Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Dương Tín Nghĩa

Lớp 10A9 – MS: 21

Cảm nhận 14 câu đầu trong đoạn trích “Trao duyên”

Bài làm

Đại thi hào Nguyễn Du sinh 1765, mất năm 1820 tên chữ Tố Như, là một
thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia
đình quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Nguyễn Du đã
từng trải hơn chục năm sống gian khổ ở nhiều vùng quê khác nhau, từng chứng
kiến những trái ngang của cuộc sống phong trần. Bằng tâm huyết và tài năng
của mình, ông đã sáng tác “Truyện Kiều”, một tuyệt tác của ông, bài thơ như
tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối
nát, bất công.Truyện Kiều được truyền miệng trong nhân dân vì chứa nhiều
hoàn cảnh, nhiều nhân tình thế thái khác nhau để có thể so sánh, ứng dụng
trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi thân phận con người. Nhân dân ta thuộc
lòng Truyện Kiều, có không ít người trích ra từ truyện thành những câu châm
ngôn, nguyên tăc, quy luật, thể nghiệm của cuộc sống.

Đoạn trích “Trao duyên” đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều- người
con gái hồng nhan bạc phận- khi trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim
Trọng cho Thúy Vân, nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng cũng là phần mở đầu
cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. "Trao Duyên" là một đoạn trích thể
hiện bi kịch tan vỡ,dang dở tình yêu Thúy Kiều và Kim Trọng sắc của Nguyễn
Du trước số phận bất hạnh của con người cũng như khát vọng hạnh phúc của
con người trong đó tiêu biểu nhất là đoạn thơ:

“… Cậy em em có chịu lời,


Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề .
Sự đâu sóng gió bất kì,

1
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.”
Gia đình xảy ra hoạn nạn, Kiều buộc phải bán thân mình cứu cha, hi sinh
vì chữ hiếu. Trước mối tình sâu sắc với Kim Trọng, nàng đành trao duyên lại cho
em là Thúy Vân. Mở đầu đoạn trích là những lời lẽ đầy chân tình, hết sức tha
thiết của Thúy Kiều:

“… Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với
Thúy Vân, dùng kính ngữ rất tế nhị. Từ “cậy” được tác giả sử dụng thật khéo léo,
là “cậy” chứ không phải “nhờ”, người được “cậy” khó lòng từ chối, Kiều đã dùng
những lời lẽ rất chân tình để nói với người em mình yêu quý. Thúy Kiều đã đặt
hết niềm tin của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và
phải “chịu lời”. Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài,
kêu xin. Kiều kính cẩn với em gái, bảo em mình ngồi lên rồi mới lạy và thưa
chuyện. Thật là đau thắt tâm can, hi sinh tình yêu đẹp của người con gái tuổi
mộng tuổi mơ mà còn phải mang ơn người chịu nhận lời giúp mình.

Sau lời khẩn cầu tha thiết, Kiều đã giải bày về cảnh ngộ của mình để
mong nhận được sự cảm thông từ Thúy Vân:

“Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”

“Gánh tương tư” là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa
đường lại “đứt gánh” còn đâu. Tơ duyên là của chị, khi đến với em nó đã là “tơ
từa”. Chị hiểu em tuổi còn trẻ có thể chưa biết đến tình yêu. Đáng lẽ em còn

2
được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng xin em hãy xót người chị bạc
mệnh này mà đáp nghĩa cùng chàng Kim. Ôi! Lời của Kiều thật thống thiết. Cái
băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái
ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải “chắp mối tơ thừa” của mình. Từ
“mặc” sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có
nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiêm lại cho Thúy Vân, tin tưởng
tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân.

Tám câu tiếp theo Kiều đưa ra những lý lẽ để thuyết phục Vân. Lý do thứ
nhất là Kiều nhắc tới kỷ niệm tình yêu sâu sắc với Kim Trọng mong Vân đồng
cảm. Lý do thứ hai Kiều viện đến hoàn cảnh và gánh nặng tình cảm “tình – hiếu”
mà mình phải nhờ cậy Vân. Lý do thứ ba, nàng đã viện đến tuổi thanh xuân và
tình ruột thịt để nhờ cậy em. Lý do thứ tư vì chữ tình đối với Kiều vô cùng quan
trọng thế nhưng nàng lại từ bỏ nó để làm tròn chữ hiếu. Ngôn ngữ đoạn thơ có
sự kết hợp giữa cách nói trang trọng,văn hoa với cách nói với cách nói giản dị,
nôn na của dân gian. Sử dụng điển tích,điển cố: " keo loan" các thành ngữ "thịt
nát xương mòn", làm tăng thêm tính thuyết phục cả lí lẫn tình của đoạn thơ. Xã
hội phong kiến thối nát đã chia rẽ tình yêu đôi lứa, làm tan vỡ hạnh phúc gia
đình, chà đạp lên số phận của người phụ nữ, những con người xinh đẹp, tài hoa.

Sau khi Thúy Vân nhận lời trao duyên xong, Kiều đã trao kỉ vật của mình
cho em:

“Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.”

Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Vân, lòng đầy xót xa tiếc nuối, coi kỉ vật này là
của chung của hai chị em. Với Vân, có thế đó là những vật vô tri, nhưng với Kiều
mỗi kỷ vật là cả một trời ký ức, là nhân chứng cho một tình yêu hạnh phúc, là lời
thề nguyền gắn bó trăm năm... gắn liền với những ngày đẹp nhất đời Kiều. Khi
đã gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân, nàng căn dặn em ''Duyên này thì giữ vật này
của chung''.

Bằng nghệ thuật miêu tả, khắc họa tâm lí nhân vật sâu sắc, ngôn ngữ giản
dị và tinh tế, sự chọn lọc các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, đối lập, Nguyễn Du
đã thể hiện thật đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bi kịch tình yêu của
Thúy Kiều khi “trao duyên”. Đoạn trích cũng thể hiện nỗi đau cực độ của Kiều khi

3
phải lìa bỏ mối tình đầu của mình để bán thân cứu cha. Đây cũng là đoạn thơ
đặc sắc khi Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm lý, miêu tả nội tâm nhân vật.

Em yêu thích tác phẩm “ Truyện Kiều”, đặc biệt là đoạn trích “Trao duyên”.
Nhân vật Kiều khiến em vô cùng yêu quý và nể phục vì sự hiếu đạo, chung thủy,
giàu đức hi sinh. Nàng như một đóa sen đẹp, thanh khiết, gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn.

You might also like