyển các loại nội dung trong các cộng đồng hay các
mangj lưới của TTXH, là những ngừoi dùng/sử dụng TTXG trên mạng internet
(user)

* Người dùng (user)


- Vốn là một thuật ngữ xuất phát từ KH máy tính
- Trở nên rất quen thuộc trong ngôn ngữ hàng ngày và thành một khái niệm
hữu ích trong NC truyền thông & giao tiếp
- Tạo ra thay đổi mang tính cách mạng so với thuật ngữ “công chúng”
- Người dùng tạo ra các loại nội dung do ngừoi dùng khởi tạo (user-generated
content, user-created content):
+) Các nội dung trực tuyến mà không phải do ngừoi sản xuất chuyên nghiệp tạo ra
+) Có thể tìm thấy khắp nơi trên mạng, chủ yếu trên các trang MXH như Youtube,
FB, Tiktok, Instagram,…các diễn đàn trực tuyến, v.v
+) Đưa tới một loạt thay đổi lớn trên không gian mạng và trong xã hội nói chung
*Phát triển dân chủ, văn hoá tham gia và chia sẻ, tạo công việc và thu nhập, v.v
*Tuy nhiên còn là các vấn đề như truyền bá bạo lực, chủ nghĩa man rợ, lao động
“số”, vi phạm bản quyền, tin giả, tranh luận về nguồn quảng cáo giữa các tổ chức
BCTT và các MXH, v.v
4
*Hiệu quả trong báo chí
-Tiếng anh: effect
-Việc vận dụng các quy luật, nguyên tắc, hình thức, phương thức hoạt động báo chí
giúp cho nó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm đạt mục đích, được
gọi là hiệu quả
-Hiệu quả của hoạt động báo chí được đánh giá dựa trên mức độ báo chí thực hiện
các nhiệm vụ, chức năng của mình như thế nào. Mỗi loại hình báo chí lại có đặc
trưng riêng, những đối tượng phục vụ khác nhau. Không dễ đánh giá. Xét về tổng
thể, những yêu cầu về nội dung và hình thức để báo chí VN hoạt động có hiệu quả
là:
*Về nội dung:
-Góp phần thực hiện công tác tư tưởng và các lĩnh vực khác theo đường lối của
Đảng và Nhà nước
-Các sự kiện, hiện tượng, quá trình, nhân vật, v.v mà báo chí thông tin đế công
chúng phải thực sự là thông tin cần thiết, có chọn lọc, với số lượng và chất lượng
thoả đáng, qua đó hướng dẫn dư luận, thúc đẩy hành động cách mạng của quần
chúng, đáp ứng những yêu cầu theo từng giai đoạn của công tác chính trị - tư tưởng
-Nâng cao nhận thức của công chúng về một vấn đề cụ thể nào đó. Từ đó góp phần
đưa tới thay đổi thái độ và hành vi

*Về hình thức


-Báo, tạp chí, chương trình phát thanh – truyền hình phải có hình thức thể hiện hấp
dẫn, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của công chúc và đặc biệt là phù hợp với nội dung
cần truyền tải

5
III. Một vài cách tiếp cận trong nghiên cứu về hiệu quả
1. Hiệu quả truyền thông (Media Effects)
- Thuật ngữ “hiệu quả truyền thông” (media effects) hàm ý rằng các thông điệp
truyền thông có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp tới kiến thức, thái độ và thậm
chí hành vi của công chúng
- Một niềm tin phổ biến, gần như chắc chắn: truyền thông đại chúng là một công cụ
đầy quyền lực
- Cùng lúc, tồn tại thách thức vô cùng to lớn trong việc tiên đoán, tạo ra các tác
động nào đó hoặc đơn giản là chứng minh một tác động nào đó thực sự đã xảy ra
- Đây là lĩnh vực có ít nhất sự đồng thuận và sự rõ ràng trong nghiên cứu về truyền
thông đại chúng
2. Cách tiếp cận của ngành nghiên cứu truyền thông đại chúng (mass
communication studies)
- Thuật ngữ “hiệu quả” / “ảnh hưởng” truyền thông được dùng để chỉ một trường
phái nghiên cứu
- Tìm kiếm các mqh nhân-quả (causal) giữa nội dung truyền thông và một hành vi
cụ thể của một cá nhân
- Theo trường phái này, thì các nghiên cứu về tác động của truyền thông đuợc
Denis McQuail chia thành 4 giai đoạn phát triển. Có tính chất tương đối
* Gia đoạn đầu tiên: Truyền thông đại chúng có quyền lực tuyệt đối
- Từ đầu thế kỉ 20 tới những năm 1930
- Các phương tiện truyền thông mới khi đó là báo in, phim ảnh và phát thanh được
cho là có tác động đáng kể tới việc hình thành quan điểm và niềm tin, thay đổi thói
quen và định hướng hành vi của công chúng
- Không dựa trên NCKH mà chủ yếu là dựa trên sự kinh ngạc khi chứng kiến
TTĐC đã tạo ra các cơ hội tiếp cận và thuyết phục đại chúng ra sao

6
*Lý thuyết “Mũi kim tiêm” (hypodermic needle) hay “Viên đạn thần kì”
(magic bullet)
- Harold Lasswell đã cho thấy vai trò quan trọng của TTĐC trong quá trình xảy ra
các xung đột chính trị - xã hội
- Tên gọi của lý thuyết này cho thấy TT có tác dụng của việc tạo ra “hệ miễn dịch”
đối với một loại thông tin nào đó
- Sức mạnh vô song của TTĐC
* Giai đoạn thứ 2: Phản biện về quyền lực tuyệt đối của TTĐC
- Các nghiên cứu về ảnh hưởng của TTĐC trở nên phức tạp hơn nhiều
- Yếu tố về nhân khẩu học và xã hội như tuổi, học vấn, giới tính, các yếu tố tâm lý
xã hội như quan điểm và thái độ vốn có từ trước, kiểu tính cách, khả năng có thể
thuyết phục, mức độ hứng thú, động cơ, độ tin cậy vào nguồn thông tin từ truyền
thông, v.v
- Khó định lượng và xác quyết chính xác về mức độ tác động của TTĐC
- Không có mối quan hệ, trực tiếp, một – đối – một giữa các kích thích của TT và
phản ứng của công chúng
- TTĐC tác động vào cấu trúc sẵn có của các mối quan hệ xã hội và trong một bối
cảnh văn hoá và xã hội cụ thể
* Lý thuyết truyền thông hai bước (two – step flow):
- Còn gọi là lý thuyết về lãnh đạo dư luận (opinion leader). Giữa TK XX, một số
nhà nghiên cứu như Paul Lazarsfeld và các đồng sự đề xuất
- Bước 1: là thông điệp được truyền đến người lãnh đạo ý kiến (KOL), đó là người
thạo tin, có kiến thức chuyên môn và có uy tín, quyền lực ảnh hưởng đến ý kiến
của một nhóm người
- Bước 2: là thông điệp được truyền từ người này đến nhóm công chúng chịu ảnh
hưởng để từ đó hình thành nền dư luận xã hội
* Giai đoạn 3: Sự trở lại của quan điểm “truyền thông quyền lực”
7
- Giai đoạn trước đưa tới quan điểm phổ biến về “ảnh hưởng tối thiểu” (minimal
effect) của truyền thông
- Tuy nhiên, nhiều ngừoi do dự không chấp nhận, ví dụ những người làm công tác
truyền thông chính trị
- Sự xuất hiện và phát triển của truyền hình trong thập niên 1950 và 1960. Được
coi là phương tiện truyền thông mới có sức mạnh còn ghê gớm hơn các phương
tiện TTĐC ra đời trước đó
- Lối tiếp cận của giai đoạn này là tiếp tục chứng minh tác động mạnh mẽ của
TTĐC nhưng dựa trên những ý niệm, giờ đã được điều chỉnh
- Tìm kiếm mối tương quan giữa mức độ sử dụng TTĐC và những thay đổi (nếu
có) trong thái độ, quan điểm, hành vi, dưới tác động của rất nhiều các tác nhiên
(biến số) khác nhau
- Tập trung vào các ảnh hưởng dài hạn và các tác động mang tính tập thể trong một
nhóm người, thay vì cá nhân
- Sự trỗi dậy của cá lý thuyết phê phán trong những năm 1960
* Giai đoạn 4: Tác động của truyền thông – sự dàn xếp (mediation) và thương
thoả (negotiation)
- Cuối thập niên 1970, xuất hiện lối tiếp cận mới trong nghiên cứu về tác động của
truyền thông: “kiến tạo xã hội” (social constructivist)
- Tác động quan trọng nhất của TTĐC là tạo nghĩa
- TTĐC có xu hướng bày ra và ủng hộ một cách nhìn thực tế xã hội. Cung cấp ttin
và cách diễn giải các ttin này, từ đó hình thành một cách đánh giá nhất định
- Dựa trên kno cá nhân hoặc môi trường văn hoá – xã hội mà một người có thể tự
có cách diễn giải riêng, tức là tự kiến tạo nghĩa riêng cho mình, về cùng một sự
kiện mà TTĐC đang bàn tới
- Cả TTĐC lẫn công chúng đều có quyền lực

8
- Truyền thông lựa chọn và đóng khung những hình ảnh nhất định về hiện thực
(trong cả tin tức báo chí lẫn các chương trình giải trí) từ đó tạo ra và/hoặc ủng hộ
một quan điểm/cách diễn giải nào đó về hiện thực
*Lý thuyết đóng khung (Framing theory)
+) Trong khi đó, công chúng tự hình thành cách diễn giải riêng của họ về hiện thực
thông qua tương tác với những diễn giải trên TTĐC
+) Quá trình tương tác đó là sự thương thoả không ngừng. Lối tiếp cận này cũng
thể hiện cho vai trò mediate (tạm dịch, dàn xếp) của TTĐC
+) Đánh dấu sự thay đổi mang tính hệ hình trong nghiên cứu về tác động của
TTĐC: chuyển dần từ định lượng và nghiên cứu hành vi sang định tính

- Sự xuất hiện và phát triển của ngàng Nghiên cứu Truyền thông (media studies)
với tư cách là một nhánh của ngành Nghiên cứu Văn hoá (Cultural Studies) từ thập
niên 1970
- David Gauntlett (2008): thay vì xem xét nội dung truyền thông rồi liên kết chúng
với các vấn đề trong xã hội, thì nên nghiên cứu trực tiếp công chúng truyền thông,
đặt họ ở vị trí trung tâm rồi từ đó xem xét cách thức các thông điệp truyền thông
vận hành ra sao trong đời sống của họ => cách tiếp cận của ngành Nghiên cứu
Truyền thông
- Quan tâm tới bối cảnh, tức khía cạnh văn hoá của công chúng, thay vì tách công
chúng truyền thông ra khỏi bối cảnh sống của họ, “nhốt” vào trong các phòng thí
nghiệm để đo đạc, khảo sát
- Ngành Nghiên cứu Truyền thông, với các nghiên cứu tiên phong của Umberto
Eco (1972), Stuart Hall (1973), Morley ( 1980), Ien Ang (1985) đã sớm chỉ ra
rằng:
+ Các cá nhân khác nhau luôn có cách khác nhau để diễn giải một “văn bản”
truyền thông
9
+ Việc nghiên cứu cách các cá nhân rời lẻ tiếp nhận cùng một văn bản truyền
thông là bất khả thi
+ Thay vào đó, phải nghiên cứu cá nhân với tư cách là thành viên một nhóm công
chúng nào đó, được phân biệt theo các yếu tố như giai tầng xã hội, giới tính, tuổi,
sắc tộc, v.v
- Quá trình tương tác với một văn bản truyền thông luôn là một quá trình thương
thoả giữa văn bản, cá nhân người xem, và toàn bộ hệ thống tư tưởng, niềm tin và
giá trị của cá nhân đó. Không thể khái quát hoá trong nghiên cứu công chúng
truyền thông mà nên là nghiên cứu trường hợp (case studies), sử dụng các phương
pháp định tính
- Công chúng truyền thông không phải những người tiếp nhận bị động, mà là chủ
thể diễn giải các văn bản truyền thông, từ đó mà họ chấp nhận, bác bỏ, chống lại,
hoặc thương thoả trong quá trình kiến tạo nghĩa cho riêng họ

LOẠI HÌNH BÁO IN


I.Sự ra đời và phát triển của báo in
II. Định nghĩa và đặc trưng của loại hình báo in
1.Định nghĩa
- Báo in “là những ấn phẩm định kì chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời
sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội”. (Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại
chúng, 2001)
- Thuật ngữ báo in dùng để chỉ hai bộ phận: báo và tạp chí
2. Đặc điểm loại hình
- Chuyển tải nội dung thông tin qua văn bản in (chữ in, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ,
biểu đồ, v.v.)

10
- Dung lượng hạn chế (số chuyên mục, số trang, số chữ, ảnh, v.v.). Cấu trúc tương
đối cứng nhắc
- Tính định kì. Phân loại báo chí theo định kì (nhật báo, tuần báo, v.v.)
- Kênh phát hành
- Khả năng lưu trữ
3. Giá trị tin tức
- Ảnh hưởng/tác động (impact)
- Tính tức thì (immediacy)
- Tính gần gũi (proximity)
- Tính nổi bật (prominence)
- Tính mới (novelty)
- Tính xung đột (conflict)
- Tính cảm xúc (emotion)
4. Thể loại báo in
1. Nhóm các thể loại tin tức – thông tấn
- Tin (tin vắn , tin ngắn, tin bình, tin tổng hợp, v.v.)
- Tường thuật, ghi nhanh
- Phỏng vấn
- Phóng sự, bài phản ánh, bài điều tra
=> Đặc trưng:
- Cái mới của sự kiện, hiện tượng
- Sự phân tích, đánh giá, khái quát thường hạn chế
- Nhà báo phải trực tiếp tác nghiệp ở hiện trường
2. Nhóm các thể loại chính luận
- Tiểu luận (xã luận, chuyên luận, lí luận tuyên truyền)
- Bình luận (bình luận chung, bình luận theo chủ đề, bình luận quốc tế)
- Phê bình, điểm báo, thư từ (với tư cách là một thể loại)
11
=> Đặc trưng:
- Sử dụng bút pháp chính luận ở mức độ cao và bao quát
- Để tìm hiểu, phân tích nguyên nhân vấn đề, chỉ ra tính quy luật của sự kiện, đưa
ra các khuyến nghị hay rút ra các kết luận
- Thường phản ánh quan điểm của tác giả, toà soạn, thông qua các lí lẽ và dẫn
chứng
3. Nhóm các thể loại chính luận - nghệ thuật
- Kí (bút kí, kí sự, tuỳ bút, kí chân dung, du kí, kí chính luận)
- Tiểu phẩm châm biếm, tiểu phẩm đả kích
=> Đặc trưng:
- Giao thoa giữa báo chí và văn học, tức bút pháp chính luận và bút pháp nghệ
thuật
- Không cho phép hư cấu với thể loại kí, mà chỉ có sự suy ngẫm, liên tưởng, thẩm
định của nhà báo
- Việc sử dụng bút pháp nghệ thuật làm tăng tính hấp dẫn và xúc cảm thẩm mĩ cho
tác phẩm báo chí, chứ không làm thay đổi sự thật
* Lưu ý
- Dù là thể loại nào thì nhà báo cũng cần có các kĩ năng nghề nghiệp: nghiên cứu
tài liệu, phỏng vấn, quan sát thực tế, v.v.
- Mọi phân loại chỉ dựa trên một vài tiêu chí. Nên, chỉ mang tính tương đối
- Xu hướng pha trộn giữa các thể loại. Các dấu hiệu của thể loại này có thể tìm
thấy trong thể loại kia
- Việc tìm hiểu các thể loại cơ bản, quan trọng nhất, đặc thù cho từng nhóm thể
loại là cần thiết để giúp nhà báo có nền tảng cơ bản, khi mới tiếp xúc với sự kiện sẽ
có ngay những ý tưởng ban đầu. Từ những phác thảo ban đàu này sẽ cho phép nhà
váo có những sự linh động và sáng tạo

12
- Một (chùm) sự kiện có thể cần được phản ánh tới công chúng thông qua nhiều thể
loại
5. Bối cảnh của báo in
- Sự suy giảm của báo in trong hai thập kỉ qua, trước sự cạnh tranh của báo điện tử/
trực tuyến và các phương tiện truyền thông mới. Tuy nhiên, báo in vẫn đang tồn
tại, dù số lượng phát hành (tia ra) đã sụt giảm mạnh

III.Một vài xu hướng vận động của báo in


- Trước khi báo điện tử lên ngôi trong thập niên đầu của thế kỉ 21: Xu hướng tăng
trang giảm khổ, xu hướng tăng định kì phát hành và thêm các ấn phẩm phụ, v.v.
- Báo điện tử lên ngôi làm báo in, tuy vẫn tồn tại nhưng đã suy giảm đáng kể, thậm
chí tới mới báo động ở nhiều nơi
- Báo in hiện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức
1. Thách thức với báo in
- Số lượng phát hành và doanh thu từ quảng cáo báo giấy đều sụt giảm qua nhiều
năm, trước sự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử, truyền thông xã hội và quảng
cáo online
- Báo in có chết ?
- Sự suy giảm này tác động mạnh mẽ đến tất cả tờ báo, khi phải giảm tần suất in,
chuyển từ báo ngày sang báo tuần, hoặc cuối tuần
- Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương ghi nhận xu hướng sụt giảm trong nhiều năm
- Tình hình khả quan hơn tại một số nước ở châu Á
2. Một số giải pháp
- Thay đổi về nội dung:
+) Tận dụng lợi thế trong phân tích, bình luận, lí giải, bóc tách bản chất thông tin,
đa chiều vấn đề
+) Tận dụng tối đa thế mạnh của báo chí dữ liệu

13
-Thay đổi về loại hình trọng tâm:
+) Diện mạo của báo in thế giới từ lâu đã không tập trung vào nhật báo, mà là báo
tuần, và thị trường tạp chí, đặc biệt là tạp chí tư vấn, chỉ dẫn
+) Các tờ báo khổ nhỏ
+) Đức: tạp chí giải trí và chỉ dẫn phát triển mạnh
-Thay đổi về mô hình kinh doanh
3. Kết luận
- Mọi thay đổi chỉ có tác dụng phần nào. Báo in thực sự đã qua thời kì hoàng kim
- Khủng hoảng Covid 19 càng làm trầm trọng thêm các khó khăn của báo in:
Khủng hoảng kinh tế, sụt giảm quảng cáo, giảm nhân viên, ngừng ấn bản, thậm chí
đóng cửa

LOẠI HÌNH PHÁT THANH


I. Định nghĩa
- Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin về
những sự kiện và hiện tượng qua âm thanh. Âm thanh trong phát thanh là lời nói,
tiếng động, âm nhạc.
 Các loại tiếng động khác trong phát thanh là nền hoặc minh hoạ cho lời nói
như tiếng gió, mưa, sấm sét, nước chảy, chim hót, tiếng ồn ào do động cơ,
tiếng nói chuyện, v.v,
 Phát thanh truyền thống sử dụng kỹ thuật sóng điện tử và sóng truyền thanh,
tác động vào thính giác của công chúng.
II.Sự ra đời và phát triển của phát thanh trên thế giới
 1900 -1910: Manh nha

14
- Guglielmo Marconi: Công nghệ điện báo không dây. Giúp chuyển tải
nhữngthông điệp phức tạp hơn so với các dấu chấm và vạch của tín hiệu
Morse
- Lee De Forest và Reginald Fessenden: Phát triển điện báo không dây
thành điện thoại không dây
- Đêm Giáng Sinh 1906, Brant Rock MA, Mỹ: Lần lên sóng đầu tiên,
Fessenden, điện thoại không dây

 1910 – 1920: Thử nghiệm


- Charles Herrold, 1912 -1917
- Chiến tranh TGT1, 1917: Phát thanh không chuyên bị đóng cửa; Công nghệ
phát thanh được cải tiến
- -Lee Deforest, 1918, High Bridge NY, phát âm nhạc, tin tức, bầu cử

 1920 – 1930: Phát thanh chính thức ra đời


- Được cấp phép: Âm nhạc
- Thập kỉ của phát thanh: Hàng trăm đài phát thanh ra đời tại Mỹ, giải trí cho
hàng nghìn người mua radio set
- Quảng cáo phát thanh, 1923 -> phát thanh thương mại
- Uỷ ban Phát thanh Liên bang Mỹ và Đạo luật về Phát thanh 1927

 1930 – 1940: Phát triển mạnh mẽ


- Ngành công nghiệp thịnh vượng trong Đại khủng hoảng – “Thời kỳ hoàng
kim của radio” (Golden Age of Radio)
- Shows: hài kịch, chính kịch, âm nhạc, game,…NBC, CBS
- Nhà tài trợ: Các chương trình tìm kiếm tài năng

15
- 1939: Gần 80% người Mỹ sở hữu 1 chiếc radio
- Cuộc chiến giữa báo in và radio
 1960 – 1970: Radio thay đổi
- “Top 40 time and temperature” format thống lĩnh
- The Beatles and Stones
- FM: nhạc pop, cạnh tranh với AM vốn từ chối phát các album nhạc

 1980 – 2000
- AM được cải tiến
- 1990s: công nghệ số
-

III.Phân loại và đặc trưng thể loại


1. Phân loại
 Theo công nghệ:
- Phát thanh qua làn sóng điện (vô tuyến)
- Truyền thanh qua hệ thống dây dẫn (hữu tuyến)
- Phát thanh internet (kĩ thuật số) – digital. Phát thanh trực tuyến

 Theo mục đích/nội dung:


- Phát thanh thương mại, phát thanh quảng cáo, phát thanh giáo dục, phát thanh
chính trị - xã hội.

2. Đặc trưng
- Tuyến tính/hình tuyến
- Thông tin nhanh

16
- Tính trực tiếp và tức thời
- Tính biểu cảm cao. Sức mạnh của lời nói
- Thân mật riêng tư
- Rẻ, dễ tiếp nhận, dễ mang theo
- Ngôn ngữ riêng – nghiêng về cách nói đời thường
- Tính chuyên biệt cao
- Tính giải trí (âm nhạc)

 Phương thức dàn dựng thu thanh trước:


- Là phương thức sản xuất chương trình gồm 3 công đoạn tách rời: tổ chức biên
tập, thu thanh, phát sóng.
- Phát sóng là khâu cuối cùng trong chương trình sản xuất. Khẩu này chỉ diễn ra
sau khi đã có sản phẩm là chương trình phát thanh hoàn chỉnh.

IV. Một số xu hướng phát triển


- Hiện nay phát thanh trên internet/phát thanh kĩ thuật số đang là xu hướng
không tránh khỏi. Nằm trong xu hướng hội tụ truyền thông hay truyền thông đa
phương tiện.
- Một cách tương đối: phát thanh trên internet là quá trình thể hiện các sản
phẩm âm thanh dưới dạng thức đa phương tiện (trong đó âm thanh là dữ liệu
chủ yếu) và truyền đến công chúng qua mạng internet.
 Về công chúng tiếp nhận:
- Vượt qua hạn chế về tuyến tính của phát thanh truyền thống
- Phát thanh trên internet cho công chúng của mình quyền được lựa chọn. Họ có
thể nghe đi nghe lại hoặc nghe ngay đến phần mình thích và bỏ qua những nội
dung là thừa với họ

17
- Do đó, phát thanh trên internet đến gần hơn với giứoi trẻ (thị phần mà phát
thanh trên sóng điện đang gặp thua thiệt trong kỷ nguyên số.
 Về cách thể hiện:
- Cách thể hiện các tác phẩm phát thanh trên Internet phong phú hơn nhiều so
với các tác phẩm phát thanh trên sóng điện.
 Về kết cấu chương trình và dung lượng tác phẩm:
- Các tác phẩm thường kết nối lại với. nhau trong một chương trình, thời lượng
các chương trình có độ dài ngắn khác nhau nhưng lại được liên kết với nhau
thành một hệ thống các chương trình.
 Về ngôn ngữ:
- Phát thanh trên Internet sử dụng ngôn ngữ đa phương tiện, trong đó âm thanh
là chất liệu chính.
 Phát thanh Internet và Phát thanh truyền thống
Phát thanh internet Phát thanh truyền thống
- Rộng rãi toàn cầu - Mang tính vùng, lãnh thổ, theo
- Dùng nhiều thiết bị hiện đại ngày phạm vi quốc gia, hạn chế về băng
nay tần
- Lưu trữ vô hạn - Chủ yếu là các máy thu thanh
- Lượng thông tin nhiều hơn, sâu hơn, - Lưu trữ hạn chế
rộng hơn - Thiếu chuyên sâu, lượng thông tin ít
- Sử dụng hình ảnh, chữ viết,… hỗ trợ hơn
- Hình thức tương tác đa dạng hơn. - Chỉ có thể tiếp nhận qua việc nghe
Người nghe có thể để lại bình luận, - Chỉ có thể tương tác bằng cách tham
chia sẻ. gia chương trình, gửi thư

18
QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
(PUBLIC RELATIONS, PR)

PR LÀ MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN


- Một ngành công nghiệp hàng tỉ đô la
- Riêng ở Mỹ đã có hơn 150 nghìn người hành nghề PR
- Thị trường việc làm phát triển
- Phát triển trên toàn TG, gồm VN
VỀ CƠ BẢN, PR LÀ …
- … Truyền thông hai chiều giữa một tổ chức và các công chúng của nó
- Còn nhiều định nghĩa khác …
PR KHÔNG PHẢI LÀ:
- Các yếu tố của một tổ chức
+ Trong một tổ chức nhỏ thì một vài bộ phận này có thể được hợp nhất
+ Một “tổ chức” có thể là một người, như trường hợp một người nổi tiếng hay
chính trị gia
CÁC KHÁI NIỆM QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
- Nghệ thuật và khoa học trong việc truyền thông với một hay các nhóm công
chúng của một tổ chức nhằm nỗ lực (vẫn còn)
KHÁI NIỆM CHÌA KHOÁ
- Sự quản lí mang tính chiến lược các MQH của một tổ chức với các nhóm công
chúng của nó
PHÂN BIỆT PR & MARKETING
* Bốn chữ P của Marketing
Product (sản phẩm)
Price (giá cả)

19
Place (địa điểm)
Promotion (quảng cáo)

* Những khác biệt giữa PR và Marketing


- Quảng cáo làm việc với các sản - PR làm việc với cả tổ chức như một
phẩm và dịch vụ riêng biệt tổng thể
- Quảng cáo đặc biệt chú trọng việc - PR chú trọng tới tính tin cậy, hình
tạo thêm nhu cầu, doanh số bán hàng ảnh, độ tín nhiệm, các mỗi quan hệ
- Quảng cáo bỏ tiền mua chỗ trên - PR đạt được chỗ trên truyền thông
truyền thông - PR làm việc với tất cả các nhóm
- QC làm việc với nhóm công chúng công chúng
là khách hàng - PR thì không mất tiền
- Bạn phải tốn tiền cho QC

*Các loại tổ chức


- Doanh nghiệp
- Giáo dục
- Phi lợi nhuận
- Quân sự
- Chính phủ
- Sức khoẻ
* Các góc nhìn về công chúng của PR
- bên trong hay bên ngoài
- trọng yếu hay thứ yếu
- truyền thống và tương lai
- những người ủng hộ, những người đối lập và những người không liên kết
20
RACE, CHU TRÌNH CỦA PR
R – research : nghiên cứu
A – action : hành động
C – communication : truyền thông
E – evaluation : đánh giá
CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
- QH với truyền thông
- QH với cộng đồng
- QH với khách hàng
- QH với chính phủ
- QH với nhân viên
- Xác định vấn đề
- Quản lí danh tiếng
- Quản lí khủng hoảng
- Đánh giá quan điểm của công chúng
2 YẾU TỐ ĐỊNH HƯỚNG CHU TRÌNH PR
- Sự quản lý – PR phải được báo cáo tới cấp quản lý cao nhất, không bị cản trở
bởi bất kì nhóm nào
- Hành động - đảm bảo các nguyên tắc đạo đức và phải nhất quán. Nếu năng lực
kém cỏi thì không thể thuyết phục
CHỨC NĂNG “DIỄN GIẢI” CỦA PR TRONG MỘT TỔ CHỨC
- Nó diễn giải cho các phương diện sau của công tác quản lí:
+ Các triết lý
+ Các chính sách
+ Các chương trình
+ Các thực hành
- Đối với công tác quản lý, nó diễn giải các phương diện sau của công chúng:
21
+ Các quan điểm
+ Các nhu cầu
+ Các nguyện vọng
1. WRITING AND EDITING
- News releases : thông cáo báo chí
- Media advisories : tài liệu tư vấn về truyền thông
- Speeches : các diễn văn
- Annual reports : Các báo cáo hàng năm
- Fact sheets : Các tài liệu công bố ra công chúng
- Biographies : Các lý lịch
- And on and on V.v
2. MEDIA RELATIONS (Quan hệ với truyền thông)
- Get favorable media coverage for your client (new releases, videos)
Có được tin tức trên báo chí thuận lợi cho khách hàng của bạn (thông cáo báo
chí, các video)
- Form relationships with media people
Xây dựng các mối quan hệ với giới báo chí

22

You might also like