Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Họ tên: Phạm Thị Ái Nhi _K214021457

Câu 1:
Số liệu về số lao động Việt Nam đi làm, xuất khẩu ở nước ngoài ( số liệu lấy từ Bộ
Lao đông, Thương binh và xã hội)
Năm Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài

2018 142.860

2019 147.387

2020 78.000

2021 45.058

2022 142.800
Được thể hiện qua biểu đồ sau đây:

Năm 2018: Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài là 142.860 người, tăng
6 % so với năm 2017.
Năm 2019: Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài là 147.387 người, tăng
3,17 % so với năm 2018.
Năm 2020: Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài là 78.000 người, giảm
47% so với năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Năm 2021: Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài là 45,058 người , giảm
tiếp 42,23% so với năm 2020 do vẫn còn ảnh hưởng của dịch bệnh.
Năm 2022: Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài là 142,800 người,
tăng 216.93% so với năm 2021, đã có sự phục hồi trở lại sau đại dịch covid 19.
Về thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam, các nước chủ yếu mà Việt Nam
xuất khẩu lao động sang trong thời gian gần đây bao gồm: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Malaysia, Đức, UAE, Qatar, Kuwait, Saudi Arabia, Oman, và các thị trường
khác. Theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Nhật Bản và Đài Loan
tiếp tục là thị trường tiếp nhận lao động thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất trong
năm 2022.
Về cơ cấu ngành nghề xuất khẩu lao động của Việt Nam chủ yếu là các ngành nghề
đơn giản, lao động chủ yếu là lao động phổ thông, kỹ sư, công nhân may mặc, xây
dựng, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ, y tế. Thời gian qua, một số thị trường châu Âu
đang có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài như: Rumani, Ba Lan, Na Uy bước
đầu có lời mời hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế, điều dưỡng.
( Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước)
Nhận định thực trạng xuất khẩu lao động hiện nay của Việt Nam:
Lĩnh vực xuất khẩu lao động đã và đang có được những bước tăng trưởng khá ổn
định và vững chắc khi số lượng người lao động đi xuất khẩu ở các thị trường khác
ngày càng gia tăng, đa dạng các thị trường trên thế với đi kèm với sự đa dạng cơ cấu
ngành nghề, ngày càng đáp ứng những yêu cầu cao của nhiều thị trường lao động trên
thế giới. Thế nhưng, người lao động đi xuất khẩu hiện nay còn gặp những vấn đề do
trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, tay nghề chưa cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu
khắt khe từ các thị trường tiềm năng.
Để nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, theo lãnh đạo
Cục Quản lý lao động ngoài nước, ưu tiên hàng đầu là cần làm tốt công tác kết nối
doanh nghiệp xuất khẩu lao động với các trường nghề để tuyển chọn và đào tạo
lao động, ưu tiên đầu tư trong từng chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã
hội của từng địa phương, vùng, ngành có gắn với các chương trình, dự án về đào
tạo nghề cho xuất khẩu lao động. Đòng thời, phải có sự bắt tay giữa nhà trường
và doanh nghiệp. Nhà trường đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các công ty xuất khẩu
lao động để giải quyết đầu ra bằng cách phái cử thực tập sinh hoặc xuất khẩu lao
động...Với hình thức này, sinh viên ngay khi ra trường có thể ra nước ngoài tiếp tục
học tập và làm việc ở môi trường chuyên nghiệp, nâng cao tay nghề..
Câu 2: Để cung cấp dịch vụ đưa người lao động sang nước ngoài, thương nhân cần
phải: Xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục xin giấy phép gồm các
chứng từ sau:
+Văn bản đề nghị cấp giấy phép kinh doanh
+Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định theo quy định hiện hành và
các quy định khác. Tất cả gửi cho Bộ Lao động, Thương binh và xã hội trong vòng 30
ngày sẽ ra quyết định và trả lời.
Trích nguồn:
-Bộ Lao động Thương binh và xã hội
-Cục Quản lý lao động ngoài nước

You might also like