Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ XÃ HỘI HỌC

1.1. Xã hội học là gì?


Xã hội học là môn khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội nhằm mục đích tìm ra những
logic, những cơ chế thường tàng ẩn trong sự vận động của các mối quan hệ xã hội. Xã hội học
chú ý chủ yếu đến những ứng xử tập thể hay cộng đồng, đến cấu trúc xã hội và sự chuyển biến
xã hội.

1.2. Đối tượng của xã hội học


- Cái mang tính xã hội.
- Xã hội học vi mô quan tâm tới các mối quan hệ liên cá nhân: quan tâm tới con người khi họ
quan hệ qua lại với nhau theo những khuôn mẫu và lặp đi lặp lại trong đời sống hằng ngày.
- Xã hội học vĩ mô tập trung vào những xã hội tổng thể: những cơ cấu và quá trình ở quy mô lớn
mà không cần quan tâm đến những quan hệ của những người liên quan. Xã hội học nhấn mạnh
đến mô hình quan hệ bên trong và giữa các cơ cấu có quy mô lớn.

1.3. Nhãn quan xã hội học


- Không giải thích hiện tượng xã hội bằng “suy nghĩ thường tình” (sinh học, tâm lý học, đạo đức,
thuyết cá nhân, thuyết tự nhiên,…)
- Tìm hiểu hiện tượng xã hội phải đặt trong bối cảnh (chú ý bối cảnh toàn cầu hóa), có cái nhìn
hệ thống (đặt trọng tâm vào khía cạnh xã hội của các mối quan hệ)
- Nghiên cứu những điều kiện xã hội, lực xã hội tác động thế nào lên ứng xử, lên các mối quan
hệ giữa con người.
- Có cái nhìn so sánh, đối chiếu.

1.4. Mối quan hệ của xã hội học với các ngành khoa học khác
Xã hội học và Nhân loại học
Xã hội học và Tâm lý học
Xã hội học và Kinh tế học
Xã hội học và Khoa học chính trị

1.5. Chức năng của xã hội học


Chức năng nhận thức
Chức năng thực tiễn
Chức năng tư tưởng: mang tính xuyên suốt và chủ đạo
Chức năng dự báo

1.6. Khái quát lịch sử hình thành xã hội học [1:12-]


1.6.1 Cuộc cách mạng công nghiệp
1.6.2 Cuộc cách mạng chính trị
1.6.3 Cuộc cách mạng của khoa học tự nhiên
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ QUAN NIỆM/MÔ HÌNH LÍ THUYẾT TRONG XÃ
HỘI
2.1. Các cấp độ phân tích
2.2. Các lí thuyết xã hội học
Lí thuyết cấu trúc – Lí thuyết xung đột xã Lí thuyết tương tác
chức năng hội biểu tượng

Cấp độ Trung mô – Vĩ mô Vĩ mô Vi mô
nghiên
cứu
Quan Xã hội là một hệ Xã hội là một hệ thống Xã hội là sản phẩm của
niệm về thống các bộ phận có có những bất bình đẳng; quá trình tương tác xã
xã hội tương quan; mỗi bộ có một bộ phận hưởng hội giữa cá nhân trong
phận có những hệ quả lợi hơn bộ phận khác; bối cảnh cụ thể, dựa
chức năng đối với sự sự bất bình đẳng sẽ đưa trên truyền thống và
vận hành của xã hội tới mâu thuẫn/xung đột, biểu tượng.
như một toàn thể. đưa tới biến chuyển xã Nhận thức của cá nhân
Theo Robert Merton: hội. về thực tại xã hội là
- Chức năng công khai khác nhau và thay đổi.
- Chức năng tiềm ẩn
- Phản chức năng

CHƯƠNG 4: VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI


4.1. Định nghĩa về xã hội
Xã hội là:
- một tập hợp những sinh vật
- được tổ chức, có phân công lao động, tồn tại qua thời gian
- sống trên một lãnh thổ, một địa bàn
- cùng chia sẻ những mục đích chung, cùng nhau thực hiện những nhu cầu chủ yếu của đời sống.

4.2. Định nghĩa về văn hóa


Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội. (PSG Viện sĩ Trần Ngọc Thêm)

4.3. Chức năng của văn hóa [2:255-256]


- Tạo nên nhân cách con người (không cứng nhắc, phụ thuộc vào sự thích nghi)
- Duy trì hệ thống xã hội
- Tạo nên sự khác biệt giữa người với người, giữa những bản sắc
- Động viên, định hướng xã hội phát triển
- Điều chỉnh xã hội luôn đi theo hướng nhất định

4.4. Đặc điểm và các thành tố của văn hóa


Đặc điểm: [1:66-69]
Tính chất học hỏi Tính luân chuyển Tính xã hội
Tính lí tưởng Tính thích ứng Tính thống nhất

Thành tố:
4.4.1. Biểu tượng [4:83]
- Là bất cứ thứ gì mang một ý nghĩa cụ thể được thành viên của một nền văn hóa nhận biết
- Lưu ý về biểu tượng:
* Văn hóa thường được xây dựng trên các biểu tượng
* Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian
* Biểu tượng là một sản phẩm đặc biệt trong đời sống của con người
* Việc sử dụng biểu tượng có thể gặp khó khăn do có sự khác biệt về ý nghĩa của các biểu tượng
ở mỗi nền văn hóa
* Biểu tượng cũng mang tính thời đại: con người sáng tạo ra biểu tượng trong thời đại của mình

4.4.2. Ngôn ngữ


- Là hệ thống các kí hiệu có nghĩa chuẩn giúp cho thành viên trong xã hội truyền đạt với nhau
- Ngôn ngữ là một loại biểu tượng đặc biệt. Ngôn ngữ là một hệ thống các biểu tượng mà ý nghĩa
đã được chuẩn hóa, nhờ đó mà mọi người trong một xã hội có thể truyền thông cho nhau
- Ngôn ngữ là công cụ chủ yếu để truyền đạt văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Ngôn ngữ là đặc trưng của văn hóa nhưng đồng thời cũng tác động đến văn hóa; mặt khác, biến
chuyển của xã hội và văn hóa cũng tác động đến ngôn ngữ

4.4.3. Giá trị


- Là tiêu chuẩn qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn và
không đáng mong muốn, tốt hay xấu
- Lưu ý về giá trị:
* Giá trị tồn tại trong ý thức tập thể của một xã hội. Các giá trị sẽ chi phối các quan niệm về vũ
trụ, về nhân sinh của cá nhân
* Các giá trị không thuần nhất trong một nền văn hóa nhất định mà thay đổi tùy theo quan niệm
và thời gian
* Có giá trị mang tính phổ quát toàn cầu bên cạnh các giá trị riêng của mỗi một dân tộc, cộng
đồng

4.4.4. Chuẩn mực


- Là những quy tắc ứng xử, chúng quy định hành vi của con người là tốt hay xấu, thích hợp hay
không thích hợp
- Lưu ý về chuẩn mực:
* Mỗi nền văn hóa đều có hệ thống chuẩn mực tạo thành hệ thống kiểm soát, điều tiết hành vi,
ứng xử
* Chuẩn mực thay đổi tùy theo nền văn hóa, tùy hoàn cảnh và thời gian
* Mọi nền văn hóa đều quy định những chế tài để thưởng phạt tùy theo việc tuân thủ hay vi
phạm chuẩn mực
- Phân loại: Chuẩn mực chính thức và Chuẩn mực phi chính thức
=> CHẾ TÀI là những tưởng thưởng hay trừng phạt đối với sự hành xử có liên quan đến chuẩn
mực xã hội

4.4.5. Niềm tin


- Là những bày tỏ mà mọi người cho đó là sự thật
- Là các nguyên lí hoặc sự thuyết phục mà con người hiểu được nó đúng
- Là một điểm tựa, chỗ dựa cho những hành động mà con người làm, cũng như là hoạt động xã
hội

4.5. Đa dạng văn hóa


4.5.1. Tiểu văn hóa (Văn hóa phụ, phân lớp văn hóa)
Khi một tầng lớp dân cư/ nhóm xã hội có một nền văn hóa khác biệt nhưng không bị đồng hóa
hoàn toàn với nền văn hóa đa số, lớn hơn (tiểu văn hóa theo vùng, nghề nghiệp, tôn giáo,…)
4.5.2. Văn hóa phổ quát
Những điểm chung xuất hiện ở hầu hết khắp nơi trên thế giới

4.5.3. Chủ nghĩa đa văn hóa


Là tập hợp nhiều khái niệm, quan điểm, ý thức, đặc điểm của nhiều nền văn hóa

4.5.4. Chủ nghĩa vị chủng văn hóa


Thái độ vị chủng (thuyết lấy dân tộc mình làm trung tâm)
Là xu hướng phán đoán những nền văn hóa khác là thấp kém theo những chuẩn mực, giá trị của
nền văn hóa riêng mình

4.5.5. Chủ nghĩa sính ngoại


Là tập hợp các quan niệm, ý thức, quan điểm của những cá nhân luôn xem trọng nền văn hóa bên
ngoài, hạ thấp những giá trị văn hóa của đất nước

4.5.6. Văn hóa phản kháng


Khi một phân lớp văn hóa thách đố những giá trị và chuẩn mực của nền văn hóa thống trị và tạo
ra một lối sống đối nghịch
CHƯƠNG 5: XÃ HỘI HÓA

5.2. Định nghĩa về xã hội hóa


Neil Smelser (Mỹ): Xã hội hoá là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương
ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ
thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình.

Fichter (Mỹ): Xã hội hoá là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là
một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và sự thích nghi với những khuôn mẫu hành
động đó

G. Andreeva (Nga): Xã hội hoá là quá trình hai mặt


-Cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội
-Cá nhân tài sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc
họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội

5.3. Vai trò của xã hội hóa [5:116-120]


- Định hình nhân cách của con người, giúp cá nhân hội nhập vào xã hội
- Luân chuyển nền văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác

5.5. Các môi trường xã hội hóa


5.5.1. Gia đình
- Đây là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình xã hội hóa cá nhân (nhân cách,
niềm tin, thái độ, sở thích, mục đích sống...)
- Mỗi gia đình đều có một tiểu văn hóa riêng được xây dựng trên cơ sở nền văn hóa chung. Cách
xã hội hóa tùy vào tầng lớp xã hội và mỗi nền văn hóa.
- Các cá nhân trong quá trình trưởng thành sẽ tiếp thu các giá trị, chuẩn mực của tiểu văn hóa này
thông qua các thành viên gần gũi của gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị (cung cấp tình cảm, xã
hội hoá về giới, giáo dục không chính thức và không chủ đích)

5.5.2. Nhà trường


- Là nơi cá nhân tiếp nhận những kiến thức đầu tiên về từ nhiên và xã hội; lĩnh hội các kỹ năng,
giá trị, chuẩn mực của nền văn hóa làm nền tảng cho cuộc sống sau này.
- Hình thành các quan hệ xã hội.
- Là nơi đầu tiên cá nhân có kinh nghiệm về một tổ chức xã hội về khả năng đánh giá con người
dựa trên các tiêu chuẩn phổ quát.
- Củng cố quan niệm và giới tính và thực hiện chức năng hội nhập xã hội

5.5.3. Xã hội
CHƯƠNG 6: CẤU TRÚC XÃ HỘI

6.2. Địa vị xã hội


6.2.1. Định nghĩa địa vị xã hội
Địa vị xã hội hay vị thế xã hội thưởng được hiểu theo hai nghĩa:
(1) Một vị trí cụ thể nào đó trong cấu trúc xã hội
(2) Một địa vị xã hội bao quát hơn, là toàn bộ những đánh giá của xã hội đối với một cá nhân hay
một nhóm - đánh giá về mặt uy tín, thế lực, trọng vọng, danh giá.
* Địa vị xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ chỗ đứng của một người trong hệ thống phân tầng xã
hội, trong đó nó được xếp thứ hạng căn cứ trên các tiêu chuẩn kinh tế, chính trị, nghề nghiệp và
văn hoá của một xã hội nhất định

6.2.2. Phân loại địa vị xã hội [1:101]


- Địa vị gán: địa vị có được khi cá nhân không phải bỏ công sức hay tiền tài để đạt được mà được
thừa hưởng ngay từ khi mới chào đời
- Địa vị đạt được: địa vị mà cá nhân bằng sự nỗ lực của mình đạt được (chính thức và không
chính thức)

6.3. Vai trò xã hội


6.3.1. Định nghĩa
- Vai trò xã hội là tập hợp những ứng xử của mỗi một cá nhân mà mọi người khác chờ đợi/ mong
đợi/ kỳ vọng.
- Vai trò là cách thức xã hội quy định một cá nhân phải ứng xử như thế nào khi ở vào một vị trí
xã hội cụ thể nào đó. Mỗi một vai trò là tập hợp những khuôn mẫu hành vi nhất định (hành vi đòi
hỏi và hành vi bị cấm đoán trong một vai trò)

6.3.2. Xung đột vai trò


- Chỉ sự xung khắc giữa các vai trò tương ứng với hai vị thể trở lên.
- Xung đột vai trò xảy ra khi nhằm hoàn thành tốt một vai trò, chúng ta phải hy sinh việc hoàn
thành tốt một vai trò khác.

6.3.3. Căng thẳng vai trò


- Chỉ sự xung khắc giữa các vai trò tương ứng với một vị thế, địa vị riêng lẻ.
- Căng thẳng vai trò xuất hiện khi cá nhân
* Cảm nhận những mâu thuẫn trong vai trò hiện tại của mình.
* Không thể đáp ứng yêu cầu của một vai trò mới.

6.3.4. Thoát khỏi vai trò


- Tiến trình rời bỏ một vai trò mà là cốt lõi cho sự tự nhận dạng của ai đó, và thiết lập lại nhân
dạng trong vai trò mới
- Mô hình 4 giai đoạn (Ebaugh):
* Nghi ngờ (nản lòng, kiệt sức, không vui với thân trạng đã quen thuộc cùng những vai trò đi
liền theo dó)
* Tìm những thay thế khác
* Hành động (khởi sự)
* Tạo dựng nhân dạng mới

6.4. Nhóm xã hội


6.4.1. Định nghĩa nhóm xã hội
- Nhóm là tập hợp những con người có nhiều hành vi tương tác nhau, trên cơ sở những kỳ vọng
chung có liên quan đến lối ứng xử của những người khác.
- [1:104] Nhóm là một tập hợp người mà trong đó có các cá nhân quan hệ qua lại với nhau theo
một cấu trúc và cơ chế nào đó.
- Khái niệm nhóm khác biệt với đám đông và công chúng.

6.4.2. Các thành tố của nhóm xã hội


- Mỗi nhóm đều có cơ cấu xã hội của nó, bao gồm một số vị trí địa vị và vai trò xã hội nhằm thực
hiện những mục tiêu cụ thể.
- Mỗi nhóm đều quy định tư cách thành viên, giá trị chuẩn mực và chế tài.

6.4.3. Phân loại nhóm xã hội


6.4.3.1. Nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp [1:107-108]
C.H.Cooley người đầu tiên đưa ra khái niệm nhóm sơ cấp
Nhóm sơ cấp Nhóm thứ cấp
(gia đình, nhóm bạn thân) (nhóm đồng nghiệp, lớp học,…)
Tương đối nhỏ Số lượng người lớn
Quan hệ trực diện, mặt đối mặt Quan hệ không trực tiếp (dựa trên các
quan hệ vai trò, địa vị, thông qua chuẩn
mực ứng xử/quy tắc tổ chức)
Có tình cảm Đoàn kết không mang tính tình cảm
Ảnh hưởng lớn đến nhân cách và quan
điểm sống của các thành viên
Đặc trưng chủ yếu
Quan hệ mang tính cá nhân Tác động hỗ tương không mang tính cá
nhân, vô nhân xưng, dựa trên những quan
hệ địa vị
Có sự nhất trí cao Có sự nhất trí thấp
Hành động tự phát, không kiềm chế Sự biểu hiện bị hạn chế
Chế tài không chính thức Chế tài chính thức
Mục tiêu không rõ ràng Mục tiêu rõ ràng
Theo phương pháp loại Sơ cấp Thứ cấp
hình lí tưởng của M.Weber
Tính chất các mối quan Định hướng cá nhân Định hướng mục tiêu
hệ
Thời gian Thường dài han Thay đổi, ngắn hạn

Quy mô của mối quan hệ Rộng, bao gồm nhiều Hạn chế, chỉ liên quan
hoạt động đến một số hoạt động
Nhận thức của cá nhân Xem các quan hệ tự Xem các mối quan hệ là
về các mối quan hệ thân là mục đích phương tiện để đạt được
mục đích

6.4.3.2. Nhóm tự nguyện và nhóm không tự nguyện [1:108-109]


- Nhóm tự nguyện được hình thành nhờ vào sự tham gia tự nguyện của các thành viên, hai loại:
* Nhóm tự nguyện mang tính công cụ
* Nhóm tự nguyện tình cảm
- Nhóm không tự nguyện tư cách thành viên, các qui tắc, luật lệ qui định ứng xử đều được áp đặt

6.4.3.3. Nhóm quy chiếu và nhóm thành viên [1:109-110]


- Nhóm quy chiếu bao gồm những người cung cấp cách nhìn cho các cá nhân. Hai loại:
* Nhóm qui chiếu chuẩn
* Nhóm qui chiếu so sánh
- Nhóm thành viên là nhóm có các thành viên tham gia (đặc trưng của nhóm)

6.5. Tổ chức xã hội


6.5.1. Định nghĩa về tổ chức xã hội
- Tổ chức chính thức: là những nhóm xã hội có quy mô lớn, phức tạp, có những hệ thống quy
tắc, chuẩn mực, vị trí và vai trò được xác định rõ ràng và thưởng được quy định thành văn.
- Tổ chức phi chính thức: là các nhóm thường đồng ý về các quy tắc, vị trí xã hội bất thành văn
kiểm soát quan hệ trong nhóm dựa trên các khế ước, luật tục, thỏa thuận các cá nhân.

6.5.2. Các loại tổ chức chính thức


- Tổ chức vị lợi/ duy lợi: là các tổ chức nhằm đem lại các lợi ích vật chất cho các thành viên của
mình
- Tổ chức theo tiêu chuẩn tự nguyện: là tổ chức chính thức mà các thành viên cùng đeo đuổi
những lợi ích chung và đi đến những quyết định chung một cách dân chủ.
- Tổ chức cưỡng chế cưỡng bức: là các tổ chức có mục đích trừng phạt (nhà tù, trường trại cải
tạo) hay chữa trị (bệnh viện tâm thần) cho các thành viên bằng cách cô lập một thời gian nhằm
buộc họ thay đổi thái độ và hành vi của mình

6.5.3. Bộ máy quan liêu


6.5.3.1. Định nghĩa
Tổ chức thư lại bàn giấy hay Bộ máy quan liêu là mô hình tổ chức được thiết kế một cách duy lý,
nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các nhiệm vụ phức tạp.

6.5.3.2. Các đặc điểm của hệ thống quan liêu theo quan điểm của Max Weber
- Chuyên môn hoá cao: Mỗi cá nhân làm những nhiệm vụ có tính chuyên môn cao
- Thứ bậc trên dưới của các chức vụ: Cấp trên giám sát cấp dưới
- Quy định và luật lệ: Mọi hoạt động và vận hành của tổ chức đều được quy định rõ ràng, có thể
tiên đoán được.
- Chuyên môn kỹ thuật: Tuyển chọn và giám sát nhân viên dựa trên chuyên môn kỹ thuật chứ
không dựa trên quan hệ thân thuộc, quen biết
- Quan hệ khách quan, không có tính riêng tư
- Thông tin chính thức và bằng văn bản

CHƯƠNG 7: SỰ LỆCH CHUẨN VÀ KIỂM SOÁT XÃ HỘI

7.1. Định nghĩa về lệch chuẩn xã hội


- Lệch chuẩn/ lệch lạc xã hội là những hành vi, những ứng xử vi phạm các qui tắc, chuẩn mực
của một xã hội hay của một tổ chức xã hội nhất định.
- [5:248] Sự làm sai lệch là hành vi vi phạm các chuẩn tắc hành động hay những kỳ vọng của
một nhóm hoặc của xã hội.

7.3. Hệ quả của lệch chuẩn xã hội


- Lệch chuẩn góp phần quan trọng cho hoạt động liên tục của xã hội (chức năng của lệch chuẩn)
- Củng cố khẳng định các chuẩn mực và giá trị của các nhóm Không có xã hội nào có thể tồn tại
mà không có giá trị văn hóa, vì thế sự lệch chuẩn cũng là yếu tố không thể thiếu.
- Lệch chuẩn cho mọi người thấy rõ hơn về những hành vi được chấp nhận trong xã hội. Phản
ứng với người lệch chuẩn làm sang tỏ ranh giới hành vi có thể chấp nhận đối với mọi người
trong một xã hội.
- Dấu hiệu và nguồn gốc của sự biến đổi xã hội. Lệch chuẩn đưa ra những biện pháp thay thế các
giá trị và chuẩn mực hiện có.
- Phản ứng với sự lệch lạc thúc đẩy tính thống nhất xã hội: Người ta tự nhắc mình các tiêu chuẩn
văn hóa kết hợp họ.

7.5. Kiểm soát xã hội


7.5.1. Định nghĩa về kiểm soát xã hội
- Kiểm soát xã hội là những phương thức được xã hội sử dụng để ngăn ngừa sự lệch lạc và trừng
phạt những người lệch lạc.
- Trong nghĩa rộng, kiểm soát xã hội là phương cách mà xã hội thiết lập và củng cố những chuẩn
mực chung.
- Theo Janovitz: kiểm soát xã hội là khả năng của một nhóm xã hội, hay của cả xã hội trong việc
điều tiết chính mình.
- [5:241] Kiểm soát xã hội là những kỹ thuật, chiến lược nhằm ngăn chặn hành vi di lệch của con
người trong bất kì xã hội nào.

7.5.2. Phân loại chế tài


7.5.2.1. Chế tài mạnh và chế tài yếu
- Chế tài mạnh thưởng phạt nặng, mạnh tay đối với sự tuân thủ, lệch lạc các chuẩn mực của
những giá trị được coi trọng
- Chế tài yếu thưởng phạt nhẹ tay đối với sự tuân thủ, lệch lạc các chuẩn mực của những giá trị
được coi như chẳng máy quan trọng

7.5.2.2. Chế tài tích cực và chế tài tiêu cực


- Chế tài tích cực, khen thưởng đối với sự tuân thủ
- Chế tài tiêu cực, sự trừng phạt đối với sự lệch lạc
- Chế tài tích cực và chế tài tiêu cực đúng mức có ý nghĩa trong việc hưởng cá nhân tới các ứng
xử phù hợp với sự mong đợi của xã hội

7.5.2.3. Chế tài chính thức và chế tài phi chính thức
- Chế tài chính thức những hình phạt và những sự ban thưởng được áp dụng riêng cho sự vi
phạm hoặc tuân thủ các luật lệ chính thức
- Chế tài phi chính thức là phản ứng xã hội mang tính tự phát đối với ứng xử của người khác
- Việc sử dụng chế tài không chính thức thường mang hiệu quả tốt hơn so với chế tài chính thức
vì chế tài không chính thức được áp dụng thường xuyên hơn, linh hoạt hơn.

CHƯƠNG 8: PHÂN TẦNG XÃ HỘI

8.1. Phân tầng xã hội


8.1.1. Định nghĩa về sự phân tầng xã hội
- Phân tầng xã hội là những phương thức mà xã hội sắp xếp các thành viên, các nhóm người
thành những tầng bậc cao thấp khác nhau và mỗi tầng bậc bao gồm những cá nhân, những nhóm
người có địa vị kinh tế, chính trị, quyền lực, uy tín,... giống nhau.
- [3:164] Xã hội được phân chia thành những tầng lớp khác nhau theo một số đặc trưng như quy
mô thu nhập, mức độ giàu có, uy thế nghề nghiệp, tuổi tác, chủng tộc... Mỗi tầng lớp đứng ở một
vị trí nhất định trong bậc thang xã hội, có những cơ may thăng tiến riêng, và có những lối sống
đặc thù
- [4:254] Là một hệ thống qua đó toàn bộ các nhóm người trong xã hội đều được phân loại theo
thứ bậc
8.1.2. Cơ sở tạo ra sự phân tầng xã hội
- Do sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của tất cả các chế độ xã hội loài người (trừ giai đoạn đầu
của xã hội công xã nguyên thủy và một số bộ lạc mông muội khác đang tồn tại rãi rác ở một số
châu lục trên thế giỏi). Sự bất bình đẳng này tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người
như: sự khác biệt về thể chất, trí tuệ (năng lực tư duy), điều kiện tồn tại, cơ may...
- Do sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sự hình thành các giai cấp và xung đột giai cấp,
đồng thời do sự phân công lao động xã hội. Do sự chuyên môn hóa các loại lao động nên dẫn đến
một số loại lao động được coi trọng.

8.1.4. Các hệ thống phân tầng xã hội [4:310] [5:282-287]


- Hệ thống đẳng cấp (Đóng/Khép kín)
- Hệ thống tầng lớp/giai cấp (Mở)

8.2. Di động xã hội


8.2.1. Định nghĩa về di động xã hội
- Di động xã hội là khái niệm chỉ sự chuyển động/ di chuyển của các cá nhân, các nhóm trong cơ
cấu xã hội và hệ thống xã hội. Nó nói đến sự thay đổi từ vị trí xã hội này sang vị trí xã hội khác
của cá nhân, nhóm trong hệ thống phân tầng xã hội.
- [1:134] Sự di chuyển của các cá nhân giữa các thang bậc trong xã hội (thường được xét chủ yếu
về thang bậc nghề nghiệp)

8.2.3. Phân loại di động xã hội


- Di động lên và di động xuống
- Di động ngang
- Di động trong thế hệ và di động liên thế hệ

Phân loại di động xã hội [1:134-135]


- Theo chiều: Dọc (lên, xuống), ngang
- Theo thế hệ: Liên thế hệ, nội thế hệ
- Mang tính chất cấu trúc

You might also like