Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

121

Cơ cấu vốn doanh nghiệp


Cơ cấu vốn mục tiêu là phối hợp giữa các nguồn vốn vay, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần
thường trong kế hoạch huy động vốn của một doanh nghiệp. Cơ cấu vốn mục tiêu này có thể thay
đổi theo thời gian.
Ví dụ: Công ty tui có cơ cấu vốn mục tiêu là 10 tỷ vay, 2 tỷ cổ phần ưu đãi và 8 tỷ cổ phần thường.

Nhưng thực tế hiện tại vốn vay đang là 6 tỷ, 2 tỷ cổ phần ưu đãi và 8 tỷ cổ phần thường nên tui sẽ
tăng vốn vay lên để đạt mục tiêu ban đầu bằng cách phát hành nợ (phát hành trái phiếu).
“tỷ lệ vốn vay càng cao thì tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng cao bên cạnh đó rủi ro cũng cao, giá chứng
khoán giảm”
=> chính sách cơ cấu vốn doanh nghiệp là sự kết hợp lựa chọn giữa rủi ro và lợi nhuận
Cơ cấu vốn tối ưu là sự phối hợp giữa các nguồn vốn vay, vốn cổ phần ưu đãi và cổ phần thường
để giá cổ phần đạt cao nhất
Các hệ số liên quan đến cơ cấu vốn

 Hệ số nợ (Hv) = Nợ/Tổng nguồn vốn


 Hệ số VCSH (Hc) = VCSH/Tổng nguồn vốn
 Hệ số đảm bảo = VCSH/Nợ phải trả
 Hv + Hc = 1

Đòn bẩy hoạt động (đòn bẩy kinh doanh, đòn cân định phí) phản ánh mức độ sử dụng chi phí
cố định trong hoạt động của công ty, là mối quan hệ giữa tổng chi phí cố định và tổng chi phí biến
động. Giúp nhà quản trị thấy được tác động của sự thay đổi doanh thu (hoặc khối lượng tiêu thụ)
trên lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Để đánh giá mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động đến lợi nhuận của doanh nghiệp,
ngưới ta sử dụng thước đo mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động (DOL - Degree of Operating
Leverage).
Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động (DOL) đo lường tỷ lệ phần trăm thay đổi lợi nhuận
kinh doanh do sự thay đổi 1% doanh số bán.
EBIT
Q( P  v)
DOL  EBIT 
S Q( P  v)  FC
S
Khi doanh thu tăng (giảm) 1 %, thì EBIT có khuynh hướng tăng (giảm) DOL %. Bởi vậy những
nhà kinh doanh không thích mạo hiểm thường không chấp nhận hệ số DOL của doanh nghiệp có
giá trị lớn. Chi phí cố định cao thì đòn cân định phí lớn => rủi ro lớn

#toancaocaphocvienhangkhong
122

Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay (vay nợ, trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi) trong
tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS).
Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở chỉ tiêu hệ số nợ. Hệ số nợ cao
tức là cty sử dụng đòn bẩy tài chính cao và ngược lại.
“Đòn bẩy tài chính cao tức mượn nợ nhiều”
Tại sao phải đi mượn nợ để kinh doanh???

 Thiếu vốn kinh doanh


 Lá chắn thuế
 Mong tăng tỷ suất lợi nhuận ROE hoặc thu nhập trên cổ phần EPS
Để đo mức độ tác động của đòn cân nợ (đòn bẩy tài chính) đến thu nhập ròng của cổ đông thì ta
dùng độ bẩy tài chính:

EPS EBIT Q( P  v)  FC
DFL   
EBIT EBIT  I Q( P  v )  FC  I

DFL là tỷ lệ thay đổi EPS so với EBIT, khi EBIT thay đổi 1% sẽ dẫn đến EPS thay đổi DFL%

Đòn bẩy tổng hợp là kết hợp của 2 đòn bẩy trên. Đo lường độ nhạy của EPS khi doanh số bán
thay đổi. Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp (DTL) được định nghĩa là tỷ lệ thay đổi của EPS
do sự thay đổi 1% của doanh số.

EBIT EPS EPS


EBIT Q( P  v)
DTL  DOL  DFL   EPS  EPS 
S EBIT S Q( P  v)  FC  I
S EBIT S

Ví dụ 1: Cho Q = 3.000 sp, giá bán P= 400.000/ sp, CP biến đổi bình quân AVC = 300.000/ sp,
CP cố định có lãi vay FC = 200.000.000, lãi vay = 20.000.000. Tính DOL, DFL, DTL.

#toancaocaphocvienhangkhong
123

Điểm hòa vốn

 Định phí (FC): chi phí không đổi theo khối lượng sản xuất, cho dù không sản xuất cũng
tốn (máy móc, thiết bị, thuê mặt bằng, lương quản lý, …)
 Biến phí (VC): chi phí biến đổi theo khối lượng sản xuất, sản xuất càng nhiều thì biến phí
càng nhiều (nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm,…)
 Tổng chi phí (TC): bao gồm định phí và biến phí

Ta có:

EBIT = Doanh thu – Tổng chi phí = Doanh thu – (Định phí + Biến phí)

Điểm hòa vốn là chỗ mà Doanh thu = Tổng chi phí hay chỗ mà Lợi nhuận (EBIT) bằng 0

FC
Sản lượng hòa vốn: Qhv  với P(giá bán), AVC(biến phí đơn vị)
P  AVC

Doanh thu hòa vốn: TRhv  Qhv  P

Ví dụ 2: Đơn giá bán sp: 5,000đ

Tổng chi phí cố định: 15,000,000đ

Tổng chi phí biến đổi: 20,000,000đ

Chi phí biến đổi bình quân: 3,000đ

Xác định điểm hòa vốn, doanh thu hòa vốn?

#toancaocaphocvienhangkhong

You might also like