TCC 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Khoa Hành Chính – Nhà Nước

Lớp Luật Hành chính 46B.1


- - - -֎- - - -

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI

Môn: LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG

Nhóm: 6
Giảng viên: ThS. Nguyễn Trung Dương

Sinh viên thực hiện:


1 Huỳnh Thị Tuyết Nhi 2153801014181
2 Lê Nguyễn Yến Nhi 2153801014182
3 Nguyễn Bảo Như 2153801014189
4 Nguyễn Đỗ My Phương 2153801014200
5 Phạm Nhật Quang 2153801014204
6 Lê Ngọc Cẩm Quỳnh 2153801014210
7 Lê Thị Thảo Quỳnh 2153801014211

Ngày 25 tháng 04 năm 2023


MỤC LỤC

I. LÝ THUYẾT.................................................................................................................... 3
1. Tại sao thuế XK – NK không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên
giới Việt Nam?............................................................................................................... 3
2. Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu và thuế
suất thuế xuất khẩu?....................................................................................................3
3. Tại sao Việt Nam vẫn duy trì thuế xuất khẩu, mặc dù thuế suất thuế xuất
khẩu đối với đa số mặt hàng xuất khẩu chỉ là 0%?....................................................4
4. Hàng hoá trong danh mục chịu thuế TTĐB được sản xuất để xuất khẩu có
phải chịu thuế TTĐB không? Tại sao?........................................................................4
5. Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có phải nộp
thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao?.......................................................................5
6. Tại sao ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu để sử dụng trong khu phi
thuế quan vẫn phải chịu thuế TTĐB?..........................................................................5
II. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI.................................................................................................6
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu - nhập khẩu hàng hoá qua biên giới
Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu...........................................................6
2. Doanh nghiệp khu chế xuất là người nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.............6
3. Doanh nghiệp trong khu chế xuất ở Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra khỏi
biên giới Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định của Luật thuế XK-NK.. .7
4. Thuế chống trợ cấp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu tăng thêm về số
lượng so với tờ khai hải quan.....................................................................................7
5. Hàng hoá nhập khẩu bị điều tiết thuế tự vệ thì không bị điều tiết thuế nhập
khẩu............................................................................................................................... 7
6. Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu thì không
phải nộp thuế GTGT......................................................................................................8
7. Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng
hóa nhập khẩu............................................................................................................... 8
8. Thời điểm tính thuế NK là thời điểm hàng hóa cập cảng nhập khẩu đầu tiên. 8
9. Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất không
phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu.............................................................9
10. Cơ quan thuế là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu thuế TTĐB...............9
III. BÀI TẬP...................................................................................................................... 10
Bài tập 1:...................................................................................................................... 10
Bài tập 2:...................................................................................................................... 15
Bài tập 3:...................................................................................................................... 16
I. LÝ THUYẾT

1. Tại sao thuế XK – NK không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua
biên giới Việt Nam?
Thuế XK – NK không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên giới Việt
Nam vì sự khác nhau từ những đặc tính cơ bản của hàng hóa, dịch vụ. Hàng hóa mang
tính hữu hình, còn dịch vụ mang tính vô hình. Và thuế XK – NK có sự dịch chuyển
qua biên giới nên đối với hàng hóa là vật hữu hình, việc xác định sự dịch chuyển là dễ
dàng, khả thi và Nhà nước dễ kiểm soát hơn. Ngược lại, đối với dịch vụ, việc xác định
sự dịch chuyển qua biên giới tương đối khó khăn và tốn kém chi phí nên không điều
tiết vào dịch vụ. 

2. Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu và thuế
suất thuế xuất khẩu?

Thuế nhập khẩu Thuế xuất khẩu


Khái
niệm Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào
quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng những mặt hàng mà Nhà nước muốn
hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá hạn chế xuất khẩu.
trình nhập khẩu.

Vai
trò Thuế nhập khẩu có thể được dùng như Thuế xuất khẩu có thể được dùng để:
công cụ bảo hộ mậu dịch:
(Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh - Giảm xuất khẩu do nhà nước
tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao không khuyến khích xuất khẩu
một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như các mặt hàng sử dụng các
chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi nguồn tài nguyên khan hiếm
trường, xuất xứ, v.v… hay việc áp đặt đang bị cạn kiệt hay các mặt
thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số hàng mà tính chất quan trọng
mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ của nó đối với sự an toàn lương
ngành sản xuất các mặt hàng tương tự thực hay an ninh quốc gia được
(hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó). đặt lên trên hết.
+ Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho
chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng
thay thế có trong nước và điều này làm
giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.

- Chống lại các hành vi phá giá bằng

3
cách tăng giá hàng nhập khẩu của
mặt hàng phá giá lên tới mức giá
chung của thị trường.
- Trả đũa trước các hành vi dựng
hàng rào thuế quan do quốc gia
khác đánh thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu của mình, nhất là trong
các cuộc chiến tranh thương mại.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất
then chốt, chẳng hạn nông nghiệp
giống như các chính sách về thuế
quan của Liên minh châu Âu đã
thực hiện trong Chính sách nông
nghiệp chung của họ.
- Bảo vệ các ngành công nghiệp non
trẻ cho đến khi chúng đủ vững
mạnh để có thể cạnh tranh sòng
phẳng trên thị trường quốc tế.

3. Tại sao Việt Nam vẫn duy trì thuế xuất khẩu, mặc dù thuế suất thuế xuất
khẩu đối với đa số mặt hàng xuất khẩu chỉ là 0%?
Việt Nam vẫn duy trì thuế xuất khẩu, mặc dù thuế suất thuế xuất khẩu đối với đa
số mặt hàng xuất khẩu chỉ là 0% để nhà nước dễ dàng quản lý, kiểm soát được hoạt
động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và còn khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng
hóa, dịch vụ.

3 lí do: kk xk, tang tính cạnh tranh của hàng hoá VN tại thị trường nước ngoài, q
lí nn trong xk nk, cân bằng cán cân xk nk. Đảm bảo tính công bằng, .. dễ dàng hơn trg
vc đảm bảo tính tương đối cho các qppl

4. Hàng hoá trong danh mục chịu thuế TTĐB được sản xuất để xuất khẩu có
phải chịu thuế TTĐB không? Tại sao?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 về Đối
tượng không chịu thuế quy định:

“Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này không thuộc diện chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau: 

4
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác
cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu”.

Do đó hàng hoá trong danh mục chịu thuế TTĐB được sản xuất để xuất khẩu
không phải chịu thuế TTĐB.

5. Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có
phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Nghị định 108/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng
không chịu thuế: “Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy
định của pháp luật”, thì trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ trong
định mức quy định của pháp luật thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu vượt
quá định mức quy định của pháp luật thì vẫn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

6. Tại sao ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu để sử dụng trong khu phi
thuế quan vẫn phải chịu thuế TTĐB?
Dù ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu để sử dụng trong khu phi thuế quan
nhưng thực tế nó vẫn có thể được sử dụng để đi lại trong nội địa, không thể kiểm soát
được việc ô tô dùng trong khu phi thuế quan hay chúng được sử dụng trong nội địa
Việt Nam. Vì vậy việc ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu để sử dụng trong khu phi
thuế quan vẫn phải chịu thuế TTĐB là để phù hợp với thực tế và tránh gian lận thương
mại.

5
II. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu - nhập khẩu hàng hoá qua biên giới
Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhận định SAI.

Giải thích:

Thứ nhất, chỉ những hàng hóa vận chuyển qua biên giới hợp pháp là đối tượng
chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, những trường hợp không thuộc đối tượng
chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu bao gồm: Hàng hóa hợp pháp ở nước ngoài nhưng
không hợp pháp ở Việt Nam, Hàng hóa hợp pháp theo quy định nhưng giao dịch
không hợp pháp, Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hóa không hợp pháp.

Thứ hai, hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa được mang qua
biên giới:

- Các loại hàng hóa qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao đổi, tặng
cho… là đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu. Biên giới ở đây được hiểu là biên
giới về mặt kinh tế. Bất cứ khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam
với nền kinh tế nước ngoài đều là biên giới theo pháp luật thuế.
- Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới làm hàng hóa dịch
chuyển qua biên giới Việt Nam do đối tượng nộp thuế trực tiếp tác động và phải
nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay.

Cho nên không phải mọi tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoá qua biên giới đều phải nộp thuế. Mà ta căn cứ vào hàng hoá là đối tượng chịu
thuế XK-NK và phải là hàng hoá được mang qua biên giới.

2. Doanh nghiệp khu chế xuất là người nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Nhận định SAI.

6
Giải thích: Theo điểm c, khoản 4, Điều 2 Luật Thuế XK NK năm 2016 quy
định: “Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu
từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng
hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác”. Do đó, trường
hợp doanh nghiệp khu chế xuất sẽ không phải chịu thuế XK-NK trong những trường
hợp trên Luật định.

3. Doanh nghiệp trong khu chế xuất ở Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra
khỏi biên giới Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định của Luật
thuế XK-NK.

Nhận định SAI.

Giải thích: Theo khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC và điểm c khoản


3 Điều 2 Luật thuế XK NK 2016 quy định thì khu chế xuất là khu phi thuế quan mà
hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài là đối tượng chịu thuế xuất
khẩu. Như vậy, doanh nghiệp trong khu chế xuất xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài
phải chịu thuế xuất khẩu nếu không thuộc các trường hợp miễn thuế theo quy định tại
Luật này. 

4. Thuế chống trợ cấp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu tăng thêm về số
lượng so với tờ khai hải quan.

Nhận định SAI.

Giải thích: Thuế chống trợ cấp là thuế nằm trong biện pháp đối kháng và biện
pháp phòng vệ thương mại. Chính phủ nước ngoài sẽ áp dụng thuế chống trợ cấp đối
với cá nhân khi hàng hóa của cá nhân đưa vào thị trường trong nước họ mà làm giảm
đi lượng tiêu thụ của hàng hóa đó. Đây được xem như là một biện pháp dùng để đối
kháng lại cá nhân đã đưa hàng hóa vào thị trường. Chính phủ nước ngoài sẽ lấy khoản
thuế bằng khoản với khoản thuế mà cá nhân được nhận trợ cấp từ Chính phủ nước họ
để cân bằng lại nguồn hàng hóa trong nước và nhập khẩu chứ không phải áp dụng đối
với hàng hóa nhập khẩu tăng thêm về số lượng so với tờ khai hải quan.

5. Hàng hoá nhập khẩu bị điều tiết thuế tự vệ thì không bị điều tiết thuế nhập
khẩu.
Nhận định SAI.

7
Giải thích: Khoản 7, Điều 4, Luật Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu số
107/2016/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016 quy định:

Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu
hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước. Thuế tự vệ chỉ phát sinh không thường xuyên ở một số
trường hợp nhất định thuộc đối tượng nộp thuế tự vệ theo Điều 3, Luật thuế Xuất
khẩu, thuế Nhập khẩu 2016.  

6. Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu thì không
phải nộp thuế GTGT.
Nhận định SAI.

Giải thích: Theo khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2016 về đối tượng chịu thuế:

“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng
hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.”

7. Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào giá nhập khẩu của
hàng hóa nhập khẩu.

Nhận định: SAI

Giải thích: Vì việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào số lượng đơn vị
từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất
theo tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế
là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức
thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá.

8. Thời điểm tính thuế NK là thời điểm hàng hóa cập cảng nhập khẩu đầu
tiên.

8
Nhận định SAI.

Giải thích: Vì căn cứ theo Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu năm 2016 về Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế quy định:

“2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai
hải quan”.

Do đó, thời điểm tính thuế NK không phải là thời điểm hàng hóa cập cảng nhập
khẩu đầu tiên mà là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

9. Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất không
phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu.

Nhận định SAI

Giải thích: theo khoản 2 Điều 2 Luật thuế XK NK 2016 thì hàng hóa xuất khẩu
từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế
quan vào thị trường trong nước sẽ là đối tượng chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu. Vậy
doanh nghiệp VN mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất là hành vi nhập khẩu từ
khu phi thuế quan vào thị trường trong nước nên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

10. Cơ quan thuế là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu thuế TTĐB.

Nhận định SAI. 

Giải thích: Các cơ quan thuế như Bộ Tài Chính, cục Thuế và các cơ quan quản lý
khác là cơ quan có thẩm quyền xem xét, đưa ra các quyết định thu, miễn giảm thuế
TTĐB. Ngoài ra còn có các cơ quan hải quan, cơ quan thu phí khác được uỷ quyền
thu, kiểm tra và xử phạt khi cần thiết. Vậy nên cơ quan thuế không phải là cơ quan duy
nhất có quyền thu thuế TTĐB.

9
III. BÀI TẬP
Bài tập 1:
Ông An và Ông Bình cùng góp vốn thành lập công ty\ kinh doanh giải trí
Entertainment, theo đó, công ty Entertainment chuyên kinh doanh Karaoke, Vũ
trường và sân golf. Để hỗ trợ cho hoạt động của mình, tại các điểm Karaoke, Vũ
trường và sân Golf, Công ty có bán lẻ mặt hàng bia, rượu, thuốc lá cho khách
hàng có yêu cầu. Ngoài ra để mở rộng hoạt động, công ty đã xin mở thêm dịch vụ
kinh doanh trò chơi bằng máy jack pot và đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đồng ý. Ngày 10/04/2013, vũ trường M đã nhập khẩu thêm 10 dàn máy
Karaoke, 100 bộ gậy golf và 10 máy jackpot.

 Hỏi:
1. Xác định các hành vi làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của Công ty
Entertainment?
Các hành vi làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của Công ty Entertainment: 

- Hành vi kinh doanh Karaoke, vũ trường và sân golf.

- Hành vi nhập khẩu 10 dàn máy Karaoke, 100 bộ gậy golf và 10 máy
jackpot.

- Hành vi bán lẻ bia rượu, thuốc lá.

- Hành vi kinh doanh trò chơi bằng máy jackpot.

2. Xác định các loại thuế mà Công ty Entertainment phải nộp cho các hành vi
nói trên? 
Các loại thuế mà Công ty Entertainment phải nộp cho các hành vi nói trên: 

10
 Thuế thu nhập doanh nghiệp vì Công ty Entertainment thuộc 1 trong các hình
doanh nghiệp, việc thu thuế dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng
của công ty.

 Thuế thu nhập cá nhân vì ông An và ông Bình cùng góp vốn thành lập công ty,
khi công ty thu được lợi nhuận thì ông An và ông Bình cũng có nguồn thu nhập. Trong
khi đó, thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập của người lao động có
thu nhập. 

 Thuế giá trị gia tăng vì đó là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm
của hàng hoá, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Trong trường
hợp này, công ty có bán lẻ mặt hàng bia, rượu, thuốc (hàng hoá) và mở thêm dịch vụ
kinh doanh trò chơi bằng máy jackpot (dịch vụ) nhằm phục vụ khách hàng nên công ty
phải nộp loại thuế này.

XK NK TTĐB GTGT BVMT TNDN TNCN

1 X CÓ CÓ X CÓ X

2 X X: BÁN CÓ X CÓ X
LẺ (1)

3 X CÓ CÓ X CÓ X

4 CÓ (2) X (3) CÓ X X X

Thứ nhất, nghĩa vụ thuế NK đối với hành vi

Thứ hai,

Thứ ba,

Thứ tư,

XK NK: XK HOẶC NK

TTĐB:

- HÀNG HOÁ: SX VÀ NK

11
- DỊCH VỤ: KINH DOANH

GTGT:

- HÀNG HOÁ: SX, KINH DOANH, NK


- DỊCH VỤ: KINH DOANH, NK

BVMT

- HÀNG HOÁ SX+

3. Công ty Entertaiment có trụ sở chính tại Quận X, TP.H, nhưng đặt các
điểm để kinh doanh Karaoke, Vũ trường, Golf ở các quận khác nhau,
trường hợp mỗi một điểm kinh doanh được lập dưới hình thức là chi
nhánh phụ thuộc Công ty và được lập dưới hình thức Công ty con của
Công ty Entertainment thì nghĩa vụ thuế sẽ khác nhau như thế nào?
3.1. Trường hợp 1: Các điểm kinh doanh được lập dưới hình thức là chi nhánh
phụ thuộc Công ty Entertainment:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Chi nhánh, văn
phòng đại diện của pháp nhân quy định:

“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không
phải là pháp nhân”.

Như vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân và không có tài sản độc lập với
Công ty Entertainment. Do đó, việc thực hiện nghĩa vụ thuế của chi nhánh được quy
định như sau:

- Về khai, nộp lệ phí môn bài: do chi nhánh và Công ty Entertainment cùng địa
phương cấp tỉnh nên theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC
thì Công ty Entertainment phải thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các chi
nhánh phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của công ty (Với mức nộp lệ phí
môn bài của chi nhánh là 1.000.000 đồng/năm).

- Về khai thuế giá trị gia tăng: do chi nhánh và Công ty Entertainment cùng địa
phương cấp tỉnh nên theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC:

 Chi nhánh hạch toán độc lập: tự kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng.

12
 Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng tại
Công ty Entertainment.

- Về khai thuế thu nhập doanh nghiệp: theo quy định tại Điều 16 Thông tư
151/2014/TT-BTC:

 Chi nhánh hạch toán độc lập: Công ty Entertainment nộp hồ sơ khai thuế
thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại công ty cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
công ty.
 Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Công ty Entertainment không phải nộp
hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh
nghiệp, chi nhánh có trách nhiệm khai tập trung tại Công ty Entertainment cả
phần phát sinh tại công ty.

3.2. Trường hợp 2: Các điểm kinh doanh được lập dưới hình thức là Công ty con
của Công ty Entertainment:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về Tập đoàn kinh
tế, tổng công ty quy định:

“2. … Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế,
tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp
luật”.

Như vậy, Công ty con là một pháp nhân có tài sản độc lập với Công ty
Entertainment. Do đó, Công ty con gần như thực hiện nghĩa vụ thuế (khai, nộp lệ phí
môn bài; khai thuế giá trị gia tăng; khai thuế thu nhập doanh nghiệp, ...) một cách độc
lập trước khi chuyển lợi nhuận về Công ty Entertainment.

4. Thủ tục thực hiện các nghĩa vụ thuế của Công ty Entertainment như
thế nào (đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán)?

Thuế tiêu thụ đặc biệt:

- Đăng ký: việc đăng ký thuế chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 

13
- Kê khai: 

 Khai thuế theo tháng áp dụng đối với hàng hóa sản xuất
trong nước và dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hồ sơ bao gồm: tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt tháng, bảng kê hóa
đơn bán hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bảng kê thuế tiêu thụ đặc
biệt được khấu trừ (nếu có). Hồ sơ được nộp cho cơ quan thuế
chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát
sinh nghĩa vụ thuế

 Khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với hàng
hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đối
với hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mua để xuất
khẩu nhưng sau đó không xuất khẩu và được bán trong nước. Hồ
sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hồ sơ hải
quan, được nộp cho cơ quan Hải quan theo thời hạn nộp tờ khai
hải quan

- Nộp: 

  Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa và kinh doanh dịch


vụ chịu thuế tự tính thuế, thời hạn nộp chậm nhất là ngày cuối
cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

 Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định


thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo thuế của cơ
quan quản lý thuế

Thuế giá trị gia tăng

- Đăng ký: Cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với Cục thuế hoặc
Chi cục thuế. Cơ sở mới thành lập thì thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất là
mười ngày kể từ ngày cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cơ
sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động
kinh doanh thì phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh.

14
- Kê khai: Thời hạn nộp hồ sơ theo tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi
của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa
vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ theo từng lần chậm nhất là ngày thứ mười kể từ
ngày phát sinh nghĩa vụ thuế
- Nộp: 

 Trường hợp người nộp thuế tính thuế thì thời hạn nộp là
chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ 

 Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế thì
thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đăng ký thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đơn vị đóng. Tiến hành tạm nộp
thuế TNDN hàng quý theo thu nhập thực tế phát sinh trong quý đó. Một số trường hợp
doanh nghiệp nộp thuế TNDN không theo quý do hoạt động sản xuất, kinh doanh của
họ không diễn ra đều đặn, liên tục hoặc vì lý do quản lý. Khi năm tài chính kết thúc,
doanh nghiệp sẽ tiến hành quyết toán toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.
Căn cứ vào số thuế mà thực tế doanh nghiệp sẽ nộp cho cơ quan thuế thì doanh nghiệp
sẽ tiến hành quyết toán với cơ quan thuế.

5. Giả sử nhân ngày 30/4/2013, Công ty tổ chức kỷ niệm 5 năm ngày thành
lập, trong tiệc kỷ niệm này, công ty đã mua và sử dụng 50 két bia. Hỏi việc
tiêu thụ 50 két bia có phát sinh nghĩa vụ thuế của Công ty không? TTĐB,
GTGT

Bia là đối tượng chịu thuế của luật Thuế TTĐB theo điểm c khoản 1 Điều 2
Luật Thuế TTĐB. Nhưng nếu công ty mua và sử dụng 50 két bia trong tiệc kỷ niệm
nhằm mục đích tiêu thụ chứ không nhằm mục đích kinh doanh thì không phải chịu
thuế TTĐB theo Điều 4 Luật Thuế TTĐB: "Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt
động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của
cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ
chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt".
Vì thuế TTĐB lúc này được đóng 1 lần ở khâu sản xuất.

15
Bài tập 2:
Để tiến hành nhập khẩu 1000 chiếc máy lạnh (có công suất 75.000 BTU) về
tiêu thụ tại thị trường trong nước. Ngày 15/04/2011, Công ty cổ phần M ký hợp
đồng với Đại lý hải quan N với nội dung: N có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế và tiến hành làm thủ tục cần thiết để thông quan lô hàng nói trên; M có
nghĩa vụ trả tiền thuế theo biên lai nộp thuế do N cung cấp.
Ngày 20/4/2011, lô hàng nói trên cập cảng Sài Gòn. N tiến hành làm tờ khai
hải quan 1000 chiếc máy lạnh theo đúng số lượng mà M cung cấp và tiến hành
các thủ tục để thông quan hàng hóa. Khi thông quan, cán bộ hải quan kiểm kê
hàng hóa và phát hiện số lượng thực tế là 1100 máy lạnh.

Hỏi:
1. Hành vi nhập khẩu 1000 máy lạnh phải chịu những loại thuế nào? Tại
sao?
Hành vi nhập khẩu 1000 máy lạnh phải chịu những loại thuế: 

- Thuế XK- NK theo Điều 2 Luật thuế XK NK: là hàng hoá được nhập khẩu từ
nước ngoài vào VN. 

HÀNG HOÁN ĐC NK QUA BG 1 CÁCH HỢP PHÁP NÊN CĂN CỨ QĐ


Đ2 LUẬT THUẾ XK NK XĐ ĐÂY LÀ ĐT CHỊU THUẾ. CTY CÓ HÀNH VI NK,
LÀ CHỦ HÀNG NÊN CĂN CỨ TẠI Đ3 LUẬT THUẾ XK NK CTY CÓ NVU PHẢI
NỘP THUẾ.

- Thuế GTGT: máy lạnh là đối tượng chịu thuế GTGT vì không thuộc vào các
đối tượng không chịu thuế GTGT theo khoản 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

LẬP LUẬN TƯƠNG TỰ.

- Thuế TTĐB theo điểm h khoản 1 Điều 2 Luật thuế TTĐB: máy lạnh có công
xuất 75.000 BTU.

MÁY LẠNH LÀ HÀNG HOÁ (75.000 BTU) LÀ HÀNG HOÁ THUỘC


DIỆN CHỊU THUẾ TTĐB THEO QĐ TẠI K1Đ2 LUẬT THUẾ TTĐB, CTY CÓ NV
NỘP THUẾ

2. Hãy xác định đối tượng nộp thuế trong tình huống trên? (Người nộp thuế)
16
Căn cứ vào Điều 4 Luật thuế XK-NK thì đối tượng nộp thuế trong tình huống
trên là Công ty cổ phần M, vì công ty này có hành vi nhập khẩu máy lạnh vào thị
trường trong nước.

Đ3 LUẬT THUẾ XK NK

3. Trong trường hợp số lượng hàng hóa thực nhập khác với tờ khai hải quan
thì cơ quan hải quan có quyền xử phạt vi phạm về thuế không? Tại sao?
KO HỌC
Căn cứ theo điểm a Khoản 4 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP về Vi phạm
quy định về khai hải quan quy định:

“4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau đây: 

d) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên
hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa
từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài…”.

Như vậy, trường hợp số lượng hàng hóa thực nhập khác với tờ khai hải quan là
hành vi kê khai không đúng số lượng sản phẩm nên Đại lý hải quan N có thể bị phạt vi
phạm hành chính lên đến 10.000.000 đồng. Do đó trong trường hợp này thì cơ quan
hải quan có quyền xử phạt vi phạm về thuế.

4. Hãy xác định loại hành vi vi phạm pháp luật thuế trong tình huống trên.
KO HỌC
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019: “2. Khai thuế chính xác,
trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật
về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế”. Do đó, loại hành vi vi phạm
trong tình huống trên là khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế và
bị xử phạt theo Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ - CP.

17
5. M lập luận rằng, vì dòng máy lạnh này rất dễ hư hỏng, bình quân cứ 10
máy thì có một máy phải thay máy mới trong thời gian bảo hành. Vì vậy,
số lượng máy dư ra là để thực hiện nghĩa vụ bảo hành nên không phải chịu
thuế. Lập luận này có cơ sở không?
Lập luận này là không có cơ sở. Những hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu là hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Và trong
trường hợp này, 1100 máy lạnh vẫn là loại hàng hóa thuộc trường hợp nhập khẩu vào
biên giới nên sẽ thuộc loại hàng hóa phải nộp thuế xuất nhập khẩu.

Bài tập 3:
Công ty cổ phần Thế Kỷ có trụ sở tại Bình Dương với chức năng sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm từ gỗ. Tháng 9/2017 Thế Kỷ đã nhập khẩu 200 kg
thuốc diệt mối thuộc loại hạn chế sử dụng để xử lý và bảo quản gỗ; đồng thời
công ty cũng đã bán ra thị trường 100 sản phẩm bao gồm: giường ngủ, bàn ghế,
tủ, kệ các loại.

Hỏi:
1. Xác định những nghĩa vụ thuế phát sinh từ hoạt động của công ty cổ
phần Thế Kỷ? Giải thích tại sao?
Công ty cổ phần Thế Kỷ với chức năng sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm từ gỗ, đã có các hoạt động như sau: Tháng 9/2017 Thế Kỷ đã nhập khẩu
200 kg thuốc diệt mối thuộc loại hạn chế sử dụng để xử lý và bảo quản gỗ. đồng
thời, công ty đã bán ra thị trường 100 sản phẩm bao gồm: giường ngủ, bàn ghế,
tủ, kệ các loại.

Dựa vào chức năng và các hoạt động trên của Công ty cổ phần Thế Kỷ, ta
xác định Công ty cổ phần Thế Kỷ có các nghĩa vụ thuế phát sinh từ hoạt động
kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá như sau:

 Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN 2008 và khoản 1 Điều 2


Luật Quản lí thuế 2006, chủ thể trở thành người nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp phải thoả 3 điều kiện:

18
+) Là tổ chức gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức khác có
hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+) Thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

+) Có thu nhập hợp pháp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đó.

Công ty cổ phần Thế Kỷ với chức năng sản xuất và kinh doanh các
sản phẩm từ gỗ, có hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ gỗ và
các thu nhập này hợp pháp; thoả mãn cả 3 điều kiện để Công ty cổ phần
Thế Kỷ trở thành người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Thuế xuất khẩu-nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng:

Thuế XK NK theo Điều 2, Điều 3 Luật thuế XK NK 2016 thì


người nộp thuế XK NK là tổ chức, cá nhân có hành vi XK-NK hàng hoá
qua biên giới Việt Nam. Việc công ty cổ phần Thế Kỷ nhập khẩu 200 kg
thuốc diệt mối thuộc loại hạn chế sử dụng đã là căn cứ xác định đối
tượng và chủ thể chịu thuế XK NK.

Thuế giá trị gia tặng theo Điều 2 Luật thuế GTGT 2008 thì là loại
thuế được biểu hiện thông qua các hoạt động gồm: hoạt động sản xuất
hàng hoá; hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; hoạt động NK XK
hàng hóa dịch vụ. Do vậy tất cả hoạt động của Công Ty cổ phần Thế Kỷ
từ nhập khẩu, đến sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá đều thuộc
đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

 Thuế bảo vệ môi trường:

Theo Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường thì có 8 loại hàng hoá
phải chịu thuế bảo vệ môi trường và 8 loại hàng hoá này được chia thành
5 nhóm. Căn vào hoạt động nhập khẩu thuốc diệt mối thuộc loại hạn chế
sử dụng để xử lí và quản lí gỗ của công ty mà ta xác định “thuốc diệt
mối” thuộc nhóm đối tượng nằm trong danh sách các đối tượng chịu
thuế. Sở dĩ, thuốc diệt mối cũng thuộc nhóm đối tượng chịu thuế bảo vệ
môi trường và hạn chế sử dụng là do mặc dù được dùng đúng liều lượng,

19
đúng cách thì mức độ gây ô nhiễm môi trường là không nhiều nhưng do
giá thành của các loại này còn thấp, thông tin người dân được cung cấp
chưa đầy đủ nên việc người dân lạm dụng trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp còn nhiều đã dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khoẻ của người dân (người trực tiếp sử dụng thuốc, người
tiêu dùng các sản phẩm có sử dụng thuốc, người chịu tác động của môi
trường không trong lành  do ảnh hưởng của các chất hoá học có trong
thuốc giải phóng vào đất, không khí,... Vì vậy, việc đưa các loại này vào
diện chịu thuế bảo vệ môi trường là cần thiết và hạn chế sử dụng. 

Ở trên, thông qua việc Công ty cổ phần Thế Kỷ đã sử dụng thuốc


diệt mối để bảo quản gỗ có thể gây ô nhiễm môi trường thông qua việc
khi phun thuốc vào gỗ thì thuốc có thể giải phóng vào đất và không khí.
Không những vậy, người trực tiếp phun thuốc cũng bị ảnh hưởng đến
sức khoẻ do các chất độc hại trong thuốc, người tiêu dùng là người mua
các sản phẩm: bàn, ghế, tủ, ... có tẩm thuốc và người hít thở không khí
có thuốc, sử dụng đất bị dính thuốc để trồng cây, ... cũng có thể bị ảnh
hưởng gián tiếp. 

2. Trong năm 2017, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình, Công
ty cổ phần Thế Kỷ đã thành lập thêm một chi nhánh tại Trung Quốc. Hỏi
thu nhập của chi nhánh tại Trung Quốc có phải nộp thuế TNDN của Việt
Nam không? Vì sao? THIẾU CS PHÁP LÍ. ĐIỀU TIẾT PHẦN CHÊNH
LỆCH GIỮA 2 QG.
Việc Công ty cổ phần Thế Kỷ đã thành lập thêm một chi nhánh tại Trung Quốc
thì không phải nộp thuế TNDN của Việt Nam, do:

Pháp luật thuế TNDN căn cứ vào yếu tố quốc tịch của tổ chức, cá nhân có thu
nhập và lãnh thổ nơi phát sinh thu nhập làm cơ sở xác định nghĩa vụ nộp thuế của chủ
sở hữu có thu nhập. Theo đó, trong trường hợp nếu chủ thể có quốc tịch Việt Nam thì
trở thành người nộp thuế cho cả phần thu nhập chịu thuế phát sinh ở Việt Nam hoặc ở
nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt
Nam thì chỉ phải nộp thuế cho phần thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. 

Việc Công ty cổ phần Thế Kỷ đã thành lập thêm một chi nhánh tại Trung Quốc
thì sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp phát sinh thu nhập tại
20
Việt nam và cơ sở thường trú tại Việt Nam (Công ty cổ phần Thế Kỷ tại Việt Nam) sẽ
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay. Trường hợp còn lại là nếu chi nhánh được lập tại
Trung Quốc và đã chịu thuế theo quy định của Trung Quốc và không có hoạt động sản
xuất, kinh doanh, trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam thì sẽ không chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

3. Trong tháng 11/2018, Công ty cổ phần Thế Kỷ có các khoản chi phí sau:
(1) chi trả lương cho người lao động, (2) Chi tài trợ cho cuộc thi Hoa hậu
hoàn vũ Việt Nam, (3) Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả do bão số 9
gây ra tại huyện Cần Giờ - Tp Hồ Chí Minh, (4) Chi nộp phạt do hành vi
xả thải gây ô nhiễm môi trường. Đ9 LUẬT THUẾ TNDN
Hãy xác định các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN của Công
ty cổ phần Thế Kỷ? Tại sao?
Các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN của Công ty cổ phần Thế Kỷ
bao gồm: (2) Chi tài trợ cho cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam, (3) Chi tài trợ cho
việc khắc phục hậu quả do bão số 9 gây ra tại huyện Cần Giờ - Tp Hồ Chí Minh, (4)
Chi nộp phạt do hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường, vì:

Căn cứ theo khoản 5 Điều 1 Luật thuế TNDN năm 2013 và khoản 4 Điều 1
Luật về thuế thì các khoản thu: Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính, khoản tài trợ,
khắc phục hậu quả thiên tai, ... sẽ không được trừ để xác định thu nhập chịu thuế
TNDN.

Những chi phí này không phải là thu nhập mà là sự đầu tư để tạo lập thu nhập.
Chi phí được khấu trừ là những chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp, phải đảm bảo tính hợp lý tức là phải được sử dụng cho quá trình tạo
ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình vận hành doanh nghiệp. 

21

You might also like