Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Phần bài tập và gợi ý trả lời môn pldc

Câu 1:
Tình huống 1.Ông A kết hôn với bà B và có hai người con chung là C
sinh năm 1976 và D sinh năm 1980. C bị tâm thần từ nhỏ, D có vợ là
E và có con là F,G,H. Vợ chồng D không có tài sản gì và sống nhờ
nhà của ông bà A – B. Năm 2015, bà B lập di chúc để lại cho D 1/3
tài sản của bà. Tháng 10/2016, D chết. Tháng 01/2017, bà B
chết.Chia di sản của bà B biết rằng, căn nhà là tài sản chung của ông
A, bà B trị giá 1 tỷ đồng. Biết rằng, mẹ bà B là cụ G còn sống
Gợi ý trả lời
Di sản của Bà B là 500 triệu (trong khối tài chung với ông A). Năm
2015, B lập di chúc để lại cho D 1/3 di sản của bà.Do D chết (tháng
10/2016) trước bà B (tháng 1/2017) nên di chúc bà B để lại cho D
hưởng 1/3 di sản của bà không có hiệu lực (điểm a, khoản 2 điều 643
BLDS 2015).Khi đó, di sản bà B để lại được chia theo pháp luật (điều
650 BLDS 2015). Khi đó,cụ G (mẹ bà B), ông A (chồng), C (con), D
(con bà B nhưng đã chết nên F+G+H được hưởng thừa kế thế vị của
D theo điều 652 BLDS 2015) được hưởng thừa kế theo pháp luật của
bà B (theo điều 651 BLDS 2015
Câu 2: Ông A, bà B kết hôn với nhau và có hai người con chung là C,
D. Năm 2004, ông A bỏ nhà chung sống với bà H như vợ chồng và
có con chung là E sinh năm 2005 và F sinh năm 2007. Năm 2016, ông
A viết di chúc chia cho bà B ½ di sản, bà H ¼ di sản. Năm 2017, ông
A chết. Tài sản chung giữa A và B là 200 triệu, ông A và bà H có tài
sản chung là 600 triệu. Hãy chia di sản của ông A.
Gợi ý trả lời
Di sản ông A để lại là: 300 triệu (trong tài sản chung với bà H) + 200
triệu (tài sản chung với bà B : 2 = 250 triệu (ông A = bà B = 250
triệu). Vì: Phần tài sản chung với bà H (nếu không chứng minh được
phần mà A, H sở hữu là bao nhiêu thì chia đôi) là 300 triệu. Đây là tài
sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân của ông A với bàB (nếu không
chứng minh được là tài sản riêng của ông A) thì là tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân của ông A, bà B

You might also like