Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

NGUỒN GỐC-LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:

- Tu viện Westminster luôn tồn tại trong tầm ngắm của những nhà sử học đầu
tiên từ thế kỉ XV,XVI,XVII… và họ đã để lại những suy ngẫm về lịch sử lâu
dài, phức tạp của nơi đây cho hậu thế đời sau. Đã có một, hai thậm chí là nhiều
quyển sách dài hàng ngàn trang chỉ để phân tích về những điểm khuất mắt, kỳ
lạ từ khi đặt nền móng xây dựng tu viện này. Tuy nhiên, ta không thể nào tóm
gọn hết những tinh hoa lịch sử kia chỉ trong vài trang giấy, vì vậy ta chỉ có thể
điểm qua một vài cột mốc nổi bật trong quá trình xây dựng dài đằng đẳng của
nơi đây.
- Tu viện Westminster- Công trình kiến trúc vĩ đại tại xứ sở xương mù, tọa lạc
tại 20 Deans Yard, Luân Đôn. Từng được thành lập bởi tu sĩ Benedictine vào
năm 960. Sau đó, Vua Edward tiến hành cải tạo, mở rộng quy mô Tu viện vào
năm 1065. Kiến trúc của Tu viện Westminster ngày nay chủ yếu được hình
thành từ thế kỷ XIII dưới thời Vua Henry III. Năm 1245, Vua Henry III bắt đầu
kế hoạch trùng tu quy mô lớn, phá bỏ phần lớn kiến trúc nguyên thủy, xây
dựng lại theo phong cách Gothic cổ điển, vừa kỳ bí, vừa sang trọng.
- Nơi đây còn được trọng dụng là nơi tổ chức lễ đăng quang của các quốc
vương Anh kể từ năm 1066. Đã có 38 lễ đăng quang được cử hành và 39 vị vua
đăng quang tại Tu viện Westminster. Lễ đăng quang đầu tiên diễn ra tại địa
điểm lịch sử này là của Vua William vào ngày 25/12/1066. Các lễ đăng quang
đáng chú ý khác bao gồm:
+ Vua George IV năm 1821.
+ Nữ hoàng Victoria năm 1838.
+ Lễ lên ngôi của Nữ hoàng Elizabeth năm 1953 là buổi lễ đăng quang đầu tiên
được phát sóng trên truyền hình với 27 triệu khán giả theo dõi…..
- Ngoài ra, nơi đây còn là nơi yên nghĩ của các nhân vật nổi tiếng, hình thức bố
trí chôn cất đều dựa theo một quy tắc nhất định, có trình tự và vô cùng hợp lí:
+ Khu vực Hoàng Gia: Là nơi yên nghỉ của Vua và Nữ hoàng Anh
+ Gian giữa, gian phía Bắc và Nam: Là nơi yên yên nghỉ của các nhân vật nổi
tiếng: Charles Lyell, Sir Isaac Newton…
+ Hành lang: Là nơi yên nghỉ của William Turner, Jame Cook Wright…
+ Hai cánh dàn hợp xướng: Là nơi an nghỉ của Henry Purcell, Ralph Vaughan,
Williams…
- Tồn tại hàng ngàn năm nét đẹp vẫn sừng sững, vì thế vào năm 1987, tu viện
Westminster đã được UNESCO công nhận, xếp hạng Di sản thế giới.
SƠ LƯỢC VỀ KIẾN TRÚC CỦA TU VIỆN:
- Tu viện Westminster được xem là một công trình nghệ thuật độc đáo, một
tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người, đại diện cho một chuỗi nổi bật các
giai đoạn liên tiếp của nghệ thuật Gothic Anh. 
- Nhìn từ bên ngoài, Tu viện toát lên vẻ huyền bí với các ngọn tháp nhọn và
tháp đôi kiểu gothic. Trái ngược với nghĩa đen của từ “Gothic”, tu viện chưa
một lần nào bị xem là hiện thân của sự “man rợn, mọi rợ” mà nơi đây luôn bền
vững với một nét đẹp sang trọng, cổ kính mang đôi chút hơi hướng huyền bí,
độc đáo, khi đã được nghệ thuật hóa qua đôi bàn tay của những kiến trúc sư vĩ
đại.
- Phía cửa Bắc là những bức ảnh lịch sử đa dạng được khắc họa nên bởi các
nghệ nhân trang trí tài năng, phía cửa Tây là đài tưởng niệm của Winston
Churchill, tại đây các phần mộ luôn được bao quanh bởi các vòng hoa anh túc
xinh đẹp.
- Bạn hoàn toàn có thể bắt gặp được những nét kiến trúc Norman tiêu biểu bên
trong Westminster, đó là cảnh cửa tò vò uốn cong, những cột chống cỡ lớn
trong sảnh hành lang tu viện….
- Bên trong thánh đường, mái vòm cao vút với kiến trúc Gothic đan chéo nhau
gây ấn tượng sâu sắc đến những du khách đã đặt chân đến nơi đây. Khu vực
điện thờ chính là nơi cử hành thánh lễ, đồ đạc, được chỉn chu đến từng chi tiết
một, đến cả ghế ngồi đều được chạm khắc, thiết kế tinh xảo, tỉ mỉ.
NHỮNG LOẠI ĐÁ THIÊN NHIÊN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VIỆC
XÂY DỰNG TU VIỆN:
- Toàn bộ công trình rộng hơn 2,970 m2, với nguyên liệu chủ chốt là đá vôi
( Đá Portland) từ vùng Cean nước Pháp, sa thạch Reigate ở Surrey và cẩm
thạch của vùng Purbeck, Dorset, nước Anh.
- Hai tòa phía Tây của tu viện được xây dựng bằng đá Portland từ năm 1722
CN đến năm 1745 CN, những tòa tháp này là phần bổ sung cuối cùng cho tu
viện.
- Tường và sàn của tu viện được làm bằng đá Cẩm Thạch, cả các bức tượng,
lồng đèn trên các lối đi cũng được dựng nên bởi loại đá này. Đặc biệt, các ngôi
mộ tôn thờ những người Anh vĩ đại bên trong tu viện phần lớn đều sử dụng đá
Cẩm thạch.
- Tuy nhiên, để tăng thêm phần mới mẻ các kiến trúc sư đã xen kẽ bằng cách
chạm khắc một vài chi tiết nhỏ khác nhau bằng các loại đá như đá vôi chứa
cacbon, đá Tournai đen và đá phiến xứ Walse …
ĐÁ PORTLAND:
1) Nguồn gốc:
- “Đá Portland” được đề cập đến là đá vôi kỷ Jura được khai thác độc quyền
trên Đảo Portland (Nam Dorset, Vương quốc Anh). Vào năm 2013, Đá
Portland đã được Nhóm Nhiệm vụ Đá Di sản (HSTG) chọn là “Tài nguyên Đá
Di sản Toàn cầu” (GHSR) đầu tiên. Danh hiệu này được đưa ra sau nhiều năm
nỗ lực của Giáo sư Barry Cooper và Diễn đàn Đá Anh nhằm công nhận “vật
liệu đá tự nhiên đã được sử dụng rộng rãi và được công nhận trong văn hóa
nhân loại”.
- Đến thế kỷ 14, London đã nhập khẩu đá từ Portland qua đường biển. Với
hàng nghìn tòa nhà được xây dựng bằng Đá Portland, di sản xây dựng lịch sử
của Luân Đôn ủng hộ tuyên bố rằng loại đá vôi này là vật liệu xây dựng chính
của thành phố. Mặc dù trước đó đá vôi ( Đá Portland) và đồ trang trí đã bị cấm
bởi những người theo chủ nghĩa Hiện đại, tuy vậy đá Portland vẫn được sử
dụng thường xuyên trong kiến trúc của người Anh sau Thế chiến thứ hai.
TÍNH CHẤT:
1) Độ bền:
- Loại đá này có hạt mịn và bền, có khả năng phong hóa tốt, đồng đều và vô
cùng phù hợp để sản xuất các yếu tố xây dựng bên ngoài tiếp xúc với các điều
kiện thời tiết khắc nghiệt như các tấm ốp và cột ở mặt đất…
- Portland cấu tạo bởi ba tầng khác biệt, mỗi tầng được ngăn cách bởi các tầng
đá phiến silic, bắt đầu từ đơn vị phía trên, là Roach, Whitbed và Basebed. Mỗi
tầng có mục đích sử dụng khác nhau phụ thuộc vào thuộc tính riêng biệt của
nó.
- Tầng Roach rất khỏe và bền, trước đây nó hầu như không được sử dụng
nhưng ngày nay, trong các công trình kiến trúc hiện đại, nó được sử dụng như
ốp trang trí. Trước khi thế kỷ 20, Roach thường xuyên điểm mặt trong các công
trình kỹ thuật dân dụng, đặc biệt là trong việc xây dựng đê chắn sóng và trong
các công trình quân sự.
- Tầng Whitbed kém bền hơn và cuối cùng là tầng Basebed có chất lượng về độ
bền là kém nhất. Nó mềm, nhạt màu và có đặc điểm đồng nhất hơn so với
Whitbed. Dẫn đến tầng đá này có độ đàn hồi ít hơn nên nó thích hợp để sản
xuất các đồ chạm khắc tinh xảo cho nội thất. Đối với tu viện Wesminster,
người ta đã tận dụng triệt để khả năng này để mang đến những nét riêng biệt
cho nội thất bên trong tu viện.
2) Độ thẩm mỹ:
- Chỉ đến thế kỷ XVII, loại đá này mới bắt đầu nổi lên như một loại đá vôi gắn
liền với Luân Đôn. Nó được nhập khẩu vào Luân Đôn vào đầu thế kỷ này để
làm đá cho Vương miện. Dẫn đến một sắc lệnh của hoàng gia đã được ban
hành vào thời điểm đó để khôi phục các mỏ đá Portland Stone đang hoạt động.
- Đá Portland cổ điển thường được sử dụng là Whitbed. Nó có màu trắng kem
và chuyển sang tông màu nâu xám do đặc tính phong hóa của loại đá này khi
tiếp xúc quá nhiều với khói bụi.
- Các tòa nhà có ngoại thất bằng vật liệu này thường sẽ mang màu trắng tinh
khiết và điểm xuyến bởi những điểm đen đặc biệt tạo nên một “thương hiệu”
độc nhất cho các thành phố ở Luân Đôn.
- Người dân ở Luân Đôn luôn tự hào nói rằng :"Du khách đến Luân Đôn không
thể bỏ lỡ các tòa nhà bằng đá Portland vì thành phố này là nơi tốt nhất trên thế
giới để ngắm nhìn chúng. Chúng tỏa sáng trắng dưới ánh nắng mặt trời, chúng
có thể phát sáng trên nền trời tối hoặc gần như lấp lánh dưới ánh đèn pha vào
ban đêm.”
3) Gía thành:
- Tổng quan tu viện Wesminster sau 5 năm tu sửa với chi phí lên tới 30,5 triệu
USD (gần 700 tỷ đồng).
- Một khối đá Portland chất lượng có kích thước 200mm x 200mm x 70mm sẽ
có giá thành trung bình trên thị trường là 31 pound ( Bao gồm thuế vận chuyển)
tương đương gần 91 nghìn VNĐ.
- Liên quan đến việc xây dựng hai tòa Phía Tây của tu viện Wesminster, theo
tài liệu của đại học Stanford cho rằng một ủy ban hoàng gia đã cấp cho Richard
Whittington, thị trưởng nổi tiếng của Luân Đôn, để giúp ông tiếp tục công việc
vào năm 1413. Và ông đã chi tiêu cho việc xây dựng hai tòa phía Tây của tu
viện bằng đá Portland lên đến con số 1,490,110 pound.
4) CÁCH THỨC XÂY DỰNG: ( Cách thức xây dựng riêng của đá thì ít
qua tui nghĩ mình nên gộp chung lại)
- Những năm đầu của thế kỷ 16 chứng kiến sự hoàn thiện của mặt tiền phía tây
và ô cửa trung tâm, các tòa tháp được nâng lên khoảng một nửa chiều cao hiện
tại là 225 feet. Kích thước bên trong của nó là: chiều dài, 166 ft chiều rộng (bao
gồm cả lối đi) 71 ft. 9 in. Ngay cả khi nhìn từ bên ngoài, chúng ta có thể đánh
giá cao chiều cao và chiều dài tuyệt vời của phần này của nhà thờ so với chiều
rộng của nó.
- Đặc điểm chính của mặt tiền phía Tây là một đường trung tâm rất lớn với
hình vẽ Vuông góc, có thể là tác phẩm của Trụ trì Esteney (1474-1498). Bên
dưới là một hàng mười hốc có mái che phong phú. Hiên thụt sâu, mái vòm có
rãnh, ô cửa ngoài có hai hốc và bệ hai bên.
- Dù trải qua nhiều công đoạn chỉnh sửa, song các kiến trúc sư vĩ đại trong báo
cáo của mình bày tỏ ý định bảo tồn tinh thần Gothic trong công trình mới, bằng
cách xây dựng nên hai tòa này qua việc sử dụng đá Portland, vừa hợp thời với
các công trình lúc này ở Luân Đôn, vừa thỏa mãn các quy định nghiêm ngặt
của phong cách Gothic mang lại.
Lời mở đầu :
- Là một trong những công trình vĩ đại mang đậm dấu ấn lịch sử của nước Anh,
tồn tại hàng ngàn năm với nét đẹp hoài cổ, hùng vĩ trong cái nhìn của người
dân Luân Đôn và khách du lịch trên toàn thế giới. Tu viện Wesminster luôn là
niềm tự hào của những con người nơi đây không chỉ bởi vẻ đẹp hiếm có, sự
trang trọng kỳ diệu, mà còn là do độ “nổi tiếng” của công trình này. Khi nó
luôn được điểm mặt và nhắc tên liên tục trong các quyển sách đặc sắc như “ Đá
Tự nhiên và Kỳ quan thế giới” của tác giả Gurmeet Kaur, “ Hy vọng vĩnh cửu”
của Frederic William Farrar,…
Nghệ thuật không chỉ dừng lại ở đó, tu viện còn được biết đến với cách thức
xây dựng hoành tráng khi các vật liệu được sử dụng trong quá trình thi công
đều hoàn toàn làm từ những loại đá thiên nhiên có giá trị.
Thấy được sự mật thiết giữa tu viện Wesminster và chủ đề mà nhóm đã được
giao, chúng em quyết định chọn nơi đây là đối tượng chính nhằm khai thác và
nghiên cứu về vật liệu và cũng như cách thức xây dựng.

You might also like