Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa:


a. Vị trí vai trò:
- Tháng 8-1943, khi còn trong nhà tù Tưởng Giới Thạnh, Hồ Chí Minh nêu ra
1 định nghĩa về văn hóa: “ Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Định nghĩa của Hồ Chí
Minh khẳng định lý do tồn tại và phát triển của văn hoá "vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống", nhấn mạnh đặc trưng quan trọng nhất là "sáng tạo và
phát minh", đồng thời chỉ ra các lĩnh vực, loại hình chính của văn hoá với ý nghĩa
rộng lớn của nó.
- Văn hoá thuộc kiến trúc thượng tầng, gắn bó hữu cơ với cơ sở hạ tầng, vì thế, từ
trong bản chất và tuân thủ quy luật chung, văn hoá ở trong kinh tế và chính trị, văn
hóa không thể đứng ngoài, mà có nhiệm vụ góp phần thúc đẩy xây dựng và phát
triển kinh tế, phục vụ sự nghiệp cách mạng của nhân dân, trở thành một động lực to
lớn, chủ động tác động tích cực trở lại đối với kinh tế và chính trị . Văn hóa không
thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ
nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng phát triển kinh tế.
- Người dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc với 5 điểm:
+ Xây dựng tâm lý,tinh thần độc lập tự cường
+ Xây dựng luân lý biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
+ Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân
trong xã hội.
+ Xây dựng chính trị: dân quyền. Sau CMT8-1945, văn hóa được Hồ Chí
Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng
tầng. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế - chính trị - xã hội được
nhận thức như sau. Văn hóa quan trọng ngang với kinh tế, chính trị, xã hội.
Chính trị, xã hội có được giải pháp thì văn hóa mới được giải phóng. Chính
trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.
+ Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa.
b.Tính chất nền văn hóa mới:
- Nền văn hoá mới, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phải là một nền văn hoá
thấm sâu phẩm chất nhân văn và dân chủ, "hợp với tinh thần dân chủ", mà trước hết
là sự tôn trọng và yêu thương con người, góp phần vì sự phát triển toàn diện của
con người, đặc biệt là bồi dưỡng và nâng cao đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm
phong phú, cao đẹp của con người. Đây chính là sứ mệnh, là chức năng chủ yếu của
văn hoá.
- Về phẩm chất dân tộc, đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa mới, trước hết là
nền văn hóa có gốc rễ dân tộc, mang tâm hồn, diện mạo, đặc tính và cốt cách dân
tộc. Đó là những giá trị bền vững và những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước,
"lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng
đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung,
trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong
ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Trong rất nhiều bài nói, bài viết của mình, Hồ
Chí Minh ân cần nhắc nhở chúng ta phải giữ gìn và phát huy những truyền thống và
bản sắc tốt đẹp ấy của dân tộc. Người khẳng định, văn hoá phải "lột cho hết tinh
thần dân tộc", "phát huy cốt cách dân tộc"... không chỉ ở chiều sâu của nội dung văn
hoá mà còn thể hiện đậm đà trong các hình thức, phương thức biểu hiện nội dung
đó.
c. Chức năng của văn hóa.
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.
- Nâng cao dân trí.
- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành
mạnh, luôn hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ và không ngừng hoàn
thiện bản thân mình.
d. Xây dựng và phát triển văn hoá
- Một luận điểm cơ bản và rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là:
xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Toàn dân tham gia sáng tạo văn hóa, toàn dân làm nghĩa vụ và đóng góp cho
sự phát triển văn hoá, toàn dân tham gia xây dựng và tự quản đời sống văn hoá của
mình và toàn dân được quyền hưởng thụ, tiếp nhận, lưu giữ và truyền bá những giá
trị văn hoá tốt đẹp, lành mạnh.

- Theo Hồ Chí Minh, chỉ khi nào được mọi người dân, mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ
chức chính trị, xã hội, các đoàn thể, các dân tộc, tôn giáo,... tham gia tự nguyện,
thường xuyên, chủ động vào công tác văn hoá thì lúc đó, văn hoá mới phát triển bền
vững và mạnh mẽ. Đồng thời, Người yêu cầu làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ
đời sống, vào mọi lĩnh vực, mọi quan hệ của con người, lúc đó văn hoá mới hoàn
thành được chức năng, nhiệm vụ của mình, trở thành động lực và sức mạnh nội sinh
của sự phát triển kinh tế - xã hội.

2. Tư tưởng Hổ Chí Minh về 1 số lĩnh vực văn hóa:


a. Văn hóa giáo dục:
- Người quan tâm xây dưng nền giáo dục mới của nước việt nam độc
lập. nền giáo dục này được hình thành từ những năm hai mươi, thật sự
ra đời từ CMT8 thành công và phát triển cùng sự nghiệp cách mạng của
dân tộc. Hồ Chí Minh xác định xây dựng nền giáo dục mới là 1 nhiệm
vu cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, vì nó góp phần làm cho dân tộc ta
xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. văn hóa giáo dục là 1 mặt trận
quan trọng công cuộc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước
nhà.
- Mục tiêu của văn hóa giáo dục là Cải cách giáo dục.
Phương châm bao gồm: học đi đôi với hành, phối hợp nhà trường gia
đình xã hội.
Phương pháp: giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo
dục. Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên.
b. Văn hóa văn nghệ:
- Bằng cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã đúc kết và khẳng định một chân lý,
một quan điểm sâu sắc: Văn nghệ là 1 mặt trân, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác
phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây
dựng xã hội và con người mới. Quan điểm trên đây của Hồ Chí Minh đã có
một ý nghĩa đặc biệt to lớn và sâu sắc trong việc tập hợp, rèn luyện, xây dựng
và phát triển một đội ngũ văn nghệ sĩ kiểu mới, làm cho họ trở thành những
nghệ sĩ - chiến sĩ, chiến sĩ - nghệ sĩ tự nguyện tham gia vào sự nghiệp cách
mạng bằng tài năng và sự sáng tạo của mình.
- Văn nghệ cần phải gắn với thực tiễn của đời sống của nhân dân. Chỉ
khi gắn bó và am hiểu sâu thực tiễn đời sống lao động, sản xuất, chiến đấu,
sinh hoạt, học tập và xây dựng cuộc sống mới để có thể phản ánh chân thật,
sinh động thực tiễn ấy, "bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của
quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy. Phải có
những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại, và các tác phẩm đó
phải phản ánh cho hay, cho hùng hồn sự nghiệp cách mạng của nhân dân, đó
là một đòi hỏi, đồng thời là một nguyện vọng, mong chờ sâu xa của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp văn nghệ và đối với đội ngũ văn nghệ sĩ cách
mạng của chúng ta. Sáng tác cho hay, cho chân thật là những yêu cầu tạo ra
những giá trị về tư tưởng và nghệ thuật đối với tác phẩm văn nghệ.
c. Văn hóa đời sống:
- Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với 3 nội dụng: đạo đức
mới, lối sống mới, nếp sống mới. Trong đó đạo đức mới đóng vai trò
chủ yếu nhất.

Tóm lại, Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá đã và đang là những định hướng lớn cho
việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
của chúng ta hiện nay. Đó vừa là những tư tưởng có ý nghĩa chiến lược sâu sắc, vừa
có tác dụng chỉ đạo cụ thể trong hoạt động thực tiễn của chúng ta. Hồ Chí Minh là
nhà lý luận văn hoá, đồng thời chính Người là danh nhân văn hoá kiệt xuất. Ở
Người, nói thống nhất với làm, chính vì vậy, những chỉ bảo của Người có sức thuyết
phục cao. Đó cũng chính là niềm tự hào và hạnh phúc đối với sự nghiệp văn hoá
cách mạng của đất nước và dân tộc ta.

You might also like