Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CÔNG TY TNHH 

Họ và tên: Trần Thị Tâm


DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ Chuyên ngành:
NOUNOU  Số điện thoại: 0838282472
Website: www.nounou.vn Email: hidittt5901@gmail.com
Email: contact@nounou.vn 
Hotline: 0904371445

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 


( Anh/Chị vui lòng chọn đáp án theo yêu cầu của từng câu hỏi) 

Câu 1: Khi em bé trớ sữa thì bạn nên xử lý như thế nào? (Đánh số thứ tự
từng bước thực hiện) 

6:Tuyệt đối không được cho em bé sử dụng các loại thuốc có tác dụng
chống nôn. Nếu bạn không biết cách sử dụng, trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khoẻ.
3:Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay những đồ vải có dính chất nôn
cho trẻ.
5:Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo
4:Khi trẻ đã hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm hoặc ORS ấm từng thìa
nhỏ. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ. Giúp trẻ ngủ, không dùng thuốc chống nôn
khi chưa có ý kiến của bác sĩ. 
2: Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật
nuốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
1:Ngay khi trẻ nôn trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ
không bị sặc chất nôn. Rồi sau đó, người lớn nhanh chóng làm sạch chất nôn trong
miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc
vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ.

Câu 2: Dấu hiệu nhận biết con sặc sữa (Chọn đáp án phù hợp)

A. xuất hiện ho sặc sụa


B. đỏ mặt, vẹn người, khóc lớn
C. mặt tím tái, lịm đi
D. sữa trào ra từ khóe miệng
E. có hiện tượng ngừng thở

Câu 3: Khi phát hiện bé sặc sữa bạn nên xử lý như thế nào?(Đánh số thứ
tự từng bước thực hiện) 
3:Tay còn lại sử dụng phần cườm tay vỗ phần giữa hai xương bả vai theo
chiều từ trên xuống dưới, vỗ dứt khoát 5 lần
8:Sau khi cấp cứu sặc sữa thành công, sử dụng dụng cụ hút mũi để hút sữa
còn đọng trong mũi, hoặc vệ sinh mũi cho bé
5:Trẻ chưa thở lại, chuyển sang sang động tác ấn ngực:úp trẻ sang bàn tay
còn lại,sử dụng ngón thứ hai và thứ ba của tay thuận , tiến hành ấn ngực,vị trí ấn:
giữa hai xương núm vú, ấn 5 lần liên tiếp và dứt khoát
4:Sau khi vỗ, nghiêng trẻ lên kiểm tra xem trẻ đã thở chưa, hồng hào chưa,
còn tím tái không
2:Dùng bàn tay thuận, bàn tay giữ cằm trẻ, mu bàn tay áp vào ngực một
cách chắc chắn
1:Úp trẻ xuống, phần cẳng tay xuôi theo đùi,chân kia duỗi  ra tạo điểm tỳ
9:Sau khi cấp cứu xong, nên đưa bé tới cơ sở y tế thăm khám 
6:Trường hợp trẻ chưa thở lại, tiếp tục thực hiện động tác vỗ lưng
7: Sau khi ấn ngực con đã hồng hào ,thở lại thì cấp cứu thành công, không
cần ấn ngực nữa
Câu 4: Chu trình cấp cứu sặc sữa thực hiện bao nhiêu lần? (Chọn đáp án
phù hợp)

A. 2 lần 
B. 3 lần
C. 6 -10
D. Cho đến khi trẻ thở được 

Câu 7: Đối với trẻ dưới 2 tuổi bị hóc dị vật, thực hiện cách sơ cứu trẻ bị
hóc dị vật như thế nào? (Đánh số thứ tự từng bước thực hiện) 
1:Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay của mình, đầu hướng xuống đất, giữ chắc
để cổ và đầu của trẻ khỏi bị tuột
3:Tiếp tục lật trẻ qua tay phải và quan sát xem trẻ đã hồng hào trở lại, đã
thở và khóc được chưa, đồng thời kiểm tra miệng của trẻ xem có dị vật nào không
và lấy ra. 
2:Sau đó dùng gót bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2
xương bả vai của trẻ. 
4:Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thể thở thì tiếp tục thực
hiện biện pháp ấn ngực bằng cách lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên
rốn và dưới xương ức) 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp, lặp lại động
tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.
Câu 8: Với đối tượng trẻ bị hóc dị vật đường thở trên 2 tuổi và còn tỉnh
táo nên xử lý thế nào? (Đánh số thứ tự từng bước thực hiện) 
2:Một tay nắm thành nắm đấm và một tay chồng lên tay còn lại để đặt vào
vùng thượng vị của trẻ rồi ấn mạnh theo chiều từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh.
1: Hãy để cho trẻ đứng, cha mẹ hoặc người sơ cứu sẽ đứng phía sau lưng
trẻ hoặc quỳ gối rồi choàng 2 tay ra phía trước của trẻ
3:Nếu trẻ bị hóc dị vật chưa thể thở được và dị vật chưa ra thì tiếp tục thực
hiện biện pháp từ 6-10 lần.
Câu 9: Hãy chọn các lưu ý quan trọng mà công ty yêu cầu khi chăm sóc,
trông giữ trẻ. ( Có thể chọn nhiều đáp án)

A. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ


B. Nắm vững kiến thức về hoạt động theo từng độ tuổi của trẻ.
C. Tính kiên nhẫn, kiểm soát tâm lý tiêu cực khi chăm sóc cũng như chơi
cùng trẻ.
D. Khó chịu khi trẻ quấy khóc
E. Cho bé nằm bú miễn là không sặc sữa
F. Đắp mền thật ấm cho bé
G. Biết yêu thương, cẩn thận khéo léo
H. Nắm chắc các kiến thức nhận biết và xử lý khi gặp trường hợp khẩn cấp
(trẻ bị sặc sữa, thức ăn…)
I. Có phương tiện di chuyển và không ngại di chuyển
J. Tất cả các lưu ý trên

Câu 10: Quy trình chăm sóc, trông giữ bé bao gồm bao nhiêu bước?
(Đánh số thứ tự từng bước thực hiện)
3:Giao tiếp,tham gia các hoạt động vui chơi cùng bé, tập vận động, giáo
dục sớm.

1:Làm quen nhanh với bé


4:Vệ sinh cho bé( tắm cho bé nếu phụ huynh yêu cầu)
2:Chăm sóc theo lịch trình của bé, đảm bảo an toàn tốt đa cho bé
6:Trao bé cho bố mẹ
5:Sắp xếp vật dụng của bé
 Cảm ơn quý anh/chị cộng tác viên đã dành thời gian hoàn thành bài kiểm
tra chất lượng đầu vào của công ty!
 Kết quả sẽ được trả trong vòng 2 ngày và thông qua hình thức tin nhắn. Hi
vọng sẽ được hợp tác với anh/chị trong thời gian đến. Xin cảm ơn!

You might also like