Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Diễn biến doanh nghiệp trong dịch bệnh Covid

Đây là mối lo của các doanh nghiệp khi khả năng dịch bệnh tác động lớn,
trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như doanh thu
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, ăn uống, nghỉ dưỡng. Cụ thể,
doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng năm nay ước tính đạt 280,9 nghìn
tỷ đồng, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành 7
tháng ước tính đạt 11,1 nghìn tỷ đồng, giảm sâu tới 55,4% so với cùng kỳ
năm trước, theo số liệu cuối năm 2020 từ Tổng cục Thống kê, năm 2020 có
tổng cộng 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn,
ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng
13,9% so với năm trước. Đại dịch COVID-19 đã và đang để lại những hậu
quả nặng nề trong tất cả các lĩnh vực nói chung và cho doanh nghiệp tại Việt
Nam nói riêng. Không chỉ các doanh nghiệp trên, việc đại dịch COVID-19
diễn biến phức tạp trong cộng đồng nếu diễn biến nhanh cũng ảnh hưởng đến
hoạt động của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác như: nông sản, may
mặc, giáo dục,…
Tiêu biểu, hiện nay, đối với một số doanh nghiệp, khi giãn cách xã hội và hạn
chế giao tiếp đã tác động đến doanh số của doanh nghiệp khi không thể trực
tiếp làm việc cùng với các đối tác; điều này thôi thúc các doanh nghiệp này
tìm ra các giải pháp để đưa các mặt hàng đến với khách hàng với cách tiếp
cận hiệu quả mà không cần đến trực tiếp các gian hàng. Cụ thể, phương pháp
bán hàng online đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đây cũng là phương
pháp bán hàng đang được khuyến khích trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng.
Đồng thời đó, một số doanh nghiệp nhà nước đã chủ động không ngừng đổi
mới chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng. Tiêu biểu ở khu vực này,
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), từ ngày
16/7/2020 đã chính thức ra mắt dịch vụ Ngân hàng số hoàn toàn mới (VCB
Digibank) trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế
cho các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây của ngân
hàng.
Với dịch vụ này sẽ cung cấp các trải nghiệm liền mạch, thống nhất cho khách
hàng trên các phương tiện điện tử như máy tính và thiết bị di động, giúp
khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch tài chính, thanh toán và mua sắm. Cụ
thể, khách hàng sẽ được trải nghiệm mọi tiện ích tài chính hiện đại và nhanh
chóng bao gồm: chuyển tiền nhanh 24/7, đặt lịch chuyển tiền, gửi tiết kiệm
online, thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, y tế, giáo dục, bảo hiểm,
thanh toán dịch vụ hành chính công, nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay,
khách sạn, mua sắm trực tuyến,… Điều này, đã góp phần hạn chế đi lại của
người dân trong bối cảnh giãn cách, hạn chế tiếp xúc nơi đông người.
Trước đó, kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, tại thời điểm từ
10/4/2020-20/4/2020 bằng hình thức trực tuyến đối với 126.565 doanh
nghiệp tham gia trả lời; tại thời điểm điều tra, có tới 85,7% số doanh nghiệp
trên phạm vi cả nước bị tác động bởi dịch COVID-19. Số doanh nghiệp bị
ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cho rằng thị trường tiêu thụ bị giảm mạnh
chiếm 57,7%. Có 22,1% doanh nghiệp bị thiếu hụt nguyên liệu đầu vào. Có
tới 45,5% số doanh nghiệp khảo sát đang bị thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất
kinh doanh. Chi trả công lao động được đánh giá là gánh nặng lớn nhất đối
với doanh nghiệp thời điểm đó.
Để ứng phó với dịch COVID-19, 66,8% số doanh nghiệp phải áp dụng các
giải pháp liên quan đến lao động; 44,7% doanh nghiệp áp dụng giải pháp
nâng cao trình độ chuyên môn/tay nghề cho người lao động; 5,4% doanh
nghiệp chuyển đổi sản phẩm chủ lực; 7,7% doanh nghiệp tìm thị trường mới
cho nguyên liệu đầu vào; 17% doanh nghiệp tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm
đầu ra ngoài thị trường truyền thống
Bản tiếng anh
1)The situation of businesses during the period of covid
This was a concern of businesses when the possibility of the epidemic has a
huge impact, directly on production and business activities as well as
revenue.
Data from the General Statistics Office show that the COVID-19 pandemic
had dramatically affected enterprises’ production and business activities,
especially those in the fields of tourism, service, catering, and resorts.
Specifically, the revenue from accommodation and catering services in the
first seven months of this year was estimated at 280.9 trillion VND, down
16.6% over the same period last year. Tourism revenue in 7 months was
estimated at 11.1 trillion VND, down 55.4% over the same period the
previous year, according to the data at the end of 2020 from the General
Statistics Office, 2020 there were a total of 101,7 thousand enterprises
suspended business for a definite time, stopped operating pending dissolution
procedures and completed dissolution procedures, an increase of 13.9% over
the previous year. The COVID-19 pandemic had been leaving massive
consequences in all fields in general and for businesses in Vietnam in
particular. Not only the above businesses, the complicated development of
the COVID-19 pandemic in the community, if it develops quickly, also
affects the activities of businesses in other fields such as agricultural
products, apparel, education, etc. …
Typically, at present, for some businesses social distancing and
communication restrictions had affected the business's sales when it was not
possible to work directly with partners; This prompts these businesses to find
solutions to bring products to customers with an effective approach without
going directly to the stores. Specifically, the online sales method was being
applied by many businesses. This was also a sales method that was being
encouraged in the context of the widespread epidemic.
At the same time, some state-owned enterprises had actively and
continuously innovated service quality to attract customers. Typically, in this
area, the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam
(Vietcombank), on July 16, 2020, officially launched a completely new
Digital Banking service (VCB Digibank) based on merging platforms online
transactions and replacing the bank’s previous Internet Banking and Mobile
Banking services.
This service would provide a seamless, unified experience for customers on
electronic means such as computers and mobile devices, making it easy for
customers to make financial transactions, payments and shopping.
Specifically, customers would experience all modern and fast financial
facilities including 24/7 fast money transfer, money transfer booking, online
savings, electricity, water, telecommunications bill payment, etc. health care,
education, insurance, payment for public administrative services, phone
recharge, flight booking, hotel booking, online shopping, etc. This had
contributed to restricting people's travel in the city. In the context of distance,
limit contact in crowded places.
Previously, the survey results of the General Statistics Office showed that,
from April 10, 2020, to April 20, 2020, by online form for 126,565
enterprises participating in the answer; At the time of the survey, up to 85.7%
of businesses nationwide were affected by the COVID-19 epidemic. The
number of companies affected by the COVID-19 epidemic that said the
consumption market was sharply reduced accounted for 57.7%. There 22.1%
of enterprises with a shortage of input materials. Up to 45.5% of surveyed
enterprises were experiencing a shortage of capital for production and
business. Labor payment was considered to be the most significant burden for
businesses then.
In response to the COVID-19 epidemic, 66.8% of businesses had to apply
labor-related solutions; 44.7% of enterprises apply solutions to improve
professional qualifications/skills for employees; 5.4% of enterprises
converted key products; 7.7% of enterprises find new markets for input
materials; 17% of businesses find markets to consume output products
outside the traditional market
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Về các chính sách và hoạt động của ngành Ngân hàng trong việc hỗ trợ, chia sẻ
khó khăn với doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19
Thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ về hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch
COVID-19, từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều cơ
chế chính sách về tiền tệ tín dụng và ngân hàng để hỗ trợ cho doanh nghiệp duy trì,
ổn định và phục hồi tăng trưởng, vượt qua khó khăn. NHNN ban hành Thông tư
01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN, Thông tư 14/2021/TT-NHNN
về việc cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ
trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Đến cuối tháng 6/2022,
tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11.42 triệu tỷ đồng, tăng 9,35% (cùng kỳ năm
2021 tăng 6,47%). Cơ cấu tín dụng tập trung theo đúng định hướng điều hành của
NHNN.
1) Cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn phí, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ
Trong đó, các TCTD đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ
nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 đã
được ban hành từ rất sớm thể hiện được sự thấu hiểu của ngân hàng Nhà nước
trước những khó khăn mà doanh nghiệp đang và sẽ gặp phải trước những ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19. Cụ thể: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm
nợ: Lũy kế giá trị nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là
722.334 tỷ đồng với 1.090.725 khách hàng, dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ
nguyên nhóm nợ còn 178.411 tỷ đồng; Miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ:
Lũy kế giá trị nợ được miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ là 92.425 tỷ đồng với
561.989 khách hàng, dư nợ được miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ còn 16.725
tỷ đồng. Ngoài việc cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ, các TCTD đã nhiều lần chủ
động chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp bằng việc miễn giảm phí,
lãi. Đặc biệt thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ, chỉ
đạo của Ngân hàng Nhà nước và kêu gọi của HHNH, các TCTD tùy theo khả năng
tài chính của mình đã tiếp tục giảm lãi suất cho vay tối đa đến 1%/năm các khoản
dư nợ hiện hữu với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng là 21.244 tỷ đồng. Việc
hoãn trả nợ thực sự là hành động cứu cánh kịp thời trong bối cảnh các doanh
nghiệp đang bị sụt giảm doanh thu nghiêm trọng do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt
gãy, cầu thị trường giảm sút và chi phí trong tuân thủ quy định về phòng và chống
dịch bệnh gia tăng. Bên cạnh đó quyết định miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên
nhóm nợ là sự san sẻ gánh nặng cần thiết bởi trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm do
dịch bệnh gây ra nếu không có những sự hỗ trợ cần thiết thì vô hình chung khiến
các doanh nghiệp đánh mất đi cơ hội có thể tồn tại vượt qua khủng hoảng và phục
hồi trong tương lai.
2) Chính sách hỗ trợ tín dụng
Ngành Ngân hàng tích cực thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng
theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cho vay trả lương
ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày
01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử
dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19: Đến ngày 31/3/2022 (ngày
kết thúc chương trình), NHNN đã tái cấp vốn cho NHCSXH để giải ngân trên 63
tỉnh, thành phố với doanh số giải ngân hơn 4.730 tỷ đồng cho gần 1,4 nghìn đơn vị
sử dụng lao động (với hơn 3.561 lượt giải ngân) để trả lương ngừng việc và trả
lương phục hồi sản xuất cho hơn 1,2 triệu lượt người lao động. Đến 30/06/2022, dư
nợ của Chương trình tại NHCSXH còn 4.494 tỷ đồng với 1.406 khách hàng còn dư
nợ.
Về tái cấp vốn cho TCTD sau khi TCTD cho vay đối với Tổng công ty Hàng
không dân dụng Việt Nam (VNA). Đến ngày 31/12/2021, NHNN đã hoàn thành
xong việc tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng cho các ngân hàng (SeAbank tối đa 2.000 tỷ
đồng, MSB tối đa 1.000 tỷ đồng, SHB tối đa 1.000 tỷ đồng) đã cho vay VNA theo
Nghị quyết 194 của Chính phủ.
Về chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh: Ngày
20/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ
ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh
doanh và NHNN ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn NHTM thực
hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.
Với quy mô dư nợ nền kinh tế đến thời điểm cuối tháng 6/2022 ở mức trên 11,42
triệu tỷ đồng, số đối tượng được hưởng gói hỗ trợ lãi suất chiếm xấp xỉ 30% dư nợ,
với khoảng hơn 30.000 khách hàng tiếp cận gói tín dụng này. Đến ngày 19/8/2022,
doanh số cho vay của gói này đạt gần 4.100 tỷ đồng với gần 550 khách hàng vay,
tương đương 0,5% tổng dư nợ dự kiến cho vay năm nay. Số tiền lãi đã hỗ trợ cho
khách hàng đạt khoảng 1,02 tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt 3.966 tỷ
đồng.Sự vào cuộc của ngành Ngân hàng thông qua hàng loạt các giải pháp hỗ trợ
linh hoạt đã và đang tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp ổn định cuộc sống,
khôi phục sản xuất kinh doanh
3) Đánh giá
a) Hiệu quả
Đánh giá về khó khăn, thách thức của các NHTM, việc yêu cầu các NHTM tiết
giảm chi phí, cắt giảm một phần lợi nhuận để san sẻ cho những doanh nghiệp khác
trong nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn là cần thiết và đúng đắn, vì
nếu doanh nghiệp phá sản thì bản thân ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn, nợ xấu
tăng, dẫn đến lợi nhuận sụt giảm.
Sau giai đoạn bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, từ đầu năm 2022 đến nay nhu
cầu vốn phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng cao. Tính đến
30/6/2022, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt 9,35%, mức tăng gấp đôi so
với cùng kỳ năm 2021. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước
về có các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19,
các NHTM đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực và ủng hộ việc thực hiện các chính sách
hỗ trợ
NHNN đã điều hành tín dụng theo phương châm mở rộng kết hợp với an
toàn, hiệu quả, phù hợp chủ trương từng bước giảm tỷ lệ vốn đầu tư tín dụng
ngân hàng, đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Các giải pháp, chính sách tín dụng của NHNN đi đúng hướng, bảo đảm an
toàn, cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế, phù hợp mục tiêu kiểm soát lạm
phát. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung chủ yếu các
lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Kiểm soát cung tiền ở mức hợp lý, mà nhất là tăng trưởng tín dụng nhằm
kiềm chế lạm phát,hỗ trợ tăng trưởng kinh tế:
Chính sách tín dụng điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế làm góp phần
kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. NHNN có những điều chỉnh
rất linh hoạt lãi suất trong điều hành CSTT khi xuất hiện một vài diễn biến
mới của tình hình, lãi suất bám sát diễn biến chỉ số giá, hỗ trợ thêm doanh
nghiệp trong điều kiện kinh tế khi còn nhiều khó khăn và củng cố niềm tin
của xã hội, mặt bằng lãi suất huy động , cho vay đã giảm mạnh.
b) Hạn chế
Hoạt động cho vay của NHTM với doanh nghiệp dự báo nhiều rủi ro hơn giai
đoạn trước dịch COVID-19
Ngành Ngân hàng sẽ đối mặt với nhiều thách thức, kinh tế thế giới tăng
trưởng chậm lại, một số nước nguy cơ suy thoái, tác động tiêu cực đến triển
vọng xuất khẩu, trong khi đó giải ngân vốn đầu tư chậm so với yêu cầu phục
hồi nền kinh tế, lạm phát, giá cả có xu hướng tăng nhanh và tác động lên đời
sống người dân, làm chậm lại quá trình phục hồi và tăng trưởng tiêu dùng,
đầu tư. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng sẽ có xu hướng tăng cao do tình
hình dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán toàn bộ
hoặc một phần dư nợ tại ngân hàng. Theo các Thông tư hướng dẫn về cơ cấu
nợ, các khoản nợ này chưa bị chuyển nhóm và các NHTM được hỗ trợ việc
trích lập dự phòng rủi ro trải đều qua 3 năm. Khi các NHTM trích lập đầy đủ,
lợi nhuận của hệ thống ngân hàng sẽ giảm mạnh. Ngoài ra, dịch bệnh vẫn
đang diễn biến khó lường, và quay trở lại bất cứ lúc nào, vì vậy, hoạt động
cho vay của NHTM với doanh nghiệp dự báo sẽ rủi ro hơn nhiều so với giai
đoạn trước dịch.
Công tác xử lý nợ xấu của các NHTM gặp nhiều khó khăn: Mặc dù Nghị
quyết số 42 đã tạo hành lang pháp lý xử lý đồng bộ, thống nhất, kiểm soát
chặt chẽ các khoản nợ xấu và xử lý TSBĐ tiền vay của TCTD
Các NHTM gặp vướng mắc trong triển khai hỗ trợ lãi suất theo Nghị định
31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN: NHTM có tâm lý e ngại
triển khai thực hiện do nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất (gồm chương trình
hỗ trợ lãi suất năm 2009 và một số chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách
Nhà nước) vẫn chưa được quyết toán số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng
trong khi các Ngân hàng phải ứng trước nguồn vốn của mình để triển khai
chương trình; việc xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất gặp khó khăn do
chưa có hướng dẫn cụ thể…
Tỷ lệ doanh nghiệp, người lao động tiếp cận được với một số chính sách hỗ
trợ về thuế, tín dụng, cho vay ưu đãi còn thấp do thủ tục còn phức tạp, một số
điều kiện chưa phù hợp.
KIẾN NGHỊ
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong
bối cảnh hiện nay, nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị như sau:
(1) Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thông qua công cụ thuế cần tiếp tục
được thực hiện theo hướng tập trung hơn, đúng đối tượng và thực chất hơn,
theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Cần có chọn lọc, phân loại ngành
nghề để hỗ trợ trên cơ sở đánh giá tác động của dịch COVID-19.
(2) Về phía các địa phương, cần tăng cường đối thoại với doanh nghiệp nhằm
tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, trên cơ sở đó có giải pháp tiếp sức
doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Một vấn đề quan trọng khác là
phối hợp với các doanh nghiệp thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản
xuất, kinh doanh an toàn, phù hợp với tình hình dịch bệnh ở địa phương và
điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
(3) Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp đòi hỏi các chính sách đưa ra phải
liên tục linh hoạt, thay đổi phù hợp bối cảnh.

Bản tiếng anh:


Monetary policy
About the policies and activities of the banking industry in supporting and sharing
difficulties with businesses in the context of the COVID-19 epidemic :
To realize the monetary policy goal of supporting and promoting economic
growth, especially in the period when the economy was seriously affected by the
COVID-19 pandemic, from the beginning of 2020 until now, the State Bank of
Vietnam has issued many mechanisms and policies on monetary, credit and
banking to support businesses to maintain, stabilize and recover growth to weather
the storm. The State Bank of Vietnam promulgates Circular 01/2020/TT-NHNN,
Circular 03/2021/TT-NHNN, and Circular 14/2021/TT-NHNN on structuring debt
repayment terms, exemption, and reduction of interest and fees, maintaining the
debt group to support customers affected by the COVID-19 epidemic. By the end
of June 2022, the whole economy's credit reached over VND 11.42 million billion,
up 9.35% (in the same period in 2021, it increased by 6.47%). The operating
orientation of the State bank concentrates on the credit structure.
1) Debt payment term structure, free of charge, interest and fee reduction,
keeping the same debt group
 In particular, credit institutions that have restructured the repayment term,
exempted and reduced interest, and kept the same debt group to support
customers affected by the Covid-19 epidemic have been issued, showing the
State Bank's understanding of the difficulties that businesses were and would
face before the effects of the Covid-19 pandemic.
 Specifically: Restructuring the debt repayment term, keeping the debt group
unchanged: Accumulating the value of the debt that had been restructured the
repayment term, keeping the debt group intact was VND 722,334 billion with
1,090,725 customers, the outstanding balance was restructured debt repayment
period, keeping the debt group unchanged at 178,411 billion dongs; Exemption,
reduction of interest and fees, keeping the same debt group: The accumulated
value of debt exempted, reduced interest, held the same debt group was 92,425
billion VND with 561,989 customers, outstanding debt was exempted, reduced
interest, kept the same debt group to 16,725 billion dongs. In addition to debt
restructuring and keeping the debt group unchanged, credit institutions had
repeatedly actively shared difficulties with people and businesses by exempting
and reducing fees and interests. Especially implementing Resolution 63/NQ-CP
dated June 29, 2021, of the Government, the direction of the State Bank, and
the call of the Vietnam Banks Association, credit institutions, depending on
their financial capacity, continued to reduce interest rates. leading up to 1
%/year of existing outstanding loans with a total interest reduction for
customers of VND 21,244 billion. Deferring repayment was a timely rescue
action in the context of businesses experiencing severe revenue declines due to
broken global supply chains, reduced market demand, and regulatory
compliance costs on disease prevention and control. Besides, the decision to
waive, reduce interest and fees and keep the debt group unchanged was a
necessary burden-sharing because, in the context of the gloomy economy
caused by the epidemic, without the essential support, it would make the
businesses lose the opportunity to survive the crisis and recover in the future
2) Credit support policy
The banking sector actively implements credit support policies for entities under
the direction of the National Assembly, the Government, and the Prime Minister.
Loans to pay wages to stop working and pay wages to restore production according
to Resolution 68/NQ-CP dated July 1, 2021, of the Government on some policies
to support employees and employers facing difficulties due to the COVID-19
pandemic: By March 31, 2022 (the end of the program), the State Bank had
refinanced the Bank for Social Policies to disburse in 63 provinces and cities with
disbursed revenue of more than 4,730 billion VND for nearly 1.4 thousand
employers (with more than 3,561 disbursements) to pay wages to stop working and
pay wages to restore production for more than 1.2 million employees. As of June
30, 2022, the program's outstanding loans at the Bank for Social Policies remained
at VND 4,494 billion with 1,406 outstanding balance customers.
(I) Regarding refinancing credit institutions after the credit institutions lend to the
Vietnam Civil Aviation Corporation (VNA). As of December 31, 2021, the State
Bank had completed the refinancing of VND 4,000 billion to banks (SeAbank
maximum VND 2,000 billion, MSB maximum VND 1,000 billion, SHB maximum
VND 1,000 billion) lending to VNA according to Resolution 194 of the
Government.
(II) Regarding Interest Rate Policy the 2% interest rate support policy for
businesses and business households: On May 20, 2022, the Government issued
Decree 31/2022/ND-CP on interest rate support from the state budget for loans
from enterprises, cooperatives, business households, and the State Bank of
Vietnam promulgating Circular 03/2022/TT-NHNN guiding commercial banks to
provide interest rate support under Decree No. 31/2022/ND-CP.
With the scale of outstanding loans of the economy as of the end of June 2022 at
over VND 11.42 million billion, the number of beneficiaries of the interest rate
support package accounted for approximately 30% of outstanding loans, with more
than 30,000 customers access to this credit package. By August 19, 2022, the loan
sales of this package reached nearly VND 4,100 billion with nearly 550 borrowers,
equivalent to 0.5% of the total loan balance expected for this year. The amount of
interest supported for customers was about 1.02 billion VND, and the loan balance
supported by interest rates was 3,966 billion VND. The participation of the
banking industry through a series of flexible support solutions had been and was
creating conditions for people and businesses to stabilize their lives and restore
production and business
4) Assessing the extent of government monetary policies to business
a) Efficiency
Assessing the difficulties and challenges of commercial banks, requesting
commercial banks to reduce costs and cut a part of profits to share with other
businesses in the economy in the context of the pandemic. The complex disease
was necessary and suitable because if the company was bankrupt, the bank would
face difficulties, and bad debts would increase, leading to a decrease in profits.
After the period of being affected by the COVID-19 epidemic, from the
beginning of 2022 until now, the need for capital to recover production and
business of enterprises had increased. As of June 30, 2022, the credit growth
of the whole system had reached 9.35%, a double increase compared to the
same period in 2021. Following the direction of the Government and the
State Bank of Vietnam on having solutions continue to support businesses to
recover after the COVID-19 pandemic, commercial banks had fully prepared
resources and were supportive of the implementation of support policies.
The State Bank of Vietnam has operated credit under the motto of expansion
combined with safety and efficiency, in line with the policy of gradually
reducing the ratio of investment capital to bank credit, renovating the model,
and improving the quality of economic growth.
The SBV's credit policies and solutions are on the right track, ensuring safety,
fully providing economic capital, and in line with the target of controlling
inflation. Credit structure shifted positively, focusing mainly on production,
business, and priority fields.
Control money supply at a reasonable level, especially credit growth to
control inflation and support economic growth:
Credit policy is adjusted in line with economic developments, contributing to
curbing inflation and supporting economic growth. The State Bank of
Vietnam has very flexible adjustments to interest rates in monetary policy
management when there are some new developments in the situation, interest
rates closely follow the price index movements, further supporting businesses
in economic conditions when there are still many difficulties. difficulties and
strengthening society’s confidence, the interest rates for deposits and loans
have dropped sharply.
c) Restrictions
Commercial banks' lending to businesses was expected to be riskier than
before the COVID-19 pandemic
The banking industry would face many challenges, the world economy would
slow down, some countries are at risk of recession, negatively affecting
export prospects, and the disbursement of investment capital would be slower
than required. Demand for economic recovery, inflation, and prices tend to
increase rapidly and affect people's lives, slowing down the recovery process
and growth of consumption and investment. Bad debts in the banking system
would tend to increase because the epidemic situation makes many
businesses unable to pay all or part of their outstanding loans at banks.
According to the Circulars guiding the debt structure, these debts have not
been grouped and commercial banks were supported to make provision for
risks spread over 3 years. When commercial banks were fully set aside,
profits of the banking system would decrease sharply. In addition, the
epidemic was still unpredictable. It would return at any time, so the lending
activities of commercial banks to businesses were forecasted to be much
riskier than in the pre-epidemic period.
The handling of bad debts of commercial banks faces many difficulties:
Although Resolution No. 42 has created a legal framework for synchronous
and unified handling, strict control of bad debts and handling of collateral
assets of credit institutions
Commercial banks have difficulties implementing interest rate support
according to Decree 31/2022/ND-CP and Circular 03/2022/TT-NHNN:
Commercial banks were afraid to implement due to many interests support
programs. The interest rate support program (including the 2009 interest rate
support program and some interest rate support programs from the State
budget) has not yet been settled for customers' interest rate support amount
while banks must advance capital to implement the program, identifying
beneficiaries of interest rate support was difficult because there are no
specific instructions…
Due to complicated procedures and unsuitable conditions, the percentage of
businesses and employees who have access to supportive policies on tax,
credit, and preferential loans still needs to be higher.
RECOMMENDATIONS
To further improve the effectiveness of business support solutions in the
current context, the research team makes some recommendations as follows:
(1) Policies to support businesses through tax tools should continue to be
implemented in a more focused, targeted, and substantive manner, closely
following the needs of enterprises. It is necessary to select and classify
industries to support based on assessing the impact of the COVID-19
epidemic.
(2) On the part of localities, it is necessary to strengthen dialogue with
enterprises to promptly remove difficulties and obstacles and have solutions
to support enterprises to boost production and business. Another important
issue is to coordinate with enterprises to agree on plans and conditions for
safe production and business, suitable to the local epidemic situation and
actual conditions of enterprises.
(3) The epidemic is still complicated, requiring policies to be constantly
flexible and change following the context.

You might also like