Vận tốc - S- T

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Vận tốc – Quãng đường- Thời gian

1 – Công thức trong bài toán chuyển động.

Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có các công thức:

 v=s:t
 s=vxt
 t=s:v

Lưu ý:
– Các đơn vị đo quy về đại lượng chuẩn ( đơn vị thời gian thường là giờ hoặc giây, đơn
vị quãng đường là km hoặc m, v là quãng đường đi được trung bình trong 1 giờ hay 1
giây – đơn vị m/s hoặc km/giờ).
Ví dụ 1: Một con chuột túi chạy 20 phút với vận tốc không đổi thì chạy được
quãng đường dài 16,8km. Tính vận tốc của con chuột túi.

Giải: Ta có t = 20 phút và s =16,8km

Vận tốc của con chuột túi là:

v = s : t = 16,8 : 20 = 0,84 km/phút

Đáp số: 0,84 km/phút

Thời gian = Quãng đường : vận tốc (t = s : v)

Ví dụ 2: Với vận tốc 4,5 km/giờ, một người đi bộ đi hết quãng đường AB dài
11,25km. Tính thời gian người đó đi hết quãng đường AB.

Giải: v = 4,5 km/giờ; s = 11,25km

Thời gian người đó đi hết quãng đường AB là:

t = s : v = 11,25 : 4,5 = 2,5 (giờ)

Đáp số: 2,5 (giờ)

Quãng đường = vận tốc x thời gian (s = v.t)

Ví dụ 3: Một con đại bàng bay với vận tốc 90km/giờ trong 50 phút. Tính độ
dài quãng đường mà đại bàng đã bay qua.
Giải: Đổi 1 giờ = 60 phút nên v = 90km/60 phút = 1,5km/phút

Độ dài quãng đường mà đại bàng bay qua là:

s = v x t = 1,5 x 50 = 75 (km)

Đáp số: 75km

2 – Bài toán chuyển động ngược chiều

Bài toán chuyển động ngược chiều bao gồm 2 dạng – căn cứ theo thời điểm xuất
phát của hai vật chuyển động: Chuyển động cùng thời điểm và chuyển động không
cùng thời điểm.

1. Phương pháp giải bài toán hai vật chuyển động ngược chiều, xuất phát cùng
lúc

*Bài toán chuyển động ngược chiều xuất phát cùng lúc:

B1: Tìm tổng vận tốc: V= V1 + V2


B2: Tìm thời gian để 2 xe gặp nhau: t = S : V
B3: Hai vật gặp nhau lúc: Thời điểm khởi hành + Thời gian gặp nhau
B4: Vị trí 2 vật gặp nhau cách A : X= V1 x t
Ví dụ: Hai tỉnh A và B cách nhau 174 km. Hai ô tô cùng xuất phát lúc 7h từ hai tỉnh A và
B chuyển động ngược chiều nhau, gặp nhau lúc 9h. Tìm vận tốc của mỗi ô tô biết vận
tốc của xe đi từ A lớn hơn vận tốc của xe đi từ B là 5 km/giờ.

Thời gian xe đã đi kể từ lúc bắt đầu xuất phát đến lúc gặp nhau là:
9 giờ – 7 giờ = 2 (giờ)
Tổng vận tốc của hai xe là:
174:2 = 87 (km/giờ).
Vận tốc của xe xuất phát từ A là:
(87 + 5) : 2 = 46 (km/giờ)
Vận tốc của xe xuất phát từ B là:
46 – 5 = 41 (km/giờ)

Đáp số: xe từ A là 46 km/giờ


            xe từ B là 41 km/giờ
B. Phương pháp giải bài toán chuyển động của hai vật ngược chiều, xuất phát
không cùng lúc.
*Bài toán chuyển động ngược chiều xuất phát không cùng lúc:
B1: Tìm thời gian vật đi trước t1

B2: Tìm quãng đường vật thứ nhất đi trước : S1= V1 x T1

B3: Tìm tổng vận tốc: V= V1 + V2


B4: Thời gian gặp nhau của hai vật : t2= S2: (V1 + V2)

Ví dụ: Lúc 6 giờ 15 phút một người đi xe đạp từ A về B với vận tốc 12km/giờ, lúc 6 giờ
30 phút một người đi bộ từ B về A với vận tốc 4 km/giờ; hai người gặp nhau lúc 8h. Hỏi
quãng đường từ A về B dài bao nhiêu km?

Người đi xe đạp đã đi được một quãng đường lúc người đi bộ xuất phát là:
12 x (6 giờ 30 phút – 6 giờ 15 phút) =  3 (km)
Thời gian hai người gặp nhau kể từ khi người đi bộ xuất phát là:
8 giờ – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 30 phút = 3/2 giờ.
Tổng vận tốc của người đi xe đạp và đi bộ là:
12 + 4 = 16 (km/giờ)
Quãng đường hai người đã đi được (Từ lúc người đi bộ xuất phát) là:
16 x 3/2 = 24 (km).
Quãng đường AB dài là:
24 + 3 = 27 (km)

Đáp số: Quãng đường AB dài 27km.

A: Bài tập cơ bản

Bài 1: Một ô tô khỏi hành từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 10 giờ 15 phút.
Tính vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài 154 km.

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Bài 2: Quãng đường AB dài 99km. Một ô tô đi với vận tốc 45km/giờ và đến B
lúc 11 giờ 12 phút. Hỏi ô tô đi từ A lúc mấy giờ? Biết dọc đường ô tô nghỉ 15
phút.

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Bài 3: Một xe tải với vận tốc 34,5km/giờ bắt đầu đi lúc 7 giờ 30 phút và đến
nơi lúc 14 giờ 45 phút, nghỉ dọc đường mất 1 giờ 15 phút. Hỏi quãng đường
dài bao nhiêu ?

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Bài 4: Quãng đường AB dài 180 km. Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54 km/ giờ,
cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/ giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi,
sau mấy giờ ô tô gặp xe máy?
b) Quãng đường AB dài 276 km. Hai ô tô khởi hành cùng 1 lúc. Một ô tô đi từ A đến B
với vận tốc 42 km/ giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 50 km/ giờ. Hỏi kể từ lúc bắt
đầu đi. Sau mấy giờ 2 ô tô gặp nhau?
Hướng dẫn giải
- Tính quãng đường hai xe đi được trong 1 giờ.
- Thời gian đi để gặp nhau = quãng đường : quãng đường hai xe đi được trong 1 giờ.

a) Ô tô có vận tốc 54km/giờ, xe máy có vận tốc 36km/giờ nên ô tô 1 giờ đi được 54km
và xe máy một giờ đi được 36km.
Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là:
54 + 36 = 90 km
Thời gian đi để ô tô gặp xe máy là:
180 : 90 = 2 giờ
Đáp số: 2 giờ
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Bài 5: Một ca nô đi từ A đến B với vận tốc 12 km/ giờ. Ca nô khởi hành lúc 7 giờ 30
phút và đến B lúc 11 giờ 15 phút. Tính độ dài quãng đường AB.
Tóm tắt
Vận tốc: 12 km/giờ
Khởi hành: 7 giờ 30 phút
Đến nơi: 11 giờ 15 phút
Quãng đường AB: ... km?
Hướng dẫn giải
- Tính thời gian ca nô đi từ A đến B = 11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút.
- Tính quãng đường AB = vận tốc × thời gian.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Bài 6: Một con ngựa chạy đua trên quãng đường 15 km hết 20 phút. Tính vận tốc của
con ngựa đó với đơn vị đo là m/phút.
Tóm tắt
Quãng đường: 15km
Thời gian: 20 phút
Vận tốc: ....m/phút ?
Hướng dẫn giải
Cách 1:
- Đổi quãng đường sang đơn vị đo là mét.
- Để tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian (với đơn vị đo là m/phút).
Cách 2:
- Tính vận tốc với đơn vị đo là km/phút.
- Đổi vận tốc với đơn vị đo là km/phút sang đơn vị đo là m/phút
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Bài 7: Hai thành phố A và B cách nhau 135 km. Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc
42 km/ giờ. Hỏi sau khi khởi hành 2 giờ 30 phút xe máy còn cách B bao nhiêu ki- lô-
mét?
Tóm tắt
Quãng đường A đến B: 135km
Vận tốc: 42km/giờ
Thời gian đã đi: 2 giờ 30 phút
Còn cách B: ...km?
Hướng dẫn giải
- Đổi số đo thời gian sang dạng số thập phân có đơn vị giờ.
- Tính quãng đường xe máy đi được trong 2 giờ 30 phút.
- Tính xe máy còn cách B bao nhiêu ki-lô-mét ta lấy khoảng cách giữa hai thành phố trừ
đi quãng đường xe máy đi được trong 2 giờ 30 phút.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

You might also like