Sinh Thai - Phan 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Họ và tên: Trịnh Minh Thành

Mã sinh viên: 20010232


Chủ đề 22: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
A. Khơi dậy kiến thức

Quan sát hình ảnh khu rừng dưới đây và hoàn thành các nhiệm vụ:

a) Hãy liệt kê các sinh vật có trong khu rừng và môi trường mà chúng sống.
b) Hãy kể tên các nhân tố sinh thái và xếp chúng vào 2 nhóm nhân tố sinh thái
vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
c) Nếu khu rừng bị chặt hết cây ở các tầng vượt tán và tầng cây gỗ cao thì sẽ có
những biến đổi gì trong khu rừng?

B. Thực hành

B1. Hãy điền tên 5 loài sinh vật vào môi trường tương ứng mà chúng sống.

- Môi trường nước:……………….

1
- Môi trường trong đất:……………………

- Môi trường trên mặt đất – không khí:………………………

- Môi trường sinh vật:…………………….

B2. Các nhân tố sinh thái của môi trường được chia thành 2 nhóm: nhóm nhân tố
sinh thái vô sinh (không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống). Theo
em, nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm những nhân tố nào? Vì sao chúng ta
lại có thể phân chia như vậy?

B3. Hãy chú thích cho hình giới hạn nhiệt độ của một loài cá dưới đây và cho biết
giới hạn sinh thái là gì?

C. Vận dụng

C1. Trong một ao nuôi cá, cá chịu tác động của rất nhiều nhân tố sinh thái vô sinh
như: ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ khí, độ pH… Em hãy lấy ví dụ chứng minh mối
quan hệ giữa các nhân tố sinh thái này để thấy tác động tổng hợp của các nhân tố
sinh thái lên đời sống của cá.

2
D. Tìm tòi – mở rộng

D1. Sau tiết học về các nhân tố Sinh thái, bạn Nam có nêu nhận định rằng: “Không
những môi trường tác động lên sinh vật mà sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân
tố của môi trường”. Theo em, nhận định của bạn Nam có đúng không? Em hãy
trình bày ý kiến của mình và lấy một ví dụ thực tế để chứng minh.

Chủ đề 23: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG, NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI
SỐNG SINH VẬT

A. Khơi dậy kiến thức

A1. Quan sát hệ thực vật ở một khu rừng, người ta thấy có 2 nhóm cây chủ yếu:

- Nhóm 1 gồm những cây mọc nơi trống trải, quang đãng hoặc những cây có thân
cao, tán lá phân bố ở tầng trên của tán rừng.

- Nhóm 2 gồm những cây sống dưới tán của các cây khác, cây sống trong hang…

Mỗi loại cây đều có đặc điểm về thân, lá, cách xếp lá… khác nhau.

Em hãy dự đoán, nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng chính đến sự phân bố của 2
nhóm cây nói trên. Nêu tên và đặc điểm của 2 nhóm cây này.

A2. Vào những ngày trời nắng, khô, chúng ta thường mang chăn, chiếu ra phơi.
Hành động này nhằm mục đích diệt những vi sinh vật sống trong chăn, chiếu.

Hãy giải thích tại sao việc làm này lại có thể diệt các vi khuẩn? Các nhân tố nào đã
tác động đến đời sống của vi khuẩn trong trường hợp này?

B. Thực hành

B1. Trong một ao nuôi cá, khi cường độ ánh sáng chiếu xuống ao thay đổi thì sẽ
kéo theo hàng loạt các nhân tố sinh thái khác cũng thay đổi theo. Em hãy chứng
minh nhận định trên.

3
B2. Cùng một loài cây nhưng chúng lại có hình dạng khác nhau khi mọc trong các
môi trường khác nhau: trong rừng với mật độ dày và nơi quang đãng.

Cây đó có các đặc điểm sau:

a) Thân thấp, số cành nhiều

b) Thân cao, cành tập trung ở phần ngọn

c) Phiến lá lớn, màu xanh thẫm

d) Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt.

Hãy sắp xếp các đặc điểm (a, b, c, d) vào từng cây ở các môi trường khác nhau.

(1) Cây mọc nơi có mật độ cao:………………………….

(2) Cây mọc nơi quang đãng:…………………………

B3. Loài ong có thể bay cách xa tổ hàng chục kilomet để kiếm mật hoa mà vẫn nhớ
đường về tổ. Theo em, nhân tố sinh thái nào trong các nhân tố sau đây giúp loài
ong có khả năng này?

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Độ ẩm.

Hãy giải thích cho sự lựa chọn của mình.

B4. Để thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta phân chia động
vật thành 2 nhóm: một nhóm gồm những động vật hoạt động ban ngày và một
nhóm gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay
ở vùng nước sâu như đáy biển. Hãy chỉ ra tên của 2 nhóm này tương ứng với điều
kiện mà chúng sống.

B5. Ở những môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt (70-90 OC hoặc -30OC) sinh vật có
thể tồn tại không? Hãy lấy ví dụ.

B6. Dựa vào ảnh hưởng của nhân tố nhiệt độ, sinh vật có thể được chia thành mấy
nhóm? Đó là những nhóm nào? Hãy nêu đặc điểm của mỗi nhóm và những sinh

4
vật đặc trưng cho mỗi nhóm. Nhóm nào có thể chịu đựng tốt hơn với sự thay đổi
của nhiệt độ môi trường?

B7. Theo quy tắc về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hình dạng, kích thước của động
vật đối với những cá thể cùng loài hoặc loài gần nhau thì cá thể sống ở nơi nhiệt độ
thấp hay nơi có nhiệt độ cao sẽ có kích thước cơ thể lớn hơn? Hãy giải thích.

B8. Ếch nhái là động vật ưa ẩm hay ưa khô? Vì sao?

C. Vận dụng

C1. Bạn An tiến hành thí nghiệm sau: Trồng một cây đậu nảy mầm vào một chậu
nhỏ rồi để cạnh cửa sổ. Sau một tuần tưới nước, bạn An rất ngạc nhiên khi thấy
thân cây đậu không thẳng mà cong về một hướng.

- Hãy vẽ hình cây đậu sau 1 tuần thí nghiệm theo dự đoán của em.

- Theo em, nhân tố sinh thái nào đã tác động tới hình dáng của cây?

C2. Em hãy giải thích vì sao mùa xuân được coi là mùa sinh sản của rất nhiều loài
động vật?

C3. Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thường có bản lá rộng, phiến lá mỏng, mô
giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt nhưng nhiều ánh sáng thì lại có phiến lá
hẹp, mô giậu phát triển. Em hãy giải thích ý nghĩa của các đặc điểm thích nghi
trên.

C4. Cây xương rồng sống được ở những nơi khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước và
khô, nóng. Hình thái giải phẫu của cây đã thay đổi như thế nào để thích nghi với
điều kiện đó?

D. Tìm tòi – mở rộng

D1. Cường độ và thời gian chiếu sáng có thể ảnh hưởng tới hoạt động sinh sản và
sinh trưởng của nhiều loài động vật. Em hãy lấy một ví dụ chứng minh điều này.
D1. Lạc đà được ví như anh hùng của sa mạc bởi chúng nhịn khát rất giỏi, chúng
có thể nhịn khát hàng chục ngày mà không cần uống nước. Nhờ đâu mà chúng có
được khả năng này?

5
Chủ đề 24: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
A. Khơi dậy kiến thức

A1. Trong rừng, trâu thường bị đe dọa bởi sư tử, hổ, báo… Trước mối đe dọa này,
trâu rừng thường thường có tập tính sống thành bầy đàn.

- Hãy phân tích mối quan hệ giữa các con trâu trong cùng bầy đàn và gọi tên mối
quan hệ này.

- Hãy phân tích mối quan hệ giữa trâu và sư tử (hổ, báo…). Mối quan hệ khác loài
này có tên là gì?

B. Thực hành

B1. Các cây thông sống gần nhau thường có khoảng 30% có hiện tượng liền rễ.
Đây là kiểu quan hệ nào của các cá thể cùng loài? Em hãy phân tích lợi ích (hoặc
bất lợi) của các cây thông trong trường hợp liền rễ nêu trên.

B2. Em hãy dự đoán: Hiện tượng gì sẽ xảy ra đối với một quần thể động vật, khi
mật độ cá thể tăng cao, nguồn thức ăn, nơi ở bị thiếu…

B3. Hãy điển tên các kiểu quan hệ giữa các loài sinh vật (sinh vật ăn sinh vật khác;
kí sinh, nửa kí sinh; cạnh tranh; hội sinh; cộng sinh) vào chỗ trống tương ứng với
mỗi đặc điểm dưới đây:

a) …………….: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
b) ……………..: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi một
bên không có lợi cũng không có hại
c) ………………: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và
các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của
nhau.
d) ………………..: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy chất
dinh dưỡng, máu,… từ sinh vật đó.
e) …………………: Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn
thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ.

C. Bài tập vận dụng

6
C1. Địa y là dạng sống do tảo và nấm sống cộng sinh với nhau. Trong mối quan hệ
này, tảo và nấm hỗ trợ cho nhau như thế nào?

C2. Khi trồng cây họ Đậu, bà con nông dân thường không phải bón phân hoặc khi
muốn cải tạo đất, bà con thường trồng xen cây họ Đậu. Bằng các kiến thức về mối
quan hệ giữa các loài sinh vật, hãy giải thích cơ sở khoa học của các việc làm trên.

C3. Ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam hiện nay, bà con trồng rất nhiều hoa có
màu sắc sặc sỡ ở các bờ ruộng lúa. Ngoài việc tạo nên một cảnh quan đẹp mắt,
hành động này còn có một ý nghĩa sinh thái đặc biệt. Em hãy phân tích ý nghĩa
sinh thái đó.

D. Tìm tòi – mở rộng

D1. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gây thoái hóa đất và gây hiện tượng tồn dư
hóa chất có hại trên sản phẩm sau thu hoạch, sản xuất nông nghiệp đã và đang
hướng tới việc không sử dụng hóa chất để diệt cỏ, trừ sâu. Thay vào đó, các nhà
khoa học khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng thiên địch. Một trong những ví
dụ đó là việc sử dụng kiến vàng có tên khoa học là Oecophylla smaragdina, thuộc
bộ cánh màng Hymenoptera, họ Formicidae đối với cây ăn trái.

7
Em hãy tìm hiểu thông tin về loài thiên địch này và cho biết chúng đã làm gì để
bảo vệ các cây ăn trái? Dựa vào mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật mà chúng
ta có thể áp dụng biện pháp này?

Chủ đề 25: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái
lên đời sống sinh vật
A. Khơi dậy kiến thức

A1. Quan sát 1 chiếc lá sen, súng ở mặt ao… em thấy chúng có điểm gì khác lá cây
trên cạn? Những đặc điểm của lá sen, súng giúp gì cho đời sống của chúng trong
môi trường nước?

B. Thực hành

B1. Sưu tầm lá cây từ các môi trường sống khác nhau, làm thành bộ sưu tập với
các chú thích cụ thể:

- Môi trường sống

- Hình dạng ngoài của lá (hình dáng, màu sắc, có lớp cutin, có lông bao phủ hay
không?)

- Nhận xét: Các nhân tố sinh thái của môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…

C. Vận dụng

C1. Loài Tú Cầu H. macrophylla có màu sắc hoa thay đổi, phụ thuộc vào điều kiện
môi trường. Khi thì hoa có màu xanh lam, khi hoa có màu trắng sữa, cũng có khi
hoa có màu hồng hoặc tím. Em hãy tìm hiểu thông tin và cho biết để có những

8
bông hoa cẩm tú cầu có màu sắc như ý muốn thì chúng ta cần điều khiển nhân tố
sinh thái nào?

D. Tìm tòi – mở rộng

D1. Hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu nói về tác động của sinh vật tới môi
trường và ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Chủ đề 26: Quần thể sinh vật, quần thể người


A. Khơi dậy kiến thức

A1. Trong một hồ nuôi, vào cùng một thời điểm, người ta thả cả 2 loài cá rô phi: 1
loài có kích thước rất nhỏ Tilapia grahami  khi thành thục cá chỉ dài 5 cm và nặng
13 g và loài rô phi có cỡ lớn nhất là rô phi vằn Oreochromis niloticus. Các cá thể
cá rô phi trong hồ có thuộc cùng một quần thể không? Hãy giải thích.

A2. Những đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có
ở các quần thể sinh vật khác? Đánh dấu vào những ô trả lời đúng.

 Giới tính  Giáo dục

 Mật độ  Sinh sản

 Kinh tế  Tử vong

 Văn hóa  Pháp luật

B. Thực hành

B1. Quần thể là tập hợp các cá thể có những đặc điểm sau:

(1) Thuộc các loài khác nhau

(2) Thuộc cùng một loài

(3) Cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định

9
(4) Cùng sinh sống vào một thời điểm nhất định.

(5) Có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới

Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng.

A. (1) (2) (3) (4)

.B. (2) (3) (4) (5)

C. (1) (3) (4) (5)

D. (1) (2) (3) (5)

B2. Tỉ lệ giới tính ở đa số động vật ở giai đoạn trứng và con non mới nở thường là
50/50. Tuy nhiên, tỉ lệ này có thể thay đổi phụ thuộc vào lứa tuổi cá thể và sự tử
vong không đồng đều giữa cá thể đực và cá thể cái. Em hãy lấy vì dụ chứng minh
cho nhận định này.

B3. Hãy hoàn thành bảng dưới đây bằng cách điền tên và đặc điểm các dạng tháp
tuổi. Biết rằng: màu đỏ biểu thị cho nhóm tuổi trước sinh sản; màu vàng biểu thị
cho nhóm tuổi sinh sản; màu xanh biểu thị cho nhóm tuổi sau sinh sản.

Hình dạng tháp tuổi Tên các dạng Đặc điểm


tháp tuổi

10
B4. Mật độ quần thể của một số loài được biểu thị như sau:

- Mật độ của một loài sâu hại lúa được dự báo là 8 con/m2

- Mật  độ dân số ở Tây Nguyên là 52 người/km2

- Mật  độ tảo  Skeletonema costatum là 96.000 tế bào/lít

Qua các ví dụ trên, hãy phát biểu khái niệm mật độ quần thể và cho biết mật độ
quần thể phụ thuộc vào những nhân tố nào?

B5. Nhóm tuổi trước sinh sản là từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi; nhóm tuổi sinh sản và
lao động là từ 15 đến 64 tuổi; nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc là từ 65
tuổi trở lên.

Theo số liệu thống kê, dân số Việt Nam năm 2018 ở các lứa tuổi như sau:

 23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (12.536.210 nam / 11.406.317 nữ)
 65.823.656 người từ 15 đến 64 tuổi (32.850.534 nam / 32.974.072 nữ)
 5.262.699 người trên 64 tuổi (2.016.513 nam / 3.245.236 nữ)
Em hãy nhận xét:

- Tỉ lệ giới tính ở các nhóm tuổi. Tỉ lệ này ở Việt Nam nói lên điều gì?

- Nếu vẽ tháp tuổi thì tháp tuổi dân số Việt Nam năm 2018 thuộc loại tháp nào? Vì
sao?

B6. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vận động mỗi gia đình chỉ nên có
1 – 2 con. Đây là chính sách hết sức đúng đắn, theo em điều gì sẽ xảy ra nếu dân số
tăng quá nhanh?

C. Vận dụng

11
C1. Vào những mùa mưa, ta thường thấy số lượng ếch nhái tăng rất nhanh ở các
ao, ruộng lúa… Em hãy giải thích, trong trường hợp này, môi trường đã ảnh hưởng
tới sự phát triển của quần thể sinh vật như thế nào?

C2. Ở một số động vật, ví dụ thằn lằn và rắn, tỉ lệ giới tính thay đổi trước mùa sinh
sản và sau mùa sinh sản. Trước mùa sinh sản số lượng cá thể cái cao hơn cá thể
đực; sau mùa sinh sản thì số lượng cá thể đực và cái cân bằng. Yếu tố nào đã tác
động đến tỉ lệ giới tính ở thằn lằn và rắn trong mùa sinh sản?

C3. Để tính số lượng cá thể trong một quần thể có khả năng di chuyển người ta có
thể dùng nhiều cách, trong đó phổ biến nhất là cách “bắt – đánh dấu – thả - bắt lại”
N1xN2
Sử dụng công thức C = m
(Trong đó C là kích thước quần thể; N1 là số cá
thể bắt lần 1; N2 là số cá thể bắt được lần 2; m là số cá thể bắt được lần 2 có đánh
dấu)

Trong 1 ao nuôi cá mè, để tính số lượng cá thể người ta dùng lưới bắt lần 1 được
120 con, đánh dấu các con cá này bằng 1 loại mực an toàn, không phai trong nước
rồi thả chúng trở lại ao. Sau một thời gian ngắn lại tiến hành bắt lần 2 thì được 100
con, trong đó 40 con có dấu mực.

Dựa vào công thức trên, hãy tính số lượng cá thể cá mè trong ao.

C4. Việc tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển có những tác động to
lớn đến môi trường. Tuy nhiên, tình trạng già hóa dân số ở một số nước phát triển
(Thụy Điển, Áo, Đức…) cũng gây những khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội.
Theo em, tình trạng già hóa dân số là gì? Tình trạng này có tác động như thế nào
tới sự phát triển kinh tế, xã hội?

D. Tìm tòi – mở rộng

D1. Quy định về kích thước mắt lưới khi đánh bắt thủy sản là bắt buộc mà các ngư
dân phải tuân thủ, ví dụ, lưới kéo cá cơm có kích thước mắt lưới không được phép
nhỏ hơn 10 mm. Quy định này nhằm mục đích gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta
đánh bắt thủy sản với mắt lưới quá nhỏ?

D2. Việt Nam đang bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Em hãy phân tích tại sao
cơ cấu dân số của Việt Nam hiện nay được coi là lý tưởng nhất? Điều này có lợi gì
cho việc phát triển kinh tế, xã hội?

12
Chủ đề 27: Quần xã sinh vật
A. Khơi dậy kiến thức

A1. Hãy tưởng tượng bạn đang được đi thăm rừng Cúc Phương (thuộc tỉnh Ninh
bình), một trong một khu rừng mưa nhiệt đới điển hình:

- Hãy liệt kê các loài sinh vật có trong khu rừng này.

- Các loài sinh vật này có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- Rừng Cúc Phương có được coi là một quần xã sinh vật không? Vì sao?

B. Thực hành

B1. Hãy tìm các từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn nói về khái
niệm quần xã sinh vật:

Quần xã sinh vật là một tập hợp những …………………… thuộc ………., cùng
sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ
……….. như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Các sinh vật trong quần xã ………… với môi trường sống của chúng.

B2. Hãy nối các ô ở 2 cột A, B sao cho phù hợp để biểu thị các đặc điểm của quần
xã.

A B

Độ đa dạng Mức độ phong phú về số


lượng loài trong quần xã

Độ thường gặp Mật độ cá thể của từng


loài trong quần xã

Độ nhiều Loài đóng vai trò quan


trọng trong quần xã

Loài đặc trưng Tỉ lệ % số địa điểm bắt

13
gặp một loài trong tổng số
địa điểm quan sát

Loài ưu thế Loài chỉ có ở một quần xã


hoặc có nhiều hơn hẳn các
loài khác

B3. Quan sát ảnh một khu rừng taiga sau đây và cho biết:

- Loài đặc trưng trong rừng taiga là loài nào?

- So sánh độ đa dạng của rừng taiga so với rừng mưa nhiệt đới: loại rừng nào có độ
đa dạng cao hơn? Vì sao?

C. Vận dụng

C1. Cá cóc Tam Đảo là loài chỉ xuất hiện ở quần xã vùng núi Tam Đảo. Trong
trường hợp này, Cá cóc được xếp vào:

A. Loài ưu thế

.B. Loài đặc trưng

C. Loài ngẫu nhiên (tần số xuất hiện và độ phong phú thấp)

14
D. Loài chủ chốt (có vai trò kiểm soát các loài khác)

Hãy chọn phương án trả lời đúng.

D. Tìm tòi – mở rộng

D1. Cân bằng sinh học là gì? Trong một cánh đồng, khi loài rắn bị bắt gần hết nên
loài chuột là thức ăn của rắn có cơ hội phát triển số lượng mạnh. Chuột phá hoại
toàn bộ lúa trên cánh đồng làm mùa màng bị thất thu… Ở quần xã cánh đồng này
có diễn ra hiện tượng cân bằng sinh học hay không? Muốn lấy lại trạng thái cân
bằng cho quần xã cánh đồng này chúng ta cần làm gì?

Chủ đề 28: Hệ sinh thái


A. Khơi dậy kiến thức

A1. Trong một khu rừng có các thành phần sau:

(1) Thực vật

(2) Động vật ăn cỏ

(3) Động vật ăn thịt

(4) Nấm, vi khuẩn

(5) Không khí, đất, nước, thảm mục

- Hãy trình bày mối quan hệ giữa các thành phần trên.

- Khu rừng bao gồm các thành phần trên có được coi là một hệ sinh thái không?
Hãy phát biểu khái niệm hệ sinh thái.

A2. Quan sát hình sau và chỉ ra các thành phần của một hệ sinh thái.

15
B. Thực hành

B1. Trong một hệ sinh thái rừng ngập mặn có các thành phần sau: cây sú, cây vẹt,
cây trang, cáy, vi khuẩn, nấm, bùn lầy, thảm mục, nước, tôm, ong, chim, khỉ, cá…

a) Hãy sắp xếp các thành phần trên vào các nhóm sao cho phù hợp bằng cách điền
các thành phần thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành sơ đồ sau:

16
.........

Các thành
phần vô sinh .............
..........

.........
Sinh
vật sản ..........
xuất
Hệ sinh thái rừng
ngập mặn ..........
Các Sinh
thành vật tiêu .........
phần thụ
hữu sinh .........

Sinh ..........
vật
...........
phân
giải ...........

17
b) Từ các sinh vật nói trên, hãy vẽ các chuỗi, lưới thức ăn có thể có ở hệ sinh thái
rừng ngập mặn.
B2. Các chuỗi thức ăn thường có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn. Hãy
tìm trong lưới thức ăn sau các mắt xích chung. Chỉ ra các chuỗi thức ăn có mắt
xích đó.

B3. Hãy quan sát 1 khu vườn (vườn ở trường hoặc ở nhà) và liệt kê:

- Các thành phần vô sinh trong hệ sinh thái.

- Các thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái.

- Các chuỗi thức ăn có thể có trong hệ sinh thái.

- Các chỉ số: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp, loài ưu thế, loài đặc trưng trong
quần xã.

18
C. Vận dụng

C1. Trái đất được coi là một hệ sinh thái khổng lồ, tuy nhiên cũng có những hệ
sinh thái rất nhỏ, ví dụ như 1 bể cá cảnh. Em hãy phân tích và chỉ ra các thành
phần của hệ sinh thái này.

C2. Hệ sinh thái có biểu hiện chức năng như một cơ thể sống. Bằng các kiến thức
về cấu trúc hệ sinh thái, hãy chứng minh nhận định trên.

C3. Xây dựng 2 chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái mà em đã quan sát: 1 chuỗi thức
ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất, 1 chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật phân
giải.

D. Tìm tòi – mở rộng

D1. Trong hệ sinh thái có hiện tượng khuếch đại sinh học nghĩa là hàm lượng các
chất độc hại tăng lên gấp nhiều lần theo chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp đến
bậc dinh dưỡng cao và các sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao nhất sẽ bị nhiễm độc
nặng nhất. Trong một hồ nước có tảo, cá nhỏ, cá lớn, sinh vật phù du, giáp xác, nếu
nước bị nhiễm loại chất độc hại này thì sinh vật nào sẽ có hàm lượng chất độc này
cao nhất? Vì sao?

D2. Để hệ sinh thái luôn bền vững, chúng ta cần có những hành động cụ thể nào?
Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ về vấn đề này.

19

You might also like