Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

NỘI DUNG THI HẾT HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

1. Phân tích mối quan hệ giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá với
hai thuộc tính của hàng hoá. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu
vấn đề này.
- Hàng hóa là gì?
 Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán.
 Hàng hóa tồn tại ở hai dạng chủ yếu. Dạng hữu hình như sắt, thép, lương thực,
thực phẩm...Và dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ
của giáo viên, y, bác sĩ….
- Hai thuộc tính của HH: là giá trị sử dụng của hàng hóa và giá trị của hàng
hóa
 Giá trị sử dụng của HH: Là biểu hiện thỏa mãn tiêu dùng nào đó của con người;
Phải thông qua mua bán mới tiêu dùng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị
sử dụng đều là HH. (VD: không khí, nước suối, rau rừng, quả dại, … - đều có
GTSD nhưng không phải là HH). Giá trị sử dụng là công dụng, tính có ích của
hàng hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là thuộc tính tự
nhiên, do vật chất quyết định, là phạm trù vĩnh viễn. trong mỗi hàng hóa có thể có
1 hay nhiều giá trị sử dụng. Chúng không thể được phát hiện cùng lúc mà phải
phát hiện dần dần nhờ sự phát triển của KHKT. GTSD được thể hiện đầy đủ
trong quá trình sử dụng.
+ Hình thức: Biểu hiện bên ngoài: GTSD của HH là do con người làm ra
+ Ví dụ: Ghế gỗ có GTSD là để ngồi và do con người dùng gỗ cùng một số kỹ
thuật làm ra.
+ Bản chất: Cội nguồn xuất phát điểm GTSD của HH: Bất kỳ GTSD nào cũng do
bản thân nó sẵn có, con người không thể tạo ra được. Chỉ khi trí tuệ của con
người càng nâng cao thì sẽ phát hiện ra GTSD sẵn có của nó. (VD: Gạo có thể
nấu thành cơm, cũng có thể làm nguyên liệu ngành rượu, bia hay chế biến cồn
y tế).
+ Tiểu kết: GTSD của HH là một phạm trù vĩnh viễn vì nó do thuộc tính tự nhiên
của vật thể hàng hóa quyết định. GTSD chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay
tiêu dùng, là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải
đó như thế nào. C.Mác chỉ rõ: “Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá
trị sử dụng mới được thể hiện.”
 Giá trị của HH: Giá trị là hao phí lao động kết tinh trong mỗi hàng hóa. Là thuộc
tính xã hội, phạm trù lịch sử, riêng có của sản xuất hàng hóa. Là cái ẩn bên trong
mỗi hàng hóa, còn GTTĐ là cái biểu hiện ra bên ngoài. Là cơ sở so sánh để trao
đổi, mua bán. GT biểu hiện QHSXXH, cụ thể là mối quan hệ giữa những người
sản xuất
+ Hình thức: Biểu hiện bên ngoài dưới hình thức HH, tức chỉ trong QHXH thì nó
mới biểu hiện ra.
+ Bản chất: Chất của giá trị là lao động, vì vậy, sản phẩm nào không có lao động
của người sản xuất kết tinh trong nó thì không có giá trị. Sản phẩm nào có lao
động hao phí thì để sản xuất càng nhiều thì giá trị càng cao. Hao phí lao động là
cơ sở chung để so sánh vật phẩm, để trao đổi giữa chúng với nhau.
+ Tiểu kết: GTHH là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất HH. Giá trị là
một phạm trù lịch sử , gắn liền với nền sản xuất HH, là thuộc tính xã hội của HH.
 Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính là mối quan hệ biện chứng, vừa thống nhất, vừa
mâu thuẫn.
+ Thống nhất: vì chúng luôn cùng tồn tại trong mỗi hàng hóa
+ Mâu thuẫn: người sản xuất hàng hóa chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa , nếu
họ có chú ý đến GTSD cũng chỉ là để có được GT. Ngược lại, người mua HH lại
chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng phải trả giá trị của sản phẩm
cho người bán. Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện
giá trị sử dụng. GT được thực hiện trước, sau đó GTSD mới được thực hiện.
Giá trị sử dụng Giá trị
Mục đích Người sản xuất Người tiêu dùng
Thời gian thực hiện Trước Sau
Không gian thực hiện Trong quá trình trao đổi Trong quá trình tiêu dùng
mua bán trên thị trường hàng hóa
- Tính 2 mặt của lao động: là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
 Lao động cụ thể: là lao động có ích của người sản xuất thông qua những biểu
hiện cụ thể của các ngành nghề, chuyên môn khác nhau. Mỗi lao động cụ thể có
mục đích sản xuất, đối tượng lao động, công cụ và phương pháp lao động khác
nhau dân tới kết quả lao động khác nhau. Là nguồn gốc tạo ra giá trị sử dụng
(không phải nguồn gốc duy nhất). Là phạm trù vĩnh viễn.
+ Biểu hiện ở những hành vi, động tác chi tiết trong quá trình lao động.
+ VD: Giữa thầy với trò; Thầy: hành vi viết trên bảng. Trò: hành vi chăm chú
nhìn thầy cô giảng. → LĐCT khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm có hình dáng
khác nhau, do đó GTSD cũng sẽ khác nhau.
+ Ý nghĩa: Góp phần giúp cho kinh tế NN phát triển và hiểu được chủ trương của
NN; Những nước có nền kinh tế đang phát triển chỉ tạo ra được 1 số loại sản
phẩm LĐCT khác nhau (nền kinh tế VN) → Vậy nên, cần đẩy mạnh giáo dục đào
tạo → Ứng với chủ trương của NN ta: Coi GDĐT là nhiệm vụ hàng đầu → Từ đó
tạo ra nhiều LĐCT khác nhau.
 Lao động trừu tượng là hao phí lao động nói chung của người sản xuất, không
tính đến hình thức biểu hiện cụ thể của nó, là hao phí sức lực về mặt thể lực và trí
lực của người sản xuất. Là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị hàng hóa và là mặt
chất của giá trị hàng hóa. Là phạm trù lịch sử, mang tính xã hội, riêng có của sản
xuất hàng hóa. Cần quy đổi các giá trị cụ thể khác nhau về lao động trừu tượng
làm mẫu số chung, làm cơ sở so sánh để trao đổi và mua bán hàng hóa khác nhau
đó.
 Ý nghĩa to lớn về mặt lý luận:Tạo lập cơ sở khoa học thực sự cho lý luận về lao
động sản xuất; Giải thích hiện tượng phức tạp trong thực tế: Khối lượng của cải
vật chất trong xã hội ngày càng tăng và đi kèm với đó là xu hướng giá trị của một
hàng hóa giảm xuống hoặc k đổi; Hai thuộc tính của hàng hóa là hai mặt đối lập
trong một hàng hóa thống nhất, lao động trừu tượng và lao động cụ thể là hai mặt
đối lập trong lao động thống nhất; Mang lại cơ sở khoa học cho học thuyết giá trị
thặng dư và các học thuyết khác sau này.
 Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần giúp cho kinh tế NN phát triển và hiểu được chủ
trương của NN; Những nước có nền kinh tế đang phát triển chỉ tạo ra được 1 số
loại sản phẩm LĐCT khác nhau (nền kinh tế VN) → Vậy nên, cần đẩy mạnh giáo
dục đào tạo → Ứng với chủ trương của NN ta: Coi GDĐT là nhiệm vụ hàng đầu
→ Từ đó tạo ra nhiều LĐCT khác nhau.
2. Phân tích lượng giá trị của hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá
trị của hàng hóa. Nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của HH
- Thước đo lượng giá trị hàng hóa là thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất là một sản
phẩm trong điều kiện trung bình của xã hội.
- 2 nhân tố ảnh hưởng đến lượng gia trị hàng hóa là: Năng suất lao động và
Mức độ phức tạp của lao động.
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người sản xuất, được tính bằng
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Tác động tỷ lệ nghịch với lượng giá trị hàng hóa.
- Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
 Trình độ tay nghề và trình độ quản lý
 Sự phát triển của KHKT và ứng dụng và quá trình sản xuất
 Điều kiện tự nhiên
 Qui mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
- Giải pháp
 Đào tạo tay nghề và quản lý
 Đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ
 Công tác khí tượng thủy văn, Doanh nghiệp phải khai thác triết để tài
nguyên thiên nhiên thuận lợi
 Huy động vốn trong xã hội, lên kế hoạch khai tác triệt để hiệu suất của
tư liệu sản xuất
- Mức độ phức tạp của lao động
 Lao động giản đơn: là hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kì
người bình thường nào cũng có thể đảm nhiệm
 Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải trải qua quá trình đào tạo,
huấn luyện và tích lũy kinh nghiệm
 Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp sẽ tạo ra lượng giá
trị hàng hóa lớn hơn lao động giản đơn.
- Cường độ lao động là mật độ lao động trong một đơn vị thời gian, là chỉ số
phản ánh mức độ khẩn trương, căng thẳng, mệt mỏi của người lao độngGiống
nhau: = số lượng sản phẩm lao động / 1 đơn vị thời gian.
Năng suất lao động tăng Cường độ lao động tăng
Lượng giá trị hàng hóa tăng Lượng giá trị hàng hóa k đổ
Tổng giá trị hàng hóa không đổi Tổng giá trị hàng hóa tăng
Tăng không có giới hạn Tăng có giới hạn

3. Phân tích nội dung, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế
thị trường. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật này.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có
sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá
trị.
Nội dung: Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần
thiết.
Yêu cầu: 
Trong sản xuất: Trong nền sản xuất hàng hóa, nhà sản xuất có điều kiện sản xuất khác
nhau do vậy mà hao phí lao động cá biệt cũng rất khác nhau nhưng khi trao đổi hàng hóa
phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội. Do vậy muốn bán được hàng hóa, bù đắp được
chi phí sản xuất và có lãi đòi hỏi nhà sản xuất phải hạ được chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc
bằng chi phí xã hội.

Trong trao đổi: Phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị hàng hóa làm cơ sở,
không dựa trên giá trị cá biệt. Nếu bán cao hơn giá trị thì hàng hóa không bán được,
không thu hồi được vốn. Ngược lại nếu bán thấp hơn giá trị thì sẽ bị thua lỗ dẫn đến phá
sản.

Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá
trị. Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân thủ mệnh lệnh của giá cả thị
trường.

Tác động của quy luật giá trị:


Thứ nhất là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Trong sản xuất, điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:
Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao,
những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất.  Mặt khác, những người sản xuất
hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và
sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc
người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt
hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác
lại có thể tăng lên. 
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản
xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao
động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. 
Ví dụ: công ty cổ phần bột giặt Lix chủ yếu sản xuất bột giặt, nước rửa chén, sau đó để
đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao trong thời kì dịch Covid 19 đã cho ra mắt gel rửa
tay khô On1.

Trong lưu thông, Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở
chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó,
góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa SX, tăng năng suất lao động.
Để có giá trị cá biệt hàng hóa nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Đòi hỏi người SX không
ngừng cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lí, thực hiện
tiết kiệm...nhằm tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất. 
Trong sự cạnh tranh quyết liệt trên, nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì sẽ dẫn
đến toàn bộ năng suất lao động xã hội sẽ tăng lên, chi phí sản xuất sẽ giảm xuống. 

Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành những người giàu và nghèo một cách
tự nhiên.
Trong cạnh tranh, người sản xuất nào nhạy bén với thị trường, có hao phí cá biệt thấp hơn
mức hao phí chung của xã hội sẽ có thu nhập cao, trở nên giàu có. Ngược lại nếu giá trị
cá biệt cao hơn giá trị XH, dẫn đến thua lỗ, phá sản và trở thành người nghèo.

Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật này: Quy luật giá trị vừa có những giá
trị tích cực và tiêu cực đối với người sản xuất.

Quy luật giá trị làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa, đây là sự lựa chọn tự
nhiên, nó đào thải những yếu kém, kích thích những nhân tố tích cực. Nếu xét ở góc độ
này nó là động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất, nhanh chóng chuyển nền sản xuất nhỏ
sang nền sản xuất lớn hiện đại, cơ cấu kinh tế hiện đại, linh hoạt.

Nếu xét ở góc độ xã hội, sự phân hóa giàu nghèo của sản xuất hàng hóa có tác động tiêu
cực. Bên cạnh đó, QLGT cũng dẫn đến khai thác cạn kiệt, quá mức các tài nguyên, ô
nhiễm môi trường. Do đó, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy những mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó.
Riêng đối Việt Nam, trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
theo định hướng XHCN thì điều này còn có ý nghĩa quan trọng hơn cả.

4. So sánh hai thuộc tính của hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao động.
Vì sao trong cơ cấu giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi con của người lao động?
Trước tiên chúng ta hãy nhìn lại thế nào là hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao
động.
- Hàng hóa thông thường là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãnnhu cầu
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
- Đối với hàng hóa sức lao động thì sức lao động chỉ biến thành hàng hóa sức
lao động khi có đủ hai điều kiện sau:
 Người lao động phải được tự do về thân thể, có khả năng chi phốisức
lao động của mình.
 Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành
lao động sản xuất
Sự giống và khác nhau của hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao động là:
- *Giống nhau: Chúng đều là hàng hóa và mang hai thuộc tính ( giá trị và giá
trị sử dụng), đều được quy định bởi số lượng thời gian lao độngxã hội cần
thiết, đều chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức laođộng nghĩa là khi
con người sử dụng hay tiêu dùng.
- *Khác nhau:
Hàng hóa thông thường:
 Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau
 Chỉ thuần túy là yếu tố vật chất
 Là nguồn gốc của giá trị trao đổi ( biểu hiện của của cải)
 Sau một thời gian sử dụng thì cả giá trị và giá trị sử dụng đều tiêu biến
 Giá cả và trí trị có thể tương đương nhau
Hàng hóa sức lao động
 Là hàng hóa đặc biệt chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người; người mua
có quyền sử dụng nhưng không được quyền sở hữu.
 Bao hàm cả yếu tố tinh thần lẫn lịch sử
 Là nguồn gốc của giá trị thặng dư
 Khi tiêu dùng hàng hóa sức lao động nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị
của thân sức lao động
 Giá cả nhỏ hơn giá trị
 Giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt
cần thiết để nuôi sống con cái người lao động vì giá trị sức lao động ngang bằng
với toàn bộ tư liệu sinh hoạt cần thiết về cả vậtchất và tinh thần ( đồ ăn, thức
uống, nơi ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giải trí,...) để duy trì đời sống bình
thường của người công nhânvà con cái của họ, để người công dân an tâm lao
động thì các yếu tố trên phải được cân bằng ở mức tốt hơn nửa con cái của người
công dân chính là thế hệ lao động tiếp theo người công dân ấy già đi và rời khỏi
lực lượng lao động.
5. Phân tích quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Căn cứ và ý nghĩa phân
chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động?
6. Phân tích đặc trưng về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tại sao thành phần kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo?
7. Cách mạng công nghiệp là gì? Nêu đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ
tư và vai trò của cách mạng 4.0 đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam?
8. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Là sinh viên, anh/chị hãy cho biết bản thân
nên làm gì để góp phần phát huy tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế?

You might also like