Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ………….

TRẦN THỊ A
MSHV:… Lớp…
Niên khóa:…..

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ


TỪ CÂY DỪA Ở BẾN TRE
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
Ngành:…………………………..

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……………

TRẦN THỊ A
MSHV:… Lớp…
Niên khóa:…..

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ


TỪ CÂY DỪA Ở BẾN TRE

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ


Ngành:…………………………
Mã số: 881001

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Hoạt

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 4
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Trong nước 5
2.2. Ngoài nước 10
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 13
3.1. Mục đích nghiên cứu 13
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 14
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 14
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 15
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 16
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 17
Chương 2: CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỪ CÂY DỪA Ở BẾN TRE 18
Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SẢN PHẨM 19
DU LỊCH ĐẶC THÙ TỪ CÂY DỪA Ở BẾN TRE
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
PHỤ LỤC 25

3
MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bến Tre nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, giáp biển, khí hậu nhiệt đới, có hệ thống
sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Là một tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), Bến Tre có nhiều tiềm năng về du lịch, với những cư dân bình dị, thấm đẫm
tình người đã tạo nên sự khác biệt, độc đáo về nhiều phương diện, trong đó có nhiều sản
phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử và du lịch vui chơi giải trí.
Một trong những sản phẩm đặc sắc có thể đưa vào khai thác góp phần tạo nên thương
hiệu du lịch ở Bến Tre, đó là sản phẩm du lịch từ cây dừa. Đây là một đặc sản góp phần
tạo nên tiềm năng và lợi thế cạnh tranh du lịch, góp phần định vị thương hiệu du lịch của
Bến Tre.

Bến Tre là cụm cù lao cuối cùng nhận phù sa của dòng Mekong trước khi chảy ra
biển cả. Là vùng nước lợ với bùn đất sét (màu mỡ, giàu mùn, cùng nhiều kháng khuẩn
tốt) có bờ biển dài phù hợp với nhiều loài cây ăn trái, đặc biệt là cây dừa. Điều kiện tự
nhiên đã tạo thuận lợi cho những vườn dừa Bến Tre xanh tươi và năng suất ra trái cũng
cao hơn các vùng khác. Theo tài liệu [14], [66], Bến Tre có 72.289 ha dừa, chiếm 42,5%
diện tích trồng dừa cả nước. Đây là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất so với các tỉnh ở
Việt Nam, dẫn đầu về sản lượng với hơn 600 triệu trái/1 năm chiếm 40% tổng sản lượng
dừa toàn quốc. Chất lượng dừa Bến Tre được nhiều chuyên gia đánh giá tốt hơn các vùng
đất khác: vỏ dừa dày nhiều chất hữu cơ, cơm dừa béo hơn và nước dừa ngọt hơn.

Các vườn dừa bạt ngàn ở Bến Tre không chỉ góp phần điều hòa môi sinh, xanh tươi,
dịu mát, tạo vẻ đẹp duyên dáng của xứ miệt vườn mà còn tạo ra các sản phẩm gắn liền
với đời sống của người lao động: như các món ẩm thực từ dừa; các đồ dùng sinh hoạt
được chế tác từ những bộ phận của cây dừa, các đồ chơi trẻ em đến các vật kỉ niệm xinh
xắn, tinh tế, kỉ xảo mê lòng du khách thập phương,... Đây là những sản phẩm không chỉ
đáp ứng một phần nhu cầu cuộc sống của cư dân mà còn có khả năng tạo nên sản phẩm
du lịch đặc thù trong ngành du lịch.

Theo Báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre về lượng khách du
lịch đến địa phương: Giai đoạn đến năm 2018, lượng khách tăng bình quân 13%/năm,
doanh thu tăng bình quân 23%/năm. Riêng năm 2019, lượng khách đến Bến Tre là
1.882.025 lượt, tăng 20% so cùng kì, trong đó khách quốc tế đạt 796.186 lượt, chiếm
4
42,3%. Doanh thu từ khách du lịch năm 2018 là 1.329 tỉ đồng, năm 2019 là 1.791 tỉ
đồng, tăng 34% so cùng kì. Đây là những con số ấn tượng về sự phát triển, đóng góp cho
nền kinh tế địa phương của ngành du lịch Bến Tre. Với kết quả đó, tỉnh đẩy mạnh xã hội
hóa phát triển du lịch, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng sản phẩm
du lịch đặc sắc, hấp dẫn để thu hút khách, nhất là du khách quốc tế. Để thu hút khách du
lịch, Bến Tre đang đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù là phát triển các mô hình
du lịch trên hệ thống cù lao Phụng, cù lao Lân và xây dựng sản phẩm ẩm thực mang đặc
trưng như: các sản phẩm từ trái dừa, cây dừa, nước cốt dừa, bưởi da xanh,…

Vì vậy, từ những lí do trên chúng tôi chọn nội dung: Nghiên cứu xây dựng sản
phẩm du lịch đặc thù từ cây dừa ở Bến Tre làm đề tài Đề án thạc sĩ ngành du lịch. Hy
vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm các thông tin về các sản
phẩm từ dừa, từ đó có các giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù từ dừa góp
phần xây dựng và phát triển bền vững ngành du lịch ở Bến Tre.

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Trong nước

Liên quan đến nội dung của đề tài, các công trình tiêu biểu trong nước của các tác
giả đã nghiên cứu các vấn đề, như: Du lịch bền vững; Ẩm thực và đặc trưng văn hóa qua
ẩm thực; Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch; Tiềm năng du lịch Bến Tre và các tỉnh
thuộc khu vực Nam Bộ; Quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển du lịch; Nghiên cứu về
sản phẩm du lịch.

Nghiên cứu về du lịch bền vững (Sustainable Tourism). Du lịch bền vững là du
lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự
nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng
xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào. Các bài viết về du lịch bền vững đã làm rõ các
yếu tố cấu thành du lịch bền vững, như: Thân thiện với môi trường; Gần gũi về xã hội và
văn hóa; Đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và
ổn định cho địa phương cũng như các bên liên quan. Đây là hình thức trong đó giảm
thiểu tối đa các chi phí. Đặt lợi ích của môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương lên
hàng đầu. Và có thể được thực hiện lâu dài nhưng phải đảm bảo không gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường, hệ sinh thái cũng như bản sắc văn hóa của khu vực mà ta đi qua.
Tiêu biểu có các công trình của các tác giả và các cơ quan: IUCN và Cục Môi trường
5
(1998), Bên kia chân trời xanh - Các nguyên tắc của Du lịch bền vững. Cục Môi trường
xuất bản, Hà Nội; UNWTO và UNEP (2005), Cẩm nang về phát triển Du lịch bền vững,
Hội đồng KHKT, Tổng cục Du lịch dịch và xuất bản, Hà Nội; Phạm Trung Lương
(2010), Tài nguyên và môi trường Du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục; Nguyễn Đình Hoè và
Vũ Văn Hiếu (2011), Du lịch bền vững , Nxb ĐHQG Hà Nội; Trần Ngọc Trinh (2016),
“Giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái cộng đồng vùng ven biển đảo Việt
Nam”, Kỉ yếu Hội thảo KH Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Hiến.

Nghiên cứu về ẩm thực và đặc trưng văn hóa qua ẩm thực. Trần Thị Mai Hồng
(2006), Đặc trưng văn hóa Việt qua cách định danh một số sản phẩm ẩm thực (lớp từ ngữ
chỉ bánh, mứt, xôi, chè) (Sơ bộ so sánh phương ngữ Nam Bộ với phương ngữ Bắc Bộ),
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQG Tp HCM, tác
giả đã phân tích đặc trưng văn hóa của người Việt qua một số món ăn theo vùng miền.

Nghiên cứu về ẩm thực, có tác giả Nguyễn Nhã (2009), Bản sắc ẩm thực Việt Nam,
Nxb.Thông tấn xã, Hà Nội, đã đi sâu hơn về bản sắc ẩm thực Việt Nam. Thông qua ẩm
thực, tác giả đã lí giải về những nét đặc trưng văn hóa của các vùng miền làm nên nét
văn hóa đậm đà bản sác dân tộc Việt Nam. Tác giả Ngô Đức Thịnh (2010), Khám phá ẩm
thực truyền thống Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. Nhà nghiên cứu đã thống kê
giới thiệu các đặc điểm ẩm thực truyền thống của Việt Nam trên các vùng miền. Các ẩm
thực truyền thống của dân tộc không chỉ góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc mà
còn là sản phẩm ẩm thực du lịch của du khách khắp mọi miền tổ quốc.

Nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Nguồn nhân lực đóng vai
trò then chốt trong phát triển du lịch ở các địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Để
phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, một trong những giải pháp quan trọng
được nhiều cơ sở đào tạo xác định là: Đào tạo gắn liền với thực tế, gắn với nhu cầu của
người sử dụng lao động, đề cao việc học lí thuyết đi đôi với thực hành đối với học sinh,
sinh viên ngành du lịch. Đồng thời, các đơn vị thực hiện chức năng quản lí nhà nước và
mỗi doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ du lịch thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao tay
nghề, cập nhật kiến thức mới cho người lao động, đặc biệt là nhóm lao động trực tiếp.
Bàn về vấn đề này có các công trình của các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Văn Lưu
(2014), Phát triển nguồn nhân lực - Yếu tố quyết định sự phát triển của Du lịch Việt
Nam, Nxb Văn hóa Thông tin; Phan Thị Ngàn (2017), “Nâng cao đào tạo nguồn nhân lực

6
du lịch trong thời đại 4.0” Kỉ yếu Hội thảo KH quốc tế Nâng cao đào tạo nguồn nhân lực
du lịch trong thời đại 4.0, Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu; Trần Ngọc Trinh (2017), “Thực
trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam” Kỉ yếu Hội thảo KH Khoa
du lịch. Trường ĐH Văn Hiến; Huỳnh Thanh Điền (2018), “Liên kết doanh nghiệp với
trường trong đào tạo nhân lực ngành du lịch” Kỉ yếu Hội thảo KH Trường Đại học Tin
học Ngoại ngữ 19/05/2018;.

Tác giả Lê Văn thông (2018) có bài viết trên tạp chí Công thương, Đào tạo nguồn
nhân lực ngành du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập cộng đồng kinh tế Asean. Dựa trên
nguồn số liệu thứ cấp về nhu cầu trình độ nhân lực ngành Du lịch phân theo trình độ và
phân theo vị trí việc làm, số lượng đơn vị đào tạo nguồn nhân lực của ngành Du lịch và
yêu cầu về nội dung chương trình đào tạo chung Asean, bài viết đề cập đến thực trạng
đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những yêu
cầu đặt ra đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch khi Việt Nam tham gia AEC.
Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác
đào tạo nguồn, nhân lực ngành Du lịch.

Nghiên cứu về tiềm năng du lịch Bến Tre và các tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ, có
các công trình, như: Quốc Hùng 2009: “Bến Tre được công nhận kỉ lục món ăn từ dừa”,
Báo Đồng Khởi Bến Tre; Sở KH&CN Bến Tre (2010), Tiềm năng du lịch sinh thái vườn
Bến Tre, Thông tin từ website của Sở KH&CN Bến Tre; Tác giả Đỗ Thu Nga (2015),
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Bến Tre, Luận văn Thạc sĩ, ngành
Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nội dung nghiên cứu đã có các mục bàn về: Thị trường và nhu cầu của khách; Tài
nguyên du lịch; Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch; Chính sách phát triển du lịch;
Năng lực cộng đồng; Công tác xúc tiến, quảng bá; Các sản phẩm du lịch,… và đề xuất
một số định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở tỉnh Bến Tre. Các
nội dung nghiên cứu có giá trị tham khảo đề làm rõ các nhiệm vụ của đề tài.

Hai công trình nghiên cứu có liên quan đến món ăn Nam Bộ của hai tác giả là Lê
Thị Mỹ Hạnh (2011), Văn hóa ẩm thực của người Việt miền Tây Nam Bộ, Luận văn
Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQG Tp HCM; Ngô Thị
Thúy (2010), Văn hóa ẩm thực cư dân Việt ở Đông Nam Bộ, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa

7
học, Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQG Tp HCM. Hai tác giả đã đề cập đến các món
ăn Nam Bộ qua văn hoá ẩm thực của vùng đất này.

Về quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển du lịch, có Quyết định Số: 2227/QĐ-
TTg Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ngày 18 tháng 11 năm 2016 của
Chính phủ nước CHXHCNVN. Văn bản này đã thể hiện:

Quan điểm phát triển du lịch vùng: Thực hiện theo các quan điểm chung của Chiến
lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 và bổ sung các quan điểm phát triển cụ thể đối với Vùng ĐBSCL: Phát triển du lịch
Vùng phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL; bảo đảm
thống nhất với các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực liên quan trong
khu vực quy hoạch. Phát triển các sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh góp phần
khẳng định thương hiệu du lịch của Vùng trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về
điều kiện tự nhiên và đặc trưng văn hóa của Vùng. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; huy
động hợp lí các nguồn lực để phát triển du lịch bền vững, hài hòa với các mục tiêu kinh tế
- xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch thích ứng với các
diễn biến của tình trạng biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, mực nước biển dâng và
các biến động bất thường về thủy văn sông Mê kông.

Mục tiêu phát triển: Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; khẳng
định vị trí quan trọng của Vùng đối với du lịch Việt Nam. Từng bước nâng cao vị trí, vai
trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, góp phần cải thiện, nâng cao
đời sống người dân, góp phần quảng bá hình ảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với cả
nước và quốc tế.

Các định hướng phát triển chủ yếu: Phát triển sản phẩm du lịch: Khai thác các tiềm
năng và lợi thế của Vùng để hình thành các dòng sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh
tranh cao. Ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc thù, bao gồm: du lịch trải nghiệm đời sống
sông nước, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu di sản văn hóa; củng cố các sản phẩm chính,
bao gồm: nghỉ dưỡng biển - đảo và vui chơi giải trí. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với
các sản phẩm bổ trợ, gồm: du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch tìm hiểu các di

8
tích lịch sử - cách mạng, du lịch hội nghị - hội thảo - sự kiện (MICE). Phát triển đồng
thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế.

Nghiên cứu về sản phẩm du lịch, có các tác giả và tổ chức: UBND tỉnh Bến Tre
(2016), Chương trình Phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch đặc thù Bến Tre đến năm
2020. Các công trình đã làm rõ những nét đặc trưng về du lịch Bến Tre góp phần cung
cấp thông tin liên quan đếm đề tài nghiên cứu.

Nguyễn Diễm Phúc (2018), “Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Vĩnh
Long” Tạp chí khoa học Trường Đại học KHXH và NV, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. Bài
viết đã đề cập đến nội dung: tỉnh Vĩnh Long sẽ tập trung xây dựng, phát triển 4 sản phẩm
du lịch đặc thù, gồm: du lịch homestay, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề và du lịch
văn hóa. Trong đó, du lịch homestay được xác định là sản phẩm chủ lực của tỉnh. Mô
hình du lịch này gắn với phát triển nông thôn mới. Du lịch nông nghiệp và du lịch làng
nghề được xác định là sản phẩm bổ trợ, thu hút du khách tham quan thông qua các hoạt
động nông nghiệp và làng nghề tại địa phương. Du lịch văn hóa sẽ là sản phẩm định
hướng phát triển, dựa trên việc tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa và thân thế sự nghiệp
các vị nguyên thủ, nhà khoa học, học giả, có tầm ảnh hưởng quốc gia qua các thời kì.

Cùng nghiên cứu về sản phẩm du lịch có các bài viết của các tác giả: Phan Thị
Ngàn (2018), “Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Chợ Lách”, Tạp chí Du lịch; Nguyễn Diễm
Phúc (2018), “Từ triết lí nhân sinh trong văn hóa ẩm thực người Việt Tây Nam Bộ -
Bước đầu đề xuất giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch ẩm thực tỉnh Vĩnh Long” Tạp chí
khoa học Trường Đại học Trà Vinh; Nguyễn Diễm Phúc (2018), “Đặc trưng Văn hóa ẩm
thực người Việt Tây Nam Bộ trong việc xây dựng sản phẩm du lịch ẩm thực tỉnh Vĩnh
Long” Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh; Nguyễn Diễm Phúc (2018), “Khai
thác giá trị văn hóa ẩm thực người Việt Tây Nam Bộ trong định hướng liên kết phát triển
du lịch tiểu vùng Duyên hải phía Đồng bằng sông Cửu Long” Tạp chí khoa học Trường
Đại học Trà Vinh.

Ngoài ra có một số công trình của các tác giả nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan
đến ngành du lịch, như: Vũ Bằng (1970), Món lạ miền Nam, Nxb Tân Văn. Song Lê
(1993), “Cá bống kho tiêu”, Tạp chí Nghiên cứu Ngân hàng, Xuân 1993. Nguyễn Phúc
Nghiệp (1993), “Mắm Nam Bộ” Kiến thức Ngày nay, số 116, ngày 15. 8. Ngô Thị Hồng
Nhan (1997), “Đuông - Đệ nhất đặc sản Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ”, Báo Sài Gòn Tiếp
9
thị, Xuân Đinh Sửu. Sơn Nam (1997) “Thực chất và biến dạng của các món ăn Nam Bộ”
Tạp chí Xưa và Nay, số 38 B (4). Thanh Hoài (1997), “Mắm kho bông súng” - Kiến thức
Ngày nay, số 240, ngày 20. 3 .1997. Đào Duy Hoà (1997), “Lẩu cháo cá lóc rau đắng”,
Kiến thức Ngày nay, số 254, ngày 10.8. Phan Trường Giang (1997), “Rau đắng nấu
canh”, Trần Văn Mậu (1998), Lữ hành du lịch. Nxb Giáo dục. Tuần báo Bạc Liêu, ngày
5. 10. Nguyên Chi (1998), “Cá nướng cổ xưa hay hiện đại”, Báo Phụ nữ, Xuân Mậu Dần.
Anh Thông (1998), “Canh chua, cá kho tộ trù phú và hào phóng”, Báo Phụ nữ, Xuân
Mậu Dần. Quốc Hương (1998), “Cá lóc Nam Bộ”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật ăn uống,
số 3, Xuân Mậu Dần. Trần Phước Thuận (1998), “Hủ tiếu và phở” Tuần báo Bạc Liêu, số
52 (4.10). Đinh Trung Kiên (1999), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội.
Thuận Lí (1999), “Đắng cay khẩu vị của người khẩn hoang”, Báo Sài Gòn Tiếp thị, Xuân
Kỉ Mão. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch. Nxb
Văn hóa Thông tin. Trần Ngọc Trinh (2017), “Giải pháp thu hút khách du lịch đến với
Du lịch miệt vườn Thành phố Cần Thơ” Kỉ yếu Hội thảo KH Trường Cao đẳng Cần Thơ;
Phan Thị Ngàn (2017), “Phát triển du lịch trải nghiệm gắn với du lịch tâm linh tại huyện
Chợ Lách” Kỉ yếu Hội thảo KH Khai thác tiềm năng du lịch Chợ Lách – Bến Tre.

Kết quả nghiên cứu của các công trình tiêu biểu trong nước đã góp phần làm rõ các
phương diện về ngành du lịch nói chung, sản phẩm du lịch nói riêng. Nội dung nghiên
cứu của các tác giả đi trước đã cung cấp thêm tư liệu về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề
tài, từ đó có nội dung và phương pháp nghiên cứu phù hợp.

2.2. Ngoài nước

Các công trình tiêu biểu nghiên cứu ở ngoài nước liên quan đến đề tài về các
phương diện: Công tác quản lí trong ngành du lịch; Vấn đề ẩm thực, du lịch ẩm thực và
văn hóa ẩm thực; Tiếp thị, dịch vụ và vận tải trong ngành du lịch; Việc làm trong du lịch;
Du lịch và thay đổi môi trường toàn cầu - Mối quan hệ qua lại giữa sinh thái, xã hội, kinh
tế và chính trị;… Cụ thể:

Công tác quản lí trong ngành du lịch, có các tác giả và công trình tiêu biểu, như:
Hoạt động tổ chức sự kiện có từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và đóng vai trò quan
trọng trong đời sống của con người. Về quản lí sự kiện và Du lịch sự kiện, có tác giả
Donald Getz (1997), Event Management and Event Tourism, Cognizant Communications
Corporation. Theo tác giả Hoạt động tổ chức sự kiện diễn ra ngày càng thường xuyên
10
hơn trên nhiều lĩnh vực, từ quy mô nhỏ đến cực lớn và từ đơn giản đến rất phức tạp. Tổ
chức sự kiện đã trở thành một ngành công nghiệp tăng trưởng có tính chuyên nghiệp,
trong môi trường ngày càng biến đổi phức tập và đòi hỏi khắt khe.

Quản lí chiến lược cho các cộng đồng du lịch: thu hẹp khoảng cách: có tác giả Peter
E. Murphy and Ann E. Murphy (2004), Strategic management for tourism communities:
bridging the gaps, Buffalo: Channel View Publications. Theo tác giả chiến lược là
phương thức mà các đơn vị sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được những thành
công. Chiến lược cho các cộng đồng du lịch là tập hợp toàn bộ kế hoạch hành động từ thu
thập thông tin, phân tích nhu cầu của khách hàng, xây dựng các chính sách sản phẩm,
chính sách giá, chính sách phân phối và quảng bá, xúc tiến du lịch để đáp ứng tối đa nhu
cầu khách hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Quản lí nguồn nhân lực cho ngành khách sạn và du lịch: Dennis Nickson (2007),
Human Resource Management for the hospitality and tourism industries, New York:
Routledge. Công trình nghiên cứu đã xác định: nguồn nhân lực là yếu tố cốt tủy duy trì
hoạt động trong khách sạn và du lịch. Cơ sở vật chất dù có hoàn hảo đến mấy nhưng
nguồn nhân lực kém chất lượng thì khách sạn và du lịch khó có thể vận hành thuận lợi.
Quản trị nguồn nhân lực dần dần trở thành hoạt động tất yếu trong mọi khách sạn. Nguồn
nhân sự khách sạn và du lịch là tập hợp đội ngũ cán bộ nhân viên đang làm việc tại khách
sạn và du lịch, góp sức lực và trí lực nhằm tạo ra sản phẩm dịch vụ chất lượng, đạt được
những mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận về cho khách sạn và du lịch. Lao động trong
khách sạn và du lịch có tính công nghiệp hoá cao, yêu cầu làm việc theo nguyên tắc có
tính kỉ luật cao, đòi hỏi thao tác nghiệp vụ chính xác, nhanh nhạy và đồng bộ.

Tác giả Stephen J. Page (2009), có công trình Tourism management [elektronisk
ressurs]: managing for change, Oxford, UK: Elsevier Ltd. Bàn về vấn đề Quản lí du lịch
- quản lí để thay đổi. Nội dung nghiên cứu đã thể hiện quan điểm quản lí về du lịch. Đó là
sự tác động có tổ chức, có định hướng và bằng pháp quyền của Nhà nước lên các hoạt
động du lịch, sản phẩm du lịch nhằm khai thác có hiệu quả nhất các tài nguyên thiên
nhiên và nhân văn, lợi thế địa lí và khí hậu, các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước,
các cơ hội có thể có, để đạt được mục tiêu phát triển du lịch nhưng vẫn bảo tồn và phát
huy được bản sắc văn hoá, bảo vệ tốt môi trường, trong điều kiện hội nhập và mở rộng
giao lưu quốc tế.

11
Vấn đề ẩm thực, du lịch ẩm thực và văn hóa ẩm thực. Năm 1985, Wilbur Zelinsky
đã dùng thuật ngữ “Gastronomic Tourism” với ý nghĩa là du lịch trải nghiệm ẩm thực.
Năm 1998, Lucy M. Long đưa ra thuật ngữ “Culinary Tourism” để chỉ hình thức du lịch
khám phá ẩm thực, đi sâu vào chế biến thực phẩm. Năm 2001, Colin Michael Hall và
Richard Michell sử dụng thuật ngữ “Food Tourism” để chỉ hình thức du lịch tiếp xúc với
người chế biến thực phẩm, tham gia lễ hội ẩm thực, thưởng thức đồ ăn, thức uống đặc sản
của địa phương. Năm 2015, Ontario Culinary Tourism Alliance (OCTA) lại dùng thuật
ngữ “Food Tourism” với ý nghĩa du lịch tìm hiểu, đánh giá ẩm thực có tính văn hóa của
địa phương hay dân tộc.

Từ đó, các tác giả đưa ra khái niệm: Du lịch ẩm thực là loại hình du lịch tổ chức và
hướng dẫn du khách đến các điểm du lịch để tìm hiểu, thưởng thức, trải nghiệm đồ ăn,
thức uống có tính nghệ thuật và văn hóa đặc thù của địa phương, vùng miền, quốc gia.
Thuật ngữ “Food Tourism” có thể được sử dụng để chỉ loại hình du lịch ẩm thực.

Tiếp thị, dịch vụ và vận tải trong ngành du lịch, có các công trình của các tác giả
với các chủ đề:

Tiếp thị cho Khách sạn và Du lịch: Philip Koler, John Bowen, James Makens
(2003-2006), Marketing for Hospitality and Tourism, Third Edition, Prentice Hall –
Pearson.

Du lịch và vận tải: các vấn đề và chương trình nghị sự cho thiên niên kỉ mới: Edited
by Les Lumsdon, Stephen J. Page (2004), Tourism and transport: issues and agenda for
the new millennium, Oxford, UK: Elsevier Ltd.

Tiếp thị và quản lí du lịch: G.P. Raju (2009), Tourism marketing and management/
[electronic resource], Delhi, India: Manglam Publications.

Tiếp thị Truyền thông trong Du lịch và Khách sạn: Khái niệm, Chiến lược và
Trường hợp: Scott McCabe (2009), Marketing Communications in Tourism and
Hospitality: Concepts, Strategies and Cases, Amsterdam: Elsevier.

Tiếp thị trong du hành và kinh doanh du lịch: Victor T.C. Middleton, Alan Fyall
and Michael (2009), Marketing in travel and tourism, Oxford, UK: Butterworth –
Heinemann.

12
Ngoài ra có các tác giả có các bài viết, với các chủ đề: Cơ hội nghề nghiệp trong
ngành du lịch: Judy Colbert; foreword by Dee Minic (2004), Career opportunities in the
travel industry, Checkmark Books. Du lịch và thay đổi môi trường toàn cầu - Mối quan
hệ qua lại giữa sinh thái, xã hội, kinh tế và chính trị: Stefan Gössling and C. Michael Hall
(2006), Tourism and Global Environmental Change - Ecological, social, economic and
political interrelationships (1st Ed.), Published in the USA and Canadaby Routledge.
Nghiên cứu định tính trong du lịch: bản thể luận, nhận thức luận và phương pháp luận:
Edited by Jenny Phillimore and Lisa Goodson (2004), Qualitative research in tourism:
ontologies, epistemologies and methodologies, New York Routledge. Các doanh nghiệp
nhỏ trong ngành du lịch: quan điểm quốc tế: Edited by Rhodri Thomas (2004), Small
firms in tourism: international perspectives, Oxford, UK: Butterworth –Heinemann. Từ
điển du lịch, du lịch và khách sạn: S. Medlik (2003), Dictionary of travel, tourism and
hospitality (Từ điển du lịch, du lịch và khách sạn), Oxford, UK: Butterworth –
Heinemann.

Nhìn chung, các tác giả ngoài nước có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài, làm rõ thêm các lĩnh vực mà ngành du lịch quan tâm. Các nội dung nghiên cứu của
các tác giả ngoài nước đã góp phần cung cấp thêm tư liệu một cách tổng thể, khách quan,
tạo điều kiện cho người nghiên cứu có cơ sở, xác định các nội dung nghiên cứu phù hợp.

Như vậy, các công trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu về những vấn đề liên
quan đến du lịch và sản phẩm du lịch Bến Tre. Nhìn tổng thể, chưa có công trình nào
nghiên cứu về Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù từ cây dừa ở Bến Tre. Vì vậy, chúng
tôi chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù từ cây dừa ở Bến Tre”
làm nội dung nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ, ngành du lịch tại Khoa Du lịch và Việt
Nam học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài hướng đến làm rõ các yếu tố liên quan đến sản phẩm du lịch đặc thù, qua đó
đề xuất các giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù từ cây dừa ở Bến Tre. Kết quả
nghiên cứu góp phần phát triển ngành du lịch trên địa bàn.

13
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khái quát những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, như: các khái niệm
về sản phẩn du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù; Vị trí vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù
trong ngành du lịch; Những yếu tố tác động đến việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù;
những điều kiện xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và các bước tiến hành của việc xây
dựng sản phẩm du lịch đặc thù ở tỉnh Bến Tre.

Phân tích, lí giải làm rõ nội dung về các sản phẩm du lịch đặc thù từ cây dừa ở Bến
Tre, như: Cảnh quan rừng dừa và thiên nhiên ở Bến Tre; Các nguyên vật liệu và ẩm thực
liên quan đến dừa (nguyên vật liệu: bột dừa, sữa dừa, dầu dừa, xơ dừa… ẩm thực: các
món ăn từ dừa); Các vật dụng, quà lưu niệm, đồ chơi trẻ em được chế tác từ các bộ phận
của cây dừa (vật dụng trong gia đình: mũ nón, ấm chén, bát đũa,… quà lưu niệm: quà
tặng, mỹ phẩm,… đồ chơi trẻ em: con cào cào, con thú,…); Các tác phẩm nghệ thuật liên
quan đến Xứ Dừa (âm nhạc, sắc bùa phú lễ, đàn ca tài tử, tranh ảnh,…) .

Đề xuất một số định hướng và giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù từ cây
dừa ở Bến Tre. Về định hướng: Xây dựng hệ thống các tuyến khách du lịch; Kết hợp và
phân loại sản phẩm du lịch; Phát triển các tuyến du lịch; Liên kết, quản lí về du lịch. Về
giải pháp: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên ngành về sản phẩm du
lịch đặc thù; Hoàn thiện hệ thống tổ chức điều hành quản lí liên kết và hỗ trợ phát triển
du lịch; Phát triển làng nghề truyền thống; Xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch sản phẩm
du lịch; Xây dựng quy trình sản xuất, nuôi trồng và chế biến các sản phẩm du lịch từ cây
dừa (bảo tàng cây dừa từ giống cây đến chế biến thành phẩm, tham quan quy trình từ
trồng trọt đến thu hoạch); Sản xuất chế biến kết hợp bảo vệ tài nguyên và môi trường du
lịch (phát triển du lịch bền vững); Xây dựng thương hiệu, xúc tiến, quảng bá du lịch, giới
thiệu sản phẩm;…

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm du lịch đặc thù từ cây dừa ở Bến Tre.

- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát các sản phẩm du lịch đặc thù từ cây dừa trên địa
bàn một số huyện ở tỉnh Bến Tre.

14
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tổng hợp văn bản có liên quan đến đề tài, như:
các công trình nghiên cứu về du lịch, sản phảm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù, nghiên
cứu ẩm thức du lịch, ẩm thực dừa,… để làm rõ vấn đề lí luận định hướng cho quá trình
nghiên cứu.

- Phương pháp khảo sát: Thiết kế mẫu phiếu khảo sát có 20 - 31 chỉ tiêu. Về số
lượng và đối tượng khảo sát: khách du lịch, những người sản xuất, quán hàng; chủ nhân;
nghệ nhân; người bán hàng; khách du lịch, từ 200-300 mẫu, nam nữ tương đương. Chọn
các địa phương: xã, huyện trong tỉnh Bến Tre có nét đặc trưng về sản phẩm du lịch từ cây
dừa, bao gồm: cảnh quan, đời sống; nguyên vật liệu và ẩm thực liên quan đến dừa; các
vật dụng được chế tác từ các bộ phận của cây dừa; các món quà lưu niệm, nghệ thuật; các
tác phẩm nghệ thuật liên quan đến Xứ Dừa.

- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn các chuyên gia về du lịch và sản phẩm du
lịch; thu thập thông tin từ đại diện các tổ chức chính trị, đoàn thể, chính quyền địa
phương và cơ quan quản lí trong ngành du lịch để nắm rõ định hướng phát triển du lịch
liên quan đến cây dừa trên địa bàn. Qua đó tiếp thu các ý kiến góp phần bổ sung và hoàn
thiện các nội dung nghiên của đề tài.

- Phương pháp xử lí thông tin và dịch thuật: Lập các bảng biểu, sơ đồ để phân loại,
xử lí thông tin theo từng nội dung, chuyên đề nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các số liệu được khảo sát đề luận
giải bên trong các mối quan hệ nội tại của sản phẩm du lịch từ dừa về hình thức kết cấu
và nội dung ý nghĩa; đồng thời có các thao tác luận giải bên ngoài về các mối quan hệ tác
động, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, địa lí, lịch sử, tâm lí,... đến các sản phẩm du lịch
đặc thù từ dừa ở Bến Tre.

6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

- Về lí luận: Khái quát được những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài,
như: Một số khái niệm; Vị trí vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù trong ngành du lịch;
Những yếu tố tác động, những điều kiện xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù; các bước
tiến hành của việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù ở tỉnh Bến Tre; Khái quát những
vấn đề chính về cây dừa và tỉnh Bến Tre.

15
- Về thực tiễn: Làm rõ nội dung về các sản phẩm du lịch đặc thù từ cây dừa ở Bến
Tre; đề xuất một số định hướng và giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù từ cây
dừa ở Bến Tre. Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm tài liệu học tập và nghiên cứu tại các cơ
sở đào tạo ngành du lịch trong khu vực. Qua đó cung cấp tư liệu cho các cơ quan quản lí
du lịch; các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch tham khảo xây dựng phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù, góp phần phát triển bền vững ngành du lịch tại tỉnh Bến Tre.

7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ ÁN

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Báo cáo tổng kết
đề tài, có cấu trúc 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.

Chương 2: Các sản phẩm du lịch đặc thù từ cây dừa ở Bến Tre.

Chương 3: Một số định hướng và giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù từ
cây dừa ở Bến Tre.

16
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1. Du lịch và sản phẩn du lịch

1.1.2. Sản phẩm du lịch đặc thù

1.2. ĐẶC TRƯNG CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ

1.2.1. Nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu

1.2.2. Địa bàn và phương thức sản xuất

1.2.3. Gía trị đặc sản của địa phương

1.2.4. Mức độ thích ứng thị trường và dịch vụ

1.3. GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TRONG NGÀNH DU LỊCH

1.3.1. Khai thác và phát huy tiềm năng du lịch của địa phương

1.3.2. Giải phóng sức sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động

1.2.3. Tạo giá trị thương hiệu ngành du lịch tại địa bàn

1.3.4. Tăng sức cạnh tranh và nguồn lợi trong kinh doanh du lịch

1.4. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH

1.4.1. Định hướng phát triển du lịch của Tỉnh

1.4.2. Nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp

1.4.3. Nguồn vốn đầu tư sản xuất, nuôi trồng và chế biến sản phẩm

1.4.4. Liên kết các sản phẩm và dịch vụ du lịch

1.4.5. Hệ thống cung ứng sản phẩm du lịch

1.5. KHÁI QUÁT VỀ CÂY DỪA VÀ TỈNH BẾN TRE

1.5.1. Khái quát về cây dừa

1.5.2. Khái quát về tỉnh Bến Tre

1.6. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

17
Chương 2

CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỪ CÂY DỪA Ở BẾN TRE

2.1. VẺ ĐẸP CẢNH QUAN RỪNG DỪA VÀ THIÊN NHIÊN Ở BẾN TRE

2.1.1. Vẻ đẹp cảnh quan rừng dừa ở Bến Tre

2.1.2. Vẻ đẹp thiên nhiên ở Bến Tre

2.2. CÁC NGUYÊN LIỆU VÀ ẨM THỰC LIÊN QUAN ĐẾN DỪA

2.1.1. Các nguyên liệu liên quan đến dừa

2.1.1.1. Công dụng và hình thức chế biến nguyên liệu (dạng khô/ dạng ướt)

2.1.1.2. Bao bì, nhãn mác và hình thức bảo quản

2.1.1.3. Quy trình vận chuyển và cung ứng

2.1.2. Ẩm thực liên quan đến dừa

2.1.2.1. Các món ăn theo chủng loại (cơm, xôi, cháo, gỏi, bánh, canh,…)

2.1.2.2. Các món ăn theo chất liệu, hình thức chế biến kết hợp với dừa (thịt: heo,
trâu, bò; tôm, tép, cá, gà, vịt, chim, ếch, lươn, mắm, ốc, bí, nấm,…)

2.1.2.3. Các món ăn chế biết từ kí sinh vật trên cây dừa (đuông, chuột, mối,…)

2.1.2.4. Các món ăn ngọt (chè, kẹo, sữa, kem, phô mai, thạch rau câu,…)

2.2. CÁC VẬT DỤNG, QUÀ LƯU NIỆM, ĐỒ CHƠI TRẺ EM ĐƯỢC CHẾ
TÁC TỪ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY DỪA

2.2.1. Các vật dụng trong gia đình

2.2.2. Qùa lưu niệm

2.2.3. Các đồ chơi trẻ em

2.3. CÁC TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN XỨ DỪA

2.3.1. Nghệ thuật âm nhạc, sân khấu

2.3.2. Nghệ thuật hội họa

2.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

18
Chương 3

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU


LỊCH ĐẶC THÙ TỪ CÂY DỪA Ở BẾN TRE

3.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
TỪ CÂY DỪA Ở BẾN TRE

3.1.1. Xây dựng đề án phát triển du lịch trước mắt và lâu dài

3.1.2. Xây dựng hệ thống các tuyến khách du lịch

3.1.3. Kết hợp và phân loại sản phẩm du lịch

3.1.4. Phát triển các tuyến du lịch

3.1.5. Liên kết, quản lí về du lịch

3.2. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỪ CÂY
DỪA Ở BẾN TRE

3.2.1. Hoàn thiện các tiêu chí và điều kiện sản phẩm du lịch đặc thù

3.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù

3.2.3. Phát triển làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm du lịch đặc thù

3.2.4. Xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch sản phẩm du lịch đặc thù

3.2.5. Xây dựng quy trình sản xuất các sản phẩm du lịch từ cây dừa

3.2.6. Sản xuất chế biến sản phẩm du lịch kết hợp bảo vệ tài nguyên và môi
trường

3.2.7. Xây dựng thương hiệu, xúc tiến, quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm

3.2.8. Kết hợp các tua du lịch và hệ thống phân phối sản phẩm du lịch từ dừa

3.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Benedict Kaune (200), Kĩ nghệ du lịch. Nxb Thanh niên, Hà Nội.

2. Bộ Văn hóa - Thông tin - Du lịch (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

3. Nguyên Chi (1998), “Cá nướng cổ xưa hay hiện đại”, Báo Phụ nữ, số Tết.

4. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch. Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội.

5. Chính phủ nước CHXHCNVN (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030.

6. Chính phủ nước CHXHCNVN (2016), Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định
Số: 2227/QĐ-TTg, Ngày 18 tháng 11 năm 2016.

7. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre (2019), Tình hình kinh tế, xã hội Bến Tre
năm 2018. Truy cập ngày 12/10.

8. Ngọc Dân - Đăng Nguyên (2020), “Đồng bằng sông Cửu Long: Nỗ lực khôi phục
vườn cây ăn trái”, Báo Sài Gòn oline, Thứ tư, 7/10.

9. Denis L. Foster (2001), Công nghệ du lịch, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. Trịnh Xuân Dũng (2001), Luật kinh doanh du lịch. Nxb ĐHQG Hà Nội.

11. Huỳnh Thanh Điền (2018), “Liên kết doanh nghiệp với trường trong đào tạo nhân lực
ngành du lịch” Kỉ yếu Hội thảo KH Trường Đại học Tin học Ngoại ngữ 19/05/2018.

12. Phan Trường Giang (1997), “Rau đắng nấu canh”, Tuần báo Bạc Liêu, ngày 5/10.

13. Lê Thị Mỹ Hạnh (2011), Văn hóa ẩm thực của người Việt miền Tây Nam Bộ,
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường ĐHKHXH & NV Tp HCM.

14. Hiệp hội Dừa Bến Tre (2019), Thống kê diện tích và sản lượng dừa – Chia theo
từng huyện đến năm 2018. Truy cập ngày 9/10.
(http://hiephoiduabentre.com.vn/index.php?Module=Content&Action=view&id=11491&
Itemid=2 )

20
15. Đào Duy Hoà (1997), “Lẩu cháo cá lóc rau đắng”, Kiến thức Ngày nay số 254,
ngày 10/8.

16. Thanh Hoài (1997), “Mắm kho bông súng” Kiến thức Ngày nay số 240, ngày 20/3.

17. Nguyễn Minh Hoạt (2019), “Ẩm thực dừa ở Bến Tre - sản phẩm du lịch đặc thù
- nhìn từ góc độ ngôn ngữ và văn hóa”, Hội thảo Du lịch tại Bến Tre. Chủ đề: giải pháp
phát triển du lịch Bến Tre trên cơ sở liên kết, hợp tác các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long, tháng 11/2019.

18. Nguyễn Minh Hoạt (2020), “Nguồn gốc, cấu tạo, tên gọi các món ăn ở Bến
Tre”, Ngôn ngữ và Đời sống (11A – 304), tr.93-99

19. Nguyễn Minh Hoạt (2020), Khảo sát tên gọi các món ăn ở Bến Tre trên phương
diện ngôn ngữ và văn hóa, Đề tài KHCN cấp Cơ sở năm 2020, Trường Đại học Nguyễn
Tất Thành chủ trì. Đã nghiệm thu tháng 12/2020.

20. Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu (2011), Du lịch bền vững , Nxb ĐHQG Hà Nội.

21. Trần Thị Mai Hồng (2006), Đặc trưng văn hóa Việt qua cách định danh một số
sản phẩm ẩm thực (lớp từ ngữ chỉ bánh, mứt, xôi, chè) (Sơ bộ so sánh phương ngữ Nam
Bộ với phương ngữ Bắc Bộ), Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường ĐHKH XH & NV
Tp HCM.

22. Quốc Hùng 2009: “Bến Tre được công nhận kỷ lục món ăn từ dừa”, Báo Đồng
Khởi Bến Tre.

23. Quốc Hương (1998), “Cá lóc Nam Bộ”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật ăn uống, số 3.

24. IUCN và Cục Môi trường (1998), Bên kia chân trời xanh - Các nguyên tắc của
Du lịch bền vững. Cục MT xuất bản, Hà Nội.

25. Đinh Trung Kiên (1999), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Nxb ĐHQG Hà Nội.

26. Song Lê (1993), “Cá bống kho tiêu”, Tạp chí Nghiên cứu Ngân hàng, số Tết.

27. Phạm Trung Lương (2010), Tài nguyên và môi trường Du lịch Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Lưu (2014), Du lịch Việt Nam hội nhập ASEAN, Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội.

21
29. Nguyễn Văn Lưu (2014), Phát triển nguồn nhân lực - Yếu tố quyết định sự phát
triển của Du lịch Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

30. Thuận Lý (1999), “Đắng cay khẩu vị của người khẩn hoang”, Báo Sài Gòn Tiếp
thị, số Tết.

31. Trần Văn Mậu (1998), Lữ hành du lịch. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Sơn Nam (1997) “Thực chất và biến dạng của các món ăn Nam Bộ” Tạp chí
Xưa và Nay số 38B.

33. Đỗ Thu Nga (2015), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Bến
Tre, Luận văn Thạc sĩ, ngành Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Phan Thị Ngàn (2017), “Phát triển du lịch trải nghiệm gắn với du lịch tâm linh tại
huyện Chợ Lách” Kỉ yếu Hội thảo KH Khai thác tiềm năng du lịch Chợ Lách – Bến Tre.

35. Phan Thị Ngàn (2017), “Nâng cao đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thời đại
4.0” Kỉ yếu Hội thảo KH quốc tế Nâng cao đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thời đại
4.0, Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.

36. Phan Thị Ngàn (2018), “Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Chợ Lách”, Tạp chí Du lịch.

37. Phan Thị Ngàn (2018), “Khai thác giá trị văn hoá trong phát triển du lịch tại
Nam Bộ” Kỉ yếu Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

38. Nguyễn Nhã (2009), Bản sắc ẩm thực Việt Nam, Nxb.Thông tấn xã, Hà Nội.

39. Ngô Thị Hồng Nhan (1997), “Đuông - Đệ nhất đặc sản Nam Bộ, miền Tây Nam
Bộ”, Báo Sài Gòn Tiếp thị, Xuân Đinh Sửu.

40. Nxb Chính trị quốc gia (2005), Luật Du lịch.

41. Nguyễn Diễm Phúc (2018), “Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh
Vĩnh Long” Tạp chí khoa học Trường Đại học KHXH và NV, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

42. Nguyễn Diễm Phúc (2018), “Từ triết lý nhân sinh trong văn hóa ẩm thực người
Việt Tây Nam Bộ - Bước đầu đề xuất giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch ẩm thực tỉnh
Vĩnh Long” Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh.

22
43. Nguyễn Diễm Phúc (2018), “Đặc trưng Văn hóa ẩm thực người Việt Tây Nam
Bộ trong việc xây dựng sản phẩm du lịch ẩm thực tỉnh Vĩnh Long” Tạp chí khoa học
Trường Đại học Trà Vinh.

44. Nguyễn Diễm Phúc (2018), “Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực người Việt Tây
Nam Bộ trong định hướng liên kết phát triển du lịch tiểu vùng Duyên hải phía Đồng bằng
sông Cửu Long” Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh.

45. Robert Lanquar (2005), Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới.

46. Sở KH&CN Bến Tre (2010), Tiềm năng du lịch sinh thái vườn Bến Tre, Thông
tin từ website của Sở KH&CN Bến Tre.

47. Mai Văn Tạo ( 1999), Cá lóc nướng trui, Tản văn - Nxb Hội Nhà văn.

48. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2005), “Những món ăn miền Nam được ưa chuộng”,
Nxb Phụ nữ.

49. Ngô Đức Thịnh (2010), Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam, Nxb Trẻ,
Tp. Hồ Chí Minh.

50. Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
Nxb Tài chính.

51. Nguyễn Đình Thọ (2007), Ứng dụng phương pháp nghiên cứu định lượng,
Trường ĐH Kinh tế Tp HCM.

52. Anh Thông (1998), “Canh chua, cá kho tộ trù phú và hào phóng”, Báo Phụ nữ,
Xuân Mậu Dần.

53. Lê Văn thông (2018), Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng yêu cầu
hội nhập cộng đồng kinh tế Asean, Tạp chí Công thương. Cập nhật 18/12/2020 lúc 11:18.

54. Trần Phước Thuận (1998), “Hủ tiếu và phở” Tuần báo Bạc Liêu, số 52 (4/10).

55. Ngô Thị Thúy (2010), Văn hóa ẩm thực cư dân Việt ở Đông Nam Bộ, Luận văn
Thạc sĩ Văn hóa học, Trường ĐHKH XH & NV Tp HCM.

56. Nguyễn Đức Tồn (2010), Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy,
Nxb Từ điển Bách khoa.

23
57. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2011), Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu,
Niên giám thống kê.

58. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2019), Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018,
Truy cập Ngày 30/9/2019.

59. Trần Ngọc Trinh (2016), “Giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái cộng
đồng vùng ven biển đảo Việt Nam”, Kỉ yếu Hội thảo KH Khoa Du lịch, Trường Đại học
Văn Hiến.

60. Trần Ngọc Trinh (2017), “Giải pháp thu hút khách du lịch đến với Du lịch miệt
vườn Thành phố Cần Thơ” Kỉ yếu Hội thảo KH Trường Cao đẳng Cần Thơ.

61. Trần Ngọc Trinh (2017), “Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du
lịch Việt Nam” Kỉ yếu Hội thảo KH Khoa du lịch, Trường Đại học Văn Hiến.

62. Nguyễn Minh Tuệ (2017), Địa lí du lịch Việt Nam - Địa lí du lịch - Cơ sở lí luận
và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.

63. Hồ Xuân Tuyên (2010), Món ăn dân dã của người Bạc Liêu, Nxb Dân Trí.

64. UBND tỉnh Bến Tre (2016), Chương trình Phát triển hạ tầng và sản phẩm du
lịch đặc thù Bến Tre đến năm 2020.

65. UNWTO và UNEP (2005), Cẩm nang về phát triển Du lịch bền vững, Hội đồng
KHKT, Tổng cục Du lịch dịch và xuất bản, Hà Nội.

66. Vùng dừa Bến Tre. Coconut water company. Betrimex Vietnam.

67. Bùi Thị Hải Yến (2008),Quy hoạch du lịch. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài

68. Abraham Pizam, Judy Holcomb, editors (2008), International dictionary of


hospitality management, Oxford, UK: Butterworth-Heinemann.

69. Boella, M. J., and Steven Goss –Turner (2005), Human Resource Management
in the Hospitality Industry: An Introductory Guide/. (8th, Ed., Amsterda: Elsevier,
$c2005.

70. Cathy A. Enz (2010), Hospitality strategic management: concepts and cases,
John Wiley & Sons.

24
71. Dennis Nickson (2007), Human Resource Management for the hospitality and
tourism industries, New York: Routledge.

72. Donald Getz (1997), Event Management and Event Tourism, Cognizant
Communications Corporation.

73. Edited by Jenny Phillimore and Lisa Goodson (2004), Qualitative research in
tourism: ontologies, epistemologies and methodologies, New York Routledge.

74. Edited by Rhodri Thomas (2004), Small firms in tourism: international


perspectives, Oxford, UK: Butterworth –Heinemann.

75. Edited by Les Lumsdon, Stephen J. Page (2004), Tourism and transport: issues
and agenda for the new millennium, Oxford, UK: Elsevier Ltd.

76. G.P. Raju (2009), Tourism marketing and management/ [electronic resource],
Delhi, India: Manglam Publications.

77. John Buglear (2010), Stats Means Business 2nd edition Statistics with Excel for
Business, Hospitality and Tourism, Amsterdam: Elsevier.

78. Joseph S. Chen (2009), Advances in hospitality and leisure, v. 5/ [electronic


resource], Oxford, UK: Elsevier Ltd.

79. Judy Colbert; foreword by Dee Minic (2004), Career opportunities in the travel
industry, Checkmark Books.

80. Peter E. Murphy and Ann E. Murphy (2004), Strategic management for tourism
communities: bridging the gaps, Buffalo: Channel View Publications.

81. Philip Koler, John Bowen, James Makens (2003-2006), Marketing for
Hospitality and Tourism, Third Edition, Prentice Hall – Pearson.

82. Scott McCabe (2009), Marketing Communications in Tourism and Hospitality:


Concepts, Strategies and Cases, Amsterdam: Elsevier.

83. S. Medlik (2003), Dictionary of travel, tourism and hospitality, Oxford, UK:
Butterworth –Heinemann.

PHỤ LỤC

25

You might also like