TH C Hành PTCD 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

PHẦN III.

ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ


1. Đánh giá kết quả đã làm được tại địa phương
1.1. Đánh giá kết quả PTCĐ của nhóm sinh viên
Nhóm sinh viên đã tìm hiểu thông tin về cộng đồng, tiếp cận cộng đồng và thiết lập
mối quan hệ. Quan sát các hoạt động thường ngày tại cộng đồng như: người dân
sinh hoạt hè vào buổi tối tại nhà văn hoá thôn như thế nào; cách thu gom và xử lý
rác thải của người người dân trong thôn; cảnh quan xung quanh thôn xóm và hệ
thống đèn đường của thôn; cách vui chơi của các em nhỏ cũng như người dân
trong khu vui chơi; các vấn đề mà khu vui chơi đang gặp phải như cơ sở hạ tầng
xuống cấp, khu vui chơi chưa có cổng… Quan sát biểu hiện, thái độ, hành vi của
người dân khi nói về những vấn đề mà khu vui chơi đang gặp phải.
Phỏng vấn các hộ gia đình để thu thập thông tin. Từ những hoạt động đó nhóm
sinh viên tìm được vấn đề cần thiết và đi vào xây dựng kế hoạch.
Nhóm là người tổ chức, người điều hành cuộc họp dân, thảo luận, bàn bạc phân
tích về các vấn đề đang tồn tại trong địa phương và cùng người dân chọn ra vấn đề
mà người dân quan tâm giải quyết.
1.2. Những kỹ năng sinh viên sử dụng
Kỹ năng đánh giá và thu thập thông tin: tại cộng đồng nhóm tiến hành thu thập
thông tin, tìm hiểu vấn đề, đánh giá vấn đề qua việc quan sát, khảo sát thực tế,
phỏng vấn sâu người dân trong thôn.
Sinh viên đã sử dụng các kỹ năng tạo lập mối quan hệ, kỹ năng thu thập thông tin,
quan sát, phỏng vấn, ghi chép, lắng nghe… một cách hiệu quả.
Các phương pháp như: điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, phát phiếu hỏi… đã
được sinh viên sử dụng tương đối hiệu quả và linh hoạt.
1.3. Những điểm còn hạn chế của sinh viên
Đôi khi áp dụng lý thuyết còn mang tính dập khuôn chưa mang lại hiệu quả.
Một số kỹ năng còn hạn chế như: kỹ năng phản hồi, kỹ năng tổ chức họp dân
Đôi khi các thành viên trong nhóm còn bất đồng quan điểm.
Chưa có nhiều kinh nghiệm trong phát triển cộng đồng nên ban đầu còn nhiều lúng
túng. 
2. Thuận lợi, khó khăn
 Thuận lợi
Nhóm được chính quyền địa phương, bác trưởng thôn cũng như các bác trưởng
xóm, người dân trong thôn nhiệt tình tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành các kế
hoạch.
Cộng đồng thân thiện, người dân quan tâm, nhiệt tình hợp tác giúp đỡ nhóm sinh
viên thực hiện kế hoạch.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tụy của giảng viên hướng dẫn.
Các thành viên trong nhóm hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động khi gặp
khó khăn.
Việc học, nghiên cứu các môn lý thuyết liên quan như: công tác xã hội nhóm, phát
triển cộng đồng, công tác xã hội cá nhân, tham vấn… đã tạo tiền đề kiến thức cho
sinh viên khi xuống làm việc tại địa phương.
 Khó khăn
Một số người dân còn hiểu nhầm sinh viên là tình nguyện viên
Một số ít người dân chưa hợp tác.
Đa số người dân ở trong thôn cũng như trong xóm đều làm nông là chính nên thời
gian trao đổi cũng như phỏng vấn người dân đa số đều phải làm trong buổi tối.
3. Bài học kinh nghiệm
Việc xác định vấn đề của cộng đồng phải phù hợp với khả năng của các thành viên
trong nhóm hoặc vấn đề quá rộng để tránh làm việc không chuyên sâu mà mang
tính giàn trải, sơ bộ, không giải quyết được vấn đề cốt lõi. 
Kiến thức, kỹ năng, phương pháp: không phải tất cả những gì được học cũng được
áp dụng vào thực tế mà phải có chọn lọc, sử dụng từng kiến thức, kỹ năng, phương
pháp với từng hoàn cảnh cụ thể. Lần thực hành này nhóm cũng đã thực hiện được
các kỹ năng như: kỹ năng tạo lập mối quan hệ, kỹ năng thu thập thông tin, quan
sát, phỏng vấn,... đã hiệu quả, nhưng có những kỹ năng, phương pháp sử dụng còn
yếu, chưa đạt hiệu quả như: kỹ năng phản hồi, kỹ năng tổ chức họp dân ,... Vì vậy,
nhóm cần phải rèn luyện thêm nhiều để nâng cao kỹ năng mềm của mình cũng như
cách làm việc với cộng đồng.
Cần thiết lập mối quan hệ thân thiện, cởi mở, vui vẻ với mọi người xung quanh
như vậy mới dễ dàng làm việc, được sự giúp đỡ của mọi người, được mọi người
yêu quý, tin tưởng từ đó quá trình làm việc được dễ dàng.
Luôn phải ghi chép, lượng giá, đánh giá sau mỗi hoạt động.
Thành viên trong nhóm cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, cố gắng hơn
nữa với những công việc được giao.

4. Đề xuất, kiến nghị


4.1 Với địa phương
Cán bộ lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể cùng các tổ chức đoàn thể như:
Đoàn thanh niên, Cán bộ trưởng thôn, Cán bộ trưởng xóm, .... cần duy trì mức độ
quan tâm, nhiệt tình và tâm huyết hơn nữa đến các vấn đề chung và thiết yếu của
thôn xóm và người dân. Kiến tạo nhiều cơ hội và phong trào tích cực cùng người
dân để giải quyết các vấn đề đồng thời bền chặt mối liên hệ giữa nhân dân và các
ban ngành, cán bộ, cùng nhau gây dựng cộng đồng phát triển hơn mỗi ngày.
Người dân là yếu tố quyết định trong việc giải quyết vấn đề đã, đang và sẽ
tồn tại trong cộng đồng. Các cán bộ là mắt xích nhằm tập hợp, thúc đẩy và hướng
sự tập trung của người dân lên vấn đề để giải quyết. Chính vì đó, cần mạnh mẽ
đính chính lại rằng trách nhiệm của người dân mới là chính yếu, để họ hiểu được
sự giúp đỡ từ bên ngoài của các cá nhân hay mỗi tổ chức xã hội chỉ là phần phụ, sử
dụng nguồn lực từ chính người dân để cải thiện mối bận tâm chung mới là đúng
đắn. Nếu người dân không có tinh thần đoàn kết mà chỉ trông chờ, tách biệt, ai lo
nhà đó thì vấn đề chung đang tồn tại sẽ không thể giải quyết được.

4.2 Với giảng viên


Nhóm sinh viên rất mong muốn nhận được sự chỉ bảo nhiều hơn từ giáo
viên, cụ thể như từ công tác tư tưởng cho tới hướng dẫn thực tế từ lúc bắt đầu cho
tới xuyên suốt quá trình thực hành môn học. Quá trình thực tế khác rất nhiều so với
môn PTCD trước đó, mong rằng các giảng viên hướng dẫn sẽ đồng hành đều đặn
hơn, sát sao hơn, đưa ra những lời khuyên, kiến thức thực tiễn bên ngoài giáo trình
từ sinh hoạt, tác phong làm việc với cán bộ, với người dân để nhóm viên có thể
ứng xử khèo léo hơn, tạo ấn tượng tốt đẹp hơn với cộng đồng.

4.3 Với Khoa XHH


Nhóm sinh viên mong muốn Khoa XHH có thể trao đổi, tập huấn với các
cán bộ địa phương nhiều hơn để họ nắm bắt rõ hơn về mục đích cũng như nhiệm
vụ của sinh viên tới địa phương thực hành. Công tác trung gian như vậy một phần
sẽ giúp đỡ cho nhóm sinh viên được hoạt động thuận tiện hơn trong thời gian thực
hành cũng như dần dần cải thiện quan niệm chung của các ban ngành, cán bộ cũng
như tư tưởng chung trong tương lai.

Trong quá trình giảng dạy, Khoa XHH cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho
sinh viên trong ngành có các buổi đi thực tế ngắn ngày cũng như khoảng cách gần
tại các trung tâm, cơ sở xã hội, địa phương để sinh viên thích ứng dần đều, sau đó
phân phối địa phương xa hơn và dài ngày hơn.

Khoa XHH cần tăng cường công tác đào tạo nói chung và các khóa tập huấn
kiến thức cần và đủ cho sinh viên trước khi đi thực hành, thực tế nhằm trang bị tối
đa kiến thức, kĩ năng cho sinh viên làm việc thực tế.

4.4 Với trường KHXH&NV


Hy vọng nhà trường sẽ có sự linh động hơn trong thời gian thực hành, từ
thực hành ngắn ngày cho đến dài ngày hơn để sinh viên có cơ hội tiếp xúc và thân
quen với cộng đồng nhiều hơn.
Nhà trường cần có mạng lưới cơ sở thực hành để sinh viên có thể chủ động
hơn trong quá trình đi liên hệ thực hành.

Nhà trường tạo điều kiên để sinh viên cần được tiếp cận với môi trường thực
hành sớm hơn để có thêm kinh nghiệm.

4.5.1 Với nhóm sinh viên


Nhóm đã nâng cao tinh thần đoàn kết để có thể tương hỗ lẫn nhau hiệu quả
trong quá trình thực hành.

Nhóm đã luôn ghi chép, lượng giá, đánh giá và thống kê số liệu sau mỗi hoạt
động.

Nhóm sẽ ghi nhớ phân công công việc cho các thành viên một cách đồng
đều, cụ thể và khoa học hơn để làm việc với tối đa năng lực thành viên nhóm.

4.5.2 Bản thân sinh viên


Sinh viên cần rèn luyện tốt một số kỹ năng như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng giao tiếp để tự tin hơn khi đứng trước người dân.
Cần chủ động hơn trong việc học tập, công việc được giao và sinh hoạt hằng
ngày.
Sinh viên cần duy tinh thần trách và nhiệm tham gia đầy đủ thời gian và các
hoạt động thực hành tại địa phương nơi sinh viên thực hành; chấp hành tốt các nội
quy và quy chế thực hành.
Sinh viên hãy luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Thêm vào đó, cần phát huy nhưng ưu điểm đã làm được qua đợt hành này,
cùng với cải thiện bản thân từ những hạn chế, rút kinh nghiệm cho đợt thực hành
sau không mắc phải những lỗi đã gặp phải.
Cuối cùng, sinh viên cần học hỏi, trau đồi kiến thức và các kỹ năng hơn nữa
để vững chắc thêm về nền tảng kiến thức phục vụ trong quá trình học tập và làm
việc trong ngành nghề sau này.

You might also like