Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Than đá được hình thành vào thời kì Carbon.

Đây là thời kỳ các loài động vật nguyên thủy lần đầu tiên
xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 250 – 350 triệu năm. Thời kỳ này, ở những khu vực nhiệt đới,
xích đạo phổ biến là các lớp trầm tích biển nông.

Các giai đoạn hình thành của than đá

Giai đoạn 1: Dương xỉ, quyết, các động vật nguyên thủy hình thành và phát triển

Phải nói rằng đây là cột mốc đầu tiên để hình thành nên than đá. Cách đây khoảng 250 đến 350 triệu
năm các loài động vật nguyên thủy lần đầu tiên xuất hiện trên trái đất. Có thể kể đến các loài động thực
vật như dương xỉ, quyết, khủng long, và các loại động vật dưới nước khác,…

Giai đoạn 2: Biến đổi vỏ trái đất, các khu rừng nguyên thủy chết hàng loạt và vùi sâu trong lòng đất

Vào đầu kỹ Carbon, vỏ trái đất bị phá vỡ lần thứ 3 và hình thành nên các vùng trũng. Việc vỏ trái đất bị
phá vỡ khiến những cánh rừng nguyên sinh và động vật bị tiêu diệt, chết đi và vùi chôn xuống bên dưới.

Giai đoạn 3: Than đá được hình thành do sự tác động của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của vỏ Trái đất

Theo thời gian, dưới sự tác động của vi khuẩn, sức ép, sức nóng của vỏ Trái đất, lớp xác của động thực
vật nguyên thủy bị vùi chôn ở bên dưới này bắt đầu hình thành nên một mạng đá mới. Thời gian kéo dài,
lớp đá mới này biến đổi và than đá lúc này đã hình thành.

Như vậy, quá trình hình thành than đá bao gồm 3 giai đoạn cơ bản kể tên. Hiểu một cách đơn giản, than
đá là một nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ sự biến đổi của lớp vỏ Trái Đất mà nguyên liệu chính
ở đây là xác của các loài động thực vật thời nguyên thủy cách đây 250 – 350 triệu năm. Qúa trình biến
đổi từ xác động thực vật nguyên thủy đến than đá rất phức tạp ở cả biến đổi sinh học và biến đổi địa chỉ.

Than là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ thực vật bị chôn vùi trải qua các giai đoạn từ
than bùn, và dần chuyển hóa thành than nâu hay còn gọi là than non (lignit), và thành than bán bitum,
sau đó thành than bitum hoàn chỉnh (bituminous coal), và cuối cùng là biến đổi thành than đá
(anthracit).

Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong
các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ

Thành phần chính là cacbon, cùng với sự đa dạng về số lượng của các nguyên tố, chủ yếu là hydro, lưu
huỳnh, oxy, và nitơ

Phân loại theo hàm lượng Cacbon và giá trị nhiệt mang lại:
Than nâu: Chứa khoảng 25-35% hàm lượng Cacbon, than nâu có giá trị tỏa nhiệt thấp hơn so với các loại
than khác. Người ta hay gọi than nâu với tên gọi khác là than non. Thông thường, than nâu có hình dạng
vụn với độ ẩm cao.

Than á bitum: Với hàm lượng chứa khoảng 35-45% Cacbon trong thành phần, than á Bitum có nhiệt
lượng cao hơn than nâu.

Than bitum: Trong than bitum có chứa khoảng 45 – 86% Cacbon. Nó còn gọi với tên gọi khác là than mỡ.
Đây là một trong những nguyên liệu trong ngành công nghiệp luyện gang thép.

Than antraxit: Đây là than đá với nhiệt lượng cao, hàm lượng Cacbon lên đến 86 – 97%. Than đá từ lâu
đã được biết đến là nguồn nhiên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp kim loại.

You might also like