Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.

Quyền yêu cầu xác định năng lực hành vi dân sự và đơn yêu cầu Tòa án
2.1. Đối với quyền yêu cầu xác định năng lực hành vi dân sự
Theo quy định tại Điều 18 BLDS năm 2015: “ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự ”.
Như vậy, năng lực chủ thể cả cá nhân thể hiện khả năng xác lập, thực hiện, thay đổi và
chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự khi được Nhà nước trao quyền và nghĩa vụ. Chủ thể
có quyền yêu cầu xác định năng lực hành vi dân sự của một người căn cứ Điều 376
BLTTDS 2015 cụ thể như sau:“(1) Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu
quan có quyền yêu cầu…; (2) Người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi
do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu
cầu…”. Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 376 BLTTDS năm 2015, có thể xác định có 2
nhóm chủ thể có quyền yêu cầu xác định năng lực hành vi dân sự đó là: Người có quyền,
lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án xác định năng lực
hành vi dân sự hoặc Người chưa thành niên khi xác định bản thân không đủ khả năng
nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất, tinh thần nhưng họ chưa đến mức mất
năng lực hành vi dân sự thì cũng có quyền yêu cầu. Có rất nhiều trường hợp, các cá nhân
nộp đơn yêu cầu Tòa án xác định năng lực hành vi dân sự của một người, tuy nhiên phải
căn cứ vào chủ thể có quyền dựa trên Điều 376 BLTTDS để xác định có hay không
quyền được yêu cầu trước khi nộp đơn đến cơ quan Tòa án.
Căn cứ Điều 376 quy định về “quyền yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành
vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi”, có thể xác định việc thực hiện yêu cầu cơ quan Tòa án xác định năng lực hành vi dân
sự có thể dẫn đến những kết quả khác nhau tùy vào yêu cầu đương sự, tình trạng tài liệu,
chứng cứ do đương sự cung cấp và do cơ quan có thẩm quyền xác minh, Trưng cầu giám
định trước khi tuyên bố. Hệ quả pháp lý của việc yêu cầu xác định năng lực hành vi dân
sự của một cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự có thể là: cá nhân bị yêu cầu sẽ mất
năng lực hành vi dân sự; cá nhân bị yêu cầu sẽ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cá
nhân bị yêu cầu sẽ bị tuyên có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cá nhân bị yêu
cầu sẽ được tuyên là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
2.2. Đơn yêu cầu xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Về xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết được quy định tại khoản 1 Điều
362 BLTTDS năm 2015 cụ thể “Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi
đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại Mục 2 Chương III của Bộ luật này”. Khi
đương sự có yêu cầu xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân, trước hết cần tìm hiểu
rõ về thẩm quyền và nơi chính xác để nộp đơn yêu cầu. Để xác định thẩm quyền của Tòa
án, cần làm rõ 3 yếu tố sau:
Đối với thẩm quyền theo loại việc, căn cứ khoản 1 Điều 27 BLTTDS năm 2015 có
thể xác định “Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực
hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi”thuộc về thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Đối với thẩm quyền theo cấp, căn cứ điểm a khoản 2 Điều 35 BLTTDS quy định
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết “Yêu cầu về dân sự quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này”. Trong đó, khoản 1 Điều
27 có quy định về quyền “Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người
mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi”. Bên cạnh đó, điểm b khoản 1 Điều 37 BLTTDS năm 2015
có quy định tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ việc “Yêu cầu về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29,
31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này”. Như vậy,
tùy vào trường hợp, điều kiện để chủ thể yêu cầu có thể xác định Tòa án nhân dân nơi có
thẩm quyền giải quyết công việc của mình.
Đối với thẩm quyền theo lãnh thổ, theo quy định điểm a khoản 2 Điều 39 về thẩm
quyền của Tòa án theo lãnh thổ đã nêu rõ về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa
án theo lãnh thổ “Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư
trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết…”. Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 2 Điều 40
BLTTDS xác định Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu
cầu “(2) Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân
và gia đình trong các trường hợp sau đây: a) Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu
cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu
giải quyết”. Điều luật này xác định người yêu cầu tức nguyên đơn là người có quyền lựa
chọn Tòa án giải quyết.
Như vậy, trước khi người yêu cầu tiến hành nộp đơn cần tìm hiểu các vấn đề về
loại việc, về cấp và về lãnh thổ để xác định Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết để thực
hiện công việc hiệu quả, tránh gây mất thời gian của bản thân và cơ quan Tòa án.
Về nội dung đơn yêu cầu, theo khoản 2 Điều 362 BLTTDS năm 2015 quy định về
Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đã nêu rõ các nội dung chính đối với đơn yêu
cầu như sau: Ngày, tháng, năm làm đơn; Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân
sự; Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có); Những vấn đề cụ thể yêu
cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc
dân sự đó; Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó
(nếu có); Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu
cầu của mình; Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ
chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần
cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực
hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp. 1Về cơ bản, các nội dung đơn cần đảm bảo các
yêu cầu về hình thức, nội dung yêu cầu, cung cấp đủ thông tin, tài liệu thì mới được Tòa
án tiếp nhận và thụ lý giải quyết.
Về tài liệu, chứng cứ kèm theo phục vụ việc chứng minh cho yêu cầu của mình là
có căn cứ hợp pháp, đủ điều kiện yêu cầu và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình
được quy định tại khoản 3 Điều 362 BLTTDS năm 2015. Để chứng minh chủ thể có đủ
điều kiện yêu cầu xác định tình trạng năng lực hành vi dân sự của một cá nhân, trước hết
cần cung cấp các thông tin về nhân thân của mình và người bị yêu cầu, người có quyền
và nghĩa vụ liên quan những giấu tờ như: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/
Giấy chứng tử/ Giấy khai sinh/Giấy thế vị khai sinh/ Sổ hộ khẩu…Ngoài ra, cũng cần
cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan chứng minh cho việc yêu cầu tuyên bố một
người mất năng lực hành vi dân sự (ví dụ: Giấy khám bệnh, Đơn thuốc kèm theo, Hồ sơ
bệnh nhân, Bản kết luận Pháp y tâm thần…).
Như vậy, để đảm bảo đơn yêu cầu được Tòa án tiếp nhận và thụ lý giải quyết, cần
chú ý đến những vấn đề về cơ quan Tòa án có thẩm quyền giải quyết; nội dung đơn yêu
cầu; tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu. Những nội dung trên cần nghiên cứu,
hoàn thiện đầy đủ các nội dung trước khi tiến hành nộp đơn cho cơ quan Tòa án.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật Dân sự năm 2015;
2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
3. Nguyễn Thị Tú Anh; PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng hướng dẫn, “Năng lực hành vi
dân sự của cá nhân theo Bộ luật Dân sự năm 2015”, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Hà Nội, 2019;
4. Nguyễn Thị Kiều Trang ; TS. Nguyễn Triều Dương hướng dẫn, “Thủ tục giải
quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Luận văn thạc
sĩ Luật học, Hà Nội, 2015.

1
Xem: Khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020.

You might also like