Thực trạng trái phiếu Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1.

Thực trạng trái phiếu Việt Nam


1.1. Điều kiện phát hành trái phiếu ở việt nam
Tại Việt Nam, các điều kiện phát hành trái phiếu được quy định trong
Luật Chứng khoán và các quy định hướng dẫn liên quan của Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước. Cụ thể, các điều kiện phát hành trái phiếu
bao gồm:
- Công ty phát hành trái phiếu phải có đầy đủ giấy tờ, tài sản và nguồn
lực cần thiết để thực hiện nghĩa vụ trả lại và trả lại vốn của trái phiếu.
-Công ty phát hành trái phiếu phải được thiết lập và hoạt động hợp
pháp, không bị nghịch lý về tài chính và không bị cấm hoạt động.
-Trái phiếu phải có giá trị tối thiểu là 100 triệu đồng.
-Thời hạn hoàn trả và khoản hoàn trả của trái phiếu phải được xác
định rõ ràng và không được quá 10 năm.
-Công ty phát hành trái phiếu phải công bố đầy đủ thông tin và chính
xác về trái phiếu, bao gồm các thông tin về mục đích phát hành, mức
độ rủi ro, tài sản chắc chắn và năng lực tài chính của công ty.
- Công ty phát hành trái phiếu phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước và chấp hành các quy định của luật về chứng khoán và trái
phiếu. Các điều kiện này sẽ được kiểm tra và xác nhận trước khi công
ty được phép phát hành trái phiếu.
1.2. Thị trường trái phiếu chính phủ
- Thị trường chính phủ đóng vai trò then chốt trên thị trường trái
phiếu. Trong những năm qua, thị trường TPCP đã hình thành và
phát triển song song với sự phát triển của thị trường cổ phiếu niêm
yết với các cột mốt lịch sử:
+ Năm 2000, quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ theo nghị
định 72/CP ngày26/07/1994 được thay thế bằng nghị định
01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 ban hành quy chế phát hành trái
phiếu Chính phủ. Tháng 8/2000: TPCP lần đầu tiên được đưa vào
giao dịch trên Trung tâm giao dịchchứng khoán Tp. HCM (HOSE)
+ Tháng 11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-
CP về việc pháthành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ
bảo lãnh và trái phiếu chínhquyền địa phương bằng đồng Việt Nam
và ngoại tệ trong phạm vi cả nước. Tráiphiếu Chính phủ do Chính
phủ phát hành bao gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếukho bạc, trái
phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ
vàcông trái xây dựng Tổ quốc
+ Tháng 6/2006, Quyết định số 2276/QĐ-BTC về tập trung đấu
thầu trái phiếuChính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng
khoán Hà Nội và Quyết định46/2006/QĐ-BTC ban hành
Quy chế về việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn. Quyết
định này quy định sẽ chỉ tập trung hoạt động đấu thầu trái
phiếuChính phủ, bao gồm trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư
tại Trung tâm Giaodịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày
01/07/2006
+Tính đến 30/9/2007, đã có hơn 114.809 tỉ đồng trái phiếu được
niêm yết giao dịchtrên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM
(HOSE) và Trung tâm Giao dịch Chứngkhoán Hà Nội (HASTC),
tăng gấp hơn 104 lần so với giá trị niêm yết năm 2000
+ Tháng 1/2008, Quyết định 86/2008/QĐ-BTC phê duyệt đề án
xây dựng thị trườngTPCP chuyên biệt. Đây được xem là mốc sự
kiện quan trọng nhất vì đã đặt ra mụctiêu, lộ trình và xác định mô
hình phát triển của Thị trường trái phiếu chính phủ
+ Tháng 9/2009, Hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ chuyên
biệt chính thứcđược Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào
vận hành và ra mắt vào ngày24/09/2009 tới với mục tiêu phát huy
tối đa tầm quan trọng của kênh huy độngvốn này đối với nền kinh
tế.
+ Năm 2010, thị trường trái phiếu Chính phủ tiếp tục ảm đạm, như
đợt đấu thầu cholô 3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm tổ chức lần 1 vào
ngày 25/1/2010 đã thất bại vàphiên đấu thầu thứ 2 vào ngày
24/3/2010 cũng chỉ bán được 3,33% tổng khốilượng chào bán. Tuy
nhiên, tổng giá trị giao dịch đạt trên 81.000 tỷ đồng, bìnhquân mỗi
phiên giao dịch đạt 340 tỷ đồng.
+ Năm 2011, Tổng giá trị giao dịch chỉ đạt trên 73.000
tỷ đồng, bình quân 280 tỷđồng/phiên. Giá trị giao dịch trái
phiếu chính phủ trong năm 2011 lại giảm sovới 2010 (tốc độ giảm
là 9,88%). Nguyên nhân sự sụt giảm TPCP 2011 do tácđộng từ
khủng hoảng nợ công châu Âu, suy thoái kinh tế Mỹ, lạm phát cao
ởnhiều nước châu Á, cùng với một lượng lớn trái phiếu chính phủ
đã đến hạn(hơn 50.000 tỷ đồng), bội chi ngân sách… gây áp lực
lên nguồn cung trái phiếuchính phủ ở thị trường sơ cấp; lạm phát
cao và chính sách tiền tệ thắt chặt đãhạn chế sự tham gia của các
nhà đầu tư
+Năm 2012, huy động và phát hành trái phiếu chính phủ đạt kỷ lục
kể từ khi thịtrường này được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
vận hành chính thức ngày 24/9/2009
- Trong giai đoạn năm 2011-2014 thị trường TPCP đã trở nên sôi
động hơn là do:
+ Các tổ chức tín dụng trong quá trình tái cơ cấu lại đã chú trọng
hơn đến việcđảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động, nhiều ngân
hàng đã nâng tỷ lệ sở hữutrái phiếu chính phủ nhằm mở rộng dự
trữ thanh khoản thứ cấp. Do đó tráiphiếu chính phủ trở thành một
kênh đầu tư hấp dẫn của các tổ chức tín dụng.
+ Việc Chính phủ và Ngân hàng nhà nước thể hiện quyết tâm thực
hiện tái cấutrúc nền kinh tế cũng như hệ thống các tổ chức tín dụng
đã tạo ra triển vọngkinh tế vĩ mô ổn định, thu hút được sự quan
tâm của các nhà đâu tư nước ngoàiđối với thị trường trái phiếu
Chính phủ của Việt Nam
+ Lãi suất trái phiếu chính phủ ở mức khá hấp dẫn đối với nhà đầu

- Giá trị giao dịch của thị trường có xu hướng ngày càng tăng cao:
năm 2011 tổnggiá trị giao dịch khoảng 90 nghìn tỷ đồng thì năm
2012 đã tăng lên 150 nghìn tỷđồng và trong 9 tháng đầu năm 2013
đã đạt gần 240 nghìn tỷ đồng.
- Lãi suất trái phiếu Chính phủ có xu hướng giảm dần qua 2 năm
- Năm 2015-2018, thị trường TPCP ngày càng tăng và có nhiều
chuyển biến tích cực:
+ Khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành đạt 281.750 tỷ đồng
tương đương 98,3% kế hoạch phát hành năm với 91% khối lượng
phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên (vượt mục tiêu do Quốc hội
đề ra là 70% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên);
đồng thời lần đầu tiên phát hành thành công trái phiếu Chính phủ
kỳ hạn 30 năm cho nhà đầu tư nước ngoài.
+ Năm 2017, tổng khối lượng phát hành TPCP, TPCP bảo lãnh,
trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp đạt
396.204 tỷ đồng, tương đương 7,91% GDP năm 2017. 100% khối
lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, trong đó kỳ hạn phát
hành bình quân TPCP đạt mức kỷ lục là 12,74 năm.
+ năm 2018 quy mô thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) năm
2018 đạt khoảng 27% GDP (tương đương với cuối năm 2017).

- Trong những năm gần đây thì thị trường TPCP ngày càng phát
triển mạnh mẽ
1.3. Trái phiếu doanh nghiệp
- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bắt đầu hình thành ở
Việt Nam từ năm 2000.
+ Năm 2007 mới chỉ có 10 doanh nghiệp phát hành trái
phiếu, gồm có:PetroVietnam, Tổng công ty cao su, Vinashin,
Electric Vietnam Copreration (EVN),Lilama, Vietnam Steel
Corperation, Vilexim, Tổng Công ty cổ phần xây dựng điện
Việtnam, Tổng công ty Sông Đà và Vinaconex. Hầu hết các trái
phiếu được phát hành đều có kỳ hạn, ngắn nhất là 2 năm và dài
nhất là 10 năm
+ Đến năm 2009, thị trường trái phiếu doanh nghiệp khá sôi động
với nhiều đợt pháthành thành công, trong đó chủ yếu là hình thức
phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi.Do lo ngại rủi ro biến động
lãi suất ở mức cao mà cả nhà phát hành lẫn đầu tư đều tậptrung vào
loại hình trái phiếu này. Ước tính đã có khoảng 18.000 tỉ đồng giá
trị trái phiếucó lãi suất thả nổi được bán ra, chiếm 77% trong tổng
giá trị trái phiếu huy động được(hơn 26.000 tỉ đồng). Điển hình là
hồi cuối tháng 4/2009, ngân hàng ANZ tại Việt Namvà Công ty tài
chính cổ phần Điện lực đã công bố hoàn tất việc phát hành trái
phiếudoanh nghiệp thời hạn 5 năm có tổng trị giá 3.500 tỷ đồng
cho Tập đoàn Điện lực ViệtNam. Ngoài ra còn có nhiều
doanhnghiệp lớn nữa đã phát hành trái phiếu thành công khi thị
trường chứng khoán có dấuhiệu khởi sắc trong năm 2009 như:
Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và Khu côngnghiệp Sông
Đà, Công ty Tín Nghĩa…
+ Năm 2011 thị trường trái phiếu DN khá ảm đạm khi môi trường
kinh tế cả trongvà ngoài nước bất ổn, khiến việc phát hành trái
phiếu DN hết sức khó khăn. Nhiều DNphải hoãn hoặc hủy kế
hoạch phát hành trái phiếu như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
hoãnphát hành 500 triệu USD trái phiếu
+ Năm 2012 có 43 doanh nghiệp đăng ký phát hành trái phiếu
công ty với khốilượng 33 nghìn tỷ đồng, thực tế khối lượng đã phát
hành khoảng 17 nghìn tỷ đồng. Trongnăm 2012 các doanh nghiệp
phát hành trái phiếu với lãi suất lên tới 16%/năm, thậm
chí18%/năm cho kỳ đầu tiên và biên lãi suất 4% - 4,5%/năm cho
các kỳ thanh toán tiếp theonhưng những nhà đầu tư vẫn dè dặt với
kênh đầu tư này
+ đặc biệt từ năm 2017 đến nay thị trường phát triển nhanh, trở
thành một kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, phục vụ sản xuất
kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng;
định hướng nhà đầu tư tập trung vào các khoản đầu tư trung, dài
hạn thay vì gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn; giảm thiểu rủi ro cho các
ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn ngắn hạn để cho
vay trung, dài hạn và nâng cao tính công khai, minh bạch trong quá
trình huy động vốn trái phiếu.
- Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế
+Số lượng doanh nghiệp và lượng vốn huy động từ thị trường trái
phiếu doanhnghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp huy động vốn
thông qua phát hành tráiphiếu chủ yếu là các doanh nghiệp lớn
trong nền kinh tế.
+ Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn thiếu nhiều yếu tố quan
trọng trong hệthống cơ sở hạ tầng (quản trị doanh nghiệp, tổ chức
định mức tín nhiệm, hệ thốngthông tin giao dịch thứ cấp, hệ thống
nhà đầu tư…).
+ Điều kiện phát hành trái phiếu hiện nay quy định tại Nghị định
90/2011/NĐ-CPquá chặt chẽ như yêu cầu doanh nghiệp phải có
lãi. Bởi có những trường hợpdoanh nghiệp cần phát hành trái phiếu
để cơ cấu lại tài chính, đang bị lỗ cũng cóthể phát hành trái phiếu
2. Đánh giá thị trường trái phiếu Việt Nam
Hiện nay, thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, thu hút
được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các thông
tin thị trường trái phiếu Việt Nam gần đây như sau:
Tăng trưởng: Trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu Việt Nam
đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2020, tổng giá trị phát hành
trái phiếu đạt hơn 280.000 tỷ đồng, tăng gần 7% so với năm 2019.
Tính thanh khoản: Thị trường trái phiếu Việt Nam còn gặp phải vấn đề về
tính thanh khoản. Do số lượng các nhà đầu tư tham gia còn ít, nên việc mua
bán trái phiếu trên thị trường gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, các cơ
quan chức năng và các tổ chức liên quan đã tích cực xây dựng và phát triển
thị trường trái phiếu.
Lãi suất: Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay có mức lãi suất khá hấp
dẫn so với các sản phẩm tài chính khác. Điều này đã thu hút được sự quan
tâm và đầu tư của nhiều nhà đầu tư.
Phân hóa: Thị trường trái phiếu Việt Nam còn đang phân hóa rõ rệt về chất
lượng sản phẩm. Có các sản phẩm trái phiếu được đánh giá tốt với mức lãi
suất cao, nhưng cũng có những sản phẩm trái phiếu có rủi ro cao và không
được đánh giá cao.

Thị trường trái phiếu Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể
trong những năm qua. Một số thành tựu bao gồm:

Tăng trưởng nhanh chóng: Thị trường trái phiếu Việt Nam đã phát triển
mạnh mẽ trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đáng
kể. Từ năm 2012 đến năm 2020, tổng giá trị trái phiếu được phát hành trên
thị trường đã tăng gấp hơn 6 lần.
Sự đa dạng hóa sản phẩm: Thị trường trái phiếu Việt Nam đã đa dạng hóa
sản phẩm, với nhiều loại trái phiếu được phát hành, bao gồm trái phiếu chính
phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu đô thị và trái phiếu xã hội.
Tăng cường quản lý và giám sát: Các cơ quan quản lý nhà nước, như Ngân
hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đã tăng cường quản lý
và giám sát trên thị trường trái phiếu, giúp đảm bảo tính minh bạch, công
khai và sự ổn định của thị trường.
Tuy nhiên, thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bao gồm:
- Thị trường còn khá sơ khai với quy mô quá nhỏ so với GDP, chỉ
chiếm khoảng16% GDP. Các doanh nghiệp phát hành thường là
lần đầu, chưa tạo ra một thịtrường nhất định và chủ yếu vẫn là các
doanh nghiệp nhà nước... nhờ dựa vào uytín. Hiện tại, trái phiếu
Chính phủ đang "thống lĩnh" thị trường, trong khi tráiphiếu của các
công ty phát hành còn hạn chế
- Sự thiếu hụt thanh khoản: Thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn
thiếu hụt thanh khoản, do đó gây khó khăn cho các nhà đầu tư
muốn mua hoặc bán trái phiếu
- An toàn nhưng lợi nhuận thấp, quy mô quá nhỏ, tính thanh khoản
của các loại tráiphiếu còn thấp. Thị trường trái phiếu Chính phủ
thiếu một cơ chế giao dịch có khảnăng cung cấp thanh khoản cho
các trái phiếu Chính phủ như các nhà tạo lập thịtrường, hợp đồng
mua lại. Nhu cầu giao dịch phát sinh là các giao dịch lớn và ítmang
tính tương thích thời điểm, hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu.
- Thị trường trái phiếu vẫn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.
Trái phiếu Chínhphủ phát hành với khối lượng và giá trị niêm yết
lớn nên những người nắm giữ tráiphiếu Chính phủ trên thị trường
sơ cấp chủ yếu là các nhà đầu tư có tổ chức (trừcác đợt phát hành
riêng lẻ qua hệ thống Kho bạc).
- Tính cạnh tranh thấp: Trái phiếu Chính phủ chưa cạnh tranh được
với sự thuận tiệncủa hình thức gửi tiết kiệm, đầu tư kỳ phiếu ở các
ngân hàng thương mại cùng vớitính thanh khoản kém hơn nên
chưa thu hút được tiền nhàn rỗi của các tổ chức
- Thông tin thị trường: Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính,
nguyên nhânquan trọng khiến thị trường trái phiếu của Việt Nam
kém hấp dẫn chính là việcthiếu một hệ thống cung cấp thông tin
đầy đủ
- Phí giao dịch cao : Theo quy định, việc giao dịch trái phiếu Chính
phủ phải thôngqua các công ty chứng khoán - là tổ chức trung
gian thu phí cả người mua lẫnngười bán.
- Khả năng chuyển đổi của trái phiếu hiện nay còn thấp. Cho nên chỉ
có những nhàđầu tư lớn, tập đoàn công ty, các tổ chức tín dụng…
mới thực hiện mua trái phiếu,chứ các nhà đầu tư nhỏ lẻ ít quan tâm
tới trái phiếu.
- Sự quy định hạn chế: Sự quy định hạn chế trong pháp luật về trái
phiếu ở Việt Nam cũng là một trong những hạn chế của thị trường
này. Ví dụ như quy định về hạn mức sở hữu của các cá nhân và tổ
chức đối với trái phiếu doanh nghiệp còn khá hạn chế.

You might also like