Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 65

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA TÀI CHÍNH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: KINH TẾ LƯỢNG TÀI CHÍNH

Giảng viên: Nguyễn Thị Hồng Nhâm


Mã lớp học phần: 22C1FIN50500405
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phan Bảo Ngọc
Khóa – Lớp: K46 – FNC05
MSSV: 31201022522

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
PHẦN 1 .....................................................................................................................1
1. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 1
1.1 Đề tài và mẫu dữ liệu nghiên cứu: ................................................................................. 1
1.2 Giả thuyết nghiên cứu: ................................................................................................... 2
1.3 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................................ 4
2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 5
2.1 Thống kê mô tả: .............................................................................................................. 5
2.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................................ 9
2.3 Kiểm định tính dừng ..................................................................................................... 10
2.4 Mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM ................................................................ 11
2.4.1 Mô hình hồi quy Pooled OLS ................................................................................... 11
2.4.2 Kiểm định mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên
(REM)................................................................................................................................ 13
2.4.3 Kiểm định Hausman lựa chọn giữa mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình
hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) .............................................................................................. 15
2.4.4 Kiểm định mô hình ước lượng bình quân tối thiểu (LSDV), mô hình Between ....... 16
2.5 Kiểm tra các khuyết tật của mô hình REM ................................................................ 17
2.5.1 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi ................................................... 17
2.5.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ....................................................................... 17
2.6 Ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS ...................................... 18
2.7 Hồi quy ước lượng GMM ............................................................................................. 19
PHẦN 2 ...................................................................................................................24
3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ARIMA (p,d,q) THEO TIẾN TRÌNH BOX-JENKIN VÀ SAU
ĐÓ THỰC HIỆN DỰ BÁO .................................................................................................... 24
3.1 Kiểm định tính dừng chuỗi thời gian đơn biến và xác định (d)................................ 24
3.2 Xác định độ trễ tối ưu (p,q) sử dụng Correlogram như ACF và PACF kết hợp
phương pháp nội dung thông tin (Info+rmation Criteria) như AIC, BIC, SC, HQ ..... 24
3.3 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi của phần dư, tính chất
White noise của phần dư. ................................................................................................... 27
3.4 Thực hiện dự báo (forecast) cho VNI index theo 02 phương pháp Static và
Dynamic. .............................................................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................
DANH SÁCH CÁC CÔNG TY ĐƯỢC SỬ DỤNG THÔNG TIN TRONG CÂU 1 .....
PHỤ LỤC .....................................................................................................................
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Thống kê mô tả

Bảng 2: Ma trận hệ số tương quan

Bảng 3: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 4: Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS

Bảng 5: Kết quả hồi quy mô hình cố định FEM

Bảng 6: Kết quả hồi quy mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên REM

Bảng 7: So sánh mô hình FEM và REM

Bảng 8: Kết quả kiểm định mô hình ước lượng biến giả bình quân tối thiểu LSDV và
Between Effect

Bảng 9: Kết quả mô hình FGLS

Bảng 10: Kết quả mô hình GMM

Bảng 11: So sánh 4 mô hình ARIMA

Bảng 12: Kết quả dự báo giá VNI trong giai đoạn 28/11/2021 đến 20/11/2022 theo phương
pháp Static và Dynamic

Bảng 13: Kết quả dự báo giá VNI từ 27/11/2022 đến 25/12/2022 theo phương pháp
Dynamic
PHẦN 1
1. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Đề tài và mẫu dữ liệu nghiên cứu:
Đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
trong giai đoạn từ 2014-2021”.

Mô tả các biến trong mô hình hồi quy

Dấu kỳ
Tính toán, mô tả biến
vọng

Biến phụ thuộc

ROA Tỷ suất sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Biến độc lập

Tốc độ tăng trưởng =


GROWTH +
(DTTt – DTTt-1)/DTTt-1 *100%

DE Cơ cấu vốn = Nợ phải trả/Tổng tài sản *100% +/-

SIZE Quy mô doanh nghiệp = ln(Tổng tài sản) +/-

Đầu tư tài sản cố định = ln(Tài sản cố định/Tổng tài sản


ln(TANG) +/-
*100%)

LIQ Tính thanh khoản = Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ +/-

Thời gian hoạt động (Số năm từ năm thành lập) = ln(Số năm
ln(AGE) +
từ năm thành lập)

ln(RISK) Rủi ro kinh doanh = ln(LN sau thuế + Khấu hao) +/-

LISTED (Biến giả)

1
LISTED*LIQ (Biến tương tác)

1.2 Giả thuyết nghiên cứu:


Bài nghiên cứu làm rõ những giả thuyết sau:

H0: Tốc độ tăng trưởng

Các nghiên cứu đều đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng càng lớn thì doanh nghiệp hoạt động
càng hiệu quả. Tăng trưởng giúp cho các doanh nghiệp cỏ nguồn vốn rộng lớn để đầu tư
vào các hoạt động sản xuất của mình hay mở rộng quy mô sản xuất, nó cũng giúp cho mọi
người tin cậy vào doanh nghiệp đó hơn cũng như các đối tác, nhà cung cấp. Nghiên cứu
của Tuyền (2013) cũng đã kết luận tốc độ tăng trưởng tác động cùng chiều với hiệu quả
hoạt động. Bên cạnh đó, Kurniawan & Khafid, (2016); Maury (2006), King và Santor
(2008) cũng đồng ý với quan điểm trên.

H1: Cơ cấu vốn

Modigliani và Miller đã đưa ra lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu và các nghiên cứu trước đây của
Onaolapo và Kajola (2010), Đặng và Hoàng (2018), Zeitun và Tian (2007) cũng chỉ ra việc
quyết định và sử dụng nguồn vốn như thế nào có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp

H3: Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nguồn vốn, tài sản, kinh nghiệm
hoạt động trên thị trường, ... Theo John Rand và Finn Tar (2002), Zeitun và Tian (2007) có
tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp càng
lớn thường có lợi thế trong việc tạo ra doanh thu. Tuy nhiên, theo Goddard và cộng sự
(2005) chỉ ra rằng khi các doanh nghiệp càng chú trọng vào việc mở rộng quy mô thì việc
quản lý càng tốn nhiều chi phí hơn và càng khó, và đến một lúc nào đó lợi thế kinh tế theo
quy mô không còn hiệu quả, việc gia tăng sản lượng vượt quá cầu thị trường làm cho không
gia tăng lợi nhuận. Nghiên cứu trên 192 doanh nghiệp trong giai đoạn 2010-2018, Hiền

2
(2019) cũng đã chỉ ra SIZE có tác động ngược chiều với lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.

H4: Đầu tư tài sản cố định

Tài sản cố định là những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời hạn sử dụng, thu
hồi, luân chuyển hơn 1 năm hoặc tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas
(2012) đã đưa ra kết luận cho thấy tỷ trọng tài sản cố định có tác động tiêu cực đến hiệu
quả kinh doanh. Tuy nhiên, theo Abblasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian việc tăng
tỷ trọng tài sản cố định có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thuộc lịnh vực sản xuất, chế biến, khai thác thì tỷ trọng đầu tư tài sản cố
định rất lớn nên việc đầu tư vào các tài sản cố định hiện đại sẽ làm giúp các doanh nghiệp
giảm thiểu được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động cũng như lợi
nhuận của doanh nghiệp.

H5: Tính thanh khoản

Tính thanh khoản cho biết khả năng doanh nghiệp trong việc thanh toán các nghĩa vụ khi
đến hạn. Theo Sari (2020), hệ số thanh khoản được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng
của tài sản hiện tại và nợ ngắn hạn. Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi có tỷ số
thanh khoản cao. Mức độ thanh khoản cao có thể làm giảm tác động của những thay đổi
bất lợi trong môi trường kinh tế, rủi ro không thể trả được các khoản nợ ngắn hạn và nguy
cơ mất cơ hội đầu tư sinh lời do hạn chế tài chính (Nickell & Nicolitsas, 1999). Tuy nhiên
theo Subramanyam (2014), nếu tỷ số thanh khoản quá cao thì nó có tác động ngược chiều
với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì nó cho thấy số tiền nhàn rỗi nhiều và điều này
làm giảm khả năng sinh lời dẫn đến lợi nhuận thấp.

H6: Thời gian hoạt động:

Một doanh nghiệm hoạt động lâu năm trong một lĩnh vực thì sẽ có nhiều nguồn vốn, có
nhiều kinh nghiệm cũng như các chiến lược kinh doanh để sử dụng nguồn vốn hiệu quả,
có danh tiếng tốt, có thương hiệu và độ nhận diện sản phẩm cao, giúp quá trình hoạt động
3
vận hành diễn ra thuận lợi hơn và giảm chi phí sản xuất, mang lại hoạt động tốt cho doanh
nghiệp đó. Theo nghiên cứu của Panco, R. và Korn, H. (1999), Neil Nagy (2009) thì thời
gian hoạt động có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

H7: Rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh có thể được hiểu là tổng mức thiệt hại về tài chính, vốn đầu tư, ... mà
doanh nghiệp phải chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Theo thuyết của F.B Hawley
thì rủi ro kinh doanh tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Tuy
nhiên, ở các nghiên cứu khác lại bác bỏ giả thuyết trên và cho rằng rủi ro kinh doanh và
hiệu quả hoạt động có mối quan hệ ngược chiều với nhau, điển hình là nghiên cứu của
Rami Zeitun và Gary Tian vào năm 2007.

1.3 Mô hình nghiên cứu


ROAi,t = β0 + β1 GROWTHi,t + β2 DEi,t + β3 SIZEi,t + β4 ln(TANG)i,t + β5 LIQi,t + β6
ln(AGE)i,t ++ β7 ln(RISK)i,t + β8 LISTEDi,t + β9 LISTED*GROWTHi,t

Trong đó:

ROA (biến phụ thuộc): hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

GROWTH: Tốc độ tăng trưởng

DE: Cơ cấu vốn

SIZE: Quy mô doanh nghiệp

ln(TANG): Đầu tư tài sản cố định

LIQ: Tính thanh khoản

lnAGE: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

ln(RISK): Rủi ro kinh doanh

LISTED (biến giả) = 1 nếu doanh nghiệp đã được niêm yết trên sàn (HOSE, UPCOME)

= 0 nếu doanh nghiệp chưa được niêm yết trên sàn

4
LISTEDGROWTH (biến tương tác): Kiểm tra sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng khi doanh
nghiệp đã niêm yết trên sàn và khi doanh nghiệp chưa được niêm yết trên sàn.

2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata, từ các dữ liệu thu thập được và có các kết quả
như sau
2.1 Thống kê mô tả:
Bảng 1: Thống kê mô tả
Số quan Trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
Biến
sát bình chuẩn nhất nhất

ROA 312 8.361731 7.96442 -0.65 72.19

GROWTH 312 29.31952 146.0909 -87.77 1827.64

DE 312 50.86196 23.6488 4.65 328.93

SIZE 312 16.7296 1.088417 13.695 19.8755

ln(TANG) 312 2.602893 1.384787 -1.9647 4.8045

LIQ 312 1.33637 0.9201706 0.1852 6.0944

ln(AGE) 312 3.31914 0.6317862 1.0986 4.9836

ln(RISK) 312 14.2879 1.141907 10.56396 17.51922

LISTED 312 0.8878205 0.3160941 0 1

LISTEDGROWTH 312 22.36279 104.111 -87.77 1434.64

Bảng 1 mô tả một cách bao quát biến phụ thuộc và các biến độc lập thu thập từ các công
ty được xếp hạng “50 công ty niêm yết tốt năm 2021” của tạp chí Forbes Việt Nam bình
chọn (trừ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán). Số liệu được lấy
trong 8 năm từ năm 2014-2021. Thống kê mô tả cho thấy rằng các biến có chênh lệch giữa

5
giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất là lớn, điều này thể hiện cho sự đa dạng trong lựa chọn
mẫu của các doanh nghiệp được chọn.
Biến GROWTH – Tốc độ tăng trưởng là nhân tố có ảnh hướng rất lớn đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. “Tốc độ tăng trưởng” đạt giá trị trung bình khoảng
29.31952. Có thể thấy rằng có sự khác biệt lớn giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu
giữa các doanh nghiệp với độ lệch chuẩn là 146.0909. Khi một doanh nghiệp có tốc
độ tăng trưởng tốt, mọi người sẽ kỳ vọng vào sự phát triển của nó hơn và do đó sẽ
có khuynh hướng đầu tư vào doanh nghiệp đó nhiều hơn, dẫn đến doanh nghiệp hoạt
động ngày càng hiệu quả hơn nhờ có nguồn vốn rộng lớn. Giá trị nhỏ nhất của biến
GROWTH là -87.77 và giá trị lớn nhất là 1827.64

Biến DE – Cơ cấu vốn cho biết tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, qua đó phản ảnh được
doanh nghiệp có đang sử dụng vốn vay hiệu quả hay không. Biến DE đạt giá trị
trung bình khoảng 50.81696 và có độ lệch chuẩn là 23.6488. Giá trị nhỏ nhất của
biến DE đạt 4.65 và giá trị lớn nhất đạt 328.93

Biến SIZE – Quy mô doanh nghiệp. Yếu tố “Quy mô doanh nghiệp” đạt giá trị trung
bình khoảng 16.7296. Có sự khác nhau lớn trong quy mô giữa các doanh nghiệp với
độ lệch chuẩn là 1.088417 với dao động giữa giá trị nhỏ nhất là 13.695 và giá trị lớn
nhất là 19.8755. Sự khác nhau này phụ thuộc nhiều vào phạm vi các dòng sản phẩm,
dịch vụ, vốn huy động, chiến lược kinh doanh để quảng bá sản phẩm, thương hiệu;
nguồn vốn từ bên ngoài; ....

Biến ln(TANG) – Đầu tư tài sản cố định. Theo nghiên cứu của Jean.J.Chen vào năm
2003 thực hiện khảo sát 77 công ty lớn có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch
Chứng khoán Thượng Hải, Trung Quốc và đã đưa ra kết luận rằng việc đầu tư quá
nhiều vào tài sản cố định sẽ gia tăng áp lực và rủi ro cho doanh nghiệp. Biến Đầu tư
tài sản cố định đạt giá trị trung bình khoảng 2.602893 với độ lệch chuẩn là 1.384787.
Giá trị nhỏ nhất là -1.9647 và đạt 4.8045 cho giá trị lớn nhất.

6
Biến LIQ – Tính thanh khoản cũng là một yếu tố được đánh giá là tác động đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Biến LIQ đạt giá trị trung bình khoảng
1.33637, có độ lệch chuẩn là 0.9201706, dao động giữa giá trị nhỏ nhất là 0.1852
và giá trị lớn nhất là 6.0944.

Biến ln(AGE) – Thởi gian hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tố Thời gian hoạt động
của doanh nghiệp có giá trị trung bình khoảng 3.31914. Độ lệch chuẩn là biến này
là 0.6317862. Giá trị nhỏ nhất là 1.0986 và giá trị lớn nhất là 4.9836.

Biến ln(RISK) – Rủi ro kinh doanh có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Yếu tố Rủi ro kinh doanh có giá trị trung bình khoảng 14.2879, độ lệch
chuẩn là 1.141907 với dao động giữa giá trị nhỏ nhất là 10.56396 và giá trị lớn nhất
là 17.51922.

Biến LISTED: Đây lả biến giả dùng để kiểm tra sự khác nhau của hiệu quả hoạt
động kinh doanh giữa doanh nghiệp khi đã được niêm yết trên sàn với khi doanh
nghiệp chưa được niêm yết trên sàn. Biến số này đạt giá trị trung bình khoảng
0.8878205. Không có sự khác biệt quá lớn giữa các doanh nghiệp với độ lệch chuẩn
là 0.3160941. Do đây là biến giả, biến chỉ nhận giá trị 0 và 1 nên giá trị nhỏ nhất là
0 và giá trị lớn nhất là 1.

Biến LISTEDGROWTH: Đây là biến tương tác để kiểm tra tốc độ tăng trưởng của
các doanh nghiệp khi đã được niêm yết trên sàn có khác gì so với khi chưa được
niêm yết trên sàn. Giá trị trung bình của biến tương tác đạt 22.36279 và có độ lệch
chuẩn là 104.111 cho thấy có sự khác biệt khá lớn khi doanh nghiệp được niêm yết
và khi chưa được niêm yết. Giá trị nhỏ nhất là -87.77 và giá trị lớn nhất là 1434.64.
Bảng 2: Ma trận hệ số tương quan

7
LISTEDG
ROA GROWTH DE SIZE ln(TANG) LIQ ln(AGE) ln(RISK) LISTED
ROWTH

ROA 1.000

0.0907
GROWTH 1.0000
0.1099
-0.3900 0.0383
DE 1.0000
0.0000 0.5002
-0.2280 -0.1216 0.1884
SIZE 1.0000
0.0000 0.0318 0.0008
0.0824 -0.0785 -0.0324 0.0759
lnTANG 1.0000
0.1466 0.1668 0.5686 0.1814
0.4720 -0.0086 -0.4703 -0.3455 -0.3535
LIQ 1.0000
0.0000 0.8801 0.0000 0.0000 0.0000
0.1505 -0.0617 -0.2395 0.0309 0.0964 0.1313
lnAGE 1.0000
0.0077 0.2776 0.0000 0.5870 0.0892 0.0203
0.3015 -0.1042 -0.0296 0.7465 0.3568 -0.1100 0.1434
lnRISK 1.0000
0.0000 0.0660 0.6024 0.0000 0.0000 0.0522 0.0112
0.1596 -0.0797 -0.1041 -0.1399 -0.0926 0.1812 0.0137 -0.0439
LISTED 1.0000
0.0047 0.1603 0.0662 0.0134 0.1026 0.0013 0.8091 0.4402
LISTEDGR 0.0551 0.7024 0.0297 -0.0466 -0.0569 -0.0107 -0.0445 -0.0394 0.0765
1.0000
OWTH 0.3320 0.0000 0.6018 0.4119 0.3164 0.8500 0.4333 0.4886 0.1779

Bảng 2 sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về mối tương quan giữa các biến. Hệ số tương
quan giữa các biến độc lập trong mô hình không quá cao, từ đó có thể dự đoán về khả năng
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập là không cao. Mối quan hệ đồng
biến hay nghịch biến được thể hiện cụ thể như sau:
Tính thanh khoản LIQ và Đầu tư tài sản cố định ln(TANG) có hệ số tương quan
bằng -0.3535 cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa hai chỉ số này. Số tiền
nhàn rỗi càng giảm là do các doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định để gia tăng
hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hệ số tương quan bằng 0.1884 cho thấy được mối quan hệ cùng chiều giữa Quy
mô doanh nghiệp SIZE và Cơ cấu vốn DE. Điều này có thể dự đoán rằng nếu

8
doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả sẽ dẫn đến mở rộng hoạt động kinh
doanh, tăng quy mô doanh nghiệp.

Chỉ số Rủi ro kinh doanh ln(RISK) có tác động cùng chiều với chỉ số Đầu tư tài
sản cố định ln(TANG) với hệ số tương quan là 0.3568. Điều này được giải thích là
khi đầu tư vào tài sản cố định tăng thì khấu hao cũng sẽ tăng mà chỉ số ln(RISK)
được đo lường bởi lợi nhuận sau thuế + khấu hao nên dẫn đến ln(RISK) cũng tăng
theo.

Tính thanh khoản LIQ có tác động ngược chiều với Cơ cấu vốn DE với hệ số
tương quan là -0.4703. Khi doanh nghiệp có số tiền không sử dụng đến nhiều thì
doanh nghiệp không cần vay nợ từ bên ngoài. Điều này là đúng với lý thuyết trật
tự phân hạng, khi doanh nghiệp có tính thanh khoản cao thì sẽ có xu hướng sử
dụng vốn tự có của mình hơn là đi vay từ bên ngoài.

Để có nhận định chính xác hơn về mối quan hệ giữa các biến độc lập và đảm bảo tính hiệu
quả cho kết quả mô hình, bài nghiên cứu sử dụng công cụ hệ số phóng đại phương sai VIF
để kiểm tra liệu có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hay không và đưa ra phương
pháp khắc phục hợp lý.

2.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến


Bảng 3: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Biến VIF 1/VIF

SIZE 3.79 0.263846

lnRISK 3.74 0.267408

GROWTH 2.12 0.472323

LISTEDGROWTH 2.06 0.485229

LIQ 2.06 0.486164

9
lnTANG 1.85 0.541069

DE 1.41 0.709208

LISTED 1.11 0.902231

lnAGE 1.09 0.916776

Mean VIF 2.14

Theo kết quả phân tích thì hệ số Mean VIF và các biến đều có hệ số VIF<10 nên ta kết
luận mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

2.3 Kiểm định tính dừng


Dùng kiểm định Levin-Lin-Chu unit-root để kiểm tra tính dừng cho từng biến. Giả thuyết:
+ H0: Chuỗi dữ liệu không dừng
+ H1: Chuỗi dữ liệu dừng
Biến p-value Kết luận

ROA 0.000 Bác bỏ Ho => Chuỗi dữ liệu dừng

GROWTH 0.000 Bác bỏ Ho => Chuỗi dữ liệu dừng

DE 0.000 Bác bỏ Ho => Chuỗi dữ liệu dừng

SIZE 0.000 Bác bỏ Ho => Chuỗi dữ liệu dừng

ln(TANG) 0.000 Bác bỏ Ho => Chuỗi dữ liệu dừng

LIQ 0.000 Bác bỏ Ho => Chuỗi dữ liệu dừng

ln(AGE) 0.000 Bác bỏ Ho => Chuỗi dữ liệu dừng

ln(RISK) 0.000 Bác bỏ Ho => Chuỗi dữ liệu dừng

LISTEDGROWTH 0.000 Bác bỏ Ho => Chuỗi dữ liệu dừng

10
Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các chuỗi số liệu của từng biến đều dừng và có ý nghĩa
thống kê. Vậy các biến trong mô hình phù hợp với mục đích nghiên cứu.

2.4 Mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM


2.4.1 Mô hình hồi quy Pooled OLS
Bảng 4: Kết quả hồi quy Pooled OLS
Hệ số hồi Độ lệch
ROA t P>|z| [95% Conf. Interval]
quy chuẩn

GROWTH 0.0055096 0.0026777 2.06 0.040 0.0002403 0.0107789

DE -0.0402786 0.0134992 -2.89 0.003 -0.0668431 -0.0137141

SIZE -6.9060243 0.4808771 -14.36 0.000 -7.852537 -5.959949

lnTANG -1.038395 0.2639344 -3.93 0.000 -1.557778 -0.5190111

LIQ 1.225196 0.4190303 2.92 0.004 0.4006073 2.049785

lnAGE -0.0296134 0.4444299 -0.07 0.947 -0.9041849 0.8449581

lnRISK 7.628312 0.4552886 16.75 0.000 6.732372 8.524252

LISTED 0.7725349 0.8954259 0.86 0.389 -0.9895292 2.534599

LISTEDGROWTH -0.0018734 0.0037071 -0.51 0.614 -0.0091684 0.0054216

_cons 17.31478 5.198198 3.33 0.001 7.085508 27.54406

***: p-value < 0,01: Kết quả có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 1%
**: p-value < 0,05: Kết quả có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 5%

11
Bảng 4 cho thấy kết quả hồi quy Pooled OLS của mô hình. Biến DE, SIZE, lnTANG, LIQ,
lnRISK đều có ý nghĩa ở mức 1%, riêng biến GROWTH có ý nghĩa ở mức 5%. Tuy nhiên
các biến lnAGE, LISTED và LISTEDGROWTH vẫn chưa có ý nghĩa. Mô hình đã giải
thích được 65.56% sự tác động của các yếu tố lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ở các nghiên cứu của Zeitun và Tian hay Abblasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian
đều cho thấy tốc độ tăng trưởng có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh,
điều này đúng với biến GROWTH trong mô hình. Tuy nhiên trường hợp tăng trưởng thì
cần lưu ý những yếu tố khác như là doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn nào để tái đầu tư, nếu
sử dụng lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư sẽ góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận
và do đó ROA cũng sẽ tăng, còn nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay để tái đầu tư thì nên
xem xét kỹ lưỡng giữa chi phí bỏ ra, rủi ro có thể xảy ra và lợi nhuận thu được để tránh
trường hợp đầu tư không hiệu quả, giảm hiệu quả kinh doanh. Còn các biến DE, SIZE,
LIQ, lnTANG, lnRISK đều có đóng góp vào sự tác động lên ROA với mức ý nghĩa khá
cao.

 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi


Sử dụng kiểm định White. Giả thuyết:
+ H0: Mô hình không bị phương sai sai số thay đổi
+ H1: Mô hình bị phương sai sai số thay đổi
White's test for Ho: homoskedasticity
against Ha: unrestricted heteroskedasticity
chi2(50) = 168.23
Prob > chi2 = 0.0000

Kết luận: Pro>chi2 = 0.0000 < 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, mô hình bị phương sai sai
số thay đổi.

 Kiểm định hiện tượng tự tương quan


12
Sử dụng kiểm định Wooldridge. Giả thuyết:
+ H0: Mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan
+ H1: Mô hình có tồn tại hiện tượng tự tương quan
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first-order autocorrelation
F(1, 38) = 6.322
Prob > F = 0.0163

Kết luận: Pro>F = 0.0163 < mức ý nghĩa 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0 và mô hình có
tồn tại hiện tượng tự tương quan.

Qua kiểm định, hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan đang vi
phạm các điều kiện của mô hình OLS, dẫn đến các kết quả hồi quy không chính xác. Nhận
thấy rằng mô hình hồi quy Pooled OLS chưa tối ưu nên bài nghiên cứu sẽ tiếp tục thực
hiện mô hình hiệu ứng cố định FEM và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên REM để khắc phục
các hiện tượng trên.

2.4.2 Kiểm định mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)
Bảng 5: Kết quả mô hình hiệu ứng cố định (FEM)
Hệ số hồi Độ lệch
ROA t P>|z| [95% Conf. Interval]
quy chuẩn

GROWTH 0.0075424 0.0024451 3.08 0.002 0.0027279 0.0123568

DE -0.0553405 0.0146404 -3.78 0.000 -0.0841674 -0.0265136

SIZE -6.698238 0.7716616 -8.68 0.000 -8.217633 -5.178844

lnTANG -1.054537 0.5754775 -1.83 0.068 -2.187647 0.0785728

LIQ 1.453326 0.4738811 3.07 0.002 0.5202584 2.386393

13
lnAGE -5.192559 2.367186 -2.19 0.029 -9.853526 -0.531593

lnRISK 7.59796 0.5464426 13.90 0.000 6.52202 8.6739

LISTED 0.1135274 1.078377 0.11 0.916 -2.009786 2.236841

LISTEDGROWTH -0.0034193 0.0032998 -1.04 0.301 -0.0099166 0.0030779

_cons 32.46844 9.404898 3.45 0.001 13.95028 50.98659

Bảng 6: Kết quả mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)


Hệ số hồi Độ lệch
ROA t P>|z| [95% Conf. Interval]
quy chuẩn

GROWTH 0.0067476 0.0023572 2.86 0.004 0.0021276 0.0113676

DE -0.0509828 0.013019 -3.92 0.000 -0.0764995 -0.0254661

SIZE -6.994851 0.5585997 -12.52 0.000 -8.089687 -5.900016

lnTANG -1.030498 0.3554694 -2.90 0.004 -1.727206 -0.3337913

LIQ 1.254034 0.4310621 2.91 0.004 0.4091678 2.0989

lnAGE -0.6474148 0.8009639 -0.81 0.419 -2.217275 0.9224456

lnRISK 7.536099 0.4855503 15.52 0.000 6.584438 8.487761

LISTED -0.2706516 0.9339658 -0.29 0.772 -2.101191 1.559888

LISTEDGROWTH -0.0026104 0.003222 -0.81 0.418 -0.0089255 0.0037047

_cons 23.55695 6.857081 3.44 0.001 10.11732 36.99659

14
2.4.3 Kiểm định Hausman lựa chọn giữa mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu
ứng ngẫu nhiên (REM)
Bảng 7: So sánh kết quả mô hình FEM và REM
sqrt(diag(V_b-
FEM REM Difference V_B)) Hausman
S.E.

GROWTH 0.0075424 0.0067476 0.0007948 0.0006499

DE -0.0553405 -0.0509828 -0.0043577 0.0066969

SIZE -6.698238 -6.994851 0.2966132 0.5323795

lnTANG -1.054537 -1.030498 -0.0240385 0.4525659

LIQ 1.453326 1.254034 0.1992917 0.196847


Prob>chi2 = 0.4108
lnAGE -5.192559 -0.6474148 -4.545145 2.22756

lnRISK 7.59796 7.536099 0.0618606 0.25068

LISTED 0.1135274 -0.2706516 0.384179 0.5390771

LISTEDGRO
-0.0034193 -0.0026104 -0.000809 0.000712
WTH

Thực hiện công cụ kiểm định Hausman Test để kiểm tra xem sai số theo chiều không gian
có mối tương quan với các biến độc lập hay không.
Giả thuyết đưa ra:
+ H0: Sai số theo chiều không gian và biến độc lập không tương quan.
+ H1: Sai số theo chiều không gian và biến độc lập có tương quan.
Theo kết quả, p-value = 0.4108 > α: Chấp nhận Ho.
Sau khi kiểm định Hausman thì cho thấy mô hình REM phù hợp hơn FEM trong việc
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên bài nghiên
cứu sẽ sử dụng mô hình REM để tiếp tục kiểm định.

15
2.4.4 Kiểm định mô hình ước lượng bình quân tối thiểu (LSDV), mô hình Between
Bảng 8: Kết quả kiểm định mô hình ước lượng biến giả bình quân tối thiểu LSDV
và Between

LSDV Between
Biến độc lập
Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa

GROWTH 0.0075424 0.002 -0.0123584 0.478

DE -0.0553405 0.000 -0.0156002 0.763

SIZE -6.698238 0.000 -6.528143 0.000

lnTANG -1.054537 0.068 -0.8795771 0.241

LIQ 1.453326 0.002 2.115061 0.154

lnAGE -5.192559 0.029 0.1680268 0.855

lnRISK 7.59796 0.000 7.408984 0.000

LISTED 0.1135274 0.916 2.366723 0.381

LISTEDGROWTH -0.0034193 0.301 0.0127051 0.596

_cons 36.46605 0.001 9.391817 0.496

Số quan sát 312 312

Ở mô hình LSDV thì biến GROWTH, DE, SIZE, LIQ, lnAGE, lnRISK có ý nghĩa ở mức
1%; các biết còn lại lnTANG, biến giả LISTED và biến tương tác LISTEDGROWTH thì
không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên hạn chế của mô hình LSDV là có quá nhiều biến giả

16
được tạo ra sẽ dẫn đến khả năng đa cộng tuyến, điều này làm cho ước lượng trở nên không
chính xác và một vài thông số gặp khó khăn. Ngoài ra mỗi biến giả đưa vào sẽ tốn một bậc
tự do, nếu mẫu không quá lớn thì việc đưa biến giả vào mô hình sẽ còn rất ít quan sát để
thực hiện phân tích thống kê có ý nghĩa.

Ở mô hình Between, đa số các biến là không có ý nghĩa thống kê ngoại trừ biến SIZE,
lnRISK là có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nên mô hình Between là không tối ưu.

2.5 Kiểm tra các khuyết tật của mô hình REM


Mặc dù đã chọn được mô hình phù hợp nhất nhưng dữ liệu mà bài nghiên cứu sử
dụng vẫn chưa đảm bảo được tính chuẩn xác cao. Sự xuất hiện của hai hiện tượng thường
gặp là phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan sẽ dẫn đến các kết quả ước
lượng chệch, không đáng tin cậy. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định Breusch
and Pagan Lgrangian và kiểm định Wooldridge.

2.5.1 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Sử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier để kiểm tra. Giả thuyết:
+ H0: Mô hình không bị phương sai sai số thay đổi
+ H1: Mô hình bị phương sai sai số thay đổi
Test: Var(u) = 0
chibar2 (01) = 99.16
Prob > chi2 = 0.0000

Theo kết quả kiểm định, ta nhận được giá trị P-Value = 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%
Suy ra ta bác bỏ giả thuyết Ho, kết luận mô hình REM có tồn tại hiện tượng phương sai sai
số thay đổi.

2.5.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan


Sử dụng kiểm định Wooldridge. Giả thuyết:

17
+ H0: Mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan
+ H1: Mô hình có tồn tại hiện tượng tự tương quan
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first-order autocorrelation
F(1, 38) = 6.322
Prob > F = 0.0163

Theo kết quả kiểm định, p-value = 0.0163 < anpha = 5% => bác bỏ giả thuyết Ho và mô
hình có tồn tại hiện tượng tự tương quan.
 Kết luận: Sau khi tiến hành các kiểm định để kiểm tra các khuyết tật mô hình, kết
quả cho thấy mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên REM vẫn còn tồn tại hiện tượng phương
sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Để khắc phục hạn chế này, bài
nghiên cứu tiếp tục sử dụng phương pháp FGLS để đưa ra mô hình tối ưu hơn.

2.6 Ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS
Bảng 9: Kết quả ước lượng FGLS
Hệ số hồi Độ lệch
ROA t P>|z| [95% Conf. Interval]
quy chuẩn

GROWTH 0.0046524 0.0019843 2.34 0.019 0.0007632 0.0085415

DE -0.0350512 0.0078581 -4.46 0.000 -0.0504527 -0.0196497

SIZE -6.049296 0.3185364 -18.99 0.000 -6.673616 -5.424976

lnTANG -0.9749457 0.19709 -4.95 0.000 -1.361235 -0.5886563

LIQ 1.033995 0.2904431 3.56 0.000 0.4647372 1.603253

lnAGE -0.6744463 0.4006615 -1.68 0.092 -1.459728 0.1108359

lnRISK 6.432002 0.2917169 22.05 0.000 5.860248 7.003757

18
LISTED -0.1523048 0.5135419 -0.30 0.767 -1.158829 0.8542189

LISTEDGROWTH -0.0023547 0.0025811 -0.91 0.362 -0.0074136 0.0027041

_cons 22.19294 3.934288 5.64 0.000 14.48188 29.904

***: p-value < 0,01: Kết quả có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 1%
**: p-value < 0,05: Kết quả có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 5%

Sau khi hồi quy ước lượng FGLS thì kết quả cho thấy đa số các biến đều có ý nghĩa thống
kê. Biến GROWTH có ý nghĩa ở mức 5% và các biến DE, SIZE, lnTANG, LIQ, lnRISK
có ý nghĩa ở mức 1%, tuy nhiên vẫn còn biến lnAGE, biến giả LISTED và biến tương tác
LISTEDGROWTH chưa có ý nghĩa.

Tuy nhiên, sau khi chạy mô hình hồi quy FGLS thì tác giả vẫn chưa thấy mô hình FGLS
là tối ưu và có xảy ra hiện tượng nội sinh. Tác giả nghi ngờ rằng biến lnAGE có tác động
qua lại với biến phụ thuộc ROA. Để khắc phục vấn đề này bài nghiên cứu tiếp tục sử dụng
phương pháp hồi quy ước lượng GMM.

2.7 Hồi quy ước lượng GMM


Các giả thiết nghiên cứu:

 Dùng kiểm định Arellano-Bond test for AR(2) để kiểm tra xem mô hình có bị tự
tương quan ở bậc 2 hay không. Giả thiết

H0: Mô hình không bị tự tương quan ở bậc 2

H1: Mô hình bị tự tương quan ở bậc 2

 Dùng kiểm định Hansen test of overid để kiểm tra các hạn chế khó nhận biết, phân
phối chi bình phương. Giả thiết

H0: Biến công cụ và biến nội sinh được sử dụng là phù hợp

H1: Biến công cụ và biến nội sinh là không phù hợp

19
Bảng 10: Kết quả ước lượng GMM

Hệ số hồi Độ lệch
ROA z P>|z| [95% Conf. Interval]
quy chuẩn
ROA
0.4031344 0.0793558 5.08 0.000 0.2475999 0.558669
l.1
GROWTH 0.9105028 0.3096197 2.94 0.003 0.3036593 1.517346

DE -0.0403831 0.009026 -4.47 0.000 -0.0580737 -0.0226925

SIZE -6.085646 0.8858142 -6.87 0.000 -7.82181 -4.349482

lnTANG -0.8050983 0.25464 -3.16 0.002 -1.304183 -0.3060131

LIQ -1.845187 0.7316673 -2.52 0.012 -3.279228 -0.4111453

lnAGE 0.4822301 1.105058 0.44 0.663 -1.683644 2.648104

lnRISK 7.548327 0.8078372 9.34 0.000 5.964995 9.131658

LISTED 13.50356 6.6089 2.04 0.041 0.5503524 26.45676

LISTEDGROWTH -0.9083841 0.3091982 -2.94 0.003 -1.514401 -0.3023668

_cons -9.201344 10.63185 -0.87 0.387 -30.03939 11.63671

Number of instruments = 25 Number of groups = 39

Arellano-Bond test for AR(2) in first diferences: z = -0.07 Pr > z = 0.947

Hansen test of overid. Restrictions: chi2(14) = 13.50 Pro > chi2 = 0.487

Kiểm định GMM có những kết luận sau:

Biến công cụ trong mô hình là 25 và Number of Group = 39 => số lượng biến công
cụ là phù hợp

Kiểm định Arellano-Bond test for AR(2) có p-value = 0.947 > 0.05 => Chấp nhận
H0, mô hình không bị tự tương quan

20
Kiểm định Hansen test có p-value = 0.487 > 0.05 => Chấp nhận H0, biến công cụ
và biến nội sinh được sử dụng là phù hợp

Theo kết quả ước lượng GMM ở bảng 10:

Biến l1.ROA có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có hệ số hồi quy bằng 0.4031344


cho thấy rằng ROA chịu ảnh hưởng bởi chính nó trong quá khứ.

Biến độc lập GROWTH – Tốc độ tăng trưởng có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có
hệ số hồi quy là 0.9105028 cho thấy sự tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả này giống với kết quả kỳ vọng ban đầu. Một
doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng càng nhanh thì hiệu quả hoạt động kinh doanh
càng cao. Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư, mở rộng các
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, mở rộng thị trường và thu hút thêm nhiều
khách hàng tiềm năng, các nhà đầu tư mới, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động
ngày càng cao. Tuy nhiên trong giai đoạn 2020-2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-
19 trên toàn cầu ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng doanh thu của
doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao.

Biến độc lập DE – Cơ cấu vốn có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và hệ số hồi quy là
-0.0403831 cho thấy sự tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc là ROA. Cơ cấu
vốn thực chất lại được đo lường bằng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Sự tác động ngược
chiều thể hiện nếu tỷ lệ nợ càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng giảm
và ngược lại; điều này chứng minh việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp chưa
thực sự hiệu quả. Lợi nhuận thu được từ việc sử dụng nợ vay không đủ để bù đắp
các chi phí sử dụng nợ vay, kết quả dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, tỷ lệ nợ vay càng tăng, nó như con dao hai lưỡi; nếu
kết quả kinh doanh tốt nó sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty, còn nếu kết quả kinh
doanh không tốt hoặc trong thời gian suy thoái thì việc vay nợ làm thâm hụt tài sản.
Khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ vay và lãi khi đáo hạn thì sẽ có
nguy cơ phá sản.

21
Biến độc lập SIZE – Quy mô doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có hệ
số hồi quy là -6.085646 cho thấy ảnh hưởng ngược chiều lên hiệu quả hoạt động
kinh doanh. Biến SIZE có ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp. Quy mô doanh nghiệp càng lớn hiển nhiên sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng
lợi nhuận của mình bằng cách tận dụng lợi thế kinh doanh nhờ quy mô; tuy nhiên
không phải lúc nào quy mô lớn thì cũng đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Điều quan trọng là doanh nghiệp đó có biết tận dụng lợi thế nhờ quy mô hay không.
Điều này có thể được giải thích như sau, quy mô của các doanh nghiệp nhỏ có
khuynh hướng hoạt động chưa tốt trong việc tạo ra doanh thu, mang lại lợi nhuận;
tuy nhiên sau khi các doanh nghiệp mở rộng quy mô thì dẫn đến việc quản lý chưa
đạt được hiệu quả, còn nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí. Sẽ đến một thời điểm
nào đó mà lợi thế kinh tế theo quy mô không còn hiệu quả, gia tăng sản lượng vượt
quá cầu thị trường và dẫn đến không làm gia tăng lợi nhuận, hiệu quả hoạt động
kém chất lượng.

Biến độc lập ln(TANG) – Đầu tư tài sản cố định có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và
có hệ số hồi quy bằng -0.8050983 cho thấy sự tác động ngược chiều lên hiệu quả
hoạt động kinh doanh, điều này đúng với giả thuyết ban đầu đặt ra. Khi đầu tư tài
sản cố định tăng sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và ngược lại. Đối với
các doanh nghiệp, việc tăng đầu tư vào tài sản cố định quá nhiều nhưng lại không
tạo ra được lợi nhuận tỷ lệ thuận với chi phí bỏ ra thì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí tệ hơn nữa là gây ra thâm hụt
nguồn vốn trong một thời gian dài dẫn đến giảm năng suất hoạt động. Việc đầu tư
vào các tài sản cố định phải được cân nhắc kỹ, lượng đầu tư còn tùy thuộc vào quá
trình hoạch định, chi phí, trình độ lao động, ... của từng doanh nghiệp.

Biến độc lập LIQ – Tính thanh khoản có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và hệ số hồi
quy là -1.845187 cho thấy sự tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc. LIQ cho
biết khả năng doanh nghiệp trong việc thanh toán các nghĩa vụ khi đến hạn. Hệ số
này mang dấu âm, suy ra hệ số thanh khoản càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh

22
doanh càng giảm. Điều này hoàn toàn là hợp lý vì nếu lượng tiền mặt nhàn rỗi quá
cao thay vì dùng số tiền này để đầu tư sinh lời dẫn đến lợi nhuận thấp.

Biến độc lập ln(AGE) – Thời gian hoạt động không ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có thể được giải thích như sau:
Thường thì doanh nghiệp có tuổi đời lâu năm sẽ có những chiến lược, chính sách
phát triển hơn những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sẽ có hiệu quả hoạt động kinh
doanh tốt hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp càng hoạt động lâu năm trên thị trường càng
trở nên trì trệ, bão hòa và doanh nghiệp chưa kịp có những bước chuyển mình nên
dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh kém, thậm chí là không ảnh hưởng.

Biến độc lập ln(RISK) – Rủi ro kinh doanh có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có hệ
số hồi quy bằng 7.548327 cho thấy ảnh hưởng rất lớn và lớn nhất trong mô hình đến
biến phụ thuộc. Kết quả này thể hiện tác động cùng chiều, khi rủi ro kinh doanh tăng
thì hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng tăng. Theo thuyết của F.B. Hawley thì trong
môi trường kinh doanh, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Người làm kinh doanh
sẽ chấp nhận rủi ro nếu có phần bù rủi ro tương xứng. Rủi ro kinh doanh chính là
cái giá phải trả khi muốn có lợi nhuận cao. Nên các doanh nghiệp muốn thu về lợi
nhuận cao thì phải chấp nhận rủi ro kinh doanh cao.

Biến giả LISTED có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có hệ số hồi quy là 13.50356


thể hiện rằng khi các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch thì sẽ có hiệu
quả hoạt động cao hơn là khi doanh nghiệp chưa được niêm yết trên sàn.

Biến tương tác LISTEDGROWTH có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có hệ số hồi


quy là -0.9083841 cho thấy tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp khi chưa được
niêm yết trên sàn lại cao hơn tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp khi đã được
niêm yết trên sàn.

23
PHẦN 2
3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ARIMA (p,d,q) THEO TIẾN TRÌNH BOX-JENKIN VÀ
SAU ĐÓ THỰC HIỆN DỰ BÁO
Dữ liệu đầu vào để dự báo được lấy của VN Index giai đoạn từ ngày 28/11/2021 đến
20/11/2022. Bài nghiên cứu chỉ tập trung vào dữ liệu giá đóng cửa của VNI để tiến hành
kiểm định và dự báo giá của VNI trong tương lai.

3.1 Kiểm định tính dừng chuỗi thời gian đơn biến và xác định (d)
Sử dụng kiểm định Dickey-Fuller để kiểm tra tính dừng. Giả thiết:

+ H0: Chuỗi dữ liệu thời gian không dừng

+ H1: Chuỗi dữ liệu thời gian dừng

Dickey-Fuller test for unit root

MacKinnon approximate p-value for Z(t) = 0.9729

Do p-value = 0.9729 > 0.05 nên chấp nhận H0, chuỗi dữ liệu thời gian không dừng

Do đó, bài nghiên cứu lấy sai phân bậc 1 và tiếp tục kiểm định tính dừng.

Dickey-Fuller test for unit root

MacKinnon approximate p-value for Z(t) = 0.0000

Kết quả p-value = 0.0000 < 0.05 nên bác bỏ H0, chuỗi dữ liệu thời gian dừng ở bậc 1.

Thành phần d của mô hình được nhận dạng thông qua kiểm định tính dừng của chuỗi thời
gian. Kết quả kiểm định tính dừng cho thấy chuỗi thời gian dừng ở bậc 1 nên d nhận giá trị
bằng 1.

3.2 Xác định độ trễ tối ưu (p,q) sử dụng Correlogram như ACF và PACF kết hợp
phương pháp nội dung thông tin (Info+rmation Criteria) như AIC, BIC, SC, HQ
Kết quả biểu đồ tương quan (Correlogram) như sau:

24
Lag AC PAC Q Pro>Q
1 0.1234 0.1236 0.82385 0.3641
2 -0.0176 -0.0326 0.84099 0.6567
3 0.1158 0.1273 1.5957 0.6604
4 -0.1499 -0.1898 2.8888 0.5766
5 0.0780 0.1449 3.246 0.6621
6 -0.0361 -0.1111 3.3245 0.7672
7 -0.2256 -0.1782 6.4519 0.4881
8 0.0878 0.1531 6.9359 0.5436
9 0.0350 0.0319 7.0148 0.6356
10 -0.1590 -0.1951 8.6811 0.5626
11 -0.0489 -0.1094 8.8427 0.6364
12 -0.1271 -0.0986 9.9621 0.6193
13 -0.1034 -0.1475 10.723 0.6340
14 -0.0062 -0.1262 10.726 0.7074
15 -0.0379 0.0554 10.834 0.7643
16 -0.0193 -0.0952 10.862 0.8179
17 -0.0078 -0.2221 10.867 0.8634
18 -0.2136 -0.5354 14.605 0.6889
19 -0.1700 -0.6445 17.046 0.5868
20 0.1603 -0.3059 19.287 0.5032
21 0.2161 0.2620 23.496 0.3181
22 -0.0066 -0.3782 23.5 0.3740
23 0.1428 0.2090 25.469 0.3266

Kết quả hàm tự tương quan AC

25
0.40
0.20
0.00
-0.20
-0.40

0 5 10 15 20 25
Lag
Bartlett's formula for MA(q) 95% confidence bands

Kết quả hàm tự tương quan riêng phần PAC


0.20
0.00
-0.20
-0.40
-0.60

0 5 10 15 20 25
Lag
95% Confidence bands [se = 1/sqrt(n)]

26
Do chuỗi dừng, để xác định giá trị p, q của mô hình ARIMA ta phải dựa vào biểu đồ tương
quan Correlogram, biểu đồ ACF và PCF. Dựa vào kết quả Correlogram và như ACF và
PACF kết hợp phương pháp nội dung thông tin (Info+rmation Criteria) như AIC, BIC, SC,
HQ ra được 4 mô hình ARIMA như bảng 11 dưới đây:

Bảng 11: So sánh 4 mô hình ARIMA

Mô hình
Mô hình
tốt nhất

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4


Các tiêu chuẩn
ARIMA ARIMA ARIMA ARIMA
lựa chọn
(18,1,0) (19,1,0) (20,1,0) (22,1,0)
C, AR & MA 2/19 8/20 12/21 4/23 3

SigmaSQ 28.26957 23.26269 22.8125 20.65944 4

Log likelihood -246.4588 -240.2682 -239.7674 -236.603 4

Akaike 532.9177 522.5364 523.5349 521.206 4

Bayeseian 571.5542 563.1047 566.035 567.5699 2

Mô hình tốt nhất 4

Các thông số cho thấy mô hình ARIMA (22,1,0) là tốt nhất nên bài nghiên cứu sẽ sử dụng
mô hình ARIMA (22,1,0) để tiếp tục kiểm định xem mô hình có vi phạm các giả định của
mô hình hồi quy không.

3.3 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi của phần dư, tính
chất White noise của phần dư.
 Sử dụng kiểm định Breusch-Godfrey để kiểm tra sự tự tương quan chuỗi với giả
thiết:

+ H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan

27
+ H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan

Breusch-Godfrey LM test for autocorrelation

lags(p) chi2 df Prob>chi2

1 0.237 1 0.6264

Kết quả kiểm định cho thấy p-value = 0.6264 > 0.05 nên ta chấp nhận H0, mô hình không
xảy ra hiện tượng tự tương quan

 Kiểm định phương sai sai số thay đổi với 2 kiểm định là White và Breusch-Pagan.
Giả thiết:

+ H0: Mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi

+ H1: Mô hình có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi

White's test for Ho: homoskedasticity

against Ha: unrestricted heteroskedasticity

chi2(2) = 2.46

Prob > chi2 = 0.2916

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity

chi2(1) = 0.66

Prob > chi2 = 0.4161

Có thể thấy trong hai kiểm định thì giá trị Prob > chi2 đều lớn hơn 0.05, điều này chứng
tỏ ta phải chấp nhận giả thuyết H0 rằng: Mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai
sai số thay đổi.

28
 Kiểm định Portmanteau test for white noise. Giả thuyết:

+ H0: Phần dư có nhiễu trắng

+ H1: Phần dư không có nhiễu trắng

Portmanteau test for white noise

Portmanteau (Q) statistic = 8.7029

Prob > chi2(23) = 0.9969

Theo kết quả kiểm định, p-value = 0.9969 > 0.05 nên ta chấp nhận H0, phần dư có nhiễu
trắng. Tức là chuỗi thời gian được lựa chọn có trung bình không đổi, phương sai không đổi
và không có tương quan chuỗi.

 Kiểm định xem mô hình ARIMA có ổn định hay không. Ta dùng lệnh ‘estat aroots’

Inverse roots of AR polynomial


1
.5
Imaginary

0
-.5
-1

-1 -.5 0 .5 1
Real

Do mọi giá trị AR đều nằm trong vòng tròn đơn vị nên có thể kết luận rằng mô hình có tính
dừng và ổn định.

29
3.4 Thực hiện dự báo (forecast) cho VNI index theo 02 phương pháp Static và
Dynamic.
Thực hiện dự báo cho giai đoạn từ 28/11/2021 đến 25/12/2022 có kết quả như sau:

Sai số dự báo

 Phương pháp Static

30
1600
1400
1200
1000
800

2022w1 2022w13 2022w26 2022w40 2023w1


Time

Price forecast static Price

 Phương pháp Dynamic

31
Bảng 12: Kết quả dự báo giá VNI trong giai đoạn 28/11/2021 đến 20/11/2022 theo
phương pháp Static và Dynamic

% sai số dự
Ngày Giá thực tế Giá dự báo Sai số dự báo
báo
28/11/2021 1,443.32
5/12/2021 1,463.54 1,432.27 31.27 2.14%
12/12/2021 1,479.79 1,458.72 21.07 1.42%
19/12/2021 1,477.03 1,474.14 2.89 0.20%
26/12/2021 1,498.28 1,469.54 28.74 1.92%
2/1/2022 1,528.48 1,490.58 37.90 2.48%
9/1/2022 1,496.02 1,523.15 -27.13 -1.81%
16/1/2022 1,472.89 1,479.40 -6.51 -0.44%
23/1/2022 1,478.96 1,449.85 29.11 1.97%
30/1/2022 1,478.96 1,464.98 13.98 0.95%
6/2/2022 1,501.71 1,478.22 23.49 1.56%
13/2/2022 1,504.84 1,485.55 19.29 1.28%
20/2/2022 1,498.89 1,482.09 16.80 1.12%
27/2/2022 1,505.33 1,494.95 10.38 0.69%
6/3/2022 1,466.54 1,479.73 -13.19 -0.90%
13/3/2022 1,469.10 1,421.01 48.09 3.27%
20/3/2022 1,498.50 1,447.06 51.44 3.43%
27/3/2022 1,516.44 1,468.70 47.74 3.15%
3/4/2022 1,482.00 1,489.78 -7.78 -0.52%
10/4/2022 1,458.56 1,423.39 35.17 2.41%
17/4/2022 1,379.23 1,382.84 -3.61 -0.26%
24/4/2022 1,366.80 1,325.55 41.25 3.02%
1/5/2022 1,329.26 1,313.90 15.36 1.16%
8/5/2022 1,182.77 1,245.90 -63.13 -5.34%
15/5/2022 1,240.71 1,193.01 47.70 3.84%
22/5/2022 1,285.45 1,261.58 23.87 1.86%
29/5/2022 1,287.98 1,287.55 0.43 0.03%
5/6/2022 1,284.08 1,288.07 -3.99 -0.31%
12/6/2022 1,217.30 1,231.19 -13.89 -1.14%
19/6/2022 1,185.48 1,203.92 -18.44 -1.56%

32
26/6/2022 1,198.90 1,212.85 -13.95 -1.16%
3/7/2022 1,171.31 1,169.68 1.63 0.14%
10/7/2022 1,179.25 1,172.74 6.51 0.55%
17/7/2022 1,194.76 1,215.51 -20.75 -1.74%
24/7/2022 1,206.33 1,215.01 -8.68 -0.72%
31/7/2022 1,252.74 1,230.90 21.84 1.74%
7/8/2022 1,262.33 1,246.96 15.37 1.22%
14/8/2022 1,269.18 1,239.55 29.63 2.33%
21/8/2022 1,282.57 1,277.78 4.79 0.37%
28/8/2022 1,280.51 1,260.10 20.41 1.59%
4/9/2022 1,248.78 1,262.38 -13.60 -1.09%
11/9/2022 1,234.03 1,254.94 -20.91 -1.69%
18/9/2022 1,203.28 1,204.18 -0.90 -0.07%
25/9/2022 1,132.11 1,116.19 15.92 1.41%
2/10/2022 1,035.91 1,060.95 -25.04 -2.42%
9/10/2022 1,061.85 1,061.17 0.68 0.06%
16/10/2022 1,019.82 1,049.89 -30.07 -2.95%
23/10/2022 1,027.36 1,027.13 0.23 0.02%
30/10/2022 997.15 1,027.42 -30.27 -3.04%
6/11/2022 954.53 961.05 -6.52 -0.68%
13/11/2022 969.33 983.36 -14.03 -1.45%
20/11/2022 971.46 952.56 18.90 1.95%

Ta có sai số dự báo là 6.65696 cho thấy rằng độ chệnh lệch giữa giá thực tế và giá dự báo
là không nhiều (dưới 5%). Nhìn chung thì giá thực tế đều cao hơn giá dự báo. Tuy nhiên
vẫn có một vài tuần là thấp hơn nhưng độ chênh lệch là không đáng kể, chỉ có vào ngày
8/5/2022 giá thực tế là 1182.77, thấp hơn 63.13 điểm so với giá dự báo là 1245.9. Đây là
tuần có giá thực tế thấp hơn nhiều nhất so với giá dự báo (5.34%). Ngày 20/3/2022 có giá
thực tế là 1498.50 cao hơn 51.44 điểm so với giá dự báo là 1447.06. Đây là tuần mà giá
thực tế cao hơn nhiều nhất so với giá dự báo (3.43%). % sai số trung bình là 0.392%, % sai
số thấp nhất là -5.34%, % sai số lớn nhất là 3.84%.

33
Cả 2 phương pháp Static và Dynamic đều cho kết quả dự báo giống nhau, như vậy là không
có sự khác biệt giữa 2 phương pháp, do đó càng tăng thêm tính chuẩn xác cho dự báo giá
của VNI giai đoạn từ 28/11/2021 đến 20/11/2022.

Bảng 13: Kết quả dự báo giá VNI từ 27/11/2022 đến 25/12/2022 theo phương pháp
Dynamic

Tuần Giá dự báo


27/11/2022 918.2233
4/12/2022 900.8364
11/12/2022 895.97673
18/12/2022 911.9699
25/12/2022 960.019

Qua kết quả thực nghiệm dự báo trong 5 tuần kế tiếp từ 27/11/2022 - 25/12/2022 thì cho
thấy giá của VNI có chiều hướng giảm nhẹ rồi tăng mạnh vào giai đoạn cuối năm 2022.
Kết quả dự báo của tuần 25/12/2022 tức tuần cuối cùng của 2022 là 960.019, thấp hơn giá
thực tế của tuần cuối năm 2021 là 1498.28 (thấp hơn 36.63%). Qua đó ta thấy rằng giá của
VNI hiện nay đang có chiều hướng suy giảm so với năm trước. Như vậy, ứng dụng kết quả
dự báo giúp các nhà đầu tư có kế hoạch đối phó với tình hình giá giảm hay giá lên, lập kế
hoạch kinh doanh tốt nhất phù hợp với nhu cầu của từng người. Thị trường chứng khoán
Việt Nam còn đang chịu áp lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế trước hiện tượng
lãi suất và lạm phát tăng cao. Do vậy các nhà đầu tư nên hạn chế sử dụng đòn bẩy trong
thời gian hiện tại để giảm thiểu rủi ro.

Bài viết đã nghiên cứu khả năng ứng dụng của mô hình ARIMA vào việc dự báo giá của
VNI. Đối với thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn non trẻ non trẻ thì chỉ số dự báo
trong một số ngày giao dịch sẽ khác nhiều với thực tế, sai số cũng cao bởi thị trường chứng
khoán phải chịu tác động của một số tác nhân như là tâm lý nhà đầu tư, thông tin về sự thay
đổi chính sách hay biến động của thị trường chứng khoán khác…. Vì vậy, kết quả của mô

34
hình này chỉ mang tính chất tham khảo. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng mô hình ARIMA
(22,1,0) vẫn là một mô hình tốt để dự báo trong ngắn hạn.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lai Cao Mai Phương (2021). Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp ngành
Thép niêm yết trên thị trường chứng khoán.
https://www.researchgate.net/publication/358899191_Cac_yeu_to_tac_dong_den_loi_nh
uan_cua_doanh_nghiep_nganh_Thep_niem_yet_tren_thi_truong_chung_khoan.

Nguyen Le Thanh Tuyen (2013). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/5284/2/Tomtat.pdf

Huynh Thi Tuyet Phuong (2016). Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các công ty niêm yết. https://vjol.info.vn/index.php/TC/article/view/29943/25502

Pham Thi Phuong Loan, Phung Thi Cam Tu (2022). Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp thép. https://tapchitaichinh.vn/tac-dong-cua-
cau-truc-von-den-hieu-qua-hoat-dong-kinh-doanh-cac-doanh-nghiep-thep.html

Hoang Tung (2016). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp ngành dầu khí ở Việt Nam.
https://b.vjst.vn/index.php/ban_b/article/view/570/564

Hiền, N. A. (2019), "Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm
yết trên HOSE", Tạp chí Tài chính. https://tapchitaichinh.vn/nhan-to-anh-huong-den-chat-
luong-loi-nhuan-cua-cac-cong-ty-niem-yet-tren-hose.html

Nguyen Ngoc Thiep (2010). Một số phương pháp khai phá dữ liệu quan hệ trong tài
chính và chứng khoán (MÔ HÌNH ARIMA).
http://www.uet.vnu.edu.vn/~thuyhq/Student_Thesis/K51_Nguyen_Ngoc_Thiep_Thesis.p
df

Pham Dinh Khanh (2019). Mô hình ARIMA trong time series.


https://phamdinhkhanh.github.io/2019/12/12/ARIMAmodel.html
R.Zeitun, G.G Tian (2007). “Capital structure and corporate perfomance: evidence from
Jordan”, Austrailian Accounting Business and Finance Journal.
https://ro.uow.edu.au/cgi/viewcontent.cgi?article=1018&context=aabfj

Abblasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian (2012), “The Relationship between capital


Structure and Firm Perfomance Evaluation Measurer: Evidence from the Tehran Stock
Exchange”, International Journal of Business and Commerce. https://ijbcnet.com/1-
9/IJBC-12-1915.pdf

Kurniawan, A. R., & Khafid, M, (2016), ‘Factors Affecting the Quality of ProfitIn
Indonesia Banking Companies’, Jurnal Dinamika Akuntansi.
https://journal.unnes.ac.id/nju/index.php/jda/article/view/9117/5938

Neil Nagy (2009), Determinants of Profitability: What factors play a role when assesing a
firm’s return on assets?. https://studylib.net/doc/8950100/determinants-of-profitability

Stephen Nickell & Daphne Nicolitsas (1999). How does financial pressure affect firms?
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S001429219800049X

Onaolapo và Kajola (2010), Capital structure and firm perfomance: Evidence from
Nigeria.
https://www.researchgate.net/publication/286156269_Capital_structure_and_firm_perfor
mance_Evidence_from_Nigeria

Modigliani, F., and M. Miller, (1958), The Cost of Capital, Corporation Finance and the
Theory of Investment, American Economic Review.

Frederick B. Hawley (1893), ‘The Risk Theory of Profit’, The Quarterly Journal of
Economics, Vol. 7, No. 4, pp. 459-479.

Box & Jenkins (1970). Time series analysis: Forecasting and control, San Francisco:
Holden Day.
DANH SÁCH CÁC CÔNG TY ĐƯỢC SỬ DỤNG THÔNG TIN TRONG
CÂU 1

1. Công ty Cổ phần tập đoàn GELEX (GEX)


2. Công ty Cổ phần cơ điện lạnh (REE)
3. Công ty Cổ phần tập đoàn MASAN (MSN)
4. Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát (HPG)
5. Công ty Cổ phần tập đoàn Vingroup (VIC)
6. Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG)
7. CTCP Xi Măng Vicem Hà Tiên (HT1)
8. CTCP Vicostone (VGS)
9. Tổng Công ty Viglacera (VGC)
10. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR)
11. CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG)
12. Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD)
13. Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS)
14. CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC)
15. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW)
16. Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS)
17. CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC)
18. CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM)
19. Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (BHN)
20. CTCP Tập đoàn KIDO (KDC)
21. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC)
22. CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT)
23. Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB)
24. CTCP Sữa Việt Nam (VNM)
25. CTCP Dược Hậu Giang (DHG)
26. CTCP Gemadept (GMD)
27. CTCP FPT (FPT)
28. Tập đoàn Bảo Việt (BVH)
29. Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)
30. CTCP Đầu tư Nam Long (NLG)
31. Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG)
32. CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH)
33. CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH)
34. Tổng Công ty IDICO (IDC)
35. CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL)
36. Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (BCM)
37. CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)
38. CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG)
39. Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX)
PHỤ LỤC
PHẦN 1

Phụ lục 1: Thống kê mô tả


Phụ lục 2: Ma trận hệ số tương quan
. pwcorr ROA GROWTH DE SIZE lnTANG LIQ lnAGE lnRISK LISTED LISTEDGROWTH ,sig

ROA GROWTH DE SIZE lnTANG LIQ lnAGE

ROA 1.0000

GROWTH 0.0907 1.0000


0.1099

DE -0.3900 0.0383 1.0000


0.0000 0.5002

SIZE -0.2280 -0.1216 0.1884 1.0000


0.0000 0.0318 0.0008

lnTANG 0.0824 -0.0785 -0.0324 0.0759 1.0000


0.1466 0.1668 0.5686 0.1814

LIQ 0.4720 -0.0086 -0.4703 -0.3455 -0.3535 1.0000


0.0000 0.8801 0.0000 0.0000 0.0000

lnAGE 0.1505 -0.0617 -0.2395 0.0309 0.0964 0.1313 1.0000


0.0077 0.2776 0.0000 0.5870 0.0892 0.0203

lnRISK 0.3015 -0.1042 -0.0296 0.7465 0.3568 -0.1100 0.1434


0.0000 0.0660 0.6024 0.0000 0.0000 0.0522 0.0112

LISTED 0.1596 -0.0797 -0.1041 -0.1399 -0.0926 0.1812 0.0137


0.0047 0.1603 0.0662 0.0134 0.1026 0.0013 0.8091

LISTEDGROWTH 0.0551 0.7024 0.0297 -0.0466 -0.0569 -0.0107 -0.0445


0.3320 0.0000 0.6018 0.4119 0.3164 0.8500 0.4333

lnRISK LISTED LISTED~H

lnRISK 1.0000

LISTED -0.0439 1.0000


0.4402

LISTEDGROWTH -0.0394 0.0765 1.0000


0.4886 0.1779

.
Phụ lục 3: Kiểm định tính dừng
Phụ lục 4: Mô hình hồi quy Pooled OLS

Phụ lục 5: Kết quả kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF
Phụ lục 6: Kết quả kiểm định phương sai sai số mô hình Pooled OLS

Phụ lục 7: Kết quả kiểm định tự tương quan mô hình Pooled OLS
Phụ lục 8: Mô hình hồi quy hiệu ứng cố định FEM
Phụ lục 9: Mô hình hồi quy hiêu ứng ngẫu nhiên REM
Phụ lục 10: Mô hình BETWEEN
Phụ lục 11: Mô hình ước lượng biến giả bình quân tối thiểu LSDV
. reg ROA GROWTH DE SIZE lnTANG LIQ lnAGE lnRISK LISTED LISTEDGROWTH i.CONGTY

Source SS df MS Number of obs = 312


F(47, 264) = 22.13
Model 15733.5653 47 334.756709 Prob > F = 0.0000
Residual 3993.78115 264 15.1279589 R-squared = 0.7976
Adj R-squared = 0.7615
Total 19727.3465 311 63.4319822 Root MSE = 3.8895

ROA Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

GROWTH .0075424 .0024451 3.08 0.002 .0027279 .0123568


DE -.0553405 .0146404 -3.78 0.000 -.0841674 -.0265136
SIZE -6.698238 .7716616 -8.68 0.000 -8.217633 -5.178844
lnTANG -1.054537 .5754775 -1.83 0.068 -2.187647 .0785728
LIQ 1.453326 .4738811 3.07 0.002 .5202584 2.386393
lnAGE -5.192559 2.367186 -2.19 0.029 -9.853526 -.531593
lnRISK 7.59796 .5464426 13.90 0.000 6.52202 8.6739
LISTED .1135274 1.078377 0.11 0.916 -2.009786 2.236841
LISTEDGROWTH -.0034193 .0032998 -1.04 0.301 -.0099166 .0030779

CONGTY
BHN .0484678 3.974252 0.01 0.990 -7.776797 7.873733
BVH 4.483154 2.238114 2.00 0.046 .0763301 8.889979
DBC -4.242037 3.028414 -1.40 0.162 -10.20496 1.720882
DCM -16.71136 5.305658 -3.15 0.002 -27.15815 -6.264575
DGC 2.402667 3.219221 0.75 0.456 -3.935948 8.741283
DHG -.9276858 3.091951 -0.30 0.764 -7.015709 5.160337
DIG -.7876909 2.484258 -0.32 0.751 -5.67917 4.103789
FPT -4.984511 2.627984 -1.90 0.059 -10.15899 .1899654
GAS -5.530205 3.11272 -1.78 0.077 -11.65912 .5987111
GEX -6.309852 2.595252 -2.43 0.016 -11.41988 -1.199825
GMD -4.986887 2.881516 -1.73 0.085 -10.66057 .6867915
GVR -4.216343 2.344959 -1.80 0.073 -8.833545 .4008589
HPG -2.414236 3.053186 -0.79 0.430 -8.42593 3.597458
HSG -6.099726 3.402007 -1.79 0.074 -12.79825 .5987936
HT1 -1.710693 3.012333 -0.57 0.571 -7.641947 4.220562
IDC -4.999695 2.982195 -1.68 0.095 -10.87161 .8722178
KBC -9.073121 3.27302 -2.77 0.006 -15.51767 -2.628576
KDC -.6445804 2.882568 -0.22 0.823 -6.32033 5.031169
KDH -10.51065 3.346751 -3.14 0.002 -17.10037 -3.920934
MSN -7.040295 3.231069 -2.18 0.030 -13.40224 -.6783511
MWG -5.367426 3.667547 -1.46 0.145 -12.58879 1.853939
NLG -7.281349 2.698009 -2.70 0.007 -12.5937 -1.968996
NVL -6.109177 4.216651 -1.45 0.149 -14.41172 2.193368
PLX -2.01716 2.35123 -0.86 0.392 -6.646709 2.612389
PNJ -1.861534 2.699701 -0.69 0.491 -7.17722 3.454153
POW -11.72923 4.319584 -2.72 0.007 -20.23445 -3.224006
PPC -6.421315 2.539007 -2.53 0.012 -11.42059 -1.422034
PVD -6.326787 3.603648 -1.76 0.080 -13.42234 .7687613
PVS -6.181598 2.688686 -2.30 0.022 -11.4756 -.8876008
REE -2.755318 2.405175 -1.15 0.253 -7.491084 1.980447
SAB 3.527878 3.775449 0.93 0.351 -3.905945 10.9617
SBT -4.611054 2.761114 -1.67 0.096 -10.04766 .8255535
TCH -10.31373 2.958046 -3.49 0.001 -16.13809 -4.489362
VCG -3.164837 2.404977 -1.32 0.189 -7.900213 1.57054
VCS .6888532 3.517832 0.20 0.845 -6.237725 7.615431
VGC -2.664268 2.44165 -1.09 0.276 -7.471853 2.143318
VIC -4.373995 3.108448 -1.41 0.161 -10.4945 1.74651
VNM 5.31022 2.720294 1.95 0.052 -.0460134 10.66645

_cons 36.46605 10.36626 3.52 0.001 16.05498 56.87712


Phụ lục 12: Kết quả kiểm định Hausman

Phụ lục 13: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi mô hình REM
Phụ lục 14: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan mô hình REM

Phụ lục 15: Mô hình hồi quy FGLS


Phụ lục 16: Mô hình hồi quy GMM
. xtabond2 ROA l.ROA GROWTH DE SIZE lnTANG LIQ lnAGE lnRISK LISTED LISTEDGROWTH ,gmm(l.ROA l3.GROWTH,lag(2 2)) iv(l.LIQ DE SIZE lnAGE l.
> lnTANG l.lnRISK LISTED LISTEDGROWTH ) twostep
Favoring speed over space. To switch, type or click on mata: mata set matafavor space, perm.
Warning: Two-step estimated covariance matrix of moments is singular.
Using a generalized inverse to calculate optimal weighting matrix for two-step estimation.
Difference-in-Sargan/Hansen statistics may be negative.

Dynamic panel-data estimation, two-step system GMM

Group variable: CONGTY Number of obs = 273


Time variable : năm Number of groups = 39
Number of instruments = 25 Obs per group: min = 7
Wald chi2(10) = 762.69 avg = 7.00
Prob > chi2 = 0.000 max = 7

ROA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

ROA
L1. .4031344 .0793558 5.08 0.000 .2475999 .558669

GROWTH .9105028 .3096197 2.94 0.003 .3036593 1.517346


DE -.0403831 .009026 -4.47 0.000 -.0580737 -.0226925
SIZE -6.085646 .8858142 -6.87 0.000 -7.82181 -4.349482
lnTANG -.8050983 .25464 -3.16 0.002 -1.304183 -.3060131
LIQ -1.845187 .7316673 -2.52 0.012 -3.279228 -.4111453
lnAGE .4822301 1.105058 0.44 0.663 -1.683644 2.648104
lnRISK 7.548327 .8078372 9.34 0.000 5.964995 9.131658
LISTED 13.50356 6.6089 2.04 0.041 .5503524 26.45676
LISTEDGROWTH -.9083841 .3091982 -2.94 0.003 -1.514401 -.3023668
_cons -9.201344 10.63185 -0.87 0.387 -30.03939 11.63671

Warning: Uncorrected two-step standard errors are unreliable.

Instruments for first differences equation


Standard
D.(L.LIQ DE SIZE lnAGE L.lnTANG L.lnRISK LISTED LISTEDGROWTH)
GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed)
L2.(L.ROA L3.GROWTH)
Instruments for levels equation
Standard
L.LIQ DE SIZE lnAGE L.lnTANG L.lnRISK LISTED LISTEDGROWTH
_cons
GMM-type (missing=0, separate instruments for each period unless collapsed)
DL.(L.ROA L3.GROWTH)

Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -1.77 Pr > z = 0.076


Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = -0.07 Pr > z = 0.947

Sargan test of overid. restrictions: chi2(14) = 1.75 Prob > chi2 = 1.000
(Not robust, but not weakened by many instruments.)
Hansen test of overid. restrictions: chi2(14) = 13.50 Prob > chi2 = 0.487
(Robust, but weakened by many instruments.)

Difference-in-Hansen tests of exogeneity of instrument subsets:


GMM instruments for levels
Hansen test excluding group: chi2(6) = 10.70 Prob > chi2 = 0.098
Difference (null H = exogenous): chi2(8) = 2.80 Prob > chi2 = 0.946
iv(L.LIQ DE SIZE lnAGE L.lnTANG L.lnRISK LISTED LISTEDGROWTH)
Hansen test excluding group: chi2(6) = 5.30 Prob > chi2 = 0.506
Difference (null H = exogenous): chi2(8) = 8.20 Prob > chi2 = 0.414

.
PHẦN 2

Phụ lục 17: Kết quả kiểm định tính dừng


Phụ lục 18: Mô hình ARIMA (18,1,0)

ARIMA regression

Sample: 2021w49 - 2022w47 Number of obs = 51


Wald chi2(18) = 26.32
Log likelihood = -246.4588 Prob > chi2 = 0.0927

OPG
D.Price Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

Price
_cons -10.56088 2.058652 -5.13 0.000 -14.59576 -6.525993

ARMA
ar
L1. .0125693 .1195577 0.11 0.916 -.2217594 .2468981
L2. -.1361307 .1881529 -0.72 0.469 -.5049037 .2326422
L3. -.0011261 .1892423 -0.01 0.995 -.3720342 .369782
L4. -.311727 .1934209 -1.61 0.107 -.690825 .067371
L5. -.0062261 .2042203 -0.03 0.976 -.4064906 .3940384
L6. -.2334465 .1846415 -1.26 0.206 -.5953371 .1284442
L7. -.3308656 .2492116 -1.33 0.184 -.8193112 .1575801
L8. -.0163276 .3355118 -0.05 0.961 -.6739187 .6412635
L9. .1087976 .2532502 0.43 0.667 -.3875637 .6051589
L10. -.2282985 .2363251 -0.97 0.334 -.6914872 .2348902
L11. -.2511758 .2572521 -0.98 0.329 -.7553807 .253029
L12. -.2054711 .243651 -0.84 0.399 -.6830184 .2720762
L13. -.114602 .3445087 -0.33 0.739 -.7898266 .5606225
L14. -.2806586 .274188 -1.02 0.306 -.8180572 .25674
L15. .0119124 .2516518 0.05 0.962 -.4813161 .5051409
L16. -.1420297 .2316942 -0.61 0.540 -.5961421 .3120826
L17. -.1752662 .1972436 -0.89 0.374 -.5618566 .2113241
L18. -.4414267 .1907477 -2.31 0.021 -.8152853 -.0675681

/sigma 28.26957 4.851474 5.83 0.000 18.76086 37.77829

Note: The test of the variance against zero is one sided, and the two-sided
confidence interval is truncated at zero.
Phụ lục 19: Mô hình ARIMA (19,1,0)
ARIMA regression

Sample: 2021w49 - 2022w47 Number of obs = 51


Wald chi2(19) = 76.53
Log likelihood = -240.2682 Prob > chi2 = 0.0000

OPG
D.Price Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

Price
_cons -10.98554 1.005774 -10.92 0.000 -12.95682 -9.014262

ARMA
ar
L1. -.2921463 .1480496 -1.97 0.048 -.5823183 -.0019744
L2. -.2618684 .1363397 -1.92 0.055 -.5290893 .0053524
L3. -.1173537 .154008 -0.76 0.446 -.4192039 .1844965
L4. -.3437854 .1444592 -2.38 0.017 -.6269203 -.0606506
L5. -.2090053 .1593322 -1.31 0.190 -.5212907 .1032801
L6. -.3114001 .1483785 -2.10 0.036 -.6022166 -.0205836
L7. -.5074757 .2038049 -2.49 0.013 -.906926 -.1080254
L8. -.1420708 .2530893 -0.56 0.575 -.6381167 .3539752
L9. -.032406 .186791 -0.17 0.862 -.3985096 .3336977
L10. -.1418688 .1971205 -0.72 0.472 -.528218 .2444803
L11. -.3155569 .2223442 -1.42 0.156 -.7513435 .1202297
L12. -.398359 .1962077 -2.03 0.042 -.7829191 -.0137989
L13. -.309844 .1870745 -1.66 0.098 -.6765032 .0568153
L14. -.2735353 .1583655 -1.73 0.084 -.5839259 .0368554
L15. -.2383384 .2139263 -1.11 0.265 -.6576263 .1809496
L16. -.1507341 .1651061 -0.91 0.361 -.4743361 .1728679
L17. -.3333793 .1570138 -2.12 0.034 -.6411208 -.0256379
L18. -.4720865 .1566489 -3.01 0.003 -.7791127 -.1650603
L19. -.5391866 .2754623 -1.96 0.050 -1.079083 .0007096

/sigma 23.26269 4.989323 4.66 0.000 13.48379 33.04158

Note: The test of the variance against zero is one sided, and the two-sided
confidence interval is truncated at zero.
Phụ lục 20: Mô hình ARIMA (20,1,0)
ARIMA regression

Sample: 2021w49 - 2022w47 Number of obs = 51


Wald chi2(20) = 102.11
Log likelihood = -239.7674 Prob > chi2 = 0.0000

OPG
D.Price Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

Price
_cons -11.0445 .7594716 -14.54 0.000 -12.53304 -9.555965

ARMA
ar
L1. -.3967373 .1892057 -2.10 0.036 -.7675737 -.0259009
L2. -.3529005 .1372321 -2.57 0.010 -.6218705 -.0839305
L3. -.17312 .1659384 -1.04 0.297 -.4983532 .1521133
L4. -.3744016 .1305443 -2.87 0.004 -.6302638 -.1185394
L5. -.256849 .148244 -1.73 0.083 -.5474019 .0337039
L6. -.3684344 .1367805 -2.69 0.007 -.6365192 -.1003495
L7. -.5615635 .1898245 -2.96 0.003 -.9336128 -.1895143
L8. -.2186358 .2673976 -0.82 0.414 -.7427254 .3054539
L9. -.0764702 .1867171 -0.41 0.682 -.4424289 .2894885
L10. -.1683388 .189657 -0.89 0.375 -.5400597 .203382
L11. -.3175822 .2012516 -1.58 0.115 -.7120281 .0768636
L12. -.4370986 .1914457 -2.28 0.022 -.8123252 -.0618719
L13. -.3957905 .1916099 -2.07 0.039 -.7713391 -.0202419
L14. -.3409738 .156125 -2.18 0.029 -.6469732 -.0349744
L15. -.267014 .1991444 -1.34 0.180 -.6573298 .1233017
L16. -.2218738 .1849192 -1.20 0.230 -.5843088 .1405611
L17. -.357124 .1546576 -2.31 0.021 -.6602474 -.0540007
L18. -.5335766 .157645 -3.38 0.001 -.8425551 -.224598
L19. -.5940441 .2848307 -2.09 0.037 -1.152302 -.0357861
L20. -.1640795 .1940667 -0.85 0.398 -.5444432 .2162842

/sigma 22.8125 5.560962 4.10 0.000 11.91322 33.71178

Note: The test of the variance against zero is one sided, and the two-sided
confidence interval is truncated at zero.
Phụ lục 21: Mô hình ARIMA (22,1,0)
ARIMA regression

Sample: 2021w49 - 2022w47 Number of obs = 51


Wald chi2(22) = 108.58
Log likelihood = -236.603 Prob > chi2 = 0.0000

OPG
D.Price Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

Price
_cons -11.04845 .7713111 -14.32 0.000 -12.5602 -9.536712

ARMA
ar
L1. -.2376651 .4763108 -0.50 0.618 -1.171217 .695887
L2. -.2410916 .3455781 -0.70 0.485 -.9184122 .4362291
L3. -.1937532 .4908008 -0.39 0.693 -1.155705 .7681988
L4. -.4862004 .1910562 -2.54 0.011 -.8606635 -.1117372
L5. -.2404413 .2400013 -1.00 0.316 -.7108352 .2299526
L6. -.3941576 .191881 -2.05 0.040 -.7702374 -.0180778
L7. -.495712 .3127266 -1.59 0.113 -1.108645 .1172209
L8. -.2228173 .3727951 -0.60 0.550 -.9534823 .5078476
L9. -.0550435 .3632624 -0.15 0.880 -.7670247 .6569377
L10. -.2867252 .3196636 -0.90 0.370 -.9132543 .339804
L11. -.3179694 .1894695 -1.68 0.093 -.6893228 .053384
L12. -.4854611 .2579 -1.88 0.060 -.9909358 .0200137
L13. -.2845252 .4421286 -0.64 0.520 -1.151081 .5820309
L14. -.2913762 .3034275 -0.96 0.337 -.8860832 .3033307
L15. -.2769005 .3673076 -0.75 0.451 -.9968102 .4430091
L16. -.32271 .3019469 -1.07 0.285 -.914515 .2690949
L17. -.2610498 .2870282 -0.91 0.363 -.8236148 .3015151
L18. -.6304711 .3028359 -2.08 0.037 -1.224019 -.0369237
L19. -.4681593 .7407485 -0.63 0.527 -1.92 .9836812
L20. -.1744306 .3259379 -0.54 0.593 -.8132572 .464396
L21. .1399581 .3602493 0.39 0.698 -.5661176 .8460339
L22. -.3350286 .413827 -0.81 0.418 -1.146115 .4760574

/sigma 20.65944 4.705393 4.39 0.000 11.43704 29.88185

Note: The test of the variance against zero is one sided, and the two-sided
confidence interval is truncated at zero.

Phụ lục 22: Kết quả dự báo sai số


Phụ lục 23: Kết quả kiểm định nhiễu trắng

Phụ lục 24: Kết quả kiểm tra tự tương quan

Phụ lục 25: Kết quả kiểm tra phương sai sai số thay đổi
Phụ lục 26: Kiểm tra tính ổn định AR

You might also like