VB BẾP LỬA ngắn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BẾP LỬA – BẰNG VIỆT

1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc, hồi tưởng về bà (3 câu đầu)
- Điệp ngữ “một bếp lửa”
+ hình ảnh quen thuộc, gần gũi
+ tạo điệp khúc mở đầu -> nhấn mạnh hình ảnh khắc sâu trong tâm trí
- Hình ảnh bếp lửa: chờn vờn, ấp iu
-> hình ảnh lúc mờ lúc tỏ -> tấm lòng chăm chút, yêu thương
-> gợi ra hình ảnh người bà
- Cảm xúc khi nhớ về bà: nỗi nhớ thương (h/a ẩn dụ “biết mấy nắng mưa”)
2. Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và bếp lửa (khổ 2,3,4,5)
a) Kỉ niệm về mùi khói bếp với tuổi thơ gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn
- Mùi khói bếp -> ấn tượng sâu sắc về những năm tháng nghèo khổ, thiếu thốn
- Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” + cụm từ “khô rạc ngựa gầy”
+ nhấn mạnh cái đói deo dắt, cuộc sống lay lắt, mòn mỏi
+ ám ảnh về nạn đói khủng khiếp 1945
-> quá khứ đau thương, đen tối
- Kỉ niệm khắc sâu -> sự nghẹn ngào, xót xa, ngậm ngùi
b) Kỉ niệm sống trong sự yêu thương, đùm bọc, chở che của bà cùng tiếng tu hú quen
thuộc
- Tám năm ròng: thời gian liên tục, dài, nối tiếp
(cuộc kháng chiến chống Pháp)
- cháu cùng bà nhóm lửa: cuộc sống vất vả nhưng gắn bó, yêu thương
- Tiếng tu hú
+ quen thuộc, mùa hè
+ lặp lại nhiều lần -> điệp khúc
+ gợi không gian mênh mông, buồn vắng -> tình cảnh vắng vẻ, đơn côi của 2 bà
cháu
+ người bạn chia sẻ những tháng ngày tuổi thơ
+ bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, hoài niệm thiết tha
=> NT: câu cảm thán, câu hỏi tu từ -> bộc lộ cảm xúc: nhớ thương bà
- Tình yêu thương, sự chăm sóc của bà:
+ Hoàn cảnh: chỉ có 2 bà cháu sống với nhau
+ BP tu từ liệt kê và điệp ngữ
-> tình yêu thương bao la, sự chăm sóc, đùm bọc của bà (là cha, là mẹ, là thầy)
Sự gắn bó quấn quýt giữa bà và cháu
-> tình cảm cháu dành cho bà: xót thương (thương)
=> bà: chỗ dựa tinh thần, tần tảo, giàu tình yêu thương và đức hi sinh
=> lòng biết ơn, trân trọng
- Giọng thơ: thủ thỉ, tâm tình.
c) Kỉ niệm về tuổi thơ dữ dội trong khói lửa chiến tranh, ở đó nổi bật phẩm chất cao
đẹp của bà (khổ 4)
- Ấn tượng về năm giặc đốt phá làng: tội ác của giặc (đốt làng cháy tàn cháy rụi), sự
gian khó và nỗi đau thương của người dân, sự đoàn kết đùm bọc
- Phẩm chất cao quý của bà:
+ mạnh mẽ
+ tần tảo, giàu lòng yêu nước, giàu tình yêu thương và đức hi sinh -> là hậu
phương vững chắc để tiền tuyến cầm chắc tay súng chiến đấu
=> Phẩm chất của những người bà, người mẹ VN
d) Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa (khổ 5)
- BP điệp ngữ: rồi và từ “lại” -> nhấn mạnh hình ảnh quen thuộc – bếp lửa, bà nhóm
bếp – thói quen hàng ngày
- H/a bếp lửa – nghĩa thực: h/a trong mỗi gia đình, gắn với cuộc đời vất vả của bà
- H/a bếp lửa -> h/a ngọn lửa (điệp ngữ) : mang ý nghĩa ẩn dụ
+ bếp lửa được nhóm: nhiên liệu + ngọn lửa trong lòng bà
+ ngọn lửa: tình yêu thương + tình yêu nước + sức sống mãnh liệt + niềm tin, hi
vọng => bà truyền cho cháu => cháu hiểu được dân tộc vất vả, tình nghĩa
=> bà: nhóm lửa -> giữ lửa -> truyền lửa
- Các ĐT: nhen, ủ, chứa -> ý chí, bản lĩnh
- Dấu ba chấm: ngọn lửa bất diệt
=> từ h/a ngọn lửa -> tần tảo, nhẫn nại, đầy yêu thương
3. Suy ngẫm về bà và bếp lửa (khổ 6)
* Suy ngẫm về bà
- lận đận, ẩn dụ “biết mấy nắng mưa”, mấy chục năm: sự vất vả, gian truân suốt cuộc
đời bà -> bà tần tảo, đôn hậu, chịu thương chịu khó
-> tình cảm của cháu đối với bà
- Từ “nhóm” – điệp ngữ, từ nhiều nghĩa
+ nhóm 1: nét sinh hoạt ấm cúng, bàn tay khéo léo, tấm lòng chăm chút, nâng niu
+ nhóm 2: tình yêu thương của bà vừa mang ý nghĩa tả thực , vừa mang ý
nghĩa
ẩn dụ
+ nhóm 3: sự đoàn kết sẻ chia
+ nhóm 4: bà khơi dậy trong cháu những tình cảm tốt đẹp
-> Điệp ngữ: nhấn mạnh giá trị của việc bà nhóm lửa -> khơi dậy tình yêu thương, ý
chí, niềm tin -> vẻ đẹp tâm hồn bà + tình cảm cháu dành cho bà.
* Suy ngẫm về bếp lửa: Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
- Câu cảm thán + đảo ngữ -> nhấn mạnh sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi khám phá ra sự
kì diệu của bếp lửa
- Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng vì:
+ bếp lửa được nhóm từ nhiên liệu + ngọn lửa trong lòng bà
+ gợi tình bà ấm áp, tay bà chăm chút -> khơi dậy niềm tin, sức sống trong cháu
+ bếp lửa -> nhận ra vẻ đẹp tâm hồn con người VN
+ bếp lửa gắn với h/a bà – người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa
=> yêu thương, trân trọng, biết ơn
4. Nỗi nhớ của người cháu phương xa về bà và bếp lửa (khổ cuối)
- Hoàn cảnh: cháu xa bà
- Cháu gặp nhiều điều thú vị, mới lạ (điệp ngữ + liệt kê)
-> khoảng cách không gian, thời gian càng khiến nỗi nhớ thương thêm da diết, thường
trực
- Câu nghi vấn -> bộc lộ cảm xúc -> nhắc nhở k quên bà, quá khứ gian khỏ mà nghĩa
tình
-> tình yêu đối với bà khơi nguồn cho tình yêu quê hương, đất nước.

You might also like