Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Dàn ý bàn về tính trung thực

a) Mở bài
 Giới thiệu vấn đề nghị luận: đức tính trung thực
b) Thân bài
* Giải thích thế nào là trung thực?
 Là một đức tính tốt cần có trong xã hội
 Là thật thà, thành thật với bản thân mình, không nói dối, không che giấu những thói xấu

=> Đây là một đức tính tốt đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần giữ gìn và phát huy đức
tính tốt đẹp này để có cuộc sống tươi đẹp hơn.

* Những biểu hiện của tính trung thực

- Trong cuộc sống:

 Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi


 Không báo cáo sai sự thật, không tham lam lấy của người khác làm của mình
 Sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, làm hại đến người tiêu
dùng,

- Trong học hành, thi cử:

 Không quay cóp, chép bài của bạn


 Không mở tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra
 Không chạy điểm, không dùng bằng giả.
* Vai trò, ý nghĩa của trung thực
 Giúp con người hoàn thiện nhân cách
 Trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội.
 Là đức tính mà mỗi học sinh cần có để có hiệu quả học tập tốt nhất, những thành công bằng chính
lực học của mình, góp phần hình thành nhân cách sau này.
 Giúp bạn có ý thức tốt trong học tập, được bạn bè và thầy cô yêu mến.
 Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt
 Có kiến thức thực, làm giàu có tri thức của bản thân
 Trong kinh doanh, dịch vụ, trung thực sẽ tạo dựng được uy tín và có được niềm tin của khách
hàng, mang lại hiệu quả cao.
 Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển.

=> Mọi hoạt động trong đời, học tập đều cần có đức tính trung thực, chính vì thế đây là một đức tính
hết sức quan trọng.

* Hiện trạng của đức tính trung thực hiện nay

- Trong xã hội hiện nay thì trung thực hầu như không có:

 Tình trạng thực phẩm bẩn gây ung thư


 Báo cáo sai làm thất thoát tiền bạc của nhà nước,...
- Trong học tập tính trung thực không được thể hiện rõ: tình trạng lừa thầy dối bạn ngày càng tăng.

-> Biện pháp khắc phục: Nghĩ đến trung thực là một thước đo đạo đức, chuẩn mực của xã hội. Nghĩ
đến tác động xấu và lợi ích của trung thực.

* Mở rộng, phản đề

- Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực:

 Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình
 Số liệu báo cáo thiếu trung thực làm xã hội đi xuống, gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất
nước.
 Chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người.
 Nạn học giả, bằng thật do quay cóp chép bài của bạn, gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến, làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội.
 Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội.
* Bài học nhận thức và hành động
 Nhận thức được đức tính trung thực là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và
gìn giữ.
 Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn.
 Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến
thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
 Lên án sự thiếu trung thực, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên.
 Biểu dương những việc làm trung thực.
c) Kết bài
 Khẳng định trung thực là một đức tính cần trong xã hội
 Liên hệ với bản thân: cần phát huy những gì và hạn chế những gì.

+ Một lần bất tín, vạn lần bất tin

+ Sự trung thực, thật thà là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công, uy tín của con người.
George Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gãy cây hoa anh đào mà bố ông yêu thích. Thấy
bố vô cùng giận dữ, Washington vô cùng lo lắng. Khi được bố hỏi về cây hoa anh đào, ông đã
bật khóc và thú nhận: “Con không thể nói dối! Cha biết con không thể nói dối mà! Con đã chặt
cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Chính đức tính cao cả, tốt đẹp đó đã giúp Washington trở thành
tổng thống đầu tiên, khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Bài mẫu
 Con người cần có nhiều đức tính để trở nên tốt đẹp nhưng cần nhất là tính trung thực. Trung thực
chính là vẻ đẹp đầu tiên trong kho tàng phẩm chất của con người. Chính lòng trung thực là nhân tố
quyết định cuộc sống thành công của mỗi con người và sự phát triển ổn định, văn minh, tiến bộ của xã
hội.
      Tấm lòng trung thực là sự thành thực với người và cả với chính mình và với người khác, luôn tuân
thủ các chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động, không tham lam, giả dối, không
đua ganh đố kị với người khác.

      Lòng trung thực là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người
chân chính. Tính trung thực giúp con người trở nên đáng tin cậy trong mọi mối quan hệ, giao dịch, đó
là sức mạnh lớn nhất giúp thuyết phục người khác. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong
bất kì việc gì. Trung thực làm nên nhân cách con người, sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ,
nó đòi hỏi sự dũng cảm và nghiêm khắc với bản thân.

      Walter Anderson cho rằng: “Cuộc sống sẽ thay đổi khi chúng ta biết nắm bắt các cơ hội cho mình,
nhưng cơ hội đầu tiên và khó khăn nhất lại là việc chúng ta phải thành thật với chính bản thân mình”.
Ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt, ta vẫn cần phải sống trung thực, có thế, ta mới có thể
ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy thanh thản trong lòng.

      Theo Samuel Johnson: “Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng, còn hiểu biết mà
không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Còn những người trung thực và hiểu biết sẽ là
những người viết nên lịch sử của chính mình”. Người trung thực sẵn sàng lắng nghe những điều họ
phải nghe về mình hơn là những điều họ muốn nghe. Người trung thực trước tiên là trung thực với
chính bản thân mình, thành thật nhìn nhận những nhược điểm và sai lầm của mình. Họ nhận thức được
là dù họ có công khai nhìn nhận sai lầm của mình hay không thì thường những người xung quanh vẫn
biết.

      Abraham Lincoln, Tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1861 – 1865) đã gửi bức thư
sau cho thầy giáo của con mình: “Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi
người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi
một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ờ đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính
trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm”. Điều Abraham Lincoln muốn nói qua bức thư ấy
chính là không có gì quý giá lòng trung thực có ở con người. Và không ai khác, nền giáo dục sẽ rèn
luyện cho con người phẩm đức đó.

      Sự trung thực là một phẩm chất quan trọng hàng đầu trên hành trình hiện thực hóa ước mơ của
mình. Trung thực cũng là phẩm chất hàng đầu của nhà lãnh đạo. Những người thiếu trung thực thời có
thể đạt được những lợi ích nhất định, nhưng không sớm thì muộn sẽ bị phát hiện và sẽ đánh mất lòng
tin của người khác.

      Muốn người khác trung thực với mình thì trước tiên mình phải là người trung thực. Người có nhân
cách không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực đáng quý ấy.

      Khi nói nói đến hai chữ trung thực thì hầu như mọi người trong chúng ta ai ai cũng muốn thực hiện
tốt. Vì sự trung thực nói lên bản chất căn bản đạo đức của con người. Lòng trung thực ghét sự gian dối
xấu xa, nói lên sự quả cảm của một con người: “cây ngay không sợ chết đứng”, nói lên sự công bằng
xã hội.

      Những người trong xã hội ngày nay còn một ít lòng tự trọng trong người cùng cố sống sao cho
trong sáng và chứng tỏ cho mọi người xung quanh ràng mình trung thực. Nhưng hình như sự trung thực
trở thành lập dị, vì chỉ có một số người ít ỏi trùng thực trong một xã hội đầy giả trá, lọc lừa.
      Có ai trong chúng ta có ai dám khẳng định là tôi sống trung thực và mãi mãi là một con người trung
thực suốt đời không, sống trung thực để được gì và đánh mất cái gì? trung thực để mọi người ngưỡng
mộ, chiêm bái, hay bị trù dập, bị sa thải, bị thiệt thòi, bị thất bại… và bạn sợ đánh mất lương tâm à !
lương tâm ngày nay hình như chỉ có trên sách giáo khoa, trong kinh kệ, trong tuồng tích răn đời mà
không thấy được ở xã hội.

      Nói như thế không phải tôi khuyên bạn sống không trung thực, sống gian dối giả trá. Bạn hãy dừng
lại và suy nghĩ chọn một hướng đi cho mình, mà ở đó không đánh mất lương tâm, đánh mất danh dự và
lòng tự trọng.

      Sự trung thực phải chăng là một chừng mực nào đó và ta chỉ áp dụng một cách rất chừng mực mà
thôi. Trung thực mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn hoàn cảnh coi chừng hoàn toàn bị thua thiệt mà thôi, mặc
dù bạn vẫn ngẩn cao đầu nhưng chưa chắc mọi người xung quanh dám sống thực với bạn để rồi một
ngày nào đó bạn sẽ trung thực đến mức độ không tha thứ một ai sai trái. Bạn sẽ cô độc trong hào quang
trung thực.

      Như vậy, hãy nên trung thực khi bạn sống trong một xã hội mà mọi người đều trung thực. Trung
thực trong một xã hội gian trá là lạc hậu và thua thiệt mà thôi.

      Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn
không có đủ trí óc để trung thực. Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc
đời trung thực và can đảm. Nghĩa là chính lòng trung thực mới đảm bảo cho chúng ta một cuộc sống ý
nghĩa và hạnh phúc. Sống bằng sự giả dối là cuộc sống yếu đuối, cần phải loại bỏ.

Dàn ý Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường
I. Mở bài:

- Một trong những nguyên nhân làm Trái Đất biến đổi khí hậu và môi trường bị ô nhiễm là vứt rác bừa
bãi

- Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.

- Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?

II. Thân bài:

1. Biểu hiện:

- Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của
con người Việt Nam:

      + Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên,… người ta vẫn sẵn sằngvứt ra túi ni lông,
thuốc lá,…
      + Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầuthang, dưới sân
trường…

      + Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống...

=> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật
xấu khó sửa chữa. 

2. Nguyên nhân:

a. Chủ quan:

- Do thói quen đã có từ lâu đời.

- Do thiếu hiểu biết.

- Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm
lòng…

b. Khách quan:

- Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu (các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, …)

- Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.

- Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.

c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác...

3. Tác hại/ hậu quả:

- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.

- Gây ô nhiễm môi trường.

- Bệnh tật phát sinh ( có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc…

- Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp vốn có ( có nơi còn bị biến dạng,bị phá
hủy do rác).

- Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp.

4. Ý kiến đánh giá, bình luận:

- Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.
- Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa
có trách nhiệm với cộng đồng...

- Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi
trường, tuyên truyền cho mọi người biết...

- Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần
phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm (dẫn chứng..)

III. Kết bài:

- Mơ ước chung của nhân dân ta: trong tương lai không xa Việt Nam sẽtrở thành một trong những con
rồng châu Á.

- Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy.

- Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người: bỏ rác đúng nơi quy định.

You might also like