Thuyết Minh Về Bãi Biển Sầm Sơn Thanh Hóa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài làm của tổ 4

Xin chào các bạn, tôi là Đào Nam, một thành viên của tổ 4 và hôm nay, tôi xin được trình
bày phần thuyết trình của tổ mình về biển đảo Thanh Hóa .Thanh Hóa luôn nổi tiếng
với những cảnh đẹp và kì quan thiên nhiên nổi tiếng. Là một học sinh cũng như
một người dân của xứ Thanh, ta không thể không nhắc đến biển đảo nơi đây,
cùng với biết bao danh lam thắng cảnh nổi tiếng: biển Sầm Sơn- bãi biển đẹp
nhất Bắc Trung Bộ, biển Hải Tiến, đảo Nẹ,... và cùng với sự đóng góp không
nhỏ vào việc phát triển du lịch cả nước, quảng bá truyền thống văn hóa, bảo vệ
chủ quyền biển đảo của biển đảo
Nhắc đến Thanh Hóa, ta không thế nhắc đến những thành tự về phát triển du
lịch Thanh Hóa

Với những lợi thế sẵn có, du lịch biển đảo là một trong những thế mạnh của
tỉnh . Những năm gần đây, Thanh Hóa đang nỗ lực để khai thác các tiềm năng
và lợi thế, đưa "ngành công nghiệp không khói" trở thành một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Biển Thanh Hóa thuộc Vịnh Bắc Bộ, có nhiều tài nguyên hải sản, khoáng
sản. Bờ biển Thanh Hoá dài 102 km trải qua 6 huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc,
Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia, với dân số là 1,2 triệu người,
chiếm gần 1/3 dân số toàn tỉnh. Ngoài biển Thanh Hóa còn có các đảo nổi, đảo
chìm như Hòn Nẹ, Hòn Mê và bán đảo Nghi Sơn. Hiện du lịch biển, đảo hiện
đang chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch xứ Thanh.
Du lịch nghỉ dưỡng truyền thống tại các bãi biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa
với các hoạt động chính là tắm biển, thưởng thức hải sản, tham quan sinh thái,
văn hóa... những năm gần đây đã có nhiều cải thiện về tiện nghi, dịch vụ, cảnh
quan.

Đặc biệt, loại hình nghỉ dưỡng biển cao cấp tại FLC resort Sầm Sơn, với các
dịch vụ cao cấp, tích hợp đầy đủ các yếu tố của loại hình nghỉ dưỡng và là sản
phẩm có thể bán 4 mùa, đã góp phần giải quyết vấn đề mùa vụ cho du lịch biển
ở xứ Thanh trong vài năm trở lại đây. Trong năm 2017, trong khoảng 6,5 triệu
lượt khách đến du lịch Thanh Hóa, thì nghỉ dưỡng biển đã chiếm tới trên 80%
tổng lượng khách và khoảng 85% tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh.

Có thể nói, nếu đã đến Thanh Hóa thì không thể bỏ qua bãi biển Sầm Sơn -
một điểm đến nổi tiếng đối với mỗi người dân xứ Thanh và cả khách du lịch
trong và ngoài nước. Là người đã từng có trải nghiệm tại bãi biển tươi đẹp này,
quả thật không ngoa khi nói đây là bãi biển đẹp nhất Bắc Trung Bộ. Bãi biển
Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát
thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp
với sức khoẻ con người. Tại đây có nhiều hải sản quý như tôm he, cá thu,
mực… Ngay từ thời Pháp thuộc, làng núi khu du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa cùng
bãi biển dưới chân núi được xây dựng là khu nghỉ mát cho các quan chức người
Pháp. Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương,
và dần dần trở thành bãi tắm lý tưởng thu hút khách du lịch thập phương.

Và đây, như các bạn đã thấy, là một hình ảnh về bãi biển Sầm Sơn, với khung
cảnh vô cùng thơ mộng, và là một trong những bãi biển đẹp nhất Băc Trung Bộ

Nằm cách thành phố Thanh Hóa chừng 17km về phía Đông và cách trung
tâm Hà Nội khoảng 170km về phía Nam, Sầm Sơn là một trong những khu du
lịch nổi tiếng khu vực Bắc Trung bộ từ những năm đầu thế kỷ 20 với bãi biển
chạy dài gần 6km từ chân núi Trường Lệ ra đến cửa Lạch Hới. Năm 1906, dựa
trên một số tiêu chí như độ thoải dốc của bờ biển, độ mặn của nước và độ mạnh
của sóng, người Pháp đã đánh giá “Sầm Sơn là địa danh nghỉ dưỡng lý tưởng
nhất Đông Dương”.
Không chỉ riêng bãi biển Sầm Sơn, du khách còn có thể trải nghiệm nhiều kì
quan thiên nhiên nổi tiếng khác của Thanh Hóa như bãi biển Hải Tiến hoang sơ,
với biết bao những di tích lịch sử đáng trải nghiệm, bãi biển Hải Hòa quanh
năm xanh mát, ghé thăm đảo Biện Sơn- hòn đảo xanh của vùng biển Tĩnh Gia.
Du khách còn có thể thuê những chiếc xe đạp đôi để cùng bạn bè, người thân
hoặc tự mình khám phá cuộc sống của một thị xã sôi động lúc đêm về. Du
khách còn có thể trải nghiệm nhiều lễ hội đậm bản sắc dân tộc của người dân xứ
Thanh đến với những lễ hội dân gian đặc sắc như lễ hội đền Độc Cước, lễ hội
An Dương Vương, lễ hội chùa Khải Minh… Sầm Sơn luôn để lại những dấu ấn
thú vị cho những ai đã một lần tìm đến… Đến với vùng biển xứ Thanh, du
khách không thể không biết đến nguồn hải sản phong phú và chất lượng hơn
nhiều địa phương khác. Hải sản có đặc điểm là thịt chắc, vừa dai ngon lại cũng
rất đậm đà. Du khách có thể thưởng thức từ Mực ống, Tôm he, Cua gạch… đến
các loại cá ngon như Chim, Thu, Nục…

Thanh Hóa cũng đề ra mục tiêu cụ thể đối với loại hình du lịch biển là đến năm 2020
đón được 8.400.000 lượt khách (khách quốc tế là 248.000 lượt), phục vụ 17.500.000
ngày khách, tổng thu ước đạt 16.500 tỷ đồng; đến năm 2030 đón 22.000.000 lượt
khách (khách quốc tế là 1.250.000 lượt), phục vụ 51.600.000 ngày khách, tổng thu ước
đạt 88.500 tỷ đồng. Sản phẩm mũi nhọn là biển đảo, để tập trung đầu tư cơ sở vật
chất, hạ tầng kỹ thuật

 Ngoài ra thế mạnh về kinh tế, Thanh Hóa còn phát triển cả về chủ quyền
biển đảo, đánh bắt hải sản

   

         Phát huy truyền thống sẵn có, kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, hoạt động khai thác hải sản trong giai đoạn vừa qua (1996 -
2002) đã có bước tăng trưởng nhảy vọt cả về lượng và chất. Trong đó, thị xã đã
từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu thuyền nghề theo hướng giảm áp lực
khai thác ven bờ, loại bỏ dần các phương tiện nhỏ, lạc hậu, đầu tư trang thiết bị
đánh bắt mới với công suất lớn, thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ khai thác
tiên tiến, góp phần nâng cao sản lượng khai thác, năng suất lao động, bảo vệ và
tái tạo nguồn lợi thuỷ sản gần bờ, từng bước đưa nghề khai thác thủy sản phát
triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lượng tàu thuyền gắn máy
các loại tăng nhanh, nếu như năm 1996 tổng số tàu thuyền có 513 chiếc thì đến
năm 2000 tăng lên 805 tàu gắn máy, 110 tàu đánh bắt xa bờ. Ðặc biệt, ngư dân
Sầm Sơn đã được Nhà nước đầu tư 68 dự án gồm 79 tàu có công suất lớn từ
90CV đến 254CV phục vụ đánh bắt xa bờ. Nhờ vậy, sản lượng khai thác tăng
đều qua các năm, từ 5.234 tấn (năm 1996) lên 8.500 tấn (năm 2002), dự kiến
năm 2003 đạt 9.500 tấn. Trình độ chuyên môn kỹ thuật về đánh bắt hải sản và
sử dụng thiết bị, máy móc của ngư dân dần được nâng cao. Sự có mặt của ngư
dân ngoài khơi xa còn góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản, chống lại sự xâm
nhập trái phép của tàu nước ngoài, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.

Với những nét hấp dẫn riêng biệt, du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa đang dần là
điểm đến yêu thích của những tín đồ mê khám phá. Nơi đây không chỉ có những
danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng mà còn có nền ẩm thực với
những đặc sản trứ danh. Bãi biển Sầm Sơn không chỉ là nét đẹp tự nhiên, mà
còn là niềm tự hào của người dân xứ Thanh

 Bài làm sửa đổi lần 1

Bài làm của tổ 4


 Phạm Bình Minh
 Hà Tuấn Đạt
 Nguyễn Văn Toàn
 Phạm Quốc Túng
 Lê Mạnh Phát
 Phùng Đức Tài
 Trịnh Lê Hoàng
 Nguyễn Viết Đạo
 Nguyễn Sĩ Chính
 Vũ Khánh Hưng
 Trịnh Lê Hoàng

You might also like