Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 21

TÒA GIÁM MỤC BÀ RỊA

QUY CHẾ
BAN HÀNH GIÁO
GIÁO PHẬN BÀ RỊA

2009
2
CHƯƠNG 1:
SỨ MỆNH TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN
VỚI MỤC VỤ GIÁO XỨ
1. Ngay trong buổi sơ khai của Hội Thánh, bên cạnh các tông đồ
đang nỗ lực truyền giáo, vẫn có hình bóng của những tông đồ
giáo dân góp phần rất thiết thực cho sứ mệnh mở rộng Nước
Chúa: anh Aquila, chị Priscila, gia đình Stêphana (x. 1Cr 16, 15-
19); Chị Evôđia, Chị Syntikê, Anh Clêmen (x. Pl 4, 2-3) và nhiều
giáo dân khác.

2. Hơn thế nữa, với tính cách trần thế là tính cách đặc thù của
mình, người tông đồ giáo dân ngày nay có thể cộng tác cách rất
hiệu quả cho nhiệm vụ rao truyền Tin Mừng của các chủ chăn (x.
TĐGD. 2).

3. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dạy: “Sự hiệp thông của Hội
Thánh được diễn tả trực tiếp và hữu hình nhất qua giáo xứ. Giáo
xứ là cơ sở cuối cùng của Hội Thánh; theo một nghĩa nào đó,
chính Hội Thánh hiện diện trong các ngôi nhà của con cái”
(KTHGD. 26). Vì thế, những hoạt động tông đồ của người giáo
dân gắn liền với cơ cấu giáo xứ là một sứ mệnh rất cao đẹp và
cần thiết để diễn tả lòng yêu mến đối với Hội Thánh.

4. Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu cư ngụ trong một địa sở
nhất định, có thể được chia ra thành những đơn vị nhỏ hơn được
gọi là họ, có một ngôi thánh đường làm trung tâm sinh hoạt,
được thiết lập vững bền trong Giáo Phận. Nơi giáo xứ, dân Chúa
cùng nhau thi hành sứ vụ mà Chúa Kitô giao phó là tế tự tôn thờ
Thiên Chúa, học hỏi và loan truyền Tin mừng, thực thi bác ái.
Việc chăm sóc giáo xứ đuợc Đức Giám Mục ủy thác cho Linh
mục Chánh xứ. (x. TĐGD. số 10, 26; GL. 515, 518).

5. Giáo họ biệt lập là một cộng đoàn tín hữu cư ngụ trong một
địa sở nhất định, có một ngôi thánh đường làm trung tâm sinh
3
hoạt, nhưng chưa được thiết lập thành giáo xứ theo giáo luật.
Việc chăm sóc giáo họ biệt lập được Đức Giám Mục ủy thác cho
Linh mục Phụ trách.

CHƯƠNG 2: MỤC VỤ GIÁO XỨ


6. Mục vụ Giáo xứ1 gồm các sinh hoạt có mục đích:
a. Xây dựng một cộng đoàn hiệp thông trong Tin, Cậy, Mến
b. Phục vụ con người trong những giá trị nhân bản cũng
như trong những giá trị Tin Mừng, nhằm ngày càng nâng
cao phẩm giá và mọi mặt của cuộc sống con người.

7. Những lãnh vực mục vụ trong giáo xứ gồm: đời sống đạo và
giáo dục đức tin; đời sống văn hóa, kinh tế xã hội; công việc từ
thiện bác ái; tổ chức phụng vụ; phúc âm hóa đời sống; cổ võ và
bảo trợ ơn gọi; quản trị tài sản giáo xứ…

1
Trong bản quy chế này, từ đây trở đi, danh từ “giáo xứ” xin được hiểu là giáo
xứ và giáo họ biệt lập.

4
CHƯƠNG 3: BAN HÀNH GIÁO
TRONG CƠ CẤU GIÁO XỨ,
GIÁO HẠT VÀ GIÁO PHẬN
8. Ban Hành Giáo (BHG) được hiểu là một cơ chế gồm những
giáo dân thuộc giáo xứ, được tuyển chọn dưới quyền lãnh đạo
của các Linh mục Chánh xứ, để quản trị giáo xứ, tổ chức và điều
hành các sinh hoạt mục vụ trong tinh thần hiệp nhất yêu thương
(x. GL. 536 - 537).

9. Các thành phần của BGH gồm có: Ban Thường Vụ; Ban Điều
Hành các họ; Ban Trị Sự các giới.

10. Ban Thường Vụ (BTV) gồm có: Trưởng ban; Phó nội vụ
(Phó 1); Phó ngoại vụ (Phó 2); Thư ký. Cộng tác với BTV, có
thể có các Ủy viên (tối đa 5 vị).

11. Ban Điều Hành (BĐH) các họ gồm có: Trưởng ban, hai Phó
ban và Thư ký.

12. Ban Trị Sự (BTS) các giới gồm có: Trưởng ban, hai Phó ban
và Thư ký. Các giới được phân chia theo lứa tuổi, trách nhiệm
gia đình, gồm có: Giới Thiếu nhi, Giới Trẻ (từ 17 tuổi trở lên),
Giới Gia trưởng, và Giới Hiền mẫu.

13. Trong những sinh hoạt cấp Giáo hạt, khi được sự triệu tập
của Cha Quản hạt và qua sự điều động của Cha xứ2, BHG mỗi
giáo xứ đều được mời gọi tham dự tích cực để tạo nên sự hiệp
nhất trong gia đình Giáo hạt. BTV giáo xứ của Cha Quản hạt sẽ
là đại diện của BHG giáo hạt đó. BTS giới của Cha Đặc trách
giới sẽ là đại diện BTS giới của giáo hạt đó.

2
Trong bản quy chế này, từ đây trở đi, danh từ “Cha xứ” xin được hiểu là Linh
mục Chánh xứ (tại giáo xứ) và Linh mục Phụ trách (tại giáo họ biệt lập).
5
14. Trong những sinh hoạt cấp giáo phận, khi được sự triệu tập
của Đức Giám mục hoặc Ban Đặc trách giáo dân qua sự điều
động của Cha xứ, BHG mỗi giáo xứ đều có trách nhiệm và
quyền lợi tham dự. BTV của Giáo xứ Chính tòa sẽ là đại diện
BHG giáo phận. BTS giới của Cha Đặc trách giới cấp giáo phận
sẽ là đại diện BTS giới cấp giáo phận.

CHƯƠNG 4:
VIỆC TUYỂN CHỌN VÀ PHÂN NHIỆM
15. Để tuyển chọn các cộng sự viên cho mình, Chúa Giêsu đã
cầu nguyện suốt đêm (x. Lc 6,12-13; x. HT 19). Các tín hữu thời
các Tông đồ khi cần người thay thế Giuđa, cũng đã xin ơn Chúa
soi sáng trước khi tiến hành tuyển chọn (x. Cv 1, 15-26).

Bởi thế, để biểu lộ sự chọn gọi của thánh ý Chúa, việc tuyển
chọn BHG các giáo xứ phải được diễn ra trong bầu khí hiệp
thông và cầu nguyện.

16. Tiêu chuẩn chọn ứng viên vào BHG:


a. Là tín hữu đã lãnh nhận bí tích Thêm sức, không phân
biệt giới tính, đã nhập xứ ít là một năm, tuổi từ 30-65.
(Trường hợp đặc biệt cần xin ý kiến của Đức Giám mục).
b. Có đời sống gương mẫu, không bị ngăn trở hiệp thông
trong Hội thánh.
c. Có kiến thức và khả năng tương đối trong trách nhiệm
phục vụ. Biết làm việc tập thể và có tinh thần trách nhiệm.
d. Có thời giờ dành cho công việc phục vụ giáo xứ.

17. Các bước tuyển chọn Ban Thường Vụ:

6
a. Đề cử:
● Các đơn vị: BTV; các Họ; các Giới, đề cử danh
sách gồm 4 người trong phạm vi giáo xứ theo các
tiêu chuẩn đã nêu trên.
● Cha xứ và BTV đương nhiệm lập danh sách từ 6
đến 8 vị được đề cử nhiều nhất, trình lên Đức Giám
mục xét duyệt trước khi tổ chức bầu cử.
● Thông báo hoặc niêm yết sớm danh sách ứng viên
và ngày bầu cử cho toàn giáo xứ.
b. Bầu chọn: xử dụng một trong ba hình thức sau:
● Mọi người trong giáo xứ (đã nhập xứ) từ 18 tuổi
trở lên. Khi đi bầu, mỗi cử tri chọn 4 người trong
danh sách đã được Đức Giám mục chấp thuận.
● Mỗi gia đình trong giáo xứ cử một đại diện từ 18
tuổi trở lên đi bầu. Mỗi cử tri chọn 4 người trong
danh sách đã được Đức Giám mục chấp thuận.
● Khi hoàn cảnh không cho phép bầu chọn theo thể
thức bình thường nêu trên, Cha xứ sẽ xin ý kiến Đức
Giám mục.
c. Phân nhiệm:
● Cha xứ cùng các vị đắc cử sẽ bàn bạc để phân
nhiệm mỗi người vào công tác thích hợp (Trưởng
ban, Phó nội vụ, Phó ngoại vụ, Thư ký).
● Sau đó, BTV cùng Cha xứ tuyển chọn thêm các
Ủy viên cộng tác trực tiếp với BTV nếu cần (tối đa 5
vị).
d. Công nhận việc tuyển chọn:
● Cha xứ sẽ trình danh sách những người đã đắc cử
và đã được phân nhiệm lên Đức Giám mục và để
Ngài bổ nhiệm qua văn thư.

7
● Nghi thức trao và nhận nhiệm vụ được cử hành
trong Thánh lễ hay trong giờ chầu Thánh Thể có
đông người tham dự (theo bản nghi thức đính kèm).

18. Việc tuyển chọn các thành viên khác (BĐH các Họ, BTS các
Giới) có thể tùy nghi áp dụng những điểm thích hợp theo phương
thức đã nêu ở mục 16b, hoặc theo một phương thức đơn giản
hơn. Để công nhận việc tuyển chọn này, Cha xứ thực hiện trong
nghi thức trao, nhận nhiệm vụ cùng với BTV.

8
CHƯƠNG 5:
NHIỆM VỤ CỦA BAN HÀNH GIÁO
19. Nhiệm vụ chung :
a. Nhiệm vụ BHG bắt đầu liền ngay sau nghi thức nhận
chức BHG.
b. Tham dự các buổi họp BHG do Cha xứ triệu tập và chủ
tọa. Những ý kiến của BHG mang tính cách tư vấn chứ
không mang tính quyết định (x. GL. 536).
c. Nắm bắt tình hình giáo xứ, nhất là về đời sống đức tin
và phong hóa. Cùng với Cha xứ hoạch định chương trình
mục vụ, đề ra phương thức, phân công cụ thể. BHG có
nghĩa vụ thực hiện, theo sát đôn đốc và báo cáo kết quả lên
Cha xứ.
d. Quan tâm phối hợp hài hòa trong tinh thần liên đới, hiệp
nhất yêu thương giữa mọi sinh hoạt của các Họ, các Giới,
các Hội đoàn, tuy nhiên vẫn luôn tôn trọng tính tự lập của
từng đơn vị.
e. Giúp Cha xứ quản lý tài sản chung của giáo xứ (x. GL.
532 & 537).
f. Bàn bạc và lãnh ý Cha xứ về cách gây quỹ cho đơn vị mình.

20. Nhiệm vụ BTV:


a. Tham gia việc điều hành giáo xứ dưới sự hướng dẫn của
Cha xứ.
b. Phát hiện những nhu cầu mục vụ của giáo xứ, trình bày
với Cha xứ và đề nghị những phương cách giải quyết phù
hợp.
c. Chuẩn bị các phiên họp.

9
d. Trao đổi với mọi thành viên liên hệ nhằm chuẩn bị cho
việc phân công thực hiện.

21. Nhiệm vụ Trưởng ban:


a. Chịu trách nhiệm tổng quát về mọi sinh hoạt giáo xứ,
tạo bầu khí đối thoại và cộng tác chân thành.
b. Khi được ủy nhiệm của Cha xứ, điều hành các buổi họp
của BTV và BHG.
c. Thay mặt cộng đoàn giáo xứ trong những trường hợp
được Cha xứ ủy nhiệm.
d. Có trách nhiệm phân công và cùng với các cộng sự viên
trông coi, bảo vệ các cơ sở vật chất của giáo xứ như nhà thờ,
nhà mục vụ, nhà xứ, phòng giáo lý, nghĩa trang…

22. Nhiệm vụ Phó nội vụ (Phó I):


a. Hợp tác với Trưởng ban, thay thế khi Trưởng ban vắng mặt.
b. Quan tâm và hỗ trợ các sinh hoạt mục vụ của các Họ,
các Giới và các Hội đoàn.
c. Phụ trách các công tác phụng tự và giáo lý đức tin trong
giáo xứ.

23. Nhiệm vụ Phó ngoại vụ (Phó II):


a. Hợp tác với Trưởng ban.
b. Quan tâm trực tiếp đến trách vụ loan báo tin mừng của
giáo xứ, nhất là các lớp giáo lý dự tòng.
c. Phụ trách các vấn đề bác ái xã hội: chăm lo cho người
nghèo, bệnh tật, neo đơn, khuyết tật, rối vợ, rối chồng và
hòa giải những bất hòa gia đình…
d. Phụ trách các liên hệ bên ngoài giáo xứ.

10
e. Phụ trách thủ quỹ BHG:
● Cùng với BTV tìm cách gây quỹ BHG (phải có ý
kiến của Cha xứ trong cách thức gây quỹ).
● Giữ ngân quỹ BHG và những ngân quỹ nào đuợc
Cha xứ và BTV trao phó (định mức số quỹ được giữ,
tùy quyết định của Cha xứ).
● Làm sổ sách chi thu (có nêu rõ ngày tháng và lý
do chi thu). Mỗi quý phải trình sổ sách để Cha xứ ký
duyệt (x. GL 532).
● Chỉ đuợc xuất quỹ khi có ý kiến của BTV với số
chi được Cha xứ và BTV thống nhất trước. Khi vượt
quá số tiền quy định, phải có ý kiến trực tiếp của Cha
xứ.

24. Nhiệm vụ Thư Ký:


a. Ghi biên bản các phiên họp.
b. Thông báo các sinh hoạt giáo xứ cho các họ, các giới,
các hội đoàn.
c. Lập và cập nhật sổ nhân danh giáo xứ.
d. Phụ trách thông tin, liên lạc văn thư, thống kê, báo cáo
số liệu.

25. Nhiệm vụ các Ủy Viên: (phụ trách các công tác như phụng
vụ, khánh tiết, giáo lý…) kết hợp với các BTV để đẩy mạnh các
mặt sinh hoạt của giáo xứ.

11
26. BĐH các Họ: gồm 4 vị
a. Có nhiệm vụ tương tự BTV nhưng trong phạm vi Họ
của mình.
b. Đôn đốc các sinh hoạt trong Họ và cộng tác với BTV
thực hiện các chương trình của giáo xứ;
c. Cấp giấy giới thiệu đến Cha xứ: rửa tội, kết hôn, báo tử,
nhập xứ …
d. Phụ giúp Cha xứ trong việc chuẩn bị cho các bệnh nhân
và người già yếu lãnh nhận các bí tích .

27. BTS các Giới: gồm 4 vị


a. Có trách nhiệm tương tự BTV nhưng trong phạm vi Giới
của mình.
b. Đôn đốc các thành viên tham gia sinh hoạt Giới và các
chương trình chung của giáo xứ.
c. Liên kết sinh hoạt với các Giới khác.
d. Thăm viếng và an ủi các thành viên trong Giới khi đau
ốm, buồn phiền hay khi qua đời…

CHƯƠNG 6:
QUYỀN LỢI CỦA BAN HÀNH GIÁO

28. Thực hiện tác vụ tông đồ trong môi trường giáo xứ là một
vinh dự và trách nhiệm của người tín hữu. Vì thế, các thành viên
BHG không bao giờ đòi hỏi những quyền lợi khi phục vụ. Tuy
nhiên, giáo xứ có bổn phận ghi nhớ công lao phục vụ của họ.

12
29. Quyền lợi khi còn sống:
a. Hằng năm, vào dịp lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông
đồ, bổn mạng BHG, Cha xứ dâng lễ cầu nguyện cho mọi
thành viên BHG đương nhiệm và đã mãn nhiệm.
b. Nếu mãn nhiệm tốt đẹp, sẽ được cấp bằng chứng nhận:
● BTV do Đức Giám mục ký nhận.
● Các Ủy viên, BĐH các Họ, BTS các Giới do Cha
Quản hạt ký nhận.
● Các thành viên còn lại do Cha xứ ký nhận.

30. Quyền lợi khi qua đời:


a. Nếu là thành viên đương nhiệm:
● Thánh lễ: Cha xứ dâng một lễ cầu nguyện cho
thành viên BTV qua đời. BTV xin một thánh lễ cầu
hồn cho Ủy viên qua đời. BĐH Họ hoặc BTS Giới
xin một lễ cầu hồn cho thành viên của đơn vị phục vụ
ấy .
● BHG đến nhà viếng xác và cầu nguyện.
● Thông báo cho cộng đoàn đến tham dự thánh lễ an
táng.
b. Nếu là thành viên mãn nhiệm:
● Trường hợp qua đời trong giáo xứ, giữ điều 30a.
● Trường hợp qua đời ngoài giáo xứ, BTV hoặc
BĐH Họ, BTS Giới xin một lễ cầu hồn cho thành
viên phục vụ của mình.
c. Hằng năm, vào tháng cầu hồn, BTV xin 1 lễ cầu nguyện
cho tất cả các thành viên BHG trong giáo xứ đã qua đời.

13
31. Giáo xứ cũng nên tỏ lòng ưu ái đối với người bạn đời của
những thành viên BHG, nhất là những lúc hoạn nạn, đau ốm, qua
đời…

CHƯƠNG 7:
SINH HOẠT – NHIỆM KỲ
CỦA BAN HÀNH GIÁO

32. Mọi thành viên BHG tích cực tham dự thường xuyên các giờ
cử hành phụng vụ của giáo xứ, nỗ lực canh tân nếp sống đạo đức
của gia đình mình, để trở nên gương sáng có sức thuyết phục
cộng đoàn trong trách nhiệm tông đồ.

33. Mọi sinh hoạt BHG phải được đặt dưới sự điều hành của Cha
xứ, cho nên mọi thành viên có trách nhiệm tham dự. Nhờ đó, họ
vừa được tăng thêm lòng đạo đức (qua các buổi tĩnh tâm, cầu
nguyện, học hỏi), vừa nắm bắt được những chương trình mục vụ
và trao đổi kinh nghiệm phục vụ (qua các buổi nhóm họp).
a. Hằng năm, vào dịp lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông
đồ, BHG cần tham dự tĩnh tâm chuẩn bị và mừng trọng thể
lễ bổn mạng của mình.
b. Ít nhất 3 tháng một lần, Cha xứ triệu tập cuộc họp BHG
để nắm bắt tình hình giáo xứ và thống nhất những sinh hoạt
mục vụ sắp tới.
c. Khi cần thiết, Cha xứ có thể triệu triệu tập những cuộc
họp bất thường
d. BĐH các Họ, BTS các Giới cũng nên có những cuộc
gặp gỡ định kỳ để nhận định và dự thảo kế hoạch cho
những sinh hoạt của tập thể mình và tạo sự cảm thông, hiệp
nhất.

14
34. Nhiệm kỳ sinh hoạt của các thành viên BHG là 4 năm.
a. Khi có lý do chính đáng với sự xem xét của Cha xứ và
sự chấp thuận của Đức Giám mục, một thành viên BTV có
thể xin từ nhiệm. Các vị khác do Cha xứ chấp thuận.
b. Khi một thành viên BHG phạm một lỗi nặng (như tự ý
bỏ nhiệm vụ, gây chia rẽ nội bộ, làm gương xấu trong đời
sống luân lý, lệch lạc về đức tin…), sau khi đã được nhắc
bảo nhiều lần mà không kết quả:
● Đối với 1 thành viên BTV: Cha xứ và BTV sẽ đệ
trình lên Đức Giám mục để xin bãi nhiệm.
● Đối với 1 thành viên khác: Cha xứ có quyền bãi
nhiệm thành viên ấy.
c. Khuyết vị:
● Nếu khuyết 1 thành viên trong BTV, Cha xứ chọn
1 thành viên khác trong BTV kiêm nhiệm chức vụ bị
khuyết ấy.
● Nếu phải bổ sung một người nào khác vào vị trí
BTV đã được Đức Giám mục bổ nhiệm thì phải có
sự chấp thuận của Ngài.
● Nếu khuyết các chức vụ khác ngoài BTV, Cha xứ
và BHG họp bàn để chọn người khác thay thế.

15
PHỤ TRƯƠNG:

NGHI THỨC
CHỨNG NHẬN BAN HÀNH GIÁO MÃN NHIỆM
& NHẬM CHỨC CỦA BAN HÀNH GIÁO
NHIỆM KỲ MỚI
GIÁO PHẬN BÀ RỊA

Nghi thức cử hành sau bài giảng của thánh lễ hoặc trước giờ
chầu trọng thể của giáo xứ có đông giáo dân tham dự.

PHẦN I
NGHI THỨC TRAO BẰNG CHỨNG NHẬN
CHO BHG MÃN NHIỆM

1. Cha xứ (hay một vị thay Ngài) mời quý chức đã được
duyệt xét cấp bằng chứng nhận. Từng vị tiến lên trước cung
thánh theo thứ tự chức vụ.
2. Cha xứ thay cộng đoàn ngỏ lời cám ơn quý vị mãn nhiệm
3. Trao Vi bằng
4. BHG mãn nhiệm cám ơn Cha và cộng đoàn (nếu cần).

16
PHẦN II
NGHI THỨC NHẬN CHỨC
CỦA BAN HÀNH GIÁO NHIỆM KỲ MỚI

1. LỜI NGỎ:
Cha Chủ sự đứng tại ghế đặt trước bàn thờ quay xuống giáo
dân. Trước mặt Cha Chủ sự, đặt một bàn nhỏ, trên bàn có cuốn
Kinh Thánh mở sẵn. Cha Chủ sự nói với cộng đoàn.
Anh chị em thân mến,
Sau khi đã cầu nguyện và suy nghĩ, anh chị em đã tuyển chọn
một số người nhiệt thành trong cộng đoàn vào Ban Hành giáo
xứ, để cộng tác với tôi (Cha xứ) phục vụ cộng đoàn giáo xứ. Quý
vị đây sẽ chính thức nhận nhiệm vụ, để từ đây sẽ trung thành với
lời đoan hứa và nhờ ơn Chúa giúp, sẽ quảng đại dấn thân trong
nhiệm vụ của mình.

2. CÔNG BỐ VĂN THƯ BỔ NHIỆM:


Sau đó Cha Chủ sự ngồi. Vị Trưởng ban bầu cử đọc biên bản kết
quả cuộc bầu cử BHG và phân nhiệm BHG (nếu có). Sau đó, đọc
văn thư bổ nhiệm BHG của ĐGM/GP (vỗ tay sau khi đọc
xong).
Những người được xướng danh thưa: “có mặt”, rồi từ chỗ ngồi
bước lên cung thánh, đứng hàng ngang trước mặt Cha Chủ sự,
cúi chào Ngài và đứng để được thẩm vấn.

3. THẨM VẤN VÀ KINH TUYÊN HỨA:


Cha Chủ sự: Anh (chị) em đã được giáo xứ tín nhiệm và được
ĐGM bổ nhiệm.Vậy anh (chị) em có bằng lòng nhận nhiệm vụ
Ban Hành giáo không?
BHG: Thưa có.

17
Cha Chủ sự: Là cộng tác viên nhiệt thành của các chủ chăn,
anh (chị) em có biết rõ nhiệm vụ của ban hành giáo là phải sẵn
sàng hy sinh dấn thân phục vụ giáo xứ, và đặt lợi ích cộng đoàn
giáo xứ lên trên bất cứ lợi ích nào, hầu xây dựng Nhiệm Thể
Chúa Kitô trong giáo xứ không?
BHG : Thưa có.
Cha Chủ sự: Anh (chị) em có biết Hội thánh là truyền giáo. Vì
thế, chính anh (chị) em phải sống và phải giúp mọi người trong
giáo xứ biết chia sẻ niềm tin của mình với đồng bào mọi giới
không?
BHG: Thưa có
Cha Chủ sự: Vậy trước nhan Thiên Chúa và cộng đoàn giáo
xứ, anh (chị) em là những người đã được tín nhiệm và hiểu biết
nhiệm vụ của mình, anh (chị) em hãy long trọng nói lên những
quyết tâm đó.
BHG: (Bước lên gần bàn nhỏ để Kinh Thánh, quỳ xuống, đưa
tay phải hướng về sách Kinh Thánh và đọc:)
Nhờ ơn Chúa giúp/ Đức Mẹ Maria và các Thánh/ đặc biệt các
thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu/ và vì lợi ích của Hội thánh/
chúng con đoan hứa/ trước mặt Thiên Chúa và mọi người:
- Chúng con sẵn sàng hy sinh/ dấn thân phục vụ Chúa và anh chị
em trong giáo xứ.
- Chúng con quyết tâm trung thành với Hội thánh/ cùng vâng
phục vụ các vị đại diện Chúa nơi trần gian.
- Chúng con quyết tâm sống đời sống chứng tá Phúc Âm/ để qua
chúng con/ mọi người nhận ra tình thương của Chúa/ hầu tôn thờ
phụng sự Người.
(Bỏ tay xuống)
Lạy Chúa/ hôm nay chúng con long trọng tuyên hứa với Chúa/
trước cộng đoàn Dân thánh/ để bắt đầu nhiệm kỳ phục vụ của

18
chúng con/ Chúa đã biết chúng con yếu hèn/ mà bổn phận và
trách nhiệm thì nặng nề.
Giờ đây/ tất cả anh (chị) em chúng con tha thiết xin Chúa dạy
bảo,/ huấn luyện và khơi dậy nơi chúng con lòng can đảm thánh
thiện/ để chúng con nên những tông đồ nhiệt thành của Nước
Chúa/ nên những chiến sĩ trung kiên của Hội thánh.
Xin cho chúng con lòng tin kiên vững/ lòng cậy bền bỉ/ và tình
mến nồng nàn/ để chúng con hăng hái nhiệt thành phục vụ Chúa
và Hội Thánh/ lúc thành công cũng như khi gặp khó khăn thử
thách./ Xin cho chúng con dám quảng đại hy sinh/ để danh Chúa
được tôn vinh và công ích được thực hiện./ Lạy Chúa/ xin nhận
lời chúng con cầu nguyện
Lạy Đức Maria Mẹ Thiên Chúa/ là Nữ Vương các Tông đồ/ và là
Quan Thầy của Giáo Phận/ xin cầu cho chúng con./ Lạy hai
Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô,/ lạy các Thánh Tử Đạo Việt
Nam/ xin cầu cho chúng con/ Amen
(Đọc xong kinh tuyên hứa, các vị BHG giáo xứ vẫn quỳ tại chỗ)

19
4. KẾT THÚC:
Cha Chủ sự đứng, hướng về phía giáo dân và nói:
Anh chị em thân mến,
Bằng những lời cam kết chân thành mà các vị đây đã nói trước
mặt Chúa và cộng đoàn, thay mặt Đức Giám mục Giáo Phận, và
với tư cách là Linh mục Chánh xứ (nếu vị Chủ Sự là Cha xứ), tôi
chính thức công bố: Kể từ nay, BHG mới của giáo xứ bắt đầu
làm việc trong nhiệm kỳ 4 năm theo quy chế của giáo phận. Anh
chị em hãy cầu nguyện cho những người đại diện chính thức của
anh chị em đây, để họ luôn trung thành phục vụ Chúa nơi cộng
đoàn giáo xứ thân yêu này, và hết lòng cộng tác với họ, để làm
cho giáo xứ chúng ta mỗi ngày được phát triển tốt đẹp hơn trong
Chúa Thánh Thần.
(Kết thúc nghi lễ nhận chức của BHG, quý vị BHG đứng dậy về
chỗ. Nếu cử hành trong Thánh Lễ, Cha Chủ tế lên bàn thờ đọc
Kinh Tin Kính trước khi dâng LỜI NGUYỆN CỘNG ĐOÀN).

20
MỤC LỤC:
Dẫn Nhập: Lời Cha chung (Đức Giám Mục Giáo Phận)
Chương 1: Sứ mệnh tông đồ giáo dân
với mục vụ giáo xứ.
Chương 2: Mục vụ giáo xứ.
Chương 3: Ban Hành Giáo trong cơ cấu Giáo xứ,
Giáo Hạt và Giáo Phận.
Chương 4: Việc tuyển chọn và phân nhiệm.
Chương 5: Nhiệm vụ của Ban Hành Giáo.
Chương 6: Quyền lợi của Ban Hành Giáo.
Chương 7: Sinh hoạt – Nhiệm kỳ của Ban Hành Giáo.
Phụ trương: Nghi thức chứng nhận ban hành giáo mãn nhiệm &
nhậm chức của ban hành giáo nhiệm kỳ mới

21

You might also like