Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ IX

TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: HÓA HỌC LỚP 11


HOÀNG VĂN THỤ Ngày thi: 02 tháng 08 năm 2013
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm:03 trang

ĐỀ CHÍNH THỨC

Bài 1: (2 Điểm)
Urê được điều chế bằng phản ứng chuyển vị amonixianat trong dung dịch theo phương trình:
NH4OCN (dd) → (NH2)2CO (dd)
Lấy 30,0 gam amonixianat hòa tan trong nước thành 1,0 lít dung dịch. Đun dung dịch này ở
nhiệt độ thích hợp, lượng urê tách ra (với hiệu suất = 100%) theo thời gian như sau:
t (phút) 0 20 50 65 150
murê (gam) 0 9,4 15,9 17,9 23,2
1. Tính nồng độ mol/lít của amonixianat còn lại ở từng thời điểm trên (thể tích dung dịch
không thay đổi trong quá trình phản ứng).
2. Chứng minh rằng phản ứng chuyển vị có bậc bằng 2 và tính hằng số tốc độ phản ứng k.
3. Xác định khối lượng của amonixianat còn lại sau 30 phút.
Bài 2: (2,5 Điểm)
A là dung dịch H3PO4 0,02M; B là dung dịch Na3PO4 0,01M
1. Cho từ từ 100ml dung dịch A vào 100ml dung dịch B thu được 200ml dung dịch C. Tính
pH của dung dịch C.
2. Cho từ từ từng giọt dung dịch Na3PO4 0,01M vào 1lít dung dịch chứa CdCl2 0,01M và
ZnCl2 0,01M ( giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể trong quá trình thí nghiệm)
a. Kết tủa nào xuất hiện trước?
b. Khi kết tủa thứ hai xuất hiện thì nồng độ của ion gây ra kết tủa thứ nhất còn lại là bao
nhiêu? Từ đó cho biết có thể tách hoàn toàn từng ion Zn2+ và Cd2+ ra khỏi nhau trong điều
kiện trên được không?
Biết : H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32.
Cd3(PO4)2 có pKs = 32,6; Zn3(PO4)2 có pKs = 35,42.
Bài 3: (3 Điểm)
1. Cho 39,84 gam hỗn hợp F gồm Fe3O4 và kim loại M (có hóa trị không đổi) vào dung dịch
HNO3 đun nóng, khuấy đều hỗn hợp để phản ứng hoàn toàn thu được 4,48 lít khí NO2 là sản
phẩm khử duy nhất (đktc), dung dịch G và 3,84 gam kim loại M dư. Cho dung dịch NH 3 dư
vào dung dịch G thu được kết tủa K. Nung K trong không khí đến khối lượng không đổi thu
được 24 gam chất rắn R. Xác định kim loại M.
2. X là hợp chất tạo nên từ nguyên tố hiđro và nitơ. Tỷ khối hơi của X so với H2 là 16
a. Xác định công thức phân tử và viết công thức Liuyt (Lewis) của X? Hãy cho biết nitơ
trong X ở trạng thái lai hoá nào?
b. Dựa vào cấu tạo của X hãy dự đoán tính chất hóa học của X. Hoàn thành các phương trình
phản ứng khi cho X lần lượt tác dụng với: Dung dịch HCl; dung dịch Kali hipoclorit.

1
Bài 4: (2,5 Điểm)
1. Hãy sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi. Giải thích ngắn gọn cơ sở
của cách sắp xếp đó? (CH3)4C (1); CH3(CH2)4CH3 (2), (CH3)2CHCH(CH3)2 (3);
CH3(CH2)3CH2OH (4); (CH3)2C(OH)CH2CH3 (5).
2. So sánh tính bazơ của 5 chất sau:

CH3CH2CH2NH2 ( M); CHC-CONH2 (N);


(P) (Q) (O)
3. Xác định cấu hình tuyệt đối của các nguyên tử cacbon bất đối trong các hợp chất sau:

Bài 5: (2,5 Điểm)


1. Từ benzen và các hoá chất cần thiết hãy tổng hợp ra hợp chất dưới đây:

2.
a. Viết phương trình điều chế hai hoạt chất chính trong “ chất độc da cam” mà quân đội Hoa
Kỳ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là axit 2,4-diclorophenoxiaxetic (2,4-D) và axit
2,4,5- triclorophenoxiaxetic (2,4,5-T) từ nguyên liệu là 2,4- điclorophenol;
2,4,5-triclorophenol và các chất thích hợp.
b. Giải thích sự hình thành chất độc đioxin (2,3,7,8-tetraclorođibenzo-p-đioxin) là sản phẩm
phụ trong quá trình điều chế hoạt chất của “ chất độc da cam” nói trên?

Đioxin
Bài 6: (2,5 Điểm)
1. Thực hiện các phản ứng điều chế thuốc kháng viêm ibuprofen theo sơ đồ:

Viết công thức cấu tạo của A, B và trình bày cơ chế của giai đoạn tạo thành A.
2. Tinh chất mầm đậu nành chứa isoflavon có hoạt tính chống oxy hóa, kháng viêm, ức chế
enzym tyrosine kinase, ngăn ngừa ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trẻ hóa làn da
phụ nữ, tăng độ rắn chắc cho xương.
Axetyl genistin (C23H22O11) tồn tại ở dạng 6-O-axetyl-O-β-D-glucozit (trong đó gốc
glucozơ tồn tại dưới dạng vòng piranozơ) là thành phần quan trọng trong đậu nành. Dưới tác
dụng của nước bọt, vi sinh vật đường ruột hoặc quá trình nảy mầm đậu nành, axetyl genistin
bị thủy phân thành 3 sản phẩm là: genistein, D-glucozơ và axit axetic. Nếu cho axetyl

2
genistin phản ứng với C2H5I dư có mặt NaOH rồi thủy phân glucozit bằng vi sinh vật thu
được hợp chất đietoxi genistein:

Xác định công thức cấu tạo của genistein và axetyl genistin.
Bài 7: (2,5 Điểm)
1. Gọi tên theo danh pháp quốc tế của các phức sau: K2[NiCl4] ; [Cr(NH3)6](NO3)3;
[Co(NH3)5CO3]Cl; [Pt(NH3)2(H2O)(OH)]NO3.
2. Cho hai ion phức sau: [NiCl4]2- (có tính thuận từ) và [Ni(CN)4]2- (có tính nghịch từ)
Sử dụng phương pháp liên kết hóa trị (VB), giải thích sự hình thành liên kết trong hai ion
phức và cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tố trung tâm, dạng hình học của các phức này.
Cho biết Ni có Z= 28.
Bài 8: (2,5 Điểm)
Điện phân 500 ml dung dịch Y gồm: AgNO3 0,1M, Ni(NO3)2 0,5M, HNO3 0,1M ở 250C với
điện cực trơ.
1. Cho biết thứ tự điện phân ở catot.
2. Tính điện thế phù hợp cần đặt vào catot để quá trình điện phân bắt đầu xảy ra.
3. Tính điện thế phù hợp đặt vào catot để tách hoàn ion Ag+ ra khỏi dung dịch mà không gây
ra phản ứng kế tiếp. Coi một ion được tách hoàn toàn khi nồng độ ion đó trong dung dịch nhỏ
hơn 10-6M.
4. Dùng dòng điện có hiệu thế đủ lớn, có I = 5A điện phân dung dịch Y trong thời gian 1,8228
giờ thu được dung dịch X. Nhúng một thanh Ni vào dung dịch X tạo ra một điện cực mới,
tính thế điện cực của điện cực này, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể và bỏ qua
sự tạo phức hiđroxo của Ni2+.
Cho:
Eo(Cu2+/Cu) = 0,337 (V) Eo(Ag+/Ag) = 0,799 (V) Eo(Ni2+/Ni) = -0,233 (V)
Eo(2H+/H2) = 0,000 (V) 2,302 RT/F = 0,0592 (ở 250C) F = 96500 C/mol

Cho biết: Cu=64, Fe=56, Zn=65, Ag=108, N=14, O=16, C =12, H=1.

....................................................Hết....................................................
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Họ tên thí sinh:.................................................SBD.............................................................


Giám thị 1:...................................................................
Giám thị 2:...................................................................

You might also like