Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Kết quả hồi quy cho thấy rằng các biến số đều có tác động đến lạm phát

với mức ý
nghĩa 1%. Thứ nhất, CPIt chịu tác động của chính nó ở kỳ trước CPIt-1 theo hướng đòng
biến. Thứ hai, OutputGap có tác động thuận chiều với biến phụ thuộc, khoảng trống đầu ra
dương thường thúc đẩy lạm phát trong nền kinh tế vì cả chi phí lao động và giá cả hàng
hóa đều tăng để đáp ứng với nhu cầu tăng vọt. Thứ ba, tăng trưởng cung tiền M2 cũng có
tác động đáng kể đến phát, cụ thể khi M2 tăng 1 điểm phần trăm thì lạm phát tăng 0,117
điểm phần trăm. Thứ tư, khi sự thay đổi trong chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) tăng 1 điềm
phần trăm thì lạm phát tăng 0,344 điểm phần trăm, điều này phù họp với giải thích rằng
giá nhà sản xuất tăng lên đòng nghĩa với chi phí tăng, dẫn đến giá hàng hóa tăng và tăng tỷ
lệ lạm phát. Bên cạnh đó, sự tác động ngược chiều lên biến phụ thuộc được thề hiện qua tỷ
giá hối đoái thực đa phương (REER), cụ thể khi REER tăng 1 điểm phần trăm, lạm phát
giảm 0,415 điểm phần trăm. Biến Surplus cho thấy rằng các nước nhập siêu có tỷ lệ lạm
phát cao hơn các nước xuất siêu và điều này là đúng với những nghiên cứu trước đây. Ket
quả này một lần nữa chứng minh rằng các yếu tố dẫn truyền lạm phát (REER, Surplus) có
tác động mạnh mẽ đến tỷ lệ lạm phát của 1 quốc gia.

You might also like