Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

NHÓM 2 – CĐ GDPL

HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN QUA BÁO CHÍ


TRONG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Khái niệm
Tuyên truyền pháp luật là sự truyền tải thông tin về pháp luật nhằm mục đích
cung cấp thông tin pháp luật, vận động, tác động đến các đối tượng được tuyên truyền
biết, hiểu và chấp hành pháp luật
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội,
báo chí ở Việt Nam gồm: báo in ( báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo
nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe -
nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử
(được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu
số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
=> Tuyên truyền phổ biến GDPL qua báo chí là sự truyền tải thông tin về pháp luật
thông qua phương tiện thông tin đại chúng `abáo chí (báo in, báo nói, báo hình,…) để
nhằm mục đích cung cấp thông tin pháp luật, truyền tải đến các đối tượng được tuyên
truyền biết đến các thông tin đó để từ đó hiểu và chấp hành pháp luật
Hình thức chiếm ưu thế ở VN, trên các tờ baoas đều có phần mục pháp luật đặc biệt là
pháp luật và đời sống.
2. Ưu điểm, nhược điểm
2.1. Ưu điểm
- Có hiệu quả xã hội cao thông qua con đường tự nhiên, dễ tiếp thu và hấp dẫn
- các phương tiện đa dạng, phù hợp với thị hiếu, thói quen của mỗi người trong
xã hội nên có sự linh hoạt theo sở thích mỗi người
- Đối tượng rộng: So với các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác thì loại hình
phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí có lợi thế là có đông đảo bạn đọc, khán thính
giả trong nước và ở nước ngoài.
- Hình thức phong phú, hấp dẫn: Báo chí có nhiều loại: báo in, báo nói, báo hình, báo
điện tử. Trong mỗi loại hình đó lại có rất nhiều cách thể hiện như: tin, bài, tọa đàm,
diễn đàn, truyện ngắn, tiểu phẩm, phim truyền hình, phim tài liệu,…
- Tính nhanh chóng, kịp thời: Do đặc thù của báo chí là thực hiện hoạt động thông tin,
yêu cầu cơ bản của thông tin là phải nhanh nhạy, kịp thời, cập nhật, nếu không thông
tin sẽ trở nên lỗi thời, không còn tính hấp dẫn. Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của
khoa học, công nghệ, các loại hình báo chí đều có đặc tính là truyền tin nhanh, đặc biệt
là báo điện tử. Chính vì vậy, việc tuyên truyền pháp luật trên báo chí luôn được thực
hiện nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng nhu cầu được thông tin, tìm hiểu về pháp luật
của người dân.
- Tính rộng khắp: Với số lượng phát hành lớn (báo in), với diện phủ sóng rộng (đài
phát thanh, đài truyền hình), sự kết nối mạng internet toàn cầu, việc thông tin của báo
chí nói chung và việc tuyên truyền pháp luật trên báo chí nói riêng được thực hiện trên
diện rộng, về đặc tính này không có loại hình nào có thể ưu việt hơn báo chí.
- Tính phổ cập: Do đối tượng phục vụ chung của báo chí là đông đảo công chúng, bên
cạnh đó, mỗi cơ quan báo chí lại có một đối tượng phục vụ chủ yếu riêng (như thanh
niên, phụ nữ, nông dân, nhà khoa học…). Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật trên báo chí luôn đảm bảo tính phổ cập, phục vụ cho đông đảo đối tượng của
mình.
2.2. Nhược điểm
- Phụ thuộc vào tính chủ động tiếp thu của đối tượng tuyên truyền pháp luật
- Không thể truyền tải được đến với những người khuyết tật: thính giác, thị giác

Yêu cầu khi viết tin bài


- Tính kịp thời, thời sự, có sức răn đe với người gặp sai phạm
- đảm bảo đúng pháp luật: nội dung đúng pl, không vi phạm luật bản quyền
- đảm bảo tính chân thực, khách quan
- Định hướng đúng đắn về thông tin
- ngắn gọn, súc tích, chính xác

Kĩ năng viết tin bài


- chọn vấn đề, sự kiện để đưa tin
- lựa chọn cách thể hiện
- xác định đối tượng thông tin để từ đó lựa chọn …
- thu thập thông tin: kiểm tra nắm vững thông tin; lựa chọn thông tin: sàng lọc lại
thông tin; sắp xếp, so sánh đối chiếu và dựng thông tin thành chuỗi logic
- Tập trung sự chú ý là nhân vật, sự kiện trung tâm trong câu chuyện
- viết tin bài, thu hút được độc giả, nd hình thức chặt chẽ, logic
3. Xây dựng một kế hoạch tuyên truyền và phổ biến GDPL minh hoạ cho phương
pháp tuyên truyền qua báo chí
a. Mục đích
- Nhằm cung cấp kịp thời những thông tin và tuyên truyền các chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước
- Giáo dục các kiến thức pháp luật quan trọng
- Giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm trong việc tôn trọng, thực hiện pháp luật.
b. Nội dung
- Các tin tức nổi trội, có tính chất tiêu biểu, tính thời sự, các vấn đề về thực trạng xã
hội
- Thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
c. Hình thức tổ chức
- Tổ chức chương trình phát thanh, bản tin ngắn, báo giấy in
- Thực hiện giải đáp, tư vấn pháp luật qua truyền hình, phát thanh
- Tiểu phẩm, truyện ngắn, phóng sự, phỏng vấn, diễn đàn,…
d. Cách thức tiến hành
Bước 1: Xác định mục đích và hình thức của chuyên trang; chuyên mục
Bước 2: Xác lựa chọn và thu thập thông tin cho chuyên trang, chuyên mục.
Bước 3: Thời lượng của chuyên trang, chuyên mục, thời gian phát sóng, phát hành
báo; xác định kinh phí thực hiện, đảm bảo đủ cơ sở vật chất.
Bước 4: Phân công trách nhiệm thực hiện
- Cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm pháp lý của chuyên mục, chương trình; cung cấp
sách báo, tài liệu pháp luật, cử cộng tác viên hỗ trợ viết bài
- Xây dựng một đội ngũ biên tập có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trình độ
kiến thức về pháp luật
- Tạo điều kiện, cơ sở viết tin, bài, ghi hình, ghi âm, phòng thu
- Cơ quan báo chí chịu trách nhiệm sản xuất và thực hiện theo đúng quy định của Luật
báo chí, chịu trách nhiệm về nội dung thông tin
Bước 5: Tổ chức, phát hành chương trình, chuyên trang, chuyên mục

KẾ HOẠCH PHÁT THANH HỌC ĐƯỜNG THÁNG 10


CHỦ ĐỀ: AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
ĐOÀN TRƯỜNG THPT A
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nhằm cung cấp kịp thời những thông tin về thực trạng vấn đề An toàn giao thông và
Bạo lực học đường hiện nay cho HS và CBGV
- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn
đề an toàn giao thông và bạo lực học đường
- Giáo dục cho HS các kỹ năng cần thiết khi tham gia giao thông và các kỹ năng về
phòng, chống BLHĐ
- Giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm của HS trong việc tham gia giao thông và
phòng, chống BLHĐ
- Tạo môi trường giải trí lành mạnh cho HS; giúp HS thư giãn sau những giờ học căng
thẳng
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Thời lượng phát thanh
- 1 số phát thanh/1 tuần
- Thời gian: sáng thứ 6
- Chủ đề phát thanh:
+ Tuần 1 – 2: Chủ đề An toàn giao thông
+ Tuần 3 – 4: Chủ đề Bạo lực học đường
2. Nội dung chương trình
2.1. Phần tin tức
- Thời gian: 3 phút
- Nội dung:
+ Thông tin về các hoạt động của nhà trường
+ Các thông tin được nhiều người quan tâm theo dõi, phù hợp với lứa tuổi của HS:
thông tin về âm nhạc, bóng đá, giải trí,…
+ Các kế hoạch hoạt động của trường và các tổ chức đoàn thể
2.2. Phần chủ đề
- Thời gian: 12 phút
- Nội dung:
Tuần Chủ đề phát thanh Ghi chú
1 Chủ đề: An toàn giao thông
- Thực trạng tình hình tham gia giao thông của học sinh
trong trường
- Bài hát theo chủ đề
2 Chủ đề: An toàn giao thông
- Tuyên truyền pháp luật: tuyên truyền Luật An toàn
giao thông, các quy định xử phạt người vi phạm Luật
An toàn giao thông
- Bài hát theo chủ đề
3 Chủ đề: Bạo lực học đường
- Thực trạng vấn nạn bạo lực học đường trong các
trường học trên địa bàn huyện
- Bài hát theo chủ đề
4 Chủ đề: Bạo lực học đường
- Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường
- Tuyên truyền pháp luật: những quy định của pháp luật
về phòng, chống bạo lực học đường
- Cách phòng chống bạo lực học đường
- Bài hát theo chủ đề

3. Quy định về chế độ tin bài


- Khuyên khích các thầy cô giáo, các em HS đóng góp tin bài cho chương trình phát
thanh. Chủ đề phát thanh theo tuần sẽ được ban biên tập thông báo cụ thể trên trang
page của Đoàn trường
- Khuyến khích các thầy, cô giáo, các em HS tham gia vào chương trình phát thanh:
Quà tặng âm nhạc – đề xuất bài hát theo chủ đề
- Tuỳ theo từng chủ đề, ban biên tập có thể đề nghị các thầy cô và tổ chuyên môn hỗ
trợ viết bài
- Các bài viết sẽ được biên tập để phát thanh và đăng tải trên trang page của nhà
trường
- Thời gian nhận tin: Tất cả các ngày trong tuần, qua hòm thư phát thanh:
tinbaipt@gmail.com
4. Ban biên tập và phát thanh
- Trưởng ban
- Phó ban
- Uỷ viên
5. Cơ sở vật chất
- Cần các trang bị: micro, máy ghi âm, loa, đài, máy tính, máy in, phòng thu.
6. Dự kiến kinh phí
- Kinh phí cho cộng tác viên: 20.000/bài (chủ đề); 10.000/1 tin tức.
- Kinh phí cho biên tập: 50.000/1 số.
- Kinh phí trích từ quỹ phong trào.
III. Cách thức tổ chức
- Đăng bài phát thanh thông qua loa của trường.
IV. Phương pháp tổ chức
- Đăng bài phát thanh 1 số phát thanh/1 tuần
- Thời gian: sáng thứ 6
- Chủ đề phát thanh:
+ Tuần 1 – 2: Chủ đề An toàn giao thông
+ Tuần 3 – 4: Chủ đề Bạo lực học đường
V. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Thu thập các bài viết đến từ thầy cô giáo, các em HS có liên quan đến chủ đề
“Bạo lực học đường” và “An toàn giao thông
Bước 2: Tiến hành sàng lọc, lựa chọn những bài viết phù hợp với thời lượng của bài
phát thanh và mục tiêu hướng đến.
Bước 3: Ghép nhạc và thu âm bài phát thanh
Bước 4: Phát bài phát thanh thông qua loa

You might also like