kinh tế vĩ mô

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.

1 Thu nhập bình quân đầu người:

Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản
ánh “ mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư”. Thu
nhập bình quân đầu người được tính toán dựa trên cơ sở cuộc khảo sát
mức sống dân cư hộ gia đình do Tổng cục Thống kê điều tra định kỳ 2
năm/lần.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2022 là 6,7 triệu
đồng, tăng 927.000 đồng so với năm trước và tăng 759.000 đồng so với
cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt, trong năm 2022, thu nhập ở hầu hết các
ngành kinh tế đều tăng

Lấy số liệu năm 2022, theo Tổng cục thống kê thuế, chứng kiến sự tăng
trưởng ở hầu hết các ngành kinh tế, kéo theo thu nhập của người lao động
tăng ở cả ba khu vực kinh tế so với năm 2021, trong đó khu vực công
nghiệp và xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập cao nhất.

Thu nhập của lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng mạnh nhất, tăng 17,6% tương ứng tăng 1,1 triệu đồng/người/tháng;
lao động làm việc trong ngành dịch vụ tăng 15,4% tương ứng tăng 1 triệu
đồng/người/tháng. Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong
ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 9,8% tương ứng tăng 448.000
đồng so với cùng kỳ năm 2021.

Series 1 Series 2 Series 3


5
4.5
4.4
4.3

3.5

2.8
2.5
2.4

1.8

C at ego r y 1 C at eg o r y 2 C at eg o r y 3 C at ego r y 4
2.2 Tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát
Trái với mọi năm, xu hướng thất nghiệp trong quý IV năm 2022 lại
có xu hướng tăng do những biến động của thị trường quốc tế và
trong nước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2022 là 2,32%, tăng
0,04 điểm phần trăm so với quý trước", Tổng cục Thống kê cho biết.
trước biến động của thị trường quốc tế và trong nước, những tháng cuối
năm 2022, một số doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, da giày,
chế biến gỗ đã gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, bị cắt giảm đơn
hàng, dẫn đến phải cắt giảm việc làm.

Tính chung năm 2022, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm
2022 là gần 1,07 triệu người, giảm 359.200 người so với năm trước. Tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,32%, giảm 0,88 điểm
phần trăm so với năm trước.

"Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp năm 2022 là khoảng 409.300
người, chiếm 37,6% tổng số người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên", Tổng
cục Thống kê nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, lạm phát trong năm 2022 có sức ép lớn nhưng vẫn
trong tầm kiểm soát

Có 3 yếu tố chính gây áp lực lên lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam
trong những tháng cuối năm.
Một là, kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào
nguyên, vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỉ lệ 37% chi phí nguyên, vật
liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên, vật liệu của toàn nền kinh tế.
Khi nguyên, vật liệu đầu vào tăng là yếu tố tạo áp lực lớn nhất đến lạm
phát của nền kinh tế trong những tháng cuối năm. 
Hai là, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, đặc biệt xăng dầu là mặt hàng
chiến lược, quan trọng, chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn
bộ nền kinh tế, chiếm 1,5% trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình.
Theo tính toán của cơ quan chức năng, khi giá xăng dầu trong nước tăng
10% sẽ làm cho lạm phát tăng 0,36%. 
Ba là, trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, khi tống cầu lại tăng đột
biến, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với quy mô
350.000 tỷ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang lan tỏa vào
mọi lĩnh vực của nền kinh tế... sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu
tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh
hưởng của đại dịch là áp lực lớn lên lạm phát trong năm 2022 và 2023.
Khả năng "nhập khẩu" lạm phát là hiển nhiên trong bối cảnh tắc nghẽn
các chuỗi cung ứng, giá năng lượng tăng khiến chi phí vận chuyển tăng...

You might also like