Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI




TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


ĐỀ TÀI:
Quan niệm của Hồ Chí Minh về hình thức và bước
đi trong xây dựng CNXH ở Việt Nam và ý nghĩa lí luận,
thực tiễn hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : TH.S Trần Khánh Dư


Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 3c
Nhóm lý thuyết : Nhóm 11

Hà Nội_2023
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên Mã sinh viên Lớp Điểm

41 Vũ Thị Loan 6656356 K66 CNTPD 9.5


42 Đinh Hiền Lương 6650627 K66 CNTPD 10
43 Vũ Thị Thanh Lương 6667994 K66 CNTPD 9.5
44 Trần Thanh Mai 6655610 K66 CNTPD 10
45 Trần Thị Tuyết Mai 6655815 K66 CNTPD 9.5

NỘI DUNG CHÍNH


I. Quan niệm của Hồ Chí Minh trong xây dựng
CNXH ở Việt Nam
1. Hình thức
2. Bước đi
II. Ý nghĩa lí luận
III. Thực tiễn hiện nay
I. I. Quan niệm của Hồ Chí Minh trong xây
dựng CNXH ở Việt Nam
1. Hình thức
Để xác định bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt
Nam, Hồ Chí Minh đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương
pháp luận:
Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội cần quán triệt các
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chế
độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước
anh em, các nước tiên tiến, nhưng không được sao chép, máy
móc giáo điều.
Hai là, xác định bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa
xã hội chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân
tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
Hồ Chí Minh lưu ý:
+ Chống việc xa rời các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin
+ Quá tuyệt đối hóa cái riêng, những đặc điểm của dân tộc,
vừa chống máy móc, giáo điều khi áp dụng các nguyên lý của
chủ nghĩa Mác - Lênin mà không tính đến những điều kiện lịch
sử cụ thể của đất nước và của thời đại.
Hồ Chí Minh xác định phương châm thực hiện bước đi
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: Dần dần thận trọng từng
bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng và bước
đi phải luôn luôn căn cứ vào các điều kiện khách quan quy
định.
==>Hồ Chí Minh nhận thức về phương châm “Tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” không
có nghĩa là làm bừa, làm ẩu, “đốt cháy giai đoạn”, chủ quan,
duy ý chí mà phải làm vững chắc từng bước, phù hợp với điều
kiện thực tế.

2. Bước đi
- Trong các bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh
đặc biệt lưu ý
+ Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là “con đường
phải đi của chúng ta”, là nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
+ Công nghiệp hóa không có nghĩa là xây dựng
những nhà máy, xí nghiệp cho thật to, quy mô cho thật lớn bất
chấp những điều kiện cụ thể cho phép trong từng giai đoạn
nhất định.
=> Theo Người, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa chỉ
có thể thực hiện thắng lợi trên cơ sở xây dựng và phát triển nền
nông nghiệp toàn diện, vững chắc, một hệ thống tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp nhẹ đa dạng nhằm giải quyết vấn đề
lương thực, thực phẩm cho nhân dân, các nhu cầu tiêu dùng
thiết yếu cho xã hội.
II. Ý nghĩa lý luận
1. Lý luận
* Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải
có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát
triển hết khả năng của mình.
* Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh.
+ Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và
hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng.
* Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm
hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà
cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những
yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
=> Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và vị thế như
ngày nay.
* Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua
việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những
thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển mạnh
mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
=> Đó là quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi
mới kinh tế với đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật
thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
3. Ý nghĩa
* Nêu rõ mục tiêu, chiến lược của Cách mạng Việt Nam.
* Nhấn mạnh con đường phát triển của VN.
*Xác định phương hướng rõ rang.
* Phương châm, phương pháp đi tới CNXH có ý nghĩa
định hướng trong nhận thức của toàn Đảng.
* Về cách thức tiến hành phải tiến dần từng bước lên
CNXH, cải tạo giai cấp tư sản cũng cần có cách thức khác.
* Phải nắm vững điều kiện đặc biệt của nước ta “là một xã
hội vừa mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến, hết sức lạc
hậu.
* Chỉ ra những sai lầm khuyết điểm trong những chính
sách và những nguyên nhân cần phải khắc phục, đó là bệnh
nóng vội, chủ quan, duy ý chí, giáo điều, chưa nắm vững hoàn
cảnh, đặc điểm thực tiễn đất nước, chưa nhận thức rõ quy luật
khách quan.
* Công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH đòi hỏi phải tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và CNXH.
III. Thực tiễn ngày nay
* Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức
được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu
dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi
sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông
nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản
xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả
rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá
hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải
qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình
thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa
cái cũ và cái mới.
* Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp
bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư
tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với
chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những
thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời
kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản.
* Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có
chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển.
* Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1.2011)
trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một
lần nữa khẳng định: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của
nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển
của lịch sử"

You might also like