TIỂU LUẬN BHĐKKN - banin

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

LỜI CẢM ƠN

Trong gần 4 năm học tập tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông, sinh viên
chúng em đã nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của Thầy Cô giáo trong Học viện.
Đặc biệt, sinh viên nghành Kỹ Thuật Điện Tử Truyền Thông chúng em đã được tìm
hiểu, nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu nhiều kiến thức dưới sự hướng dẫn tận tâm của Thầy
Cô.

Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới các Thầy Cô giáo của
Học Viện nói chung và các Thầy Cô giáo trong khoa Kỹ Thuật Điện Tử Truyền Thông
nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu
trong suốt hơn bốn năm học vừa qua.

Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phạm Anh Thư, cô đã nhiệt tình chỉ
dạy cho chúng em những kiến thức cần thiết của môn học. Tuy đã cố gắng nhưng do
kiến thức còn hạn chế nên bài tiều luận vẫn còn nhiều thiếu sót, hy vọng được cô góp ý
và bổ sung để chúng em rút kinh nghiệm và hoàn thiện bài tiểu luận của mình một cách
tốt nhất.

Cuối cùng, em xin kính chúc Cô và gia đình dồi dào sức khoẻ, thành công trong
sự nghiệp cao quý!

Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 10 năm 2019

Giảng viên hướng dẫn Nhóm sinh viên thực hiện


TS. Phạm Anh Thư VŨ ĐỨC PHƯƠNG
NGUYỄN HUY TƯỞNG
TRẦN TUẤN LINH
PHÙNG ĐỨC MẠNH
HÀ XUÂN GIANG
1
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 1


MỤC LỤC .................................................................................................................. 2
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC TRUYỀN TẢI BÁO HIỆU
SIGTRAN ................................................................................................................... 6
1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................ 6
1.2. Giới thiệu về SIGTRAN .................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: GIAO THỨC ĐIỀU KHIỂN LUỒNG TRUYỀN TẢI – SCTP ........ 9
2.1 Tổng quan về kiến trúc của SCTP ...................................................................... 9
2.2 Tổng quan về chức năng của SCTP .................................................................... 9
2.3 Khuôn dạng tiêu đề chung của SCTP ............................................................... 10
CHƯƠNG 3: CÁC GIAO THỨC THÍCH ỨNG TRUYỀN TẢI BÁO HIỆU SỐ 7
TRONG SIGTRAN ................................................................................................. 12
3.1 Tổng quan về hệ thống SS7 nguyên thủy.......................................................... 12
3.2 Các giao thức phân lớp thích ứng mới. ............................................................. 14
3.2.1 Lớp thích ứng ngang cấp người dùng M2PA ............................................. 14
3.2.2 Lớp tương thích người dùng MTP2 (M2UA) ............................................. 16
3.2.3 So sánh M2PA và M2UA .......................................................................... 17
3.2.4 Lớp thích ứng người dùng MTP3 (M3UA) ................................................ 18
3.2.5 Giao thức thích ứng người dùng SUA ....................................................... 20
3.2.6 So sánh M3UA và SUA ............................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 24

2
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

ASP Application Server Process Tiến trình server ứng


dụng
DUP Data User Part Phần người sử dụng cho
mạng số liệu
IETF Internet Engineering Task Nhóm kĩ thuật Internet
Force
IP Internet Protocol Giao thức Internet
ISDN Integrated Services Digital Mạng số đa dịch vụ tích
Network hợp
ISUP ISDN User Part Phần người dùng ISDN
MG Media Gateway Cổng đa phương tiện
MGC Media Gateway Controller Thiết bị điều khiển cổng
phương tiện
MGCP Media Gateway Controller Giao thức điều khiển
Protocol cổng phương tiện
MTU Maximum Transmission Đơn vị truyền dẫn lớn
Unit nhất
MTUP Mobile Telephone User Phần người sử dụng cho
Part mạng điện thoại di động
NGN Next Generation Network Mạng thế hệ sau
PSTN Pulic Switched Telephone Mạng thoại chuyển mạch
Network công cộng
RANAP Radio Access Network Phần ứng dụng mạng truy
Application Part cập vô tuyến
RFC Request For Common Các chuẩn của IETF
SCCP Signalling Connection Phần điều khiển kết nối
Control Part báo hiệu
SCTP Stream Control Giao thức truyền vận điều
Transmission Protocol khiển dòng

SG Signalling Gateway Gateway nội hạt


SS7 Signaling System number 7 Hệ thống báo hiệu số 7
TCAP Transaction Capabilities Phần ứng dụng khả năng
Applicaion Part phiên
TCP Transfer Control Protocol Giao thức điều khiển
truyền tải

3
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

TUP Telephone User Part Phần người sử dụng cho


mạng thoại

UDP User Datagram Protocol Giao thức truyền


datagram người sử dụng
UP User Part Phần người dùng

4
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.1 Kiến trúc mạng sử dụng SIGTRAN ............................................................... 6
Hình 1.2 Kiến trúc giao thức SIGTRAN ...................................................................... 7
Hình 2.1: Cấu trúc gói tin SCTP .................................................................................. 9
Hình 2.2 Các chức năng SCTP ................................................................................... 10
Hình 2.3 Khuôn dạng tiêu đề SCTP ........................................................................... 10
Hình 3.1 Mô hình chồng giao thức SS7 ..................................................................... 13
Hình 3.2 Các lớp thích ứng mới của SIGTRAN ......................................................... 14
Hình 3.3 Vai trò và vị trí của M2PA .......................................................................... 15
Hình 3.4 Vai trò và vị trí của M2PA trong mạng toàn IP............................................ 15
Hình 3.5 Vai trò và vị trí của M2UA.......................................................................... 16
Hình 3.6 So sánh vị trí và hoạt động của M2UA và M2PA ........................................ 17
Hình 3.7 Vai trò và vị trí của M3UA.......................................................................... 19
Hình 3.8 Vai trò và vị trí của M3UA trong kiến trúc toàn IP ...................................... 20
Hình 3.9 Vai trò và vị trí của SUA trong kiến trúc toàn IP ......................................... 21
Hình 3.10 So sánh vị trí và hoạt động của M3UA và SUA ......................................... 22

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1 So sánh M2UA và M2PA ........................................................................... 17
Bảng 3.2 So sánh giữa M3UA và SUA ...................................................................... 22

5
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC TRUYỀN TẢI BÁO HIỆU


SIGTRAN

1.1 Giới thiệu chung


Trong nhiều năm qua, hệ thống báo hiệu số 7 (SS7) với nhiều ưu điểm nổi bật đã
được sử dụng rộng rãi trong mạng PSTN và đem lại những hiệu quả to lớn. Với thực tế
là chúng ta không thể triển khai ngay lập tức một hệ thống mạng mới trọn vẹn, thay
thế toàn bộ hạ tầng cơ sở mạng hiện tại, vấn đề đặt ra là phải có sự phối hợp hoạt động
giữa mạng hiện tại và mạng NGN, và một trong những vấn đề đó là phải truyền tải
được báo hiệu PSTN mà quan trọng là SS7 qua nền tảng mạng NGN. Điều này có
nghĩa là phải xây dựng một giao thức mới, phù hợp để có thể cho phép thực hiện báo
hiệu SS7 giữa các phần tử mạng trên nền IP (SS7 over IP). Để làm được điều này, một
loạt câu hỏi được đặt ra như: SS7 over IP có sẵn sàng không? Có thể phát triển lên từ
mạng SS7 hiện tại không? độ khả dụng và tin cậy? Sự mềm dẻo và phân cấp… Để
giải quyết những vấn để này, IETF đã xây dựng một giao thức mới, cho phép truyền tải
tin cậy báo hiệu PSTN nói riêng và đặc biệt là SS7 trên nền IP – giao thức
SIGTRAN.

Hình 1.1 Kiến trúc mạng sử dụng SIGTRAN

6
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

1.2. Giới thiệu về SIGTRAN


Sigtran là một nhóm công tác thuộc tổ chức chuẩn hóa quốc tế cho lĩnh vực Internet
– IETF. Mục đích chính của nhóm là đưa ra giải pháp truyền tải báo hiệu dạng gói trên
mạng PSTN qua mạng IP, đảm bảo được các yêu cầu về chức năng và hiệu năng của
báo hiệu PSTN. Nhằm phối hợp được với PSTN, các mạng IP cần truyền tải các bản tin
báo hiệu như báo hiệu đường ISDN (Q.931) hay SS7 (như ISUP, SCCP, …) giữa các
nút IP như gateway báo hiệu (SG), bộ điều khiển cổng phương tiện (MGC) và cổng
phương tiện (MG) hoặc cơ sở dữ liệu IP. Nhóm công tác Sigtran xác định mục tiêu là:
 Các yêu cầu về chức năng và hiệu năng: Nhóm đưa ra một số các luận điểm (trong
các RFC) xác định các yêu cầu tính năng và hiệu năng để hỗ trợ báo hiệu qua các
mạng IP. Các bản tin báo hiệu (nhất là SS7) có yêu cầu về độ trễ và mất gói rất cao
phải được đảm bảo như trong mạng điện thoại hiện tại.
 Các vấn đề về truyền tải: Nhóm công tác đã đưa ra RFC định nghĩa các giao thức
truyền tải báo hiệu được sử dụng và định nghĩa mới các giao thức truyền tải trên
cơ sở các yêu cầu xác định ở trên.

Hình 1.2 Kiến trúc giao thức SIGTRAN

SIGTRAN là một tập các tiêu chuẩn mới do IETF đưa ra nhằm cung cấp một mô
hình kiến trúc để truyền tải báo hiệu số 7 qua mạng IP. Kiến trúc giao thức SIGTRAN
được định nghĩa gồm ba thành phần chính (Hình 1.3):
 Giao thức Internet chuẩn hóa bao gồm các giao thức tiêu chuẩn trong bộ giao thức
TCP/IP.

7
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

 Giao thức truyền tải báo hiệu chung: Giao thức hỗ trợ một tập hợp chung của các
chức năng truyền tải báo hiệu tin cậy. Đặc biệt, SCTP là một giao thức truyền tải
mới do IETF đưa ra.
 Giao thức tương thích: Hỗ trợ các hàm nguyên thủy xác định được yêu cầu bởi
một giao thức ứng dụng báo hiệu riêng. Một vài giao thức phân lớp tương thích
mới được định nghĩa bởi IETF RFC 2960 như: M2PA (MTP2-User peer-to-peer
adaptation), M2UA (MTP2-User adaptation), SUA (SCCP-User adaptation) và
IUA (ISDN User adaptation).
Như chúng ta đã biết, giao thức truyền tải dữ liệu tin cậy chính đi kèm giao thức
IP thường là TCP. Tuy nhiên, do TCP ra đời đã khá lâu và được thiết kế theo kiểu giao
thức hướng gói nên TCP cũng gặp một số hạn chế khi sử dụng cho những ứng dụng
mới. Với số lượng ứng dụng mới đang tăng lên ngày càng nhiều hiện nay đã cho thấy
TCP có quá nhiều hạn chế. Các vấn đề giới hạn của TCP thể hiện gồm:
 Cơ chế tin cậy: TCP cung cấp cả hai kiểu chuyển giao dữ liệu là cơ chế hỏi đáp và
cơ chế tuần tự. Một vài ứng dụng yêu cầu chuyển giao thông tin tin cậy mà không
cần duy trì thứ tự gói tin, trong khi một số khác lại yêu cầu đáp ứng cả về thứ tự
của gói dữ liệu. Đối với TCP, cả hai trường hợp này đều gặp phải hiện tượng
“nghẽn đầu dòng” gây nên các trễ không cần thiết.
 Vấn đề thời gian thực: Cơ chế hỏi đáp trong TCP yêu cầu có một độ trễ để xác
nhận gói tin, điều này làm cho TCP không đáp ứng được các ứng dụng thời gian
thực.
 Các vấn đề bảo mật: TCP rất dễ bị tấn công do cơ chế bảo mật trong TCP không
cao.
Những giới hạn đề cập trên đây của TCP là rất đáng phải quan tâm khi muốn truyền
báo hiệu số 7 qua mạng IP và do đó, đây là một động lực trực tiếp cho sự ra đời của giao
thức SCTP – một giao thức truyền tải mới của SIGTRAN. SCTP không chỉ giải quyết
được vấn đề truyền tải báo hiệu trong SIGTRAN mà còn có khả năng đáp ứng cho nhiều
ứng dụng khác.

8
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

CHƯƠNG 2: GIAO THỨC ĐIỀU KHIỂN LUỒNG TRUYỀN TẢI – SCTP


Stream Control Transmission Protocol là một giao thức truyền tải qua IP mới, tồn
tại đồng mức với TCP và UDP. SCTP hiện cung cấp các chức năng tầng truyền tải cho
nhiều ứng dụng trên cơ sở Internet. SCTP được IETF đưa ra và đặc tả trong RFC 2960.
2.1 Tổng quan về kiến trúc của SCTP
Về kiến trúc, SCTP nằm giữa tầng tương thích người dùng SCTP và tầng mạng
chuyển gói phi kết nối như IP, … Dịch vụ cơ bản của SCTP là chuyển giao tin cậy các
bản tin của người dùng giữa các người dùng SCTP đồng mức. SCTP là giao thức hướng
kết nối vì vậy, SCTP thiết lập kết nối giữa hai điểm đầu cuối (gọi là liên hệ trong phiên
SCTP) trước khi truyền dữ liệu người dùng của nó.
2.2 Tổng quan về chức năng của SCTP
Dịch vụ truyền tải SCTP có thể được phân thành một số chức năng. Các chức năng
này được mô tả như sau (Hình 2.2):
 Thiết lập và hủy bỏ liên kết: Một liên hệ được tạo ra bởi một yêu cầu từ người
dùng SCTP. Cơ chế cookie được dùng trong quá trình khởi tạo để cung cấp sự hỗ
trợ bảo vệ chống lại sự tấn công.
 Phân phối tuần tự theo các luồng: Người dùng SCTP có thể xác định số lượng các
luồng được hỗ trợ trong liên hệ tại thời điểm thiết lập liên hệ đó.
 Phân mảnh dữ liệu người dùng: SCTP hỗ trợ phân mảnh và tái hợp các bản tin dữ
liệu người dùng để đảm bảo cho các gói tin SCTP truyền xuống các tầng thấp hơn
phù hợp với MTU.
 Phát hiện và tránh tắc nghẽn: SCTP gán cho mỗi bản tin dữ liệu người dùng (được
phân mảnh hoặc không) một số tuần tự truyền dẫn (TSN). Đầu cuối thu sẽ xác
nhận toàn bộ các TSN và ngắt đoạn (nếu có) thu được.
 Chunk bundling: Gói tin SCTP được phân phối đến tầng thấp hơn bao gồm hai
thành phần là tiêu đề chung và theo sau là một hoặc nhiều chunk. Hình vẽ sau đây
mô tả kiến trúc chung của một gói SCTP:

Hình 2.1: Cấu trúc gói tin SCTP

9
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

 Hợp thức hóa gói tin: Trường Tag là bắt buộc và 32 bit của trường CheckSum nằm
trong tiêu đề của SCTP.
 Quản lý tuyến: Chức năng quản lý tuyến SCTP chọn địa chỉ truyền tải đích cho
mỗi gói tin SCTP đầu ra trên cơ sở chỉ dẫn của người dùng SCTP và trạng thái
hiện thời của các địa chỉ đích hiện tại.

Hình 2.2 Các chức năng SCTP

2.3 Khuôn dạng tiêu đề chung của SCTP

Hình 2.3 Khuôn dạng tiêu đề SCTP

10
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

 Trường số cổng nguồn (Source Port Number) (16 bit): đây là số cổng của đầu gửi
của SCTP. Nó có thể được sử dụng bởi đầu thu kết hợp với địa chỉ IP nguồn, địa
chỉ cổng đích và địa chỉ IP đích phù hợp để xác định liên kết mà gói tin được
truyền.
 Trường số cổng đích (Destination Port Number) (16 bit): đây là địa chỉ mà gói tin
được xác định để gửi đến. Phía nhận gói sẽ sử dụng số cổng này để tách các gói
tin SCTP tới đầu cuối/ứng dụng phù hợp.
 Thẻ kiểm tra (Verification) (32 bit): phía đầu cuối nhận gói tin này sử dụng Thẻ
kiểm tra để kiểm tra tính hợp lệ của gói tin SCTP. Khi truyền thì giá trị của Thẻ
kiểm tra này phải được đặt thành giá trị của Thẻ khởi tạo nhận được từ đầu cuối
ngang hang trong quá trình thiết lập liên kết, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt
đối với các chunk INIT, SHUTDOWN-COMPLETE, ABORT.
 Trường CheckSum: 32 bit. Chứa tổng kiểm tra của gói tin SCTP. SCTP sử dụng
thuật toán Adler-32 để tính toán tổng kiểm tra.

11
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

CHƯƠNG 3: CÁC GIAO THỨC THÍCH ỨNG TRUYỀN TẢI BÁO HIỆU
SỐ 7 TRONG SIGTRAN

Trong quá trình xây dựng mạng NGN với xu thế tích hợp giữa mạng chuyển mạch
kênh hiện tại với mạng IP, việc kết hợp giữa mạng báo hiệu SS7 hiện tại và mạng trên
cơ sở giao thức IP, sử dụng IP để truyền tải các bản tin báo hiệu số 7 ngày càng trở nên
quan trọng. Triển khai được một kiến trúc kết hợp như vậy sẽ cho phép các nhà khai
thác mạng lợi dụng được những ưu điểm của các thiết bị IP trong môi trường của SS7,
tránh được việc thay thế mạng báo hiệu hiện tại cũng như giảm chi phí đầu tư mới, đồng
thời cũng giải quyết được các vấn đề đang xuất hiện cùng với sự gia tăng rất nhanh của
các mạng SS7 như dung lượng kênh và chia tải. Việc chuẩn hoá một bộ giao thức để
truyền tải báo hiệu SS7 qua mạng IP đã được nhóm làm việc SIGTRAN của IETF triển
khai. Để việc truyền tải báo hiệu số 7 qua mạng IP (SS7oIP) được thành công thì một
vấn đề rất quan trọng là SIGTRAN phải cho phép báo hiệu tin cậy và với hiệu năng cao
hơn mạng SS7 hiện tại.
3.1 Tổng quan về hệ thống SS7 nguyên thủy
Hệ thống SS7 được cấu trúc theo dạng mô-đun và giống với mô hình tham chiếu
OSI nhưng chỉ có 4 lớp: Ba lớp thấp 1, 2, 3 tạo thành phần chuyển tải bản tin MTP
(Message Transport Part). Lớp 4 chứa các thành phần UP (User Part) cho người dùng.
Vì vậy kiến trúc hệ thống báo hiệu SS7 có thể chia thành 2 phần chính (hình 3.2):
 Phần truyền tải bản tin MTP.
 Phần người dùng UP.
MTP là hệ thống vận chuyển chung để truyền các bản tin báo hiệu giữa hai điểm
báo hiệu SP (Signalling Point). MTP truyền các bản tin báo hiệu giữa các phần người
dùng UP khác nhau và hoàn toàn độc lập với nội dung các bản tin được truyền. MTP
chịu trách nhiệm chuyển chính xác bản tin từ một UP này tới một UP khác. Điều này có
nghĩa là bản tin báo hiệu được chuyển sẽ được kiểm tra chính xác trước khi chuyển cho
UP. Phần người sử dụng thực chất là một số định nghĩa phần người sử dụng khác nhau
tuỳ thuộc vào kiểu sử dụng của hệ thống báo hiệu. UP là phần tạo ra và phân tích bản
tin báo hiệu. Chúng sử dụng MTP để chuyển thông tin báo hiệu đến một UP khác cùng
loại. Hiện đang tồn tại một số UP trên mạng lưới: TUP (Telephone User Part): phần
người sử dụng cho mạng thoại; DUP (Data User Part): phần người sử dụng cho mạng
số liệu; ISUP (ISDN User Part): phần người sử dụng cho mạng ISDN, MTUP (Mobile
Telephone User Part): phần người sử dụng cho mạng điện thoại di động.

12
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

Hình 3.1 Mô hình chồng giao thức SS7


 MTP1 (Lớp liên kết dữ liệu báo hiệu): thực chất là lớp đường truyền vật lý, gồm
hai kênh truyền dẫn số 64kb/s, thực hiện truyền tải các đơn vị báo hiệu giữa hai
điểm báo hiệu.
 MTP2 (Lớp liên kết báo hiệu, SL): là liên kết báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu,
cung cấp việc phát hiện/sửa lỗi và điều khiển việc nhận và gửi các bản tin báo hiệu
SS7 đúng trình tự. Quản lý liên kết và truyền dữ liệu dựa trên ba loại đơn vị báo
hiệu: MSU, LSSU, và FISU.
 MTP3 (Lớp mạng báo hiệu): là giao diện giữa MTP và MTP user tại một điểm báo
hiệu. Cung cấp các dịch vụ cho việc truyền tải các bản tin người sử dụng, các thủ
tục định tuyến lại các bản tin khi có lỗi xảy ra trong mạng báo hiệu SS7.Được chia
thành hai nhóm chức năng:
o Xử lý bản tin báo hiệu: Truyền tải bản tin báo hiệu giữa các đầu cuối
người sử dụng MTP như TUP, ISDN, SCCP.
o Quản lý mạng báo hiệu: Duy trì mạng báo hiệu ở tình trạng không bị tắc
nghẽn, có lỗi.
 Phần người sử dụng (User parts):
o Gồm một số giao thức khác nhau: của phần người sử dụng hoặc phần
ứng dụng.
o Quản lý kết nối cuộc gọi: Được thực hiện với phần người sử dụng như
TUP, ISUP.
o Truy nhập cơ sở dữ liệu: Được thực hiện bởi phần ứng dụng như TCAP.
o Các phần ứng dụng khác: được sử dụng như MAP trong mạng di động.
o TCAP: kết nối đến các database bên ngoài và gửi thông tin đến các SCP
khi được yêu cầu
13
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

o TUP: Được dùng để thiết lập và giải phóng một cuộc điện thoại truyền
thống.
o ISUP: Thiết lập và giải phóng một kết nối ISDN
o SCCP: Phần điều khiển kết nối báo hiệu, cung cấp 2 chức năng chính
mà các lớp MTP không cung cấp.
SIGTRAN là giải pháp để phối hợp hoạt động giữa môi trường mạng báo hiệu số
7 và mạng IP. Để làm được việc đó, SIGTRAN đã định nghĩa một loạt các giao thức
mới nằm ở phân lớp thích ứng để hỗ trợ truyền tải các giao thức báo hiệu SS7 qua mạng
IP sử dụng giao thức truyền dẫn điều khiển luồng SCTP (hình 3.2). Chúng ta sẽ tìm hiểu
về các giao thức phân lớp thích ứng đó, cụ thể: M2UA, M2PA, SUA, và M3UA.

Hình 3.2 Các lớp thích ứng mới của SIGTRAN


3.2 Các giao thức phân lớp thích ứng mới.
3.2.1 Lớp thích ứng ngang cấp người dùng M2PA
M2PA định nghĩa giao thức hỗ trợ truyền tải các bản tin MTP3 của SS7 qua IP sử
dụng các dịch vụ của SCTP. M2PA cho phép quản lý các bản tin MTP3 và khả năng
quản lý mạng giữa hai nút SS7 bất kỳ truyền thông với nhau thông qua mạng IP. M2PA
hỗ trợ:
 Hoạt động của các thực thể giao thức MTP3 đồng mức qua kết nối mạng IP.
 Ranh giới giao tiếp MTP2/MTP3, quản lý các liên hệ truyền tải SCTP và lưu lượng
liên kết MTP2.
 Thông báo không đồng bộ để quản lý sự thay đổi trạng thái.
Đặc tả MTP yêu cầu mỗi nút có tầng MTP3 phải có một mã điểm SS7. Vì vậy, mỗi
điểm báo hiệu IP cũng cần phải có mã điểm SS7 của nó.

14
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

Hình 3.3 Vai trò và vị trí của M2PA

Hình 3.4 Vai trò và vị trí của M2PA trong mạng toàn IP

Hình 3.3 mô tả một điểm báo hiệu SS7 kết nối thông qua một SG, được trang bị
hỗ trợ cho cả mạng SS7 và IP, kết nối đến một điểm báo hiệu IP. Hình 3.4 là một ví dụ
khác, trong đó MTP3 được thích ứng với lớp SCTP nhờ sử dụng M2PA trong kiến trúc
toàn IP.
Ở đây, các điểm báo hiệu IP MTP3 sử dụng lớp M2PA bên dưới nó thay cho
MTP2. Giao tiếp giữa hai lớp – MTP3 hoặc M2PA được định nghĩa bởi cùng các hàm
nguyên thuỷ như trong giao tiếp MTP3/MTP2. M2PA thực hiện các chức năng tương tự
như MTP2.

15
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

3.2.2 Lớp tương thích người dùng MTP2 (M2UA)


M2UA định nghĩa một giao thức để truyền tải các bản tin báo hiệu của ứng dụng
MTP2 SS7 (ví dụ MTP3) qua IP sử dụng SCTP. Chỉ có ứng dụng của MTP2 là MTP3.
M2UA cung cấp sự hỗ trợ cho:
 Ranh giới giao tiếp giữa MTP2/MTP3: Giao diện SS7 giữa MTP3/MTP2 vẫn được
giữ lại tại điểm đầu cuối trong mạng IP, do đó lớp giao thức M2UA được yêu cầu
cung cấp cho các user của nó tập các dịch vụ tương đương với các dịch vụ mà
MTP2 đã cung cấp cho MTP3
 Truyền thông giữa các module quản lý đặt tại SG và MGC: M2UA cung cấp một
số bản tin nhằm hỗ trợ cho giao tiếp giữa các module quản lý lớp đặt tại SG và
MGC diễn ra thuận lợi hơn
 Hỗ trợ quản lí các liên kết đang hoạt động giữa SG và MGC: Lớp M2UA ở SG có
nhiệm vụ giữ trạng thái của các xử lý máy chủ ứng dụng ASP (Application Server
Process) được cấu hình. Một tập các hàm nguyên thủy giữa các MUA và module
quản lý lớp được định nghĩa nhằm giúp cho module này quản lý liên kết giữa SG
và MGC. Lớp M2UA dựa vào chỉ dẫn của module quản lý lớp để thiết lập một liên
kết SCTP với node M2UA ngang cấp.

Hình 3.5 Vai trò và vị trí của M2UA


SG mong muốn nhận được báo hiệu SS7 qua một thiết bị kết cuối mạng SS7 chuẩn,
sử dụng MTP SS7 để cung cấp truyền tải các bản tin báo hiệu SS7 đến và từ một điểm
dầu cuối báo hiệu SS7. Sau đó, SG cung cấp sự phối hợp hoạt động giữa các chức năng
truyền tải với IP SIGTRAN nhằm truyền tải các bản tin báo hiệu MTP3 đến điểm báo
hiệu IP của MTP3 sử dụng MTP2 của SG với tư cách là tầng thấp hơn của nó để sử dụng
16
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

các hàm nguyên thủy tương ứng được định nghĩa giữa các tầng. Truyền thông
MTP3/MTP2 được định nghĩa là các bản tin M2UA và gửi qua kết nối IP.
3.2.3 So sánh M2PA và M2UA

Hình 3.6 So sánh vị trí và hoạt động của M2UA và M2PA

Bảng 3.1 So sánh M2UA và M2PA


Đặc điểm so sánh M2PA M2UA

Bản tin dữ liệu MTP3 Truyền tải bản tin MTP3


Giao tiếp với MTP3 Đưa ra giao diện phía trên với MTP3

Các hàm nguyên thủy Điểm báo hiệu xử lý các Điểm báo hiệu IP truyền
hàm nguyên thủy MTP3 tải các hàm nguyên thủy
đến MTP2 MTP3 đến MTP2 đến SG
của MTP2 để xử lý
(thông qua chức năng
phối hợp hoạt động)

Kiểu liên kết Kết nối điểm báo hiệu IP Kết nối điểm báo hiệu IP
với SG là liên kết báo hiệu và SG không phải là kết
SS7 nối báo hiệu số 7. Nó là
mở rộng của MTP2 đến
một node từ xa

17
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

Mã điểm SG là một node SS7 và có SG không phải là một


mã điểm node SS7 và không có mã
điểm

Các tầng cao hơn SG có các tầng SS7 cao SG không có tầng SS7
hơn như SCCP,… cao hơn vì nó không có
MTP3

Quản lý Các thủ tục quản lý dựa Sử dụng các thủ tục quản
vào MTP3 lý của M2UA

3.2.4 Lớp thích ứng người dùng MTP3 (M3UA)


M3UA định nghĩa giao thức hỗ trợ truyền tải báo hiệu người dùng MTP3 (ví dụ
như các bản tin ISUP/SCCP,…) qua IP sử dụng các dịch vụ của SCTP. Giao thức này
thường được dùng giữa một SG và một MGC hoặc cơ sở dữ liệu thường trú IP. M3UA
thích hợp với việc chuyển giao các bản tin của bất kỳ phần người dùng MTP3 nào. Danh
sách các giao thức này là không giới hạn và bao gồm ISUP, SCCP và TUP. Chú ý rằng
các bản tin của giao thức TCAP và RANAP được M3UA truyền tải trong suốt dưới dạng
tải SCCP bởi vì đó là các giao thức người dùng của SCCP.
Tầng M3UA cung cấp một tập các hàm nguyên thủy tương đương tại tầng trên của
nó đến các người dùng MTP3 giống như MTP3 cung cấp cho các người dùng của nó tại
các đầu cuối báo hiệu số 7. Theo cách này, tầng ISUP và/hoặc SCCP không biết được
rằng các dịch vụ MTP3 yêu cầu được cung cấp từ xa bởi tầng MTP3 ở SG hay là bởi
chính tầng MTP3 dưới nó. Tầng MTP3 tại một SG cũng có thể không biết được rằng
người dùng của nó thực ra là người dùng trên nó hay là thành phần người dùng từ xa
qua M3UA. Thực tế thì M3UA mở rộng truy nhập đến các dịch vụ MTP3 thành ứng
dụng trên cơ sở IP từ xa.

18
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

Hình 3.7 Vai trò và vị trí của M3UA

19
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

Hình 3.7 mô tả một SG chứa một thực thể của tầng giao thức SS7 SCCP thực hiện
chức năng biên dịch tiêu đề toàn cục SCCP (GTT) đối với các bản tin đánh địa chỉ đến
SG SCCP. Nếu kết quả của GTT cho một mã điểm SS7 đích (DPC) hoặc DPC/địa chỉ
số phân hệ (SSN) của một SCCP đồng mức đặt trong miền IP, kết quả là yêu cầu gửi
đến M3UA để định tuyến ra ngoài đến IP đích sử dụng các dịch vụ của tầng SCTP/IP.
Hình 3.8 là ví dụ trong mạng toàn IP, các bản tin SCCP được trao đổi trực tiếp
giữa hai điểm báo hiệu IP bằng các thực thể giao thức người dùng SCCP như RANAP
hoặc TCAP. Ở đây không có kết nối với mạng SS7 do đó không quan tâm đến thông tin
quản lý trạng thái mạng MTP3 cho SCCP và các giao thức người dùng SCCP.

Hình 3.8 Vai trò và vị trí của M3UA trong kiến trúc toàn IP

3.2.5 Giao thức thích ứng người dùng SUA


SUA định nghĩa giao thức truyền tải báo hiệu người dùng SCCP SS7 (ví dụ như
RANAP, TCAP,…) qua mạng IP sử dụng các dịch vụ của SCTP. Giao thức này được
thiết kế dạng module hóa và đối xứng nên cho phép làm việc được trong các kiến trúc
khác nhau như kiến trúc một SG đến điểm báo hiệu IP cũng như kiến trúc điểm đầu cuối
báo hiệu IP đồng mức. SUA hỗ trợ các chức năng sau:
 Chuyển giao các bản tin phần người dùng SCCP (TCAP, RANAP,…).
 Dịch vụ phi kết nối SCCP.
 Dịch vụ hướng kết nối SCCP.

20
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

 Quản lý các liên hệ truyền tải SCTP giữa các SG và một hay nhiều nút báo hiệu
IP.
 Phân phối các node báo hiệu IP.
 Báo cáo kịp thời các thay đổi về trạng thái cho phần quản lý.
Trong kiến trúc này, các tầng SUA và SCCP giao tiếp trong SG. Nhu cầu của
chúng là phối hợp giữa các tầng SCCP và SUA để cung cấp ranh giới chuyển giao các
bản tin người dùng và bản tin quản lý. Đối với bản tin đến ASP, có hai trường hợp:
 SG là điểm đầu cuối: Trong trường hợp này, các bản tin SCCP phi kết nối được
định tuyến theo mã điểm và SSN. Phân hệ xác định bởi SSN và phía ngoài mạng
SS7 được xem như thuộc SG. Điều này nghĩa là nhìn từ điểm SS7, người dùng
SCCP được đặt tại SG.
 SG là điểm chuyển tiếp: Một GTT phải được thực hiện tại SG trước khi có thể xác
định được đích của bản tin. Vị trí thực tế của người dùng SCCP không liên quan
đến mạng SS7.
Trong kiến trúc toàn IP có thể dùng cho một giao thức sử dụng các dịch vụ truyền
tải của SCCP trong một mạng toàn IP. Điều này cho phép các mạng phát triển linh động
hơn, đặc biệt là khi không cần tương tác giữa các báo hiệu hiện thời. Hình 3.13 mô tả
trường hợp này.

Hình 3.9 Vai trò và vị trí của SUA trong kiến trúc toàn IP

21
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

3.2.6 So sánh M3UA và SUA

Hình 3.10 So sánh vị trí và hoạt động của M3UA và SUA


Nhìn chung, chồng giao thức sử dụng SUA là không phức tạp và hiệu quả hơn so
với chồng giao thức sử dụng SCCP và M3UA. Bởi vậy, SUA có thể nâng cao hiệu quả
của mạng lõi và có thể cung cấp các phương tiện để triển khai dễ dàng hơn.

Bảng 3.2 So sánh giữa M3UA và SUA


M3UA SUA
SCCP Yêu cầu điểm báo hiệu để Vấn đề là không được hỗ
hỗ trợ cho các ứng dụng trợ khi dùng SUA.
khác nhau của SCCP kh
phải phối hợp với các hệ
thống quốc gia khác nhau

Độ phức tạp trong triển M3UA cần các dịch vụ Ít nhất có một giao thức
khai SCCP. tầng trên. Giảm độ phức
tạp của nút mạng (trong
triển khai cũng như trong
quản lý), do đó, giảm chi
phí.

22
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

Về mặt định tuyến Trong M3UA, các bản tin SUA cho phép mạng IP
được điều khiển từ mà định tuyến bản tin theo
điểm đến mã điểm. thông tin trường tiêu đề
toàn cục.

Về mặt địa chỉ Để sử dụng M3UA, mỗi Sử dụng SUA, mỗi nút IP
nút IP cần được gán cả mã không cần có mã điểm.
điểm và địa chỉ IP.
Các dịch vụ ISUP Có hỗ trợ. Không thể hỗ trợ được.

23
Bài tập nhóm Báo hiệu và điều khiển kết nối

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Hoàng Trọng Minh, Nguyễn Thanh Trà, “Báo hiệu và điều khiển kết nối”, bài giảng, Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2016.
2. Phạm Anh Thư, “Báo hiệu và điều khiển kết nối”, slide bài giảng, Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông, 2016.

24

You might also like