Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÁO CÁO THỰC TẬP THÍ NGHIỆM ĐỘ HẤP THU THUỐC

Ca 1: Tổ 1 + 3
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của đường dùng thuốc đến tốc độ hấp thu của thuốc
Kết quả:

Lô 1 2 3 4 5
Thuốc Uống Tiêm dưới Tiêm bắp Tiêm phúc Tiêm tĩnh
(0.3ml/con) da mạc mạch
Thời gian 2 phút 21 4 phút 58 1 phút 6 43 giây 1 giây
giây giây giây

- Tình trạng ban đầu: Chuột linh hoạt, màu sắc da niêm mạc hồng hào.
- So sánh thời gian tác dụng: Tiêm dưới da, Uống > Tiêm bắp > Tiêm phúc mạc > Tiêm
tĩnh mạch
- Với cùng một liều lượng thuốc, chuột có biểu hiện co giật và chết sớm nhất khi dùng
thuốc lần lượt theo đường tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mạc, tiêm bắp.
-Với đường tiêm dưới da và đường uống, chuột có biểu hiện co giật và chết chậm hơn.
Kết luận:
- Đường dùng thuốc làm ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc (tiêm TM<…)
Giải thích:
- Đường tiêm tĩnh mạch: thuốc được đưa trực tiếp vào máu, coi như không có qtr hấp
thu thuốc cho tác dụng nhanh nhất
- Đường tiêm phúc mạc hấp thu nhanh, chỉ sau đg tiêm TM: vì phúc mạc có hệ mao
mạch phát triển, dày đặc và diện tích hấp thu lớn.
- Tiêm bắp sẽ cho tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da: vì diện tích tiếp xúc lớn hơn và hệ
thống mạch máu nuôi dưỡng giàu hơn.
- Thuốc dùng theo đường uống cho tác dụng chậm hơn: vì chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố như nhu động dạ dày, ruột, thức ăn, pH dịch vị, enzyme ruột, chuyển hóa qua gan lần
đầu.
- Giữa đg uống và tiêm dưới da, tùy từng loại thuốc. Với strychnin: 2 đường tương
đương
Ứng dụng lâm sàng: định hướng đường dùng cho từng trường hợp lâm sàng

1
- Lựa chọn tiêm TM: trong TH cấp cứu, cần thuốc phát huy tác dụng nhanh. CCĐ:
thuốc dầu gây tắc mạch, thuốc gây vỡ hồng cầu, thuốc có độc tính. Cần giải độc kịp
thời
- Đường phúc mạc: mặc dù có ưu điểm td nhanh, nhưng cần độ vô khuẩn cực cao
Thực tế lâm sàng ít sử dụng vì dễ gây tai biến viêm màng bụng, nhiễm trùng ổ bụng.
- Tiêm bắp thường dùng trong trường hợp thuốc hấp thu nhanh tác dụng kéo dài. Ko
dùng trong TH các thuoocsgaay hoại tử cơ: thuốc Ca
- Tiêm dưới da được chỉ định khi tiêm những loại thuốc với mong muốn chúng giải
phóng từ từ, td chậm: insulin, heparin, vaccine/ nhược điểm: đau hơn
- Đường uống là đường đưa thuốc phổ biến nhất nhưng bệnh nhân dễ thực hiện, dễ tuân
thủ, các dạng bào chế dễ bảo quản, vận chuyển
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của pH dạ dày đến sự hấp thu thuốc (chuột nhịn ăn để pH dạ
dày 2 lô tương đương)
Lô 1 2
Thuốc lần 1 (0.3ml/con) NaHCO3 5% HCl 10%
Thuốc lần 2 (0.3ml/con) Strychnin Strychnin
Thời gian 3 phút 9 giây 17 phút 3 giây
Kết quả:
Tình trạng ban đầu: Chuột linh hoạt, màu sắc da niêm mạc hồng hào.
Tình trạng sau khi uống thuốc: Chuột lô 1 có biểu hiện co giật và chết sớm hơn chuột lô
2.
Giải thích:
Strychnin sunfat là thuốc có bản chất base yếu. Thuốc này sẽ dễ bị hấp thu hơn trong
môi trường có pH base do ở môi trường này nó ở dạng không phân cực nhiều hơn.
- Môi trường acid: dạng phân li nhiều nên khó qua màng hơn  hấp thu chậm hơn
- Khi chuột lô 1 được uống NaHCO 3, chuột lô 2 uống HCl thì pH dịch vị chuột lô 1 cao
hơn chuột lô 2. Như vậy ở chuột lô 1, thuốc Strychnin sẽ tồn tại nhiều ở dạng không
phân cực và dễ dàng được hấp thu ở dạ dày và ruột hơn là ở lô 2.
Kết luận:
pH dạ dày ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
- thuốc base hấp thu tốt ở ruột, acid hấp thu tốt ở dạ dày

2
- Khi thay đổi pH dạ dày, ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc: thuốc trị viêm loét trung hòa
pH dạ dày, thuốc giảm tiết dịch vị  nâng pH dạ dày lên
- pH dạ dày ở trẻ > người lớnảnh hưởng tới hấp thu thuốc: làm tăng hấp thu thuốc
base yếu, ngc lại thuốc acid yếu.
- Đối với các thuốc có bản chất là base yếu cần uống vào thời điểm trước bữa ăn vì thời
điểm đó dạ dày tiết ít acid hơn, hoặc dùng với các thuốc làm tăng pH dạ dày.
- Đối với các thuốc có bản chất là acid yếu cần uống trong ăn hoặc sau ăn vì thời điểm
đó dạ dày tiết nhiều acid hoặc dùng với các chất làm giảm pH dạ dày.
BTUD: omeprazole - ức chế bơm proton - dạng viên bao tan trong ruột. Bao tan bền
với môi trường dịch vị - được sử dụng bằng đường uống.
 Liều lượng: thường là một lần mỗi ngày. Thời điểm: tốt nhất là trước bữa ăn 30ph – 1h
(uống lúc đói để thời gian lưu thuốc tại dà dày ngắn, đến ruột non nhanh hơn).

 Nuốt toàn bộ viên thuốc, không nên nghiền nát, nhai hoặc phá vỡ viên thuốc vì làm như vậy
sẽ phá lớp bao tan, thuốc không xuống đươc ruột non; có thể giải phóng tất cả hoạt chất
trong thuốc Omeprazole cùng một lúc, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

 Nếu cần, có thể dùng thuốc kháng axit cùng với thuốc Omeprazole. Nếu bạn cũng đang
dùng sucralfate, hãy dùng thuốc Omeprazole ít nhất 30 phút trước khi sử dụng thuốc
sucralfate.

- pH8: nâng pH aspirin, bản chất base


-Trị ngộ độc: Truyền NaHCO3 làm thay đổi PH nước tiểu, thuốc pli trong nước tiểu
nhiều hơn. Làm giảm tái hấp thu thuốc, tăng thải trừ thuốc base

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của độ hòa tan đến sự hấp thu thuốc
Kết quả:

Lô 1 2
Thuốc BaCl2 0.5ml/con BaSO4 0.5ml/con
Thời gian 41 phút

- Tình trạng ban đầu: Chuột linh hoạt, màu sắc da niêm mạc hồng hào.
- Sau khi sd thuốc: Chuột lô 1 bị chết, chuột lô 2 không chết.
 Lô 1: Thuốc phát huy đc td, Lô 2: Thuốc ko phát huy đc td

3
- Giải phẫu:
 Quan sát nội tạng chuột Lô1: sung huyết ở gan, tim tím tái, ruột có các đoạn co
thắt, tĩnh mạch mạc treo tím tái.
 Quan sát nội tạng chuột Lô 2: gan bình thường, tim đỏ, ruột không có đoạn co
thắt, tĩnh mạch mạc treo đỏ tươi, thuốc vẫn nằm trong đường tiêu hóa
Giải thích:
- BaSO4 là một chất không tan nên khi uống vào, cơ thể chuột không hấp thu và không
gây ra đáp ứng.
- BaCl2 là một muối dễ hòa tan, như vậy dễ phân ly ra Ba 2+ dễ qua màng, gây ngộ độc
cho chuột.
Kết luận:
Độ hòa tan làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc.
Ứng dụng lâm sàng: Dựa vào độ hòa tan, chọn dạng bào chế phù hợp
- Chế phẩm BaSO4 được dùng trong chụp Xquang thực quản, dạ dày, ruột. (Ba là KL
độc nên lựa chọn muối ko tanchỉ BaSO4 đc ứng dụng trong chẩn đoán - điều trị)
- Ngộ độc khi: lẫn tạp chất (các muối tan khác của Ba lẫn vào, gây độc)
- CCĐ BaSO4: tắc ruột, tắc ống tiêu hóa, thủng hoặc đang có nguy cơ thủng dạ dày - ruột
(vì BaSO4 không thấm qua được thành ruột và động mạch nên tích tụ trong các cơ quan
của cơ thể, lâu ngày sẽ tạo thành sỏi gây tắc nghẽn)
- Cần chú ý đến các chế phẩm có độc tính, dễ bị phân ly ra chất gây độc với cơ thể.
- Cần chú ý khi bảo quản, sử dụng các muối khó tan, vì có thể nó tương tác với các chất
khác gây nên sự phân ly của chính bản thân nó dẫn đến sự ngộ độc.

You might also like