Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

LUẬT HIẾN PHÁP

1. Tại sao gọi Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc gia? Cần làm gì để bảo vệ Hiến pháp tốt hơn?
-Nêu định nghĩa của Hiến pháp:
-Sơ lược qua những tính chất cơ bản của Hiến pháp: Luật Tổ chức, Luật cơ bản, Luật tối cao, Luật Bảo vệ
- Cơ sở pháp lý nói rằng Hiến pháp là Luật cơ bản:
+ Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định về vị trí của Hiến pháp như sau:“Hiến pháp là luật cơ bản của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cóhiệu lực pháp lý cao nhất.Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp
với Hiến pháp.Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”
-Trả lời câu hỏi chính: Chứng minh Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc gia:
Ba luận điểm sau
1) Hiến pháp là nền tảng pháp lý của sự tồn tại và vận hành của toàn bộ hệ thống chính trị
-Tồn tại? Kiểu như là Hiến pháp là nền tảng pháp lý, quy định vàthừa nhận các yêu tố cấu thành nên hệ thống
chính trị, bản chất đặc trưng của hệ thống chính trị trong từng Quốc gia
-Vận hành? Vai trò, vị trí của các thành tố trong hệ thống chính trị, mối liên hệ nội tại với nhau
=>Hiến pháp đóng vai trò là nền tảng pháp lý
2) Hiến pháp là nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. (Điều 119 HP)
-Khái niệm Hệ thống pháp luật là Tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và được
phân định thành các chế định PL ,ngành Luật
Thế thì các quy phạm ấy phải được xây dựng trên nền tảng của Hiến pháp: Cụ thể như thế nào, ví dụ ra vài cái
(Các luật xây dựngdựa trên nền tảng của HP như thế nào, chỉ ra)
-Câu đầu tiên của mỗi Luật là gì?
3) Hiến pháp bảo vệ các quyền tự do và cơ bản của công dân
Để phân tích cái này cần liên hệ chặt chẽ với nguồn gốc ra đời của Hiến pháp, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân là một trong những chức năng cơ bản nhất,…..Các bước trình bày từng luận điểm:
+ Phân tích luận điểm, dựa trên ngữ nghĩa cũng như suy luận, kết hợp với các lý thuyết nêu trong giáo trình.
+ Đưa ra căn cứ pháp lý cho từng luận điểm làm chứng minh. Ví dụ Luận điểm 1: Điều 4 (Đảng Cộng Sản),
Điều 9 (Mặt trận Tổ Quốc) và các chương quy định chế định về các cơ quan nhà nước
+ Đưa ra một số nhận định quan điểm cá nhân kết hợp với ví dụ thực tế.

Mẫu
Tại sao gọi Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc gia? Cần làm gì để bảo vệ Hiến pháp tốt hơn?Để hiểu vì sao Hiến Pháp
được xem là luật cơ bản của 1 quốc gia trước hết ta cần xemđịnh nghĩa về Hiến Pháp như thế nào. Theo “Black’s Law
Dictionary” hiến pháp là luật tổ chức cơ bản nhất của một quốc gia hay một nhà nước, thiết lập các thể chế và bộ máy
của chính quyền, xác định phạm vi quyền lực của chính quyền, và bảo đảm các quyền và tự do của công dân.
Điều đầu tiên ta thấy được Hiến Pháp chính là luật tổ chức là nền tảng pháp lý của sự vận hành và tồn tại toàn
bộ hệ thống chính trị. Tại đây các quy tắc tổ chức xác lập bộ máy nhà nước được hình thành và cách thức vận hành
cũng như việc giới hạn về quyền lực của các cơ quan đều được đề cập đến cách cơ bản và nền tảng nhất trong Hiến
pháp cụ thể tại các chương : Chương I ( chế độ chính trị), chương V (Quốc hội) với điều 70 (Nhiệm vụ và quyền hạn
của Quốc Hội), điều 74(Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban thường vụ Quốc hội); chương VI (chủ tịch nước) điều 88;
Chương VII (chính phủ) điều 96, Chương VIII ( tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân), ChươngIX (chính quyền
địa phương), Chương X( Hội đồng bầu cử quốc gia kiểm toán nhà nước. Đây đều là những cơ quan điều hành và quản
lí một đất nước là nền tảng để tạo nên một đất nước tốt hay xấu tất cả đều được đề cập trong Hiến Pháp mà không một
bộ luật nào có thể làm được.
Hơn thế nữa Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định về vị trí của Hiến pháp như sau:“Hiến pháp là luật cơ bản của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với
Hiến pháp.Mọi hành vivi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”
Thứ 2 Hiến pháp là nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến
pháp. (Điều 119 HP)
Ta có Khái niệm Hệ thống pháp luật là Tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và được
phân định thành các chế định PL ,ngành Luật. Thế thì các quy phạm ấy phải được xây dựng trên nền tảng của Hiến
pháp
Ví dụ như Căn cứ vào Điều 27 Hiến pháp năm 2013, độ tuổi là tiêu chí duy nhất để xác định quyền bầu cử và quyền
ứng cử. Hầu hết các nước trên thế giới đều quy định độ tuổi của công dân để có quyền bầu cử là mười tám tuổi. Ngoài
quy định về độ tuổi là quy định cần thiết bảo đảm độ chín chắn trong sự lựa chọn của cử tri, pháp luật nước ta không
quy định điều kiện nào khác. Thì theo Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân văn bản số
85/2015/QH13 quy định: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ
mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp theo quy định của Luật này. Ở đây chỉ đề cập đến độ tuổi chính là tiêu chí duy nhất chứ không nói thêm
về giới tính hay tôn giáo…
Cuối cùng nói Hiến Pháp là luật cơ bản bởi vì Hiến Pháp bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người và công
dân. Hiến Pháp phải được chưng cầu ý dân. Như PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử
Đảng khẳng định: Dân là gốc rễ, là nền tảng của khối đại đoàn kết. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của
dân,do nhân dân làm chủ còn bao hàm một nội dung quan trọng khác đó là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước.
Do đó ta có thể thấy được con người chính là gốc rễ là nềntảng cơ bản của mọi sự.Hiến pháp thừa nhận, tôn trọng và
xác lập các cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân giới hạn quyền lực nhà nước ( như đã đề cập tại cácđiều ở
luận điểm thứ nhất) để ngăn ngừa khả năng lạm dụng quyền lực xâm phạm đến con người và công dân.Sự ra đời của
Hiến pháp với tính chất là luật cơ bản gắn liền với giai cấp tư sản giành chính quyền trong cuộc đấu tranh chống lại
nhà nước chuyênchế phong kiến để thành lập một nhà nước dân chủ, mà ở đó QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC
VỀ NHÂN DÂN. Đây là cuộc đấu tranh rất dai dẳng giữa lực lượngtư sản tiến bộ muốn giành chính quyền về tay
mình với giai cấp phong kiến cổ hủ đang cầm quyền. Trong cuộc đấu tranh này giai cấp tư sản đã đạt được sự liên
minh với nhiều tầng lớp nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra lâu dài và phức tạp, lúc đầu sự thành công
được thể hiện ở sự hạn chế quyền lực vương triều bằng việc thành lập cơ quan nghị viện bên cạnh cạnh vua hoặc thừa
nhận chế độ cộng hòa thừa nhận các quyền của các công dân có của, cùng với việc quy định cách thức tổ chức và hoạt
động của chính bản thân cơ quan nhà nước. Rồi dần xóa bỏ giai cấp phong kiến, THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ QUYỀN LỰC
THUỘC VỀ NHÂN DÂN. Hiến pháp là bản văn ghi nhận thành quả của cuộc đấu tranh này
Cần làm gì để bảo vệ hiến pháp tốt hơn
Thứ nhất chúng ta cần biết rằng hiến pháp chính là nhân dân, Hiến Pháp nói lên quyền và thay mặt người dân do ý chí
của nhân dân do đó cần phải nâng cao nhận thức của chúng ta hơn
Học tập và rút kinh nghiệm từ những nước tiến bộ hơn ra để đưa ra một thiết chế giámsát hiến pháp độc lập công bằng
minh bạch không làm thay đổi các quyền về con người mà là sự bổ sung hoàn thiện góp phần bảo vệ quyền con người
một cách triệt đểhơn. Cần có cơ chế để phân ra cơ quan lập hiến và lập pháp bởi lẽ cơ quan đã làm ra hiến pháp được
quan niệm là cơ quan ở vị trí thuận lợi hơn để giải thích ý nghĩa của hiến pháp và biết được khi nào hiến pháp bị vi
phạm đồng thời nó lại ở vị thế cao hơn cơ quan lập pháp. Nhưng ở nước ta lại không có sự phân biệt giữa hai cơ quan
này và không có cơ quan giám sát hiến pháp tách biệt hơn từ đó gây nên mất lòng dân và khiến người ta nghi ngờ liệu
rằng có bị thâu tóm quyền lực không.

TẠI SAO HIẾN PHÁP LÀ LUẬT CƠ BẢN CỦA MỖI QUỐC GIA, CHỨNG MINH. CHÚNG TA
CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ HIẾN PHÁP TỐT HƠN?
Theo cách định nghĩa hiện đại và phổ biến được diễn đạt trong cuốn từ điển luật danh tiếng Black Law Dictionary,
Hiến pháp là luật tổ chức cơ bản của một quốc gia hay một nhà nước thiết lập các thể chế và bộ máy của chính quyền,
xác định phạm vi quyền lực của chính quyền, và bảo đảm các quyền tự do của công dân. Từ cách định nghĩa trên, có
thể chỉ ra một số đặc trưng sau đây của hiến pháp:
+ Hiến pháp là luật tổ chức (organic law)
+ Hiến pháp là luật cơ bản (basic law)
+ Hiến pháp là luật tối cao (highest law)
Trong đó, đáng chú ý nhất là đặc trưng Hiến pháp là luật cơ bản của mỗi quốc gia, chính từ đặc trưng này mà tính tổ
chức và tối cao của Hiến pháp được hình thành. (Bởi vì nếu không coi Hiến pháp là gốc, là cơ bản thì không thể có giá
trị pháp lý tối cao trên các đạo luật, các văn bản chứa quy phạm pháp luật hay các nguồn luật khác. Bêncạnh đó, bởi là
đạo luật cơ bản mà Hiến pháp đã xác lập các cơ quancơ bản trong bộ máy nhà nước). Đặc trưng luật cơ bản đã được
ghi nhận trong Hiến pháp của nước ta cũng như Hiến pháp của một số nước trên thế giới, tùy vào kỹ thuật lập hiến mà
đặc trưng này được tuyên bố tường minh hay hàm ý ẩn sâu trong các văn bản quy phạmpháp luật. Cụ thể tại Khoản 1,
Điều 119 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định như sau: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, cóhiệu lực pháp lý cao nhất.Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.Mọi hành vi vi
phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”
Ba luận điểm chính dưới đây sẽ chứng minh Hiến pháp là đạo luật cơ bản của mỗiquốc gia:
Thứ nhất, Hiến pháp là nền tảng pháp lý của sự tồn tại và vận hành của toàn bộhệ thống chính trị.
Hệ thống chính trị là toàn bộ các thiết chế (cơ quan được tổ chức vàhoạt động theo pháp luật quy định như: thiết chế
Quốc hội, Chủ tịchnước, Chính phủ, thiết chế các cơ quan dân cử…) và các tổ chứcchính trị, lực lượng chính trị chi
phối xã hội, thể hiện chế độ chính trị,đường lối phát triển đất nước; nắm quyền lãnh đạo, quản lý, thựchiện quyền lực
chính trị được xã hội và pháp luật thừa nhận.
Bên cạnh các cơ quan nhà nước, Hệ thống chính trị cũng tồn tại một hệ thống thiết chế thứ hai chi phối quyền lực, đó
là các tổ chức Đảngvà các tổ chức chính trị, xã hội. Thiết chế này không được Hiến pháptrao cho quyền lực nhà nước,
nhưng mang quyền lực chính trị. Thực tế cho thấy các thành viên thuộc những thiết chế này lại đang thamgia vào hệ
thống các cơ quan quyền lực của nhà nước. Điều nàychứng tỏ rằng các thành tố trong hệ thống chính trị có quan hệ
mậtthiết với nhau. Nếu như Hiến pháp chỉ quy định về các nguyên tắcgiới hạn quyền lực nhà nước thì vô tình đã để
các thiết chế kháctrong hệ thống chính trị nằm ngoài Hiến pháp, nghĩa là nằm ngoài ýchí và nguyện vọng của nhân
dân. Điều đó làm mất đi tính cơ bảncủa Hiến pháp, khi Hiến pháp luôn gắn liền với cụm từ “nền tảng”. Vìlẽ trên mà
đặc trưng cơ bản của Hiến pháp được thể hiện qua việcHiến pháp là nền tảng pháp lý của sự tồn tại và vận hành của
toànbộ hệ thống chính trị.
Sự tồn tại được thừa nhận như cách đặt các thiết chế trên dưới sựđiều chỉnh của Hiến pháp từ đó hình thành nên đặc
trưng của Hệthống chính trị của mỗi quốc gia, thứ là nền tảng trong việc nắm giữquyền lực chính trị. Ở Việt Nam, sự
tồn tại của hệ thống chính trịđược thể hiện ngay trong chương đầu của Hiến pháp vơi các thiếtchế chính trị thuộc hệ
thống chính trị bên cạnh nhà nước như ĐảngCộng sản Việt Nam (Điều 4), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức
chính trị - xã hội trực thuộc (Điều 9)
Để cho các thiết chế hoạt động theo khuôn khổ của Hiến pháp lànền tảng pháp lý cơ bản nhất, Hiến pháp vói vai trò là
đạo luật cơ bản cũng quy định sự vận hành của hệ thống chính trị, nghĩa là quy định khuôn khổ hoạt động, vai trò, và
chức năng cũng như mối liên hệ nội tại của các thiết chế trong hệ thống. Khoản 3 Điều 4 Hiến pháp 2013 của Việt
Nam quy định các tổ chức Đảng và Đảng viên ĐCSVN hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, tuy tổchức
này giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị (bao gồm cả thiết chế nhà nước). Hay tại Điều 9 quy định
MTTQVN là cơ sở chínhtrị của chính quyền nhân dân.
Tóm lại, Hiến pháp thể hiện tính cơ bản của mình khi trở thành nềntảng pháp lý cho toàn bộ hệ thống chính trị, đặt các
thiết chế của nódưới các quy định của Hiến pháp, cũng là dưới quyền lực tối cao nhấtcủa nhân dân.
Thứ hai, Hiến pháp là nền tảng của toàn bộ hệ thống phápluật
Một số quốc gia trên thế giới có tên gọi khác cho Hiến pháp là: “luậtcơ bản” (Đức) hay “những luật cơ bản” (Thụy
Điển). Sở dĩ cách gọinhư vậy là vì họ muốn đề cao vai trò nền tảng của Hiến pháp tronghệ thống pháp luật, là cơ sở để
để xây dựng toàn bộ hệ thống phápluật. Hệ thống pháp luật là Tổng thể các quy phạm pháp luật có mốiliên hệ chặt
chẽ với nhau và được phân định thành các chế địnhPL ,ngành Luật. Tính cơ bản của Hiến pháp ở đây được thể hiện
rằngcác quy phạm pháp luật trong hệ thống ấy không được trái với quyđịnh và tinh thần của Hiến pháp. Hiệu lực pháp
lý tối cao này củaHiến pháp xuất phát từ bản chất của Hiến pháp với nghĩa là đạo luậtgốc quy định giới hạn quyền lực
nhà nước; quyền lập hiến nguyênthủy quy định và giới hạn quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.Bởi tính chất của
quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp mới sinh rabản chất nền tảng và tối cao của Hiến pháp trong hệ thống
phápluật.
Bản chất nền tảng của Hiến pháp trong toàn bộ hệ thống pháp luậtđược quy định trong Hiến pháp của nhiều quốc gia.
Hiến pháp 2013của Việt Nam quy định ” Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiếnpháp.” Điều này cũng
được thể hiện trong Luật ban hành các văn bản quy phạm phápluật . Triệt 2, Điều VI Hiến pháp Hoa Kỳ cũng quy
định: “Hiến pháp này, cácđạo luật của Hợp chúng quốc được ban hành theo Hiến pháp này,mọi điều ước đã, hoặc sẽ
được ký kết dưới thẩm quyền của Hợpchúng quốc, sẽ là bộ luật tối cao của quốc gia. Quan tòa ở mọi tiểubang đều
phải tuân theo những luật tối cao này. Bất cứ điều khoảnnào trong Hiến pháp, hoặc luật pháp của các bang trái ngược
vớiHiến pháp Liên bang, đều không có giá trị.”. Hay đi vào sâu hơntrong các đạo luật cụ thể, lấy ví dụ với các Luật
của Việt Nam doQuốc hội ban hành, câu mở đầu luôn là : “Căn cứ Hiến pháp nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; Quốc hội ban hành…”. Còn đi sâu hơn vào nội dung, tính nền tảng của Hiến pháp với Hệ thống cònđược thể
hiện qua mỗi chế định về các cơ quan nhà nước được quyđịnh trong Hiến pháp như chế định về Quốc hội, chế định về
Chínhphủ hay chế định về Chính quyền địa phương đều được cụ thể hóathành các Luật riêng quy định các thiết chế
này. Hay nguyên tắc suyđoán vô tội được quy định tại Điều 20 Hiến pháp 2013 đã trở thànhnền tảng cho quy trình Tố
tụng Hình sự tại Việt Nam.
Thứ ba, Hiến pháp bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của conngười và công dân
Với ý nghĩa là đạo luật cơ bản của các quốc gia, ngoài các nội dung về tổ chức, giớihạn và kiểm soát quyền lực nhà
nước, hiến pháp còn khẳng định rõ các quyền và tự docủa cá nhân dưới hình thức các quyền con người hoặc quyền
công dân. Theo nghĩarộng, việc quy định các quyền con người, quyền công dân, ngoài ý nghĩa khẳng địnhquyền lực
nguyên thủy, tối cao của nhân dân, cũng chính là cách thức nhằm giới hạnvà kiểm soát quyền lực nhà nước; bởi tập
hợp các quyền con người, quyền công dânchính là những yêu cầu và nghĩa vụ đối với Nhà nước về những điều phải
đáp ứng vànhững điều không được làm với người dân. “Nếu không có chế định quyền con người, quyền công dân thì
cũng không có Hiếnpháp”
Hiện tại, hầu hết các quyền con người theo luật quốc tế về quyền con người đã đượcghi nhận trong hiến pháp của các
quốc gia trên thế giới (xem các bảng trong các phầndưới đây và phụ lục), tuy với mức độ khác nhau. Như vậy, với
hiệu lực tối cao của nó,hiến pháp đóng vai trò là công cụ pháp lý cơ bản để hiện thực hóa các tiêu chuẩn quốctế về
quyền con người ở các quốc gia.
Kết luận. Từ những luận điểm và các luận cứ được nêu, Hiến pháp là Luật cơbản của một quốc gia

BẢO VỆ HIẾN PHÁP VIỆT NAM TỐT HƠN? (Điều 119 Khoản 2)
So với Hiến pháp năm 1992 và các Hiến pháp trước đây, các quy định bổ sung tạikhoản 2 Điều 119 Hiến pháp năm
2013 thể hiện một quan điểm mới, để Hiến pháp trởthành luật cơ bản của Nhân dân, có giá trị pháp lý cao nhất, chẳng
những các cơ quannhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp trongquá trình thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, mà còn phải có cơ chếbảo hiến độc lập do luật định. Hiến pháp hiện
tại đã quy định trách nhiệm của cơ quannhà nước và cơ chế bảo vệ - những nhân tố cơ bản bảo đảm cho Hiến pháp có
hiệu lựcpháp lý cao nhất.
Tuy nhiên, cơ chế Bảo hiến của nước ta vẫn còn mang tính khái quát và chưa cụ thể.Bảo hiến ở Việt Nam mới chỉ
dừng lại ở nghĩa rộng và bao quát. Việt Nam chưa cómột quy trình tài phán Hiến pháp. Khi Khoản 2 Điều 119 Hiến
pháp năm 2013 quyđịnh trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp của các chủ thể. Theo logic, khi có luật ấn địnhquyền và nghĩa
vụ thì phải có tài phán với tư cách là một cơ chế để bảo đảm thực hiệnquyền và nghĩa vụ. Bởi lẽ mục đích cuối cùng
của Hiến pháp là giới hạn chính quyềnđể bảo vệ quyền con người. Chỉ khi nào có tài phán Hiến pháp thì quyền con
ngườiđược ấn định trong Hiến pháp mới được thực hiện và tồn tại theo đúng nghĩa của nó.Việt Nam có một chế đọ
Hiến pháp thành văn, nhưng lại không có quy trình tài phánHiến pháp hợp lý là không hợp lý với quy luật của Hiến
pháp.
Để bảo vệ Hiến pháp tốt hơn, cần có một quy trình tài phán hiến pháp hợp lý.Dựa vào các mô hình bảo hiến đang
được áp dụng trên thế giới và những đặc nétriêng tại Việt Nam, qua tham khảo tôi có một số kiến nghị sau về việc có
một quytrình tài phán Hiến pháp tại Việt Nam
Xây dựng và Bảo vệ Hiến pháp – Tòa án Hiến pháp Độc lập – Xây dựng vào Bảo vệ Hiến pháp .

2. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM QUYỀN HIẾN ĐỊNH, NGUYÊN TẮC OF HP VỀ NHÂN QUYỀN
 Quyền con người được diễn đạt dưới nhiều giác độ khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh xã hội,
văn hóa tín ngưỡng - tôn giáo; mục tiêu và định hướng của mỗi thể chế chính trị, mỗi kiểu nhà
nước, quan điểm của từng giai cấp cầm quyền; hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi cá nhân và của
từng ngành khoa học như; triết học, chính trị học, luật học, xã hội học...
Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, quyền của con người luôn được cụ thể hóa bằng những quyền cơ
bản của công dân (do được ghi nhận trong hiến pháp) và bao giờ cũng được xem là một chế định pháp
luật rất quan trọng - đây là một trong những chế định thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của một nhà
nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân cùng với các cá nhân trong xã hội. Thông qua
đó, có thể xác định được mức độ dân chủ của một nhà nước, một xã hội.Vì vậy, những nhà lập pháp Việt
Nam luôn hoàn thiện chế định pháp luật về quyền cơ bản của công dân trong đạo luật cơ bản của Nhà
nước là Hiến pháp và luôn gắn liền với nghĩa vụ của công dân.
 Chính vì điều đó, quyền con người, quyền công dân là yếu tố quan trọng trong mục tiêu và động
lực của sự phát triển kinh tế - xã hội và quyền con người, quyền công dân là một trong những
nội dung cơ bản nhất trong mọi hiến pháp.
Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục sử dụng khái niệm “quyền con người” với nội dung chính trị - pháp lý
rộng hơn để phản ánh giá trị của cá nhân con người.
Nhìn ở góc độ về khái niệm, “quyền con người” không loại trừ và không thay thế được khái niệm
“quyền công dân”. Hiến pháp năm 2013 đặc biệt quan tâm đặt vị trí của chương “Quyền con người và
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” -Chương II.

 CÁC ĐIỀU VỀ NHÂN QUYỀN HP 2013:


- Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Đây thực chất là sự hiến pháp hóa quan điểm của Đảng về quyền
con người “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc,
sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy
định”[2] [3]. Như vậy, lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt Nam ghi nhận “Quyền con người”, điều này
cho thấy không phải các bản Hiến pháp trước đó chúng ta không ghi nhận về “quyền con người”
(nhân quyền) mà trước đây chúng ta chưa phân biệt rõ hai khái niệm “quyền con người” và “quyền
công dân”, hay nói cách khách chúng ta đã đồng nhất hai khái niệm trên, cũng chính vì điều này mà
chúng ta bị các thế lực thù địch xuyên tạc Nhà nước ta không quan tâm đến “quyền con người”, vi
phạm nhân quyền…lần ghi nhận này có ý nghĩa hết sức quan trọng một mặt chúng ta phân biệt rõ hai
khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”, ghi nhận “quyền con người” đứng trước “quyền
công dân” cũng có nghĩa là chúng ta ghi nhận “quyền con người” có nội hàm rộng hơn “quyền công
dân”, “quyền công dân” là một bộ phận của quyền con người, đồng thời cũng ghi nhận từ trước đến
nay chúng ta luôn thừa nhận quyền con người đã được cụ thể hóa trong quyền công dân mà các Hiến
pháp trước đây đã công nhận, có điều chúng ta chưa tách bạch độc lập về hai khái niệm trên.
- Điều 15 ghi nhậnbốn nguyên tắt hết sức cơ bản: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân;
mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm
lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Điều 16 ghi nhận một vấn đề hết sức cơ bản, bằng việc tiếp thu những giá trị của nhân loại về
quyền con người, đã nâng cao thêm tính công bằng công lý cho “mọi người” (kể cả công dân Việt
Nam và người nước ngoài và người không quốc tịch), mở rộng đối tượng được hưởng tính công bằng
này là “mọi người” chứ không chỉ riêng cho “công dân” như Hiến pháp năm 1992, mặc dù về mặt
nhận thức trước đây chúng ta cũng muốn công bằng cho mọi người nhưng việc thể hiện chưa sâu sắc
“Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân
sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
- Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49) là sự sáng tạo, khẳng định sức mạnh của một quốc gia độc lập
ngang tầm, bình đẳng với các quốc gia khác, dân tộc khác trên thế giới “...Công dân Việt Nam không
thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước
khác. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”
cũng nhằm khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới là một “bộ phận không
thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
- Điều 19 ghi nhận “Mọi người có quyền sống...” đây là một điều mới, ghi nhận một quyền mới, đã
thể chế một quyền hết sức cơ bản, quyền tự nhiên của con người vừa phù hợp công ước quốc tế về
quyền con người vừa khẳng định tính khởi thủy của quyền con người như là một sinh vật sống và tồn
tại trong thế giới khách quan.
- Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 72) thể hiện tính phù hợp hơn của tinh thần nhà nước pháp quyền,
tiếp tục khẳng định vai trò của cơ quan tòa án nhưng cũng khẳng định một trong những quyền của
con người là được tòa án xét xử khi bị buộc tội, như vậy có thể hiểu rằng không một cơ quan nào
khác được thực hiện quyền này nhằm đảm bảo tính công bằng công lý cho tất cả những người phạm
tội và việc xét xử ấy cũng chỉ được xét xử bằng chính pháp luật và chỉ bằng pháp luật, họ có thể sử
dụng sự trợ giúp pháp lý của người bào chữa để có thể “gỡ” tội cho chính mình: “Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân
thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án
nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt, giam giữ người do luật định. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến
xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử
nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”; trong điều này
ghi nhận hai quyền cơ bản; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể
người và hiến xác.
- Điều 29 ghi nhận: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức
trưng cầu ý dân”. Đây là sự phát triển Điều 53 của Hiến pháp năm 1992, tiếp tục khẳng định quyền
được trưng cầu ý kiến, cách thể hiện cô đọng hơn và có sự giới hạn về độ tuổi của người dân được
trưng cầu, phải là “công dân đủ mười tám tuổi trở lên”, việc giới hạn độ tuổi như vậy cũng là cần
thiết và phù hợi với điều kiện thực tiễn Việt Nam.
- Các Điều 30, Điều 31 tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992 tại các Điều 74, Điều 72 và có tiếp thu
tinh thần Nghị quyết số 49 về cái cách tư pháp, cải cách hành chính và các vấn đề về quyền khiếu
nại, tố cáo.
- Điều 32 (sửa đổi, bổ sung Điều 58) đã ghi nhận hết sức cơ bản về quyền sở hữu tư nhân, việc ghi
nhận này đã giúp cho việc nhìn nhận của thế giới về tính công bằng giữa chế độ sở hữu tư nhân và
công hữu “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh
hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền
sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng
mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”. Việc ghi nhận
này giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu thêm về chế độ tư hữu ở Việt Nam là hiện hữu, không
thể hiểu nhầm khi họ đầu tư là sợ quốc hữu hóa về tài sản như trước đây, tránh việc các thế lực thù
địch lợi dụng công kích và theo đó, cũng giúp việc ghi nhận tại Chương III quy định về chế độ kinh
tế là không cần liệt kê các thành phần kinh tế như các bản Hiến pháp trước nữa mà chỉ cần ghi nhận
nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế có nhiều thành phần, cũng có thể hiểu rằng Hiến pháp năm 2013
đã mở rộng quyền về tự do kinh doanh của mọi người, mở rộng hơn nữa quyền con người trong lĩnh
vực kinh tế.
- Các Điều 41, Điều 42, Điều 43 là các điều mới ghi nhận những quyền thuộc về lĩnh vực đời sống
tinh thần mà trước đây trong Hiến pháp năm 1992 chưa thể hiện, đó cũng do những điều kiện khách
quan đang cho phép, đồng thời cũng buộc chúng ta phải ghi nhận, đặc biệt cần quan tâm “Mọi người
có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở
văn hóa” (Điều 41); “công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa
chọn ngôn ngữ giao tiếp” (Điều 42); “mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và
có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” (Điều 43), sự thừa nhận này có thể hiểu giá trị con người cần được
đề cao, đáng được đề cao và xem trọng. Đặc biệt là ghi nhận một quyền mới “quyền được sống trong
môi trường trong lành” là điều hiển nhiên trong một xã hội văn minh, việc ghi nhận này có thể nói là
khá muộn. Tuy nhiên, đã thể hiện sự cầu thị, tiếp thu, kế thừa những giá trị của nhân loại, làm điều
kiện thúc đẩy môi trường xã hội văn minh, tiến bộ.
Hiến pháp năm 2013 đã có những thay đổi hết sức quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân. Lần đầu tiên Hiến pháp đã làm rõ hai khái niệm “quyền con người” và
“quyền công dân”. Sự tách bạch này đã góp phần củng cố lý luận về quyền con người, quyền công
dân, làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này cũng như áp dụng vào thực tiễn. Có thể nói,Hiến
pháp năm 2013 như một “làn gió mới” tiếp tục khẳng định chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiếp thu
có chọn lọc phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam đối với các qui định về quyền con người
trong các văn bản pháp luật quốc tế, ghi nhận một số quyền mới cụ thể, thể hế hóa nguyên tắc “công
dân được làm những gì mà pháp luật không cấm” trong lĩnh vực kinh doanh tại Điều 33 “mọi người
có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Bên cạnh đó, Hiến
pháp cũng bổ sung cơ bản cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện quyền công dân và giữ nguyên phần
nghĩa vụ, tuy nhiên có sự thay đổi về cách bố trí vị trí của phần nghĩa vụ, theo đó một phần nghĩa vụ
được đặt lên trước (Điều 15) liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ giữa công dân với công dân,
giữa công dân với Nhà nước. Cách bố trí này có phần giống với cách bố trí của Hiến pháp năm 1946,
phần còn lại bố trí phía sau (Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47…). Ngoài ra cách thứ ba vẫn lồng
ghép nghĩa vụ vào quyền của công dân như “quyền và nghĩa vụ học tập”, “quyền và nghĩa vụ lao
động”… Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận lại những quyền và nghĩa vụ mà Hiến
pháp năm 1992 đã ghi nhận bằng cánh ghi nhận đổi mới theo hướng vĩ mô, tinh gọn, bao quát vấn đề
hơn cách ghi nhận của các bản Hiến pháp trước đó.

BÀI 2: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN QUA HIỆN TƯỢNG LIVESTREAM


TRÊN CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Tự do ngôn luận là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nó không chỉ là quyền cơ bản của con người mà còn là
nhu cầu thiết yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của loài người, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin
như hiện nay.
Theo thời gian, các nền tảng mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và đã trở thành công cụ hỗ trợ con người
trong việc biểu đạt quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên bên cạnh những công dụng hữu ích của nó là những vấn
đề pháp lý, vấn đề xã hội đặt ra về giới hạn quyền tự do ngôn luận trên các nền tảng mạng xã hội. Đặc biệt, tại
Việt Nam, vấn đề này vẫn còn nhiều khía cạnh gây tranh cãi và cần được nghiên cứu tìm ra giải pháp thích
hợp. Nhất là sau vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng - Tổng Giám đốc và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công
ty cổ phần Đại Nam bị truy tố về tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Vụ việc này đã gây náo loạn dư luận và làm dấy lên vấn
đề về việc giới hạn quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Phần bài luận sau đây nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực trạng giới hạn quyền tự do ngôn luận qua hiện
tượng phát sóng trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội. Qua đó chúng em xin đưa ra những bình luận, đánh
giá cũng như đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo đảm thực
thi quyền tự do ngôn luận ở nước ta trong tương lai.
1. Hành vi xúc phạm của Nguyễn Phương Hằng đối với các cá nhân

Từ năm 2021, trên mạng xã hội xuất hiện những buổi phát sóng trực tiếp (livestream) thu hút đông đảo sự chú ý
từ cộng đồng mạng của bà Nguyễn Phương Hằng - tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương. Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Bình Dương xác định các video, các kênh bà Hằng đăng tải trên không gian mạng có số người vào
xem, số lượt bình luận rất lớn . Những phát ngôn của bà Nguyễn Phương Hằng với nội dung chưa được kiểm chứng
liên quan tới đời tư người khác tại các buổi phát sóng này được coi là có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nội dung xuyên
tạc, vu khống, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân. Vụ việc bắt đầu vào ngày
4/3/2021, khi bà Nguyễn Phương Hằng cho biết đã nộp đơn tố cáo ông Võ Hoàng Yên (Lương y Võ Hoàng Yên, sinh
năm 1975) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đơn tố cáo bà hằng nêu rõ, vì tin tưởng nên vợ chồng bà Hằng
đã hỗ trợ tiền cho ông Yên làm các hoạt động từ thiện, xây chùa, ủng hộ bão lụt… Tuy nhiên, ông Yên đã lạm dụng
tín nhiệm của vợ chồng bà Hằng để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua số tiền ủng hộ từ thiện 1. Sau
sự kiện này bà Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức hàng loạt các buổi livestream đấu tố nhiều nghệ sĩ liên quan đến vấn
đề từ thiện, trong đó có thể kể đến các nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, vợ chồng Thủy Tiên - Công Vinh, ca sĩ Đàm
Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Phi Nhung và nhà báo Hàn Ni. 

Ở những phần tiếp theo, nhóm sẽ tập trung phân tích vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng cũng như xem xét
phản ứng của công luận để từ đó có thể đưa ra những bình luận, đánh giá một cách khách quan nhất về vấn đề này.

1.1. Tố cáo nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng ca sĩ Thuỷ Tiên - Công Vinh, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng 

Giai đoạn đầu, bà Nguyễn Phương Hằng tố nghệ sĩ Hoài Linh có mối quan hệ bất thường với ông Võ Hoàng Yên.
Nữ doanh nhân còn cho rằng NSƯT Hoài Linh đã lợi dụng nhà thờ Tổ để tổ chức các buổi truyền bá mê tín dị đoan.
Đỉnh điểm, tháng 5/2021, bà Hằng tố Hoài Linh "ngâm" 14 tỷ tiền từ thiện khiến cộng đồng mạng dậy sóng 2. 

Tiếp đó vào tháng 7/2021, vợ chồng Thủy Tiên - Công Vinh cũng bị bà Phương Hằng nhắc tới nhiều lần trong
các buổi livestream, cho rằng họ ăn chặn tiền từ thiện. Cụ thể, bà nói nằm mơ thấy số tiền Thủy Tiên quyên góp được
là hơn 320 tỉ đồng chứ không phải 177 tỷ đồng như công bố trước đó.

Trong tháng 8/2021, bà Phương Hằng có phát ngôn xúc phạm nam ca sĩ trên sóng trực tiếp (livestream), chửi
Đàm Vĩnh Hưng bằng những từ ngữ như: mất dạy, chó đẻ, cái loại hai phai, loài vô liêm sỉ, là súc vật, không có đạo
đức,...

Hơn nữa, trong buổi phát sóng trực tiếp của bà Nguyễn Phương Hằng diễn ra vào các ngày 8, 14, 24, 26, 28/8, bà
Hằng đã nêu đích danh Đàm Vĩnh Hưng để chửi bới bằng những lời lẽ thô tục, bạo lực và lăng mạ anh thậm tệ. Đứng
trước các cáo buộc của bà Nguyễn Phương Hằng, Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ: “Bà Nguyễn Phương Hằng đã bịa đặt, lan
truyền thông tin sai sự thật, vu khống, khi cho rằng tôi ăn chặn tiền từ thiện, bỏ túi hơn một nửa của số tiền 96 tỷ
đồng; lừa đảo; ăn cướp tiền của công chúng; ăn hối lộ; cấu kết với thí sinh mua giải trong cuộc thi The Voice và phản
động”. Nam ca sĩ nói thêm: “Ngoài ra, bà Nguyễn Phương Hằng còn đe dọa đang giữ 2 kg giấy sao kê tài khoản ngân
hàng, nếu tôi không công khai bản sao kê thì sẽ tung bằng chứng cho cộng đồng mạng…”

1.2. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm ca sĩ Vy Oanh (Nguyễn Thị Mỹ Oanh)

Bà Nguyễn Phương Hằng đã có những chia sẻ gây sốc liên quan đến giọng ca Đồng xanh, nói Vy Oanh giật
chồng, đẻ thuê và có quá khứ làm gái bao… Nguyễn Phương Hằng đã có những phát ngôn về Vy Oanh như sau: "Bây
giờ cô muốn tôi lôi cái dĩ vãng dơ dáy của cô với một đại gia ra, rồi cô qua Mỹ mà đẻ không?”, “Vậy thì cô muốn tôi
cho công chúng biết cô là ai không Vy Oanh? Cô đi làm bé cho một người, cô hốt 5, 7 triệu đô, cô qua Mỹ có một
người chồng hợp pháp, rồi bữa nay cô lên tiếng mạnh quá ha" . Lý do bà Hằng có những phát ngôn gây ảnh hưởng uy
tín, danh dự của Vy Oanh là vì bà cho rằng Vy Oanh đã có nhiều bình luận tiêu cực trên Facebook liên quan đến hoạt
động làm từ thiện của mình.

1.3. Lùm xùm với cố ca sĩ Phi Nhung

Ca sĩ Phi Nhung là một trong những cái tên bị bà Nguyễn Phương Hằng "réo tên" trên sóng livestream. Nữ doanh
nhân cho rằng Phi Nhung là người đứng sau các hội nhóm công kích bà để bảo vệ Hoài Linh. 

Trong buổi livestream tối 5.6, bà Hằng nói: “Phi Phi cô nương cũng là một bóng ma không tầm thường đâu quý
vị... tầm cỡ đó, có sức ảnh hưởng rất ghê gớm. Đâu đó cũng núp lùm để đi đánh trận. Phi Phi cô nương này cực kỳ
kinh khủng xa hoa, qua biết bao nhiêu mối tình rồi... Có những con người dưới tay được Phi Phi điều khiển tấn công
vào tôi...”3

Bên cạnh đó, bà còn "tố" nữ ca sĩ bóc lột sức lao động của Hồ Văn Cường khiến giọng ca Sầu tím thiệp hồng
hứng chịu rất nhiều "búa rìu" của dư luận. Đến ngày 28/9/2021, Phi Nhung đã ra đi vì Covid-19 song bà Nguyễn
Phương Hằng vẫn dùng những lời lẽ không hay dành cho nữ ca sĩ trên sóng livestream 4.

1
Quế
2
Anh T
3
Thuý
2. Phản ứng của các cá nhân có liên quan

Tháng 7/2021, Công an TP.HCM tiếp nhận đơn tố cáo doanh nhân Nguyễn Phương Hằng của NSƯT Hoài Linh.
Theo đơn tố cáo của nghệ sĩ Hoài Linh, bà Hằng nhiều lần livestream nói về lối sống, đời tư của ông với nhiều lời lẽ
nặng nề, xúc phạm.

Ngày 21/9/2021, ông Huỳnh Minh Hưng (tức ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng) đã gửi đơn tố cáo doanh nhân Nguyễn
Phương Hằng về hành vi làm nhục, vu khống và sử dụng trái phép thông tin đến Công an TP.HCM. Sau đó, phía này
chuyển đơn tố cáo đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương để giải quyết theo thẩm quyền. Trong đơn tố cáo,
Đàm Vĩnh Hưng cho rằng thời gian qua, bà Hằng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội để phát trực tiếp, thông tin
sai sự thật. Ngoài ra, ca sĩ cũng tố bà Hằng công khai thông tin cá nhân của anh về giới tính, chuyện tình cảm riêng tư
với lời lẽ miệt thị, xúc phạm5.

Ngày 22/9/2021, Luật sư Phan Vũ Tuấn - luật sư đại diện cho Thủy Tiên - Công Vinh xác nhận đã nộp đơn tố
cáo bà Nguyễn Phương Hằng .Theo luật sư Tuấn, "Theo đó, chúng tôi sẽ khởi kiện dân sự đối với các cá nhân có hành
vi vu khống, bịa đặt, đưa thông tin không chính xác nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ca sĩ Thủy Tiên
và gia đình"6.

Ca sĩ Vy Oanh khởi kiện bà Nguyễn Phương Hằng vì bà Nguyễn Phương Hằng nhiều lần phát trực tuyến
(livestream) có nội dung làm nhục, thóa mạ, làm ảnh hưởng uy tín, danh dự của mình. Cụ thể, ngày 25/10/2021, nữ ca
sĩ làm đơn gửi Công an TP.HCM yêu cầu xác minh, khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Hằng về các tội: “làm
nhục người khác”, “vu khống” và “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân”7.

3. Công luận

3.1. Tán thành hành động của Nguyễn Phương Hằng

Về phía xã hội: Những người ủng hộ cho rằng bà Nguyễn Phương Hằng là một người bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ
phải và phanh phui những bí mật vô đạo đức của những cá nhân lợi dụng tín nhiệm và lòng thương xót của dân chúng
để mưu lợi cá nhân. Từ khoảng tháng 3/2021, Nguyễn Phương Hằng thường xuyên livestream “gọi tên” nhiều nghệ sĩ
và tố họ ăn chặn tiền quyên góp cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt năm 2020 . Những người ủng hộ đã
lập luận rằng nếu không có Nguyễn Phương Hằng thì không có một ai có thể phanh phui các bí mật động trời này.
Hơn thế nữa, họ còn tôn sùng Nguyễn Phương Hằng và xem bà như một người hùng, một người thay trời hành đạo.  

Về phía các chuyên gia: Việc các chuyên gia, người hiểu rõ về luật như là Luật sư Trần Anh Quân và Nguyễn
Đình Kim tham gia livestream của bà Nguyễn Phương Hằng với vai trò là cố vấn pháp lý cho thấy rằng họ đứng về
phía Nguyễn Phương Hằng, gián tiếp tạo ra cảm giác rằng là những phát ngôn của Nguyễn Phương Hằng là sự thật và
nó không sai trên phương diện pháp luật. Việc livestream phát ngôn là không sai vì pháp luật Việt Nam không cấm bà
Nguyễn Phương Hằng livestream, thu hút và thuyết phục dư luận, bà có quyền nói lên suy nghĩ của mình, có quyền
chia sẻ với mọi người những điều mình biết. 

3.2. Chỉ trích hành động của Nguyễn Phương Hằng

Về phía xã hội: Dư luận bức xúc trước những lời nói vô căn cứ, vô lý và hết sức hoang đường khi mà tại Cơ quan
Cảnh sát điều tra, bị can Nguyễn Phương Hằng khai nhận những thông tin liên quan đến đời tư của những người khác
là bị can xem trên mạng Internet, không rõ nguồn gốc và nằm mơ. Cùng với đó là Nguyễn Phương Hằng đã sai khi mà
không những “bóc phốt” mà còn kể chuyện bí mật đời tư của các nghệ sĩ. Và bà đã vượt quá ranh giới của quyền tự do
ngôn luận, bà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, trong đó có quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm; quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; quyền được kết tội theo đúng pháp luật... 
4
Minh Hy, “Loạt nghệ sĩ từng bị bà Nguyễn Phương Hằng chửi trên sóng livestream” Báo Thanh niên (24/03/2022)
<https://thanhnien.vn/loat-nghe-si-tung-bi-ba-nguyen-phuong-hang-chui-tren-song-livestream-1851441969.htm>
5
Phan Thương, “Công an xác minh đơn của nghệ sĩ tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng” Báo Thanh niên (23/09/2021)
<https://thanhnien.vn/cong-an-xac-minh-don-cua-nghe-si-to-cao-ba-nguyen-phuong-hang-1851114315.htm>
6
Thuỳ Trang, “Thủy Tiên - Công Vinh chính thức gửi đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng lên Bộ Công an” Báo Người lao động
(22-09-2021) <https://nld.com.vn/giai-tri/thuy-tien-cong-vinh-chinh-thuc-gui-don-to-cao-ba-nguyen-phuong-hang-len-bo-cong-
an-2021092214180993.htm>
7
Ngọc Lê, “Bà Nguyễn Phương Hằng bị những ai tố cáo?” Báo Thanh niên (24/03/2022) <https://thanhnien.vn/ba-nguyen-
phuong-hang-bi-nhung-ai-to-cao-1851441980.htm>
Về phía các chuyên gia: Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố vì tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…” là điều dễ hiểu. Vì pháp luật đã phân định giữa
việc sử dụng quyền tự do ngôn luận với việc “lợi dụng” quyền tự do ngôn luận để làm tổn hại đến người khác. Pháp
luật Việt Nam đảm bảo cho sự phát triển tự do của nhân dân tuy nhiên vẫn xây dựng và duy trì trật tự ổn định của xã
hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nhà nước bảo đảm quyền tự do dân chủ cho công dân nhưng nghiêm cấm lợi
dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân”. Điều 15 Hiến pháp 2013 quy
định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác;
công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Việc thực hiện quyền con người, quyền công
dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Và nó đã được cụ thể
hóa bằng Điều 331 Bộ luật Hình sự về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước,  quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Việc một cá nhân vượt qua cả sự phê phán là nhục mạ, vu khống, hạ thấp nhân
phẩm người khác thì lại càng không được. Mặc dù một người có thể biết rõ việc làm sai trái của người khác nhưng nếu
không có chứng cứ chắc chắn mà khăng khăng buộc tội người ta thì phải ăn đòn giáng trả. Nó như cái chuyện các
quan tham nhũng khi chưa bị phát hiện thì đều trong sạch, không có chứng cứ thì không được coi họ là không trong
sạch.

5. Giới hạn quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam

5.1. Khái niệm quyền tự do ngôn luận

Quyền tự do ngôn luận, theo định nghĩa của Đại học Luật Cornell, là quyền được nói, viết, chia sẻ ý kiến và quan
điểm mà không phải đối mặt với sự trừng phạt từ chính quyền. Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong
việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới
hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới
hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…). Trong vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng, bà Hằng đã sử dụng
quyền tự do ngôn luận thông qua các buổi phát sóng trực tiếp trên Facebook.

5.2. Quy định về quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp 2013

Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được thể hiện như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” 8.

5.3. Giới hạn quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp 2013

Theo Hiến pháp 2013, việc giới hạn quyền con người, trong đó bao gồm quyền tự do ngôn luận, được quy định
tại khoản 2 Điều 14 như sau: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng
đồng”. Như vậy, việc hạn chế quyền phải dựa trên các lý do: quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng quyền tự do ngôn luận phải dựa trên cơ sở tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi
ích của người khác. Căn cứ Điều 15 Hiến pháp 2013: “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác và
khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Hiến pháp 2013 lần lượt quy định, “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất
kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” và “Mọi người có quyền
bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.”

Từ những căn cứ đã nêu trên, kết luận việc hạn chế quyền tự do ngôn luận phải được thực thi dựa trên cơ sở:

(1) Bảo vệ những lợi ích công cộng như: an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng.

(2) Tôn trọng quyền và danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

5.4. Giới hạn quyền tự do ngôn luận trong các văn bản quy phạm pháp luật

5.4.1. Theo Bộ luật Dân sự 2015

8
Điều 25 Hiến pháp 2013
Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín quy định: “Danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

5.4.2. Theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017, sau đây viết là “BLHS”)

Điều 155 BLHS quy định hình phạt đối với tội làm nhục người khác. Trong khi đó, Điều 156 BLHS nói về chế
tài đối với hành vi vu khống, bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác 9. Ngoài ra, Điều 331 BLHS quy
định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân như sau:

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội
và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị
phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

5.4.3. Theo Luật An ninh mạng 2018

Hiện nay các hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận chủ yếu diễn ra trên không gian mạng. Vì vậy Điều 8 Luật
an ninh mạng về Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng” quy định rõ một trong những hành vi bị nghiêm cấm
là: thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn
cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác. Cụ thể, Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định như sau:

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;

b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo,
phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó
khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác;

đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần
phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập,
chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động
của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin,
phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng
máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào
mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương
tiện điện tử của người khác.

9
Điểm a khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm
mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.”

5.4.4. Trong lĩnh vực hành chính

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

6. Bình luận về hạn chế của Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015

Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã truy tố bà Nguyễn Phương Hằng với tội danh theo Điều 331 Bộ
luật Hình sự. Tuy nhiên, sau khi phân tích và đánh giá, ta có thể nhận thấy một số điểm hạn chế trong Điều 331 như
sau:

Thứ nhất, trước đó Điều 155 và Điều 156 BLHS đã quy định về chế tài đối với tội làm nhục, xúc phạm nghiêm
trọng danh dự, nhân phẩm của người khác 10 và tội vu khống, bịa đặt, lan truyền thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm
nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác 11. Xét về tính chất
thì các hành vi trong Điều 155 và Điều 156 chính là những trường hợp cụ thể hơn của tội “xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân” trong Điều 331. Như vậy, Điều 331 đã bao hàm tất cả các tội danh của Điều 155 và
Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Việc quy định một tội danh khái quát tất cả những tội danh
khác thể hiện sự không chặt chẽ trong kỹ thuật lập pháp. 

Thứ hai, Điều 331 chưa định nghĩa được hành vi “xâm phạm”, cũng như chưa nêu lên mức độ “xâm phạm” như
thế nào thì cấu thành tội phạm. Vì vậy nên khi áp dụng Điều 331 thì không có căn cứ để xác định hành vi phạm tội
cũng như mức độ nghiêm trọng của nó, cho nên có thể hiểu bất kỳ hành vi nào cũng có thể có dấu hiệu phạm tội, nếu
nó không phù hợp theo quan điểm chủ quan của Nhà nước, cá nhân hay tổ chức nào đó. Luật sư Vũ Đức Khanh cũng
cho rằng Điều 331 của Bộ luật Hình sự đã vô hình chung biến tất cả công dân Việt Nam đều có khả năng trở thành
một tù nhân dự khuyết của chế độ. Chỉ cần họ có bất cứ hành vi, biểu hiện nào đó không phù hợp với nhãn quan, quan
điểm chính thống của chính quyền thì Điều 331 sẽ được sử dụng để trấn áp quyền tự do ngôn luận của công dân. 

Thứ ba, Điều 331 quy định về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến “lợi ích Nhà nước”, tuy nhiên lại
chưa làm rõ lợi ích của Nhà nước bao gồm những lợi ích nào. Theo khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013: “Việc giới hạn
quyền tự do ngôn luận chỉ được thực thi nhằm để đảm bảo cho lợi ích quốc gia và các quyền, lợi ích của người khác”.
Tuy nhiên, Điều 331 BLHS không đề cập đến lợi ích quốc gia mà nói đến “lợi ích Nhà nước”. Về mặt hình thức, lợi
ích Nhà nước khác với lợi ích của quốc gia. Lợi ích Nhà nước là lợi ích của giai cấp cầm quyền và bộ máy nhà nước.
Trong khi đó lợi ích quốc gia là lợi ích chung của toàn thể dân tộc Việt Nam. Dù vậy, xét về mặt nội dung, lợi ích của
Nhà nước có liên hệ mật thiết với lợi ích của quốc gia. Việc lạm dụng quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền những
phát ngôn gây kích động, bịa đặt, đưa thông tin sai sự thật về bộ máy nhà nước có thể khiến cho hoạt động của Nhà
nước gặp khó khăn, từ đó gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội và sự phát triển của quốc gia. Ngoài ra, với những phát
ngôn thù ghét nhằm mục đích chống phá Nhà nước, kích động bạo lực, chiến tranh, có nguy cơ đe dọa đến an ninh,
trật tự quốc gia thì khi đó bảo vệ lợi ích của Nhà nước cũng là đang bảo vệ lợi ích của quốc gia. Đồng thời, việc công
dân phê bình, chỉ trích, nêu lên ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình đối với hoạt động của Nhà nước thì không thể mặc
định là đang xâm phạm lợi ích Nhà nước, mà phải đặt những phát ngôn đó trong những hoàn cảnh cụ thể, ví dụ như
hoạt động phản biện xã hội, tùy trường hợp, không thể được xem là xâm phạm lợi ích Nhà nước dù nó có chỉ ra các
mặt chưa tốt trong bộ máy nhà nước. Từ đó thấy rằng lợi ích của Nhà nước phải gắn liền với lợi ích của quốc gia, với
mục đích bảo đảm cho Nhà nước hoạt động hiệu quả từ đó giúp ổn định và phát triển quốc gia. Ở một xã hội tôn trọng
nhân quyền nói chung và quyền tự do ngôn luận nói riêng, khi có một cá nhân nêu lên quan điểm phê bình một nhà
lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, thì hành động đáp trả của nhà lãnh đạo không nên là bỏ tù cá nhân đó ngay lập tức,
mà nên là đưa ra những lập luận, bằng chứng chứng minh rằng bản thân mình vô tội và các cáo buộc của cá nhân đó
hướng tới mình là không đúng. Vì vậy, luật pháp Việt Nam cần phải xác định những phát ngôn như thế nào thì được
xem là chứa đựng mục đích xâm phạm lợi ích Nhà nước mà có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn xã hội.
10
Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
11
Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Ngoài chưa làm rõ được về lợi ích của Nhà nước thì Điều 331 chưa nêu lên được những quyền, lợi ích của tổ chức, cá
nhân có thể bị xâm hại là những quyền và lợi ích như thế nào.

7. Bình luận về ứng xử của chính quyền đối với Nguyễn Phương Hằng

Ngày 16/4/2021, bà Nguyễn Phương Hằng bị Thanh tra Sở thông tin và Truyền thông TP.HCM xử phạt hành
chính với số tiền 7,5 triệu đồng  do thông tin sai sự thật việc tỉnh Bình Thuận bao che cho ông Võ Hoàng Yên chữa
bệnh, xúc phạm danh dự, uy tín của UBND và chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.
Hành vi trên của bà Nguyễn Phương Hằng đã vi phạm điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013 về quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, trong đó quy định cấm các hành vi lợi dụng việc cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của
tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân 12. Sau đó, ngày 24/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM
đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bà Phương Hằng về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân. Nguyên do bà Phương Hằng bị khởi tố hình sự là vì bà
đã tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không xác thực, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó
sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Ngoài ra, bà cũng có
thể bị khởi tố thêm về tội làm nhục người khác theo điểm e khoản 2 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung
2017, sau đây viết là “BLHS”) về tội làm nhục người khác với việc sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông,
phương tiện điện tử để phạm tội khung hình phạt từ 3 tháng - 2 năm); và tội vu khống người khác  theo điểm e khoản
2 Điều 156 BLHS với việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện để phạm tội, khung hình phạt từ 1-3
năm tù13 nếu cơ quan điều tra xét thấy có dấu hiệu phạm tội.

Ở đây có một vấn đề đặt ra là liệu chúng ta nên hình sự hóa (hình sự hóa là việc biến một hành vi vốn không bị
pháp luật xử lý hoặc chỉ bị xử lý bằng một chế tài khác và nhẹ thành một hành vi có tính tội phạm và bị pháp luật xử
lý bằng chế tài hình sự - loại chế tài nặng nhất) hay phi hình sự hóa (phi hình sự hóa là việc đưa một hành vi đang bị
điều chỉnh bằng pháp luật hình sự trở thành một quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật và xã
hội khác) BLHS trong việc giới hạn quyền tự do ngôn luận.  Bởi vì Điều 331 có điểm hạn chế là chưa xác định, làm rõ
về hành vi “xâm phạm” và từng mức độ vi phạm cụ thể cho nên quan điểm của mỗi người về mức độ xâm phạm là
khác nhau. Một hành vi có được xem là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín hay xâm phạm lợi ích cá nhân hay
không còn phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của mỗi người. Bản chất của vấn đề này là dân sự. Nhưng cơ quan chức
năng lại dựa vào các đơn tố cáo của các nghệ sĩ (bản chất là dân sự) để khởi tố hình sự bà Nguyễn Phương Hằng. Nếu
khởi tố dân sự bà Nguyễn Phương Hằng thì Nhà nước có thể áp dụng khoản 1 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015: “Danh
dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”, hoặc theo khoản 2 Điều 34: “Cá
nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình”. Căn cứ
khoản 3 Điều 34 BLDS thì cá nhân có quyền được gỡ bỏ, cải chính những thông tin ảnh hưởng sai lệch bằng chính
phương tiện thông tin đại chúng đó đăng tải và quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và
bồi thường thiệt hại14. Tuy nhiên, trường hợp bà Phương Hằng bị xét xử hình sự theo Điều 331 là chưa hợp lý vì Điều
331 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như đã nêu ở mục 6.

Qua quá trình điều tra bà Nguyễn Phương Hằng chúng ta có thể nhận thấy rằng, vụ án của bà Hằng đã được kéo
dài điều tra hơn tận 1 năm kể từ ngày bị khởi tố và bắt tạm giam. Vậy vì sao vụ án của bà Hằng lại điều tra điều kéo
dài?15 Trong chương trình kỳ họp thứ 4, ngày 04/11/2022, Đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) chất vấn Bộ trưởng
Nguyễn Mạnh Hùng (Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông) về trách nhiệm quản lý nhà nước trong quản lý mạng
xã hội, việc chậm xử lý các vụ việc vi phạm khi livestream trên mạng xã hội, trong đó có vụ việc liên quan đến bà
Nguyễn Phương Hằng. Trả lời chất vấn, Bộ trưởng cho biết, thời điểm đó chưa có quy định pháp luật về quản lý hành
vi livestream trên mạng xã hội như thế nào. Tuy nhiên, ngay sau đó Bộ trưởng rà soát, xử phạt hành chính và hiện vụ
việc đang được xử lý hình sự. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã thẳng thắn nhìn nhận còn một số trường hợp thể chế
đi sau. Liệu đây có phải là một trong những thiếu sót của nhà làm luật, khi có sự việc xảy ra gây hậu quả trong đời
sống xã hội, chúng ta mới bắt đầu đề ra những điều luật để xử lý khiến cho việc xử lý bà Phương Hằng diễn ra chậm
trễ?

12
 Thái An, “Bà Nguyễn Phương Hằng bị phạt 7,5 triệu đồng vì thông tin sai sự thật”, Báo Tuổi trẻ (16/4/2021)
<https://tuoitre.vn/ba-nguyen-phuong-hang-bi-phat-7-5-trieu-dong-vi-thong-tin-sai-su-that-20210416163820974.htm>
13
Quỳnh Linh tổng hợp, “Giải đáp 9 thắc mắc pháp lý quanh vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt”, Báo Pháp luật Thành phố Hồ
Chí Minh (26/3/2022) <https://plo.vn/giai-dap-9-thac-mac-phap-ly-quanh-vu-ba-nguyen-phuong-hang-bi-bat-post673198.html>
14
Khoản 5 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015
15
Đàm Đệ, “Vì sao vụ án bà Nguyễn Phương Hằng điều tra kéo dài?”, Báo điện tử Vietnamnet (03/02/2023)
<https://vietnamnet.vn/vi-sao-vu-an-ba-nguyen-phuong-hang-dieu-tra-keo-dai-2106220.html>
Giơ biển tranh luận sau đó, đại biểu Lê Hoàng Anh cho rằng phần trả lời của Bộ trưởng chưa làm rõ được trách
nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như là Bộ trưởng và các đơn vị, cá nhân liên quan
khi chậm trễ xử lý vụ việc livestream của bà Nguyễn Phương Hằng. Ngoài ra, vị đại biểu đoàn này còn đặt vấn đề liệu
có phải thiếu hành lang pháp lý hay không bởi nhiều trường hợp vi phạm trước đó đã xử lý nhanh. Ông còn nêu ra
quan điểm rằng có hay không tình trạng người ít tiền thì xử lý ngay, còn người có tiền thì cơ quan quản lý Nhà nước
"nghe ngóng" trước khi xử lý. Nguyên nhân khiến đại biểu Lê Hoàng Anh đặt ra vấn đề trên là do bà Nguyễn Phương
Hằng không những là Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam, sở hữu khối tài sản
kếch xù mà bà còn sở hữu một số lượng người hâm mộ đông đảo trên khắp cả nước. Nên liệu có phải vì thế nên các cơ
quan quản lý Nhà nước dè đặt trong quá trình điều tra? Trả lời chất vấn của đại biểu , Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
cho rằng cuộc sống có nhiều diễn biến, khi quản lý nhà nước thì những vấn đề đã tường minh, đã rõ mới xử lý được.
Bộ trưởng nhấn mạnh rằng: "Quản lý nhà nước có cái khó là phải chắc tay mới làm được, chưa chắc tay là rất khó
làm. Khi vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng livestream, đó là một công nghệ hoàn toàn mới, chúng ta hoàn toàn chưa
có quy định về việc việc này thì xử lý hành chính, sau đó chuyển cơ quan điều tra" Đối với băn khoăn của đại biểu về
việc những trường hợp ít tiền thì xử lý nhanh, còn những người có tiền thì "nghe ngóng", chậm xử lý, người đứng đầu
Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định các cơ quan thuộc Bộ không có tình trạng này 16.

8. Đề xuất kiến nghị

Dựa trên những điều đã được phân tích, cơ quan chức năng có thể xem xét xử phạt những trường hợp lạm dụng
quyền tự do ngôn luận theo trình tự từ xử phạt hành chính cho đến dân sự rồi mới đến hình sự, không nên áp dụng án
phạt hình sự ngay từ ban đầu để trấn áp quyền tự do ngôn luận của người dân. Đồng thời, việc đặt ra các giới hạn cho
quyền tự do ngôn luận cần phải được cân nhắc một cách thật nghiêm túc và thận trọng. Nhà nước cần ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật hoặc những điều luật quy định chi tiết về cấu thành của tội danh “lợi dụng quyền tự do
ngôn luận” và những mức độ nghiêm trọng của nó. Ngoài ra, dựa trên cơ sở đã phân tích về sự thiếu chặt chẽ trong kỹ
thuật lập pháp dẫn đến những bất cập trong quá trình thi hành luật, nhóm đề xuất hai phương án về Điều 331 BLHS
như sau:

(1) Loại bỏ Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015

(2) Sửa đổi Điều 331 BLHS thành “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm tới lợi ích Nhà nước”; đồng thời
giới hạn cụ thể như thế nào là lợi dụng quyền tự do dân chủ và xác định mức độ như thế nào thì được xem là xâm
phạm, cũng như làm rõ “lợi ích Nhà nước” bao gồm những lợi ích nào.

9. Kết luận

Với tinh thần ủng hộ nhân quyền nói chung và quyền tự do ngôn luận nói riêng, nhóm cho rằng những nhà lập
pháp Việt Nam có thể xem xét các kiến nghị mà nhóm đã nêu ở các phần trên, từ đó sửa đổi Điều 331 Bộ luật Hình sự
và các điều luật giới hạn quyền Tự do ngôn luận cho chặt chẽ, phù hợp hơn theo tinh thần tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
nhân quyền của Hiến pháp. Đồng thời, nhóm hi vọng Nhà nước sẽ sát sao hơn trong quá trình lập pháp và thi hành luật
pháp các quyền con người, quyền công dân của người dân được bảo vệ.

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC


Mối quan hệ giữa : QH, CTN, CP:
- Cơ câus tổ chức (bộ máy nhân sự, ai thành lập ai)
- Hoạt động
- Giám sát (Chịu trách nhiệm)

I. CHỦ TỊCH NƯỚC VÀ QUỐC HỘI:

16
Minh Chiến - Văn Duẩn, “Đại biểu Quốc hội chất vấn việc chậm xử lý vụ bà Nguyễn Phương Hằng livestream”, báo Người lao
động (04-11-2022) <https://nld.com.vn/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-chat-van-viec-cham-xu-ly-vu-ba-nguyen-phuong-hang-
livestream-20221104110904856.htm>
Theo Hiến pháp, các Luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ, TAND, VKSND, thì vị trí, chức năng của
Chủ tịch nước được thể hiện thông qua các mối quan hệ sau:
Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và UBTVQH:
- Quốc hội xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước; quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch
nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; bãi bỏ văn bản của Chủ tịch
nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- UBTVQH đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước.
- Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước.
- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo
cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc
hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu raChủ
tịch nước. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và
Hiến pháp.
- Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội họp kín; có quyền yêu cầu Quốc hội họp bất thường. Chủ
tịch nước có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước UBTVQH.
- Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn công bố Hiến pháp; công bố luật, pháp lệnh trong thời
hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại
pháp lệnh. Chủ tịch nước có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười
ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán
thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp
gần nhất.
- Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của uỷ ban thường vụ Quốc hội, đề nghị Uỷ ban thường
vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua,
nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn
không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất.
Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Chính phủ:
- Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào
nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và
thành viên khác của Chính phủ.
- Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính
phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
Chủ tịch nước.
- Chính phủ báo cáo công tác trước Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ báo cáo công tác của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Chủ tịch nước.
- Chính phủ tổ chức thi hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước.
Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với TAND tối cao, VKSND tối cao:
- Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng
VKSND tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán
TAND tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án TAND tối cao, Thẩm phán các Tòa
án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSND tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết
của Quốc hội, công bố quyết định đại xá.
- Chánh án TAND tối cao trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước Chủ tịch nước.
- Viện trưởng VKSND tối cao trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước Chủ tịch nước.
- Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của Chánh án và
Viện trưởng về những trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giảm.
Thông qua các mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các thiết chế quyền lực nhà nước, Chủ tịch nước
không chỉ thực thi nhiệm vụ và quyền hạn Hiến định của mình mà còn tác động đến việc thực thi
nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quyền lực khác của Nhà nước. Bên cạnh đó, với vị trí đứng
đầu Nhà nước, Chủ tịch nước thực hiện chức năng thay mặt Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối
nội và đối ngoại, đại diện cho quốc gia, dân tộc trong các quan hệ với các chủ thể bên trong và bên
ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Khi đó, Chủ tịch nước trở thành một trong những biểu tượng của
quốc gia, dân tộc; biểu tượng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cho sự thống nhất quốc gia, toàn
vẹn lãnh thổ, có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và
quan hệ đối nội, đối ngoại của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với nhân dân trong nước, với các
quốc gia, dân tộc và nhân dân trên toàn thế giới.

I. Mối quan hệ giữa chủ tịch nước và quốc hội


Theo quy định tại Điều 87 Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu
Quốc hội, theo sự giới thiệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội với nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc
hội và phải chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội.

Ví dụ: Trong kì họp quốc hội khóa XII( 2007 – 2011), sau khi đắc cử Chủ tịch Quốc hội, ông
Nguyễn Phú Trọng đã đọc tờ trình giới thiệu ông Nguyễn Minh Triết vào chức danh Chủ tịch nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được 61/64 đoàn đại biểu Quốc hội đồng ý.

Trước đây, Chủ tịch nước nằm trong Quốc hội, là chủ tịch tập thể. Cho tới Hiến pháp năm 1992 và
Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước đã được quy định cho thiết chế riêng, tuy nhiên vẫn nghiêng về phía
Quốc hội nhiều hơn là gắn bó với Chính phủ như trong Hiến pháp 1946 và 1959. Chủ tịch nước có
quyền đề nghị Quốc hội bầu, bãi miễn Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tổ chức và hoạt động của Chủ tịch
nước đề do Quốc hội quy định. Quốc hội còn có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước nếu văn
bản đó trái với Hiến pháp, nghị định của Quốc hội (Điều 70 Hiến pháp 2013). Chủ tịch nước có
quyền trình các dự án luật ra trước Quốc hội, kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị ban hành
luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành ( Điều 84 Hiến pháp 2013). Chủ tịch nước có quyền
tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 60 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 sửa đổi,
bổ sung 2020); đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại các pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội.... Xét về mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Quốc hội, qua đó ta có thể
thấy mối quan hệ mật thiết, mang tính phát sinh và gắn bó với Quốc hội.

II. Mối quan hệ của chủ tịch nước và chính phủ


Từ chỗ là bộ phận của Chính phủ ( theo Hiến pháp năm 1946), Chủ tịch nước tách ra thành một cơ
quan độc lập, với vai trò đại diện cho đại diện cho nhà nước về đối nội, đối ngoại. Mối quan hệ giữa
Chủ tịch nước và Chính phủ được quy định từ Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi bổ sung năm 2001) đến
Hiến pháp năm 2013 và luật tổ chức Chính phủ hiện hành quy định như sau: Chủ tịch nước đề nghị
Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ;

Chủ tịch nước căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ( Khoản 2
Điều 88 Hiến pháp năm 2013). Trong thời gian Quốc hội không họp, Chủ tịch nước có quyền quyết
định tạm đình chỉ công tác của Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị
của Thủ tướng. Chính phủ mời Chủ tịch nước tham dự phiên họp của Chính phủ và trình Chủ tịch
nước quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước. Thủ tướng chính phủ đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện các quyết định của Chủ tịch nước. Các báo cáo của Chính phủ trước khi trình
lên Chủ tịch nước phải được thảo luận, và biểu quyết theo đa số. Việc xác định rõ mối quan hệ giữa
hai cơ quan này là để tăng cường vai trò của Chủ tịch nước đối với bộ máy hành pháp và đảm bảo sự
phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ.

IV. Đánh giá mối quan hệ giữa chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước ở trung ương
Từ sự phân tích trên, có thể thấy Chủ tịch nước nước ta hiện nay phần lớn nghiêng về phía các cơ quan lập
pháp bởi: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong tổng số các đại biểu Quốc hội, nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ
của Quốc hội, báo cáo hoạt động trước Quốc hội và chính thúc hóa nhiều hoạt động của Quốc hội. Điều này
có nghĩa là nhiều thẩm quyền được giao cho ngành lập pháp còn Chủ tịch nước có vai trò thông qua một số
văn bản để các quyết định của ngành lập pháp được đi vào hoạt động. Ví dụ: căn cứ vào nghị quyết của
Quốc hội để công bố tình trạng chiến tranh, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc
hội để ra lệnh tổng động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp…. Như vậy, Chủ tịch nước theo pháp luật
hiện hành trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nươc ở trong ương hiện đang nghiêng hẳn về Quốc hội,
gắn bó mật thiết với Quốc hội. Là một thiết chế riêng, độc lập nhưng đã phát huy khá tốt vai trò của mình
trong hoạt động của bộ máy nhà nước và trong việc thực hiện chức năng của nhà nước không giống như Chủ
tịch nước ( nguyên thủ quốc gia, vua…) ở các nước theo chế độ quân chủ hay ở các nước tư bản.

Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 có mối quan hệ rất chặt chẽ, cùng hỗ trợ
nhau trong việc thực hiện chức năng nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình, hoạt động, vẫn còn một số hạn
chế nhỏ nảy sinh giữa các quan này trong các vấn lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số lĩnh vực
khác. Các mối quan hệ này chưa thực sự phát huy cách tối đa hiệu quả nhất. Để khắc phục tình trạng này,
Đảng và nhà nước cần củng cố sâu hơn nữa, bền chặt, hiệu quả hơn nữa mối quan hệ giữa các cơ quan nhà
nước với nhau và đặc biệt là với Chủ tịch nước. Muốn làm được điều đó, trước hết cần xách định đúng vị trí,
chức năng và vai trò của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước. Cần mở rộng, tăng cường vị trí và quyền
hạn của Chủ tịch nước trong các hoạt động đối nội và đối ngoại. Trong các phiên họp của Chính phủ, Chủ
tịch nước có thể tham gia song vẫn chỉ mang tính hình thức. Bình thường, mọi việc của Chính phủ đều do
Thủ tướng Chính phủ điều hành nhưng khi có những vấn đề phát sinh cần sự có mặt của Chủ tịch nước thì
các cuộc họp đó nên để Chủ tịch nước điều hành….

Như vậy, mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước là mối quan hệ
mật thiết, không thể tách rời. Vì vậy, để củng cố bộ máy nhà nước và đạt hiệu quả cao trong hoạt động quản
lý nhà nước cần phải thiết lập chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ trên và cần phải làm cho Chủ tịch nước ngày
càng phát huy tốt hơn nữa vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình trong bộ máy nhà nước và trong xã hội,
giúp đất nước phát triển hơn.

II. CHÍNH PHỦ VÀ QUỐC HỘI:


Trong Hiến pháp 2013, mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ được thể hiện rõ nét thông qua các hoạt
động chủ yếu sau đây:

* Trong hoạt động tổ chức Chính phủ:


– Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
– Quốc hội có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch
nước, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
– Nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì Chính phủ tiếp tục làm
việc cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.
– Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

* Trong hoạt động xây dựng pháp luật:


– Chính phủ có nhiệm vụ trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình
dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
– Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
– Chính phủ có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
– Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, thủ
tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội.

* Trong hoạt động kiểm tra, giám sát:


– Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ.
– Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn các thành viên của Chính phủ, người bị chất vấn phải trả lời chất vấn
trước Quốc hội tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ
Quốc hội hoặc tại kì họp sau hoặc gửi văn bản trả lời.

* Trong hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước:
– Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính
phủ, và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công, phụ trách.
– Về hoạt động đối nội: Chính phủ có quyền trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều
chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; trình
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Về hoạt động đối ngoại: Theo sự phê chuẩn của Quốc hội và sự uỷ quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ tổ
chức đàm phán, kí kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước; quyết định việc kí, gia nhập, phê duyệt hoặc
chấm dứt hiệu lực các điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.

NỘI DUNG

I. Vị trí, tính chất và chức năng của Quốc hội: 

Theo Điều 69 Hiến pháp năm 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của
Nhà nước.

II. Mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ:

“Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.” (Điều 94 Hiến pháp năm 2013). Ta thấy, Quốc
hội và Chính phủ gắn bó mật thiết với nhau để xây dựng, phát huy tối đa tiềm lực quốc gia.

1. Về tổ chức:

Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các
đại biểu Quốc hội (Điều 98) tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa. Chính phủ độc lập về nhân viên: ngoài Thủ
tướng, các thành viên Chính phủ không thể đồng thời là thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội (khoản 3
Điều 73 Hiến pháp năm 2013). Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ (Khoản 3 Điều
98 và khoản 7 Điều 70 Hiến pháp năm 2013). 
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm
nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ (Điều 97 Hiến pháp năm 2013).

Theo điều 2 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 hay khoản 9 Điều 70 Hiến pháp năm 2013, Quốc hội quyết
định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ để cho
phù hợp với thực tế đất nước và hoạt động có hiệu quả. Với Quốc hội khóa XIII, Chính phủ có 28 chức danh
kể cả Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, tương ứng quản lý 22 bộ và
cơ quan ngang bộ.

2. Về hoạt động:

Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như kế hoạch, ngân sách, các loại thuế, ban hành
Hiến pháp và luật… Chính phủ phải tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản do Quốc hội ban hành. Trên cơ
sở cụ thể hóa bằng các văn bản dưới luật, Chính phủ đề ra biện pháp thích hợp, phân công, chỉ đạo, kiểm tra
việc thực hiện các văn bản đó trên thực tế. Điều này thể hiện quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ: Chính
phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, thống nhất quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Mức độ quyền lực tiếp tục được thể hiện ở hình thức văn bản hai cơ quan ban hành. Quốc hội ban hành hiến
pháp, luật, nghị quyết; Chính phủ ban hành kế hoạch, chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh
tế-xã hội để trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội; không được trái với các văn bản mà Quốc hội
đã ban hành, nếu trái Quốc hội có quyền bãi bỏ.

Việc trình các dự luật của Chính phủ trước khi trình Quốc hội thông qua phải được Ủy ban của Quốc hội
thẩm tra. Các Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ báo cáo, giải trình hoặc cung
cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Khi đó thì người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó
(theo khoản 1 Điều 77 Hiến pháp năm 2013). Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ
việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (khoản 10 Điều 70 và khoản 3, 4
Điều 74 Hiến pháp năm 2013). 

Thủ tướng Chính phủ có quyền đề nghị Quốc hội họp kín, yêu cầu Quốc hội họp bất thường (Khoản 1, 2
Điều 83 Hiến pháp năm 2013). Hoạt động của Chính phủ chịu sự kiểm tra giám sát của Ủy ban thường vụ
Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính
phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước (Điều 94 và khoản 2 Điều 95 Hiến pháp năm 2013). Đại biểu
Quốc hội thắc mắc về hoạt động của Chính phủ có quyền chất vấn Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các
thành viên khác của Chính phủ và người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên
họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết, Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản (khoản 1, 2 Điều 80 Hiến pháp năm 2013).
III. Mối quan hệ giữa Quốc hội với Chủ tịch nước:

“Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội
và đối ngoại” (Điều 86 Hiến pháp năm 2013). Chủ tịch nước là cơ quan đặc biệt, giữ vai trò quan trọng
trong việc bảo đảm sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận của bộ máy nhà nước. Quốc hội phải gắn kết
chặt chẽ với Chủ tịch nước để thực hiện quyền lực của mình.

1. Về tổ chức:

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của
Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới
bầu ra Chủ tịch nước (Điều 87 Hiến pháp năm 2013). Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, các Đại biểu Quốc
hội bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội mới. Sau đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bầu Chủ
tịch nước mới, người trúng cử chức danh này phải được 2/3 tổng số Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành.

Quốc hội bãi, miễn nhiệm đối với Chủ tịch nước trong các trường hợp không còn đủ năng lực đảm nhiệm
trọng trách của mình như mắc sai phạm làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia căn cứ vào các kết quả giám sát
hay vì lý do sức khỏe mà không thể tại nhiệm (khoản 7 Điều 70 Hiến pháp năm 2013).

2. Về hoạt động:

Quốc hội quy định hoạt động của Chủ tịch nước. Quốc hội và Chủ tịch nước có quan hệ mật thiết trong lĩnh
vực lập pháp. Mọi hoạt động của Chủ tịch nước phải tuân theo những điều, khoản được quy định trong Hiến
pháp và các văn bản pháp luật liên quan do Quốc hội ban hành.

Theo khoản 1 Điều 88 Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước có nhiệm vụ công bố các văn bản Quốc hội
thông qua như Hiến pháp, luật, pháp lệnh… Chủ tịch nước phải công bố chậm nhất là mười lăm ngày kể từ
ngày văn bản pháp luật ấy được Quốc hội thông qua (Điều 91 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001). 

Với Hiến pháp, luật do Quốc hội thông qua thì Chủ tịch nước công bố để thực hiện. Còn với pháp lệnh do
Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước có quyền “đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem
xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn
được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch
nước sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp gần nhất” (theo khoản 1 Ðiều 88 Hiến pháp 2013). Trong trường hợp này
nếu Quốc hội đồng ý nó sẽ đýợc thông qua, còn không sẽ bị hủy bỏ. Đồng thời Quốc hội cũng có quyền bãi
bỏ các văn bản của Chủ tịch nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội (khoản 10 Điều 70 Hiến
pháp năm 2013).

Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và
các thành viên khác của Chính phủ; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Khoản 2,3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013).
Chủ tịch nước có quyền trình các dự án luật trước Quốc hội, kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị ban
hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành (Điều 71 Tổ chức Quốc hội năm 2001) khi xét thấy cần
thiết. Ví dụ: ngày 14/12/2010, văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố lệnh số 17/2010/L-CTN của
Chủ tịch nước về Luật khoáng sản (sửa đổi). Luật được Quốc hội thông qua kì họp thứ 8 của Quốc hội khóa
XII vừa qua, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.

Theo khoản 3, 5 Điều 88 Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội (hoặc Ủy
ban thường vụ Quốc hội ở khoản 5) công bố quyết định đại xá; công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình
trạng chiến tranh; ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong
trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả
nước hoặc ở từng địa phương. 

=> Quốc hội đã phối hợp hoạt động với các cơ quan nhà nước ở trung ương để quản lý đất nước, cụ thể là
với Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các cơ quan ấy
được quy định tổ chức và hoạt động bởi Quốc hội, đi theo mục tiêu, chính sách của Quốc hội để xây dựng
đất nước. Có thể thấy tầm quan trọng trong mối quan hệ này từ ví dụ tiêu biểu: Quốc hội lập hiến, lập pháp;
Chủ tịch nước công bố; Chính phủ tổ chức thi hành; Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối
cao đảm bảo thực hiện … Sự quản lý, phân công, phối hợp hoạt động của các cơ quan trong ba quyền cơ bản
lập pháp, hành pháp và tư pháp là rất cần thiết để tạo nên bộ máy ổn định, thông suốt, giúp đất nước tiến xa,
vươn cao trên trường quốc tế.

III. CHỦ TỊCH NƯỚC VỚI CHÍNH PHỦ

Trong mối quan hệ với Chính phủ, theo Hiến pháp năm 1946, Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ,
đến Hiến pháp năm 1959, 1992 và 2013 Chủ tịch nước không phải là người đứng đầu Chính phủ nhưng có
vai trò quan trọng trong việc thành lập Chính phủ. Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bâu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó
Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Ke thừa quy định của Hiến pháp năm
1992, Hiến pháp năm 2013 quy định trách nhiệm báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Chủ
tịch nước. Điều 94 Hiến pháp quy định:
“Chỉnh phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước".
Khoản 2 Điều 95 Hiến pháp quy định: Thủ tướng Chính phủ:
“Báo cáo công tác của Chỉnh phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch nước”.
Chính phủ báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước là thực hiện trách
nhiệm giải trình. Thông qua xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý, điều hành của
Chính phủ.

Về thẩm quyền của Chủ tịch nước tham dự phiên họp của Chính phủ, Hiến pháp năm 1992 quy định Chủ
tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ, nhưng rất ít khi Chủ tịch nước tham gia, vì các
phiên họp của Chính phủ đều bàn về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Trong khi đó những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước cần yêu cầu Chính phủ
họp bàn để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thì Chủ tịch nước lại không có quyền. Do vậy,
để khắc phục hạn chế của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung thẩm quyền mới, đó là:
“Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chỉnh phủ họp bàn về vẩn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”- Theo Điều 90 Hiến pháp năm 2013.
Quy định này đã đề cao vai trò của nguyên thủ quốc gia trong việc phối hợp, điều hòa việc thực hiện quyền
lực nhà nước, mặt khác còn thể hiện tỉnh chủ động hơn của người đứng đầu nhà nước đối với hoạt động của
cơ quan hành pháp.

You might also like