Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phần 1.

Phương pháp học đại học (câu hỏi tự luận)


1. Đặc điểm của phương thức đào tạo theo tín chỉ
- Định nghĩa: Phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ hay gọi tắt là Hệ thống
tín chỉ là một phương thức đào tạo tiên tiến trong nền giáo dục của nhiều quốc gia
trên thế giới, được áp dụng ở cả giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Nó còn
được gọi là học chế tín chỉ để phân biệt với các phương pháp đào tạo trước như
học chế niên chế, học chế học phần.
- Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người
học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm:
+ thời gian lên lớp.
+ thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được
quy định ở thời khóa biểu.
+ thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị
bài…
- Đối với các môn học lí thuyết một tín chỉ là một giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị
bài) trong một tuần và kéo dài trong một học kì 15 tuần; đối với các môn học ở
studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ 15 chuẩn
bị); đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong một tuần. Một tín chỉ
được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc
thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc
đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
- Ưu điểm của học chế tín chỉ:
+ Phương thức đào tạo theo tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy
và học, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong phương thức
đào tạo theo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính
vào nội dung và thời lượng của chương trình.
+ Phương thức đào tạo theo tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt về môn học, thời
gian ra trường.
+ Phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ tạo được sự liên thông giữa các cấp đào tạo
đại học và giữa các ngành đào tạo khác nhau của cùng một trường đại học hay xa
hơn nữa là giữa các cơ sở đào tạo đại học giữa quốc gia này với các quốc gia khác
trên thế giới.
+ Phương thức đào tạo theo tín chỉ đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá
thành đào tạo, có lợi không những cho tính toán ngân sách chi tiêu nội bộ của nhà
trường mà còn cả cho việc tính toán để xin tài trợ từ nguồn ngân sách nhà nước và
các nhà tài trợ khác.
+ Phương thức đào tạo theo tín chỉ vừa là thước đo khả năng học tập của người
học, vừa là thước đo hiệu quả và thời gian làm việc của giáo viên.
+ Phương thức đào tạo theo tín chỉ là cơ sở để báo cáo các số liệu của trường đại
học cho các cơ quan cấp trên và các đơn vị liên quan.
- Khuyết điểm của học chế tín chỉ:
+ Cắt vụn kiến thức
+ Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên

2. Các nguyên lý cơ bản của việc đào tạo theo học chế tín chỉ
- Nguyên lý dân chủ hoá:
+ Quan tâm đến điều kiện của người học
+ Quan tâm đến nhu cầu và sở thích của người học
+ Quan niệm giáo dục lấy người học làm trung tâm chính là biểu hiện tập trung
nhất của việc trao quyền dân chủ cho người học càng ngày càng nhiều hơn.
- Nguyên lý đại chúng hoá giáo dục đại học:
+ Tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhiều người có thể tiếp cận với nền giáo dục
đại học, bằng cách mở rộng cửa đón tiếp họ khi họ có điều kiện học đại học, bất kể
tuổi tác,
+ Xây dựng quy chế đào tạo đáp ứng được quỹ thời gian dành cho học tập của
người học,
+ Quy chế tốt nghiệp dựa trên số tín chỉ mà họ tích luỹ được, chứ không gò bó ở
khung thời gian cứng nhắc.
- Nguyên lý dạy học tích cực:
+ “ Đã đến lúc các vấn đề về môn học phải phụ thuộc vào người học. […] Bằng
cách nhấn mạnh rằng các nhu cầu và mối quan tâm của người học cần phải được
xem xét và bằng cách nhận ra rằng người học mang vào nhà trường cơ thể, tình
cảm và tinh thần cùng với tâm trí của mình, các nhà tiến bộ đã thu hút được sự chú
ý và lòng trung thành của các nhà giáo dục.”
+ Các nhà tư tưởng theo thuyết Tiến bộ cho rằng chân lý là tương đối, và giáo dục
là nhằm giúp người học không ngừng tìm kiếm chân lý. Dạy học là hướng dẫn
người học nắm bắt phương pháp khoa học:
“Phương pháp khoa học, còn được biết như suy nghĩ phản ảnh, giải quyết vấn đề
và hiểu biết thực tế, đã trở thành mục đích lẫn kỹ thuật trong nhà trường tiến bộ.
Phương pháp khoa học là kỹ năng cần phải đạt được và phương thức tìm kiếm giải
pháp cho các vấn đề.” (Oliva P.F)

3. Các biện pháp thực hiện học chế tín chỉ


* Sự tham gia tích cực của người học vào nhiều phương diện của quá trình
đào tạo. Sinh viên phải được làm quen với tinh thần làm việc độc lập tự chủ ngay
từ phổ thông, để có thể phát huy tốt các quyền sau đây:
- Người học quyết định lộ trình học tập
- Người học quyết định nội dung và tham gia tất cả các khâu của quá trình đào tạo
- Người học tham gia vào việc quyết định cách thức học tập của từng môn học
- Cần tăng cường ý thức trách nhiệm của người học đối với việc đào tạo của bản
thân mình
* Vai trò và nhiệm vụ của người dạy:
- Làm công tác nghiên cứu khoa học, liên tục cải tiến chương trình và phương pháp
dạy học
- Xây dựng môn học mới cho sinh viên có nhiều lựa chọn ngày càng phù hợp.
- Người dạy phải được đầu tư nhiều hơn nữa về chuyên môn để thực hiện tốt cải
cách giáo dục, cần phải được chuẩn bị đầy đủ về nghiệp vụ sư phạm phù hợp với
tinh thần của nền sư phạm tích cực, bao gồm nhiều khâu:
• Tìm hiểu về nền sư phạm tích cực
• Tập huấn về các phương pháp dạy học tích cực.
• Thiết kế chương trình và biên soạn bài giảng theo các phương pháp dạy học tích
cực.
• Thường xuyên nghiên cứu và thảo luận về phương pháp dạy học tích cực để ngày
càng hoàn thiện nghiệp vụ.
- Phải đủ về số lượng và mạnh về chất lượng để ngày càng đáp ứng nhiều hơn nhu
cầu học tập của sinh viên.
• Phải thay đổi định kỳ giáo trình.
• Phải có năng lực biên soạn nhiều tài liệu tham khảo để sinh viên tự nghiên cứu.
• Phải đầu tư nhiều thời gian để kiểm soát việc tự nghiên cứu của sinh viên.
* Cơ chế quản lý phải mềm dẻo
- Tính mềm dẻo đó được thể hiện qua các phương diện về chính sách tuyển sinh,
quản lý học vụ, cơ sở vật chất.

4. So sánh sự khác nhau trong cách giảng dạy ở bậc phổ thông và Đại học
- THPT: thầy cô giảng và đọc cho học sinh ghi chép, bị động và ít thời gian thảo
luận và trao đổi trong quá trình học
- Đại học: Giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu
và nghiên cứu. Lời giảng chỉ mang tính chất gợi ý, hướng dẫn sinh viên thảo luận,
còn lại sinh viên tự nghiên cứu tiếp thu xử lý kiến thức đối với bài học đó.

5. Nêu vắn tắt các phương pháp học tập ở Đại học, để học tập hiệu quả sinh viên
cần làm gì?
Để học tập hiệu quả sinh viên cần làm gì?
* Nguyên tắc học tập hiệu quả
- Nguyên tắc 1: Tin vào bản thân
- Nguyên tắc 2: Chuẩn bị
- Nguyên tắc 3: Tổ chức bản thân và công việc
- Nguyên tắc 4: Dành thời gian cho những việc quan trọng
- Nguyên tắc 5: Kỷ luật với bản thân
- Nguyên tắc 6: Bền bỉ
* Lập kế hoạch học tập, sử dụng thời gian
• Liệt kê những công việc cần làm;
• Sắp xếp, phân phối thời gian hợp lý cho những nhiệm vụ học tập, ưu tiên cho
những nhiệm vụ quan trọng;
• Xác định thời gian phải hoàn thành công việc;
• Tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và rút kinh nghiệm.
* Học cách nghe giảng và ghi bài trên lớp
* Học cách tự học
* Học cách đọc sách
* Học cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề
* Xác định nội dung/ môn học phù hợp
Một số phương pháp học tập ở đại học:
Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R
Phương pháp học SQ3R
Phương pháp học tập ASPIRE
Phương pháp học tập MURDER
Phương pháp học nhóm
Phương pháp tự học

You might also like