Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Biên soạn: Cô Nguyễn Thị Ngọc- THCS Bình Thắng

Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm làng của Kim Lân

MB

Ai quên cho được mái tranh nâu

Giếng nước bờ ao mấy nhịp cầu

Mồ mả cha ông nằm giữa đất

Lòng người lòng đất cảm thông nhau

Người dân VN từ xưa vốn sống sau lũy tre xanh, bên giếng nước gốc đa nên có lẽ tình yêu làng đã thấm sau
vào máu thịt họ. Thế nhưng đằng sau tình yêu làng tha thiết đó, có ai biết được còn một tình cảm mạnh mẽ khác đã
hợp lưu cùng dòng chảy dạt dào của tình yêu làng: tình yêu đất nước. Viết nên truyện ngắn Làng, Kim Lân đã thể hiện
dòng chảy từ tình yêu tha thiết đó qua nhân vật ông Hai, một người nông dân hiền lành, chân chất.

TB

Khái quát

- Nếu như trước Cách mạng Tháng Tám, Ngô Tất Tố mang tới một chị Dậu với sức sống mãnh liệt của người
nông dân, Nam Cao mang tới một Lão Hạc đầy lòng tự trọng và tình yêu thương con vô bờ bến,… thì sau Cách mạng
Tháng Tám, Kim Lân – nhà văn nông dân – mang tới cho bạn đọc hình ảnh người nông dân thời kì đổi mới.
- Sinh ra và lớn lên nơi làng quê Việt Nam, giữa những người nông dân chất phác, nhà văn Kim Lân đã sớm gắn
bó và am hiểu sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn, sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài này. Trong thời kì đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp, khi người dân miền Bắc được lệnh tản cư, ông lại một lần nữa khắc họa hình ảnh người nông
dân trong truyện ngắn “Làng”, không phải trong những vấn đề thường nhật, mà về tình yêu làng quê và đất nước của
những con người chân lấm tay bùn ấy. Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, đánh dấu
bước chuyển biến tích cực trong hình tượng người nông dân và nhân thức của họ, đặc biệt qua nhân vật ông Hai.
- Ông Hai, người làng Chợ Dầu phải rời làng đi tản cư đến cùng tự do theo chính sách của Cụ Hồ. Ở nơi tản cư
ông luôn nhớ làng quê, thường khoe làng mình với mọi người. Nhưng ông thật sự bị tổn thương khi nghe tin làng chợ
Dậu theo Tây. Cũng chính từ tình huống này, bao nhiêu cung bậc cảm xúc của con người nông dân giàu tình yêu làng
quê đất nước được bộc lộ khiến người đọc không khỏi xúc động.

1. Khi ở nơi tản cư


“Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà, yêu con suối nhỏ đổ ra
bờ sông,..Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên tình yêu tổ quốc” ( Ê-ren-bua). Thật vậy, nhân vật ông
Hai sống với hai tình cảm tốt đẹp và mãnh liệt- yêu làng và yêu nước tha thiết.
- Ông có thể ngồi hàng giờ để nói về chuyện làng mình, khoe về làng với một niềm tự hào, say mê và náo nức một
cách lạ thường.Ttrước Cách mạng, ông khoe làng bằng một tình cảm tự nhiên, ngộ nhận. Ông khoe cả những cái làm
ảnh hưởng và tổn hại đến công sức, tiền bạc của người dân trong làng. Đó là cái sinh phần của viên tổng đốc mọc sừng
sững ở cuối làng.Sau cách mạng, ông được giác ngộ và thật hãnh diện bởi sự đổi mới, làng ông giờ đã là một làng
kháng chiến.
- Xa đi tản cư, ông nhớ làng da diết, nhớ “những ngày làm việc cùng anh em… lại muốn về làng, lại muốn được
cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá”. Ông luôn một lòng một dạ hướng về ngôi làng Chợ Dầu thân yêu,
luôn ấp ủ ước muốn được quay trở về ngôi làng ấy. Tình yêu làng của ôn gian dị và chất phác như thế nên nỗi nhớ làng
luôn đau đáu trong lòng “ chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá’. Như cái cây bén rễ sâu vào lòng đất, bị bứng
đến trồng ở một vùng đất mới, tản cư đã đã phá vỡ môi sinh thân thuộc của ông. Lòng yêu làng xóm như cái rễ len lỏi
vào từng mạch đất cũ nay chật vất bám vào đất mới mà vẫn không nguôi ngoai mùi vị hoen nồng cố hữu:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn
Bỏ làng Chợ Dầu không có nghĩa là bỏ sau lưng tất cả.. Mỗi ngày ông dành ít thời gian nghe ngóng tin tức về cách
mạng. Ông tin vào chiến thắng của dân tộc, tin vào những cống hiến của cách mạng Niềm phấn khởi dâng lên trong
ông khi nghe tin ta thắng trong một số trận đánh “ Ruột gan ông lão cứ múa cả lên”.
2. Khi nghe tin làng theo Tây

-Vậy mà niềm vui không hề trọn vẹn, đến một lúc nào đó chính ông lại phải cay đắng nghe tin dữ:làng Chợ Dầu
theo giặc. Ông bàng hoàng, sững sờ không thể tin nổi: “ cổ ông lão nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, tưởng chừng không
Biên soạn: Cô Nguyễn Thị Ngọc- THCS Bình Thắng
thể thở được”. Ngôi làng mà ông luôn thương nhớ, giờ đây đã trở thành kẻ phản bội đồng bào. Cái tin như gáo nước
lạnh dội vào tình quê vốn nồng ấm trong ông. Tất cả như sụp đổ dưới chân. Ông đã tìm cách lảng tránh rồi “cúi gằm
mặt xuống mà đi” trong sự xấu hổ, tủi nhục, đau lòng lẫn lộn.

-Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nước mắt cứ thế trào ra. Bao nhiêu câu hỏi bủa vây làm tâm trạng ông rối
bời. trong ông diễn tra cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông không tin làng mình “ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy”
nhưng “ không có lửa làm sao có khói”. Ông đau đớn rồi rít lên trong tức giận: “ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng
gì vào mồm làm lại đi làm cái giống Việt gian bán nước ấy”. Nhưng lại cảm thấy ân hận vì lời mắng ấy vì ông tin
người làng mình “ không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà..”

-Mất đi sự quan trọng của đời người thì cũng là mất đi sự hoạt bát vui vẻ. Ông chỉ biết ru rú trong nhà nghe ngóng
tình hình trong sự nơm nớp lo sợ “ một tiếng thì thầm cũng làm ông chột dạ”..Ông thương lũ con vô tội bị người ta xa
lánh mà “ nước mắt giàn ra”. Ông hoàn toàn bế tắc “ rồi đây ai người ta chứa chấp, ai người ta buôn bán mấy”.

- Khi nghe mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi, ông chớm nghĩ quay trở về làng nhưng lập tức phản đối ngay :
“ về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Và ông thốt lên: “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Con
người yêu quê một cách máu thịt đã thốt lên đau đớn như vậy. Làng quê lúc này không chỉ là đường thôn ngõ xóm
đáng tự hào mà là lẽ sống, là chỗ đứng làm người, bỏ làng là tự cầm dao cắt đi một phần máu thịt của mình , một phần
linh hồn, dứt bỏ chỗ đứng, lối về của mình. Nhưng làng và nước đối đầu , chỉ có thể chọn một, ông đã chọn nước. Đức
tính cao đẹp của người nông dân chân lấm tay bùn sang lên ở đó. Ông đã phân biệt được đâu là tình cảm cá nhân đâu
là nghĩa vụ đối với đất nước. Tình yêu nước đã bao trùm lên tình quê. Đó chính là một biểu hiện mới mẻ trong tình
yêu làng quê đất nước của người nông dân.

- Nỗi lòng, sự đau đớn trong tâm can ấy chẳng thể giãi bày cùng ai! Và ai thấu hiếu? Ông đã tỏ lòng mình với đứa
con trai như một lời tự thuyết phục, bào chữa cho bản thân. Khi nghe lời đứa con nhỏ thơ ngây “ Ủng hộ cụ Hồ Chí
Minh muôn năm”, “nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng”. Người đàn ông dạn dày sương gió cuộc đời, trôi dạt
tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn mà bây giờ khóc cho nỗi đau đớn , tuyệt vọng khi tình yêu, niềm tin bị phản bội.

3. Khi nghe tin làng được cải chính


- Rồi cái tin đồn thất thiệt về làng ông được cải chính. Một lần nữa , tình yêu làng yêu nước của ông lại được thể
hiện một cách chân thành và cảm động. Mọi đau khổ đã tan biến “ Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng rạng rỡ hẳn lên”.
Ông hào phóng mua quà cho chia cho các con rồi lại chạy đi khoe cái tin ấy khắp nơi thậm chí khoe cả việc nhà mình
bị đốt trong niềm vui khôn tả:“ Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt nhẵn”. Điều ấy chứng minh hùng hồn nhất cho lòng
trung thành với cách mạng của ông và của làng ông. Có thể nói, với phẩm chất hiền lành, chất phác, tha thiết gắn bó
với làng quê, với Cách mạng, ông Hai là nhân vật tiêu biểu cho người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Đánh giá chung về nghệ thuật

Có lẽ sự thành công nhất của KL là nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là việc miêu tả nội tâm qua ngôn
ngữ đối thoại, độc thoại. Điều ấy chứng tỏ KL am hiểu sâu sắc về con người, cuộc sống của người nông dân ở nông
thôn Việt Nam. Trong tác phẩm, tác giả đã xây dựng những tình huống đầy kịch tính đẩy nhân vật vào trong sự bế tắc
đến tuyệt vọng, qua đó nổi bật tâm hồn và tính cách và tình yêu đối vối làng quê, đất nước. Ngôn ngữ diễn đạt mộc
mạc chân quê càng giúp người đọc hiểu và yêu mến ông Hai nhiều hơn.

KB

Quê hương là chùm khế ngọt, là niềm vui, nỗi buồn, là tuổi thơ, là ước mơ đẹp của mỗi chúng ta. Làng đã
khơi nguồn bao cảm xúc tốt đẹp ấy trong lòng mỗi chúng ta thông qua ông Hai, nhân vật tiêu biểu cho người dân cày
Việt Nam, những con người đã đổ mồ hôi làm nên những bát cơm dẻo thơm, hi sinh xương máu để “giữ mái nhà
tranh, giữ đồng lúa chín”. Đó chính là những biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu làng quê, đất nước.

You might also like